Tuesday, September 18, 2012

Co quan quan ly “bi” huong giai quyet

Cơ quan quản lý "bí" hướng giải quyết

Theo đó, việc quản lý, kiểm tra và xử lý chất thải nguy hại mà cụ thể ở đây là bụi lò từ các nhà máy luyện thép đang đặt ra nhiều vấn đề cần phải làm rõ và sớm giải quyết.

Khi vượt ngưỡng, khi không

Như tin đã đưa, ngày 22.8.2012, Phòng cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường, Công an tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã chủ trì phối hợp với Sở Tài Nguyên và môi trường tiến hành kiểm tra và phát hiện tàu Việt Thuận 68 đang vận chuyện bụi lò lên tàu tại Cảng Phú Mỹ, huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu với khối lượng khoảng 625 tấn.

Quá trình xác minh cho thấy bụi lò trên phát sinh từ hoạt động của nhà máy luyện phôi thép tại KCN Phú Mỹ I, huyện Tân Thành, Bà Rịa – Vũng Tàu thuộc chi nhánh Cty cổ phần thép Pomina và bụi lò đã được chi nhánh công ty này đăng ký là chất thải nguy hại tại số chủ nguồn thải CTNH mã số QLCTNH: 77.000739 ngày 16.1.2012 và nhà máy đang trong thời gian vận hành thử nghiệm (Tổng cục môi trường đã có giấy xác nhận số 06/GXN – TCMT ngày 27.7.2012, trong đó đề nghị chi nhánh công ty cổ phần thép Pomina lập hồ sơ đề nghị kiểm tra, xác nhận việc đã thực hiện các công trình biện pháp bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành của dự án trước khi đưa dự án đi vào vận hành chính thức theo quy định của pháp luật).

Thực tế, số lượng hơn 625 tấn bụi lò bị phát hiện đang được vận chuyển lên tàu Việt Thuận 68 xuất xứ từ hơn 2.500 tấn bụi lò phát sinh trong thời gian vận hành thử nghiệm nhà máy thép Pomina 3. Điều đáng nói trước hết là khi kiểm tra, thuyền trưởng tàu Việt Thuận 68 đã không xuất trình được giấy tờ chứng minh số bụi lò trên không phải là chất thải nguy hại cũng như giấy phép hành nghề vận chuyển chất thải nguy hại. Từ đây, nảy sinh rắc rối khi việc kiểm tra, xác minh số bụi lò trên có vượt ngưỡng hay không?

Trong thời gian vận hành thử nghiệm nhà máy Pomina 3 đã phát sinh khối lượng bụi lò khoảng 2.500 tấn và để phân định lô bụi lò này, ngày 18.7.2012 chi nhánh Cty Pomina đã mời chi nhánh Cty cổ phần tư vấn và thẩm định môi trường Vinacontrol tiến hành lấy 1 mẫu để phân tích mẫu ngưỡng chất thải nguy hại của bụi lò. Kết quả phân tích đều cho thấy không vượt ngưỡng nồng độ ngâm chiết theo quy định tại QCVN 07: 2009/ BTNMT.

Tuy nhiên, khi phát hiện và kiểm tra tàu Việt Thuận vào ngày 22.8.2012, Phòng cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường đã tiến hành lấy 3 mẫu bụi lò tại 3 vị trí ngẫu nhiên tại tàu này, gửi Trung tâm kỹ thuật đo lường chất lượng 3 phân tích các thành phần nguy hại. Theo kết quả phân tích cho thấy nhiều chỉ tiêu vượt ngưỡng cho phép.
Đến ngày 4.9.2012 Chi nhánh Cty cổ phần thép Pomina đã có văn bản đề nghị cơ quan quản lý nhà nước về môi trường xem xét, chỉ định đơn vị lấy mẫu giám định để giám định lô bụi đang bị tạm giữ này. Sở TNMT, Phòng cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường thống nhất chỉ định Viện môi trường và tài nguyện thuộc ĐH Quốc gia TPHCM là đơn vị tiến hành lấy mẫu, giám định phân tích riêng cho lô bụi lò này (lấy 9 mẫu, gồm 3 mẫu trên tàu Việt Thuận và 6 mẫu tại kho chưa bụi lò riêng cho lô này). Kết quả phân tích các chỉ tiêu đều không vượt ngưỡng theo quy định.

Hàng loạt câu hỏi?

Việc ba lần kiểm tra, phân tích có kết quả khác nhau đang đặt các cơ quan quản lý trước "thế bí" để giải quyết sự việc này và cũng đặt ra hàng loạt câu hỏi. Dư luận có quyền đặt câu hỏi cuối cùng thì kết quả kiểm tra nào là đúng, là chính xác và việc xử lý cụ thể từng vấn đề phát sinh như thế nào?

Cụ thể: Thứ nhất, theo quy định tại Thông tư số 12/2011/TT/BTNMT ngày 24.4.2011 của BTNMT quy định về quản lý chất thải nguy hại, bụi thu được từ hệ thống lọc bụi của lò luyện phôi thép nằm trong danh mục chất thải nguy hại có ngưỡng chất thải nguy hại (*) và khi chưa chứng minh được bụi lò không phải là chất thải nguy hại thì phải được quản lý theo quy định đối với chất thải nguy hại. Vậy trong trường hợp này việc quản lý như thế nào? Việc tàu Việt Thuận vận chuyển bụi lò nhưng không xuất trình được giấy tờ chứng minh đây không phải là chất thải nguy hại và không có giấy phép được xử lý như thế nào?

Thứ hai, việc tạm giữ tàu trong gần 1 tháng sẽ phát sinh rất nhiều chi phí thiệt hại liên quan, có thể lên tới hàng tỷ đồng như nằm chờ, không vận hành... Vậy, nếu trong trường hợp xác định số bụi lò trên không vượt ngưỡng thì ai chịu trách nhiệm về những chi phí thiệt hại phát sinh đó?

Thứ ba, là điều mà dư luận đặc biệt quan tâm là việc thuê tàu vận chuyển bụi lò đòi hỏi chi phí lớn. Vậy, trị giá thực của lô bụi lò này là bao nhiêu? Nếu vận chuyển thì vận chuyển đi đâu ? Điểm tập kết cụ thể và phương thức xử lý số bụi lò này như thế nào? Được biết, hiện tại VN chỉ có khoảng 2-3 nhà máy chuyên xử lý loại chất thải này, nhưng chủ yếu đóng tại miền Bắc. Có hay không việc vận chuyển số bụi lò này để bán đi một nơi khác? Những dư luận đó đang chờ được các cơ quan quản lý về môi trường của tỉnh bà Rịa – Vũng Tàu xem xét, xử lý và trả lời trước công luận.

No comments:

Post a Comment