Tuesday, January 31, 2012

Đầu năm, BR-VT thu hút 29.400 tỉ đồng vốn đầu tư

Đầu năm, BR-VT thu hút 29.400 tỉ đồng vốn đầu tư

Quốc Hùng




Đại diện 4 nhà đầu tư (giữa) nhận giấy chứng nhận đầu tư tại Ngày hội Đầu xuân do tỉnh BR-VT tổ chức ngày 31-1 - Ảnh: Quốc Hùng


(TBKTSG Online) - Khởi đầu năm 2012, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu (BR-VT) đã thu hút 4 dự án đầu tư với tổng vốn đăng ký gần 29.400 tỉ đồng. Tuy nhiên, lần trao giấy chứng nhận đầu tư này không có các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài.



Các dự án được trao giấy chứng nhận đầu tư tại Ngày hội Đầu tư 2012 do tỉnh tổ chức ngày 31-1 bao gồm dự án xây dựng đường ống dẫn khí Nam Côn Sơn 2 do Tổng công ty Khí Việt Nam đầu tư phát triển trên diện tích 72,5 héc ta tại huyện Long Điền. Dự án có vốn đăng ký hơn 27.400 tỉ đồng (1,305 tỉ đô la Mỹ) và đánh dấu sự khởi đầu một dự án đầu tư lớn nhất từ trước tới nay trong lĩnh vực vận chuyển, xử lý và chế biến khí ở Việt Nam.



Theo ông Bùi Ngọc Quang, Phó tổng giám đốc Tổng công ty Khí Việt Nam (CTCP), dự án đường ống dẫn khí Nam Côn Sơn 2 là dự án trọng điểm quốc gia về dầu khí, gồm 325km đường ống ngoài biển, gần 40km đường ống trên bờ và một nhà máy xử lý khí được đặt tại Dinh Cố.



Dự án dự kiến hoàn thành vào quí 4-2014, sẽ giúp vận chuyển khí từ các mỏ khí thuộc bể Nam Côn Sơn về bể Cửu Long vào bờ để cung cấp khí cho các hộ tiêu thụ tại khu vực miền Đông Nam bộ cũng như vận chuyển nguồn khí nhập khẩu từ các nước trong khu vực theo định hướng của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam.



Trong khi đó, Công ty cổ phần Phát triển nhà tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu sẽ đầu tư dự án khu đô thị Phước Thắng trên diện tích 75 héc ta tại phường 12, thành phố Vũng Tàu với số vốn đầu tư 1.492 tỉ đồng. Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Đầu tư tổng hợp và Hợp tác quốc tế sẽ phát triển cảng đường thủy Gelexim trên diện tích 3,5 héc ta tại phường Kim Dinh, thị xã Bà Rịa có vốn đầu tư  226 tỉ đồng…



Theo ông Hồ Văn Niên, Phó chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, các dự án đầu tư được trao giấy chứng nhận đầu tư  trong những ngày đầu năm 2012 có tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 30% so với kế hoạch thu hút vốn đầu tư mà tỉnh đã đề ra cho năm 2012.



Ông Niên cho biết thêm 4 dự án đầu tư trên hoạt động trong lĩnh vực đầu tư là công nghiệp, bất động sản và dịch vụ - là những lĩnh vực được tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu khuyến khích kêu gọi đầu tư và sẽ sớm được triển khai.



Tại ngày hội đầu tư này, tỉnh cũng tuyên dương các nhà đầu tư đã có công trình đưa vào hoạt động và các dự án có quy mô lớn, đẩy nhanh tiền độ triển khai trong năm 2011, bao gồm Công ty TNHH dự án Hồ Tràm với dự án khu du lịch Hồ Tràm (vốn đầu tư hơn 4,2 tỉ đô la Mỹ), dự án cảng quốc tế Cái Mép (CMIT) do Công ty TNHH Cảng Quốc tế Cái Mép thực hiện (vốn đầu tư 268 triệu đô la Mỹ), Công ty TNHH Bunge Việt Nam với dự án nhà máy dầu thực vật đưa vào hoạt động nhà máy dầu thực vật tại khu công nghiệp Phú Mỹ I (vốn đầu tư 70 triệu đô la Mỹ), Công ty TNHH LLG Vina phát triển dự án Nhà máy sản xuất hộp đựng thực phẩm tại khu công nghiệp Mỹ Xuân A2 với vốn đầu tư 75 triệu đô la Mỹ…



Đây là những dự án đầu tư đã góp phần đáng kể trong việc đưa nguồn vốn giải ngân tại tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu trong năm qua tăng cao. Cụ thể trong năm 2011, tỉnh chỉ thu hút được gần 950 triệu đô la Mỹ vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và hơn 12.000 tỉ đồng vốn đầu tư trong nước nhưng vốn thực hiện đạt hơn 1,2 tỉ đô la Mỹ và 8.000 tỉ đồng.



Theo Chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu Trần Minh Sanh, tỉnh sẽ tiếp tục rà soát việc triển khai các dự án đầu tư, trong đó chú trọng các dự án có quy mô vốn đầu tư lớn, các dự án kinh tế trọng điểm có sức lan tỏa, tác động đến nhiều lĩnh vực nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cũng như có biện pháp hỗ trợ để đẩy nhanh tiến độ giải ngân, chuyển vốn đầu tư đăng ký sang vốn thực hiện; thúc đẩy tiến độ bồi thường, giải phóng mặt bằng, các dự án bố trí tái định cư.



Tính đến thời điểm cuối năm 2011, Bà Rịa-Vũng Tàu đã có 298 dự án đầu tư nước ngoài với tổng vốn đăng ký hơn 27 tỉ đô la Mỹ và 416 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn đầu tư đăng ký gần 180.000 tỉ đồng.


Khai Xuân với bốn dự án trị giá hơn 26.000 tỷ đồng

Ngày 31/1, tại Ngày hội đầu tư
Xuân Nhâm Thìn 2012, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đã trao bốn giấy phép đầu tư cho
bốn dự án lớn trên địa bàn với tổng vốn đầu tư hơn 26.000 tỷ đồng.


Các dự án bao gồm Đường ống dẫn khí Nam Côn Sơn 2, Khu đô thị Phước Thắng,
Cảng đường thủy Gelexim và Cơ sở giáo dục mầm non, hội nhập trẻ khuyết
tật Phước An,.


Bốn dự án này có tổng vốn đầu tư 26.729 tỷ đồng, chiếm khoảng 30% tổng
vốn đầu tư đăng ký kế hoạch đề ra trong năm 2012 của tỉnh.


Đáng chú ý, bốn dự án “xông đất” đầu Xuân Nhâm Thìn 2012 năm nay đều là
các dự án đầu tư trong nước. Đây là tín hiệu vui, tạo tiền đề quan trọng
giúp tỉnh hoàn thành các nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội giai đoạn
2011-2015.


Tại Ngày hội đầu tư này, các nhà đầu tư nước ngoài đã cùng
nhau trao đổi những bài học kinh nghiệm thành công khi đầu tư vào Bà Rịa-Vũng Tàu. Tỉnh cũng tổ chức chúc mừng các nhà đầu tư đã triển khai
nhanh dự án và thành công trên địa bàn thời gian qua.


Tại buổi lễ trao giấy phép, bảy nhà đầu tư đã trao 1,31 tỷ đồng
cho các quỹ từ thiện của tỉnh để ủng hộ, giúp đỡ người nghèo, hoàn cảnh
khó khăn.


Năm 2011, mặc dù kinh tế khó khăn, tỉnh Bà
Rịa-Vũng Tàu đã thu hút được 25 dự án đầu tư nước ngoài với tổng vốn
đầu tư 950 triệu USD, 38 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn đầu tư gần
12.000 tỷ đồng.


Đến hết năm 2011, toàn tỉnh có 298 dự án đầu tư nước
ngoài còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký hơn 27 tỷ USD và 416 dự án đầu
tư trong nước với gần 180.000 tỷ đồng.


Trong năm qua, tỉnh đã tạo điều
kiện tối đa cho các nhà đầu tư triển khai dự án; đã có 1,2 tỷ USD và 8.000
tỷ đồng vốn đăng ký của các nhà đầu tư chuyển hóa thành vốn thực
hiện.


Cũng trong năm 2011, tỉnh giải quyết việc làm cho khoảng 33.500
lao động, trong đó tạo việc làm mới cho 16.500 lao động./.


Tàu cánh ngầm tuyến TP.HCM

Hầu hết các tàu cánh ngầm  đang hoạt động trên tuyến này đều có trên 20 năm hoạt động nên máy móc, vỏ tàu xuống cấp, đã vậy hành trình từ TP.HCM - Vũng Tàu lại thường có sóng to, gió lớn, trong khi đó loại tàu này lại thường xuyên chạy với tốc độ cao nên rất dễ xảy ra TNGT đường thủy.


Liên tục gặp sự cố


Theo thống kế của Sở GTVT TP.HCM, hiện có 3 công ty tham gia khai thác vận chuyển HK bằng tàu cánh ngầm trên tuyến TP.HCM - Vũng Tàu, gồm: hãng Greenlines, Vina Express và Petro Express,  hàng năm, vận chuyển khoảng gần 1 triệu lượt HK từ TP.HCM đi Vũng Tàu và ngược lại. Tuy nhiên thời gian gần đây, HK đi tàu cánh ngầm bị nhiều phen hoảng hốt vì các sự cố kỹ thuật, tai nạn xảy ra.



Tàu cánh ngầm cần được siết chặt quản lý

Mới đây nhất khoảng 9h sáng ngày 15/1, tàu cánh ngầm Greenlines 2 đã bất ngờ phát hỏa khi đang bơm dầu tại cảng Cầu Đá, TP. Vũng Tàu (Bà Rịa - Vũng Tàu).  Cảng vụ ĐTNĐ Bà Rịa - Vũng Tàu cho biết, ngọn lửa phát ra từ hầm máy trong khi tàu này đang bơm dầu để khởi hành đi TP.HCM. Rất may cơ quan chức năng đã có mặt nhanh chóng  huy động người, dụng cụ dập lửa nên chỉ trong vòng 5 phút ngọn lửa đã được khống chế, không gây hậu quả nghiêm trọng.


Trước đó, sáng ngày 6/1, trong khi đang trên hành trình từ TP.HCM về Vũng Tàu, một ổ điện tại khoang số 3 của tàu cánh ngầm Vina Express 3 (thuộc Công ty CP tàu cao tốc Vina) bất ngờ bị chập, khiến khói bốc lên. Ngay sau đó, nhà tàu đã xử lý kịp thời, không gây ra hỏa hoạn và thiệt hại. Tuy nhiên, sự cố này đã khiến 132 HK trên tàu hốt hoảng.


Một sự cố khác xảy ra vào chiều 12/3/2011, khi tàu cánh ngầm Greenlines B5 (thuộc Công ty CP Dòng Sông Xanh) chở 75 HK vừa xuất bến từ TP.HCM đi Vũng Tàu, khi ra đến giữa sông Sài Gòn (dưới chân cầu Phú Mỹ, quận 7), thì đột ngột chết máy, tàu trôi tự do trên sông làm cho nhiều HK trên tàu sợ hãi. Phải hơn một giờ sau, mới có tàu đến tiếp cận và đưa toàn bộ HK lên tàu khác, tiếp tục hành trình.


Cần siết chặt quản lý


Ông Vũ Ngọc Thảo, Giám đốc Sở GTVT tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu cho biết: Hiện nay, trên tuyến có 18 tàu tham gia vận chuyển HK, trong đó có 13 chiếc loại 2 động cơ chính có sức chở 132 HK/tàu và 5 chiếc có 1 động cơ chính có sức chở 75 HK/tàu. Các tàu đã có thời gian hoạt động lâu năm, phần lớn được sản xuất vào những năm 90 của thế kỷ trước, khi gặp sự cố rất khó đảm bảo ATGT cho khách, đặc biệt đối với loại tàu chỉ có một động cơ.


Thực tế thời gian qua đã có nhiều vụ tai nạn do tàu bị hỏng máy và trôi dạt trên hành trình. Hơn nữa, trên hành trình từ Vũng Tàu-TP.HCM các tàu cánh ngầm phải đi qua vịnh Gành Rái nơi giao thoa giữa vùng sông và biển. Nơi này lại thường có sóng to gió lớn, nhất là vào mùa mưa bão và có nhiều tàu bè qua lại, nếu xảy ra sự cố và tai nạn thì hậu quả sẽ rất khó lường...


Để đảm bảo ATGT cho HK đi lại bằng tàu cánh ngầm tuyến Vũng Tàu-TP.HCM, Sở GTVT tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã chỉ đạo các lực lượng Thanh tra giao thông, Cảng vụ ĐTNĐ thường xuyên kiểm tra về các điều kiện hoạt động tại các bến tàu khách. Trong quá trình kiểm tra đã phát hiện nhiều bất cập và tồn tại nhưng vượt quá thẩm quyền xử lý.


Sở đã có nhiều văn bản gửi Bộ GTVT kiến nghị xem xét siết chặt quản lý hơn đối với tàu cánh ngầm như: rút ngắn thời gian giữa 2 lần đăng kiểm và ban hành quy định thời gian hoạt động vận tải HK cho các tàu này, đề nghị Bộ GTVT xem xét, ban hành quy định cấm các tàu 1 động cơ hoạt động chở khách trên tuyến... Tuyến vận tải HK thủy nội địa bằng tàu cao tốc cánh ngầm TP.HCM-Vũng Tàu được đưa vào hoạt động nhiều năm qua đã phát huy được vai trò quan trọng trong vận tải HK, giúp giảm bớt áp lực vận tải đường bộ. Do đó, để đảm bảo ATGT đường thủy các cơ quan chức năng cần có nhiều biện pháp siết chặt quản lý loại vận tải chở khách này.


Vĩnh Phú

4 người mất tích khi tắm biển Vũng Tàu dịp Tết


Trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Thìn, đã có 4 trường hợp du khách tắm biển bị chết đuối, mất tích tại Bãi Sau, TP. Vũng Tàu, trong đó mới có 1 trường hợp tìm thấy xác.

4 người mất tích khi tắm biển Vũng Tàu dịp Tết

Nhiều nhóm du khách không thuê được phòng, đành trải bạt nằm, ngồi la liệt ở vỉa hè, công viên.

Theo ghi nhận của phóng viên Infonet các bãi tắm, khu du lịch, điểm tham quan trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu trong những ngày Tết Nhâm Thìn luôn chật kín người. Các khách sạn, nhà nghỉ từ cao cấp đến bình dân không còn chỗ trống.

Cao điểm của đợt du lịch dịp Tết Nguyên đán Nhâm Thìn là từ ngày mùng 4 đến mùng 6 Tết. Riêng TP. Vũng Tàu như “nghẹt thở” bởi lượng người và xe nườm nượp đổ về. Trên các tuyến phố, trong khuôn viên các khách sạn, công viên, khu vui chơi đâu đâu cũng kín người. Các bãi tắm luôn trong tình trạng quá tải.

Nhìn chung, giá phòng tại các khách sạn, khu du lịch trên địa bàn tỉnh tăng khoảng 30% so với ngày thường theo quy định mức giá ngày lễ Tết, nhưng khách sạn nào cũng “cháy” phòng, không nhận thêm khách đến hết ngày mùng 6 Tết.

Tuy nhiên, theo khảo sát của phóng viên tại khối nhà nghỉ, nhà trọ tư nhân, khách sạn mini ở khu vực Bãi Sau (TP. Vũng Tàu), giá cho thuê phòng đã được đẩy lên rất cao so với ngày thường.

Cụ thể, từ ngày mùng 2 Tết, giá phòng ở nhiều nhà nghỉ trong khu vực này đã được hét lên khoảng 800 ngàn - 1 triệu đồng/phòng 2 giường, tăng gấp 2-3 lần so với ngày thường.

Đến ngày mùng 4 Tết, khi lượng khách đến Vũng Tàu đạt đông nhất, nhiều nhà nghỉ đẩy giá cho thuê phòng lên đến 2 triệu đồng/phòng 2 giường. Nhiều nhóm du khách không muốn bị “chặt chém” hoặc không đủ tiền thuê phòng đã chọn cách thuê dù, ghế hoặc cắm trại qua đêm trên bãi biển, vỉa hè khu vực chân dốc Nghinh Phong hoặc công viên Bãi Trước chờ trời sáng.

4 người mất tích khi tắm biển Vũng Tàu dịp Tết

Khoảng 600 ngàn lượt khách “xông đất” Bà Rịa-Vũng Tàu trong những ngày đầu năm Nhâm Thìn.

Dịp này, Đội kiểm tra liên ngành TP. Vũng Tàu đã lập biên bản xử phạt 4 trường hợp vi phạm các quy định về giá, gian lận thương mại gồm: các điểm giữ xe máy quá giá quy định (giá quy định 5.000 đồng/chiếc); cân thiếu; cho thuê phao, dù, ghế bố vượt mức giá quy định; quán Hiệp Ký 1 (số 195B Hoàng Hoa Thám, phường Thắng Tam) bị xử phạt vì không xuất hóa đơn tài chính và gian lận thương mại.

Trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Thìn, toàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã đón và phục vụ khoảng 600 ngàn lượt khách du lịch. Trong đó, đông nhất là TP. Vũng Tàu với khoảng 400 ngàn lượt.

THÙY VÂN




Monday, January 30, 2012

Cửa biển bị bồi lấp, ngư dân Bà Rịa - Vũng Tàu thiệt hại hàng tỷ đồng

Ngày 30-1, theo ghi nhận của phóng viên Báo Nhân Dân, đã có bốn chiếc tàu, với tổng giá trị hơn 18 tỷ đồng, đã bị mắc cạn, trong đó một chiếc bị chìm. Nhiều chủ ghe, tàu chuẩn bị lương thực, thực phẩm, xăng, dầu..., tiêu tốn hàng tỷ đồng, từ trước Tết đến nay đang đứng ngồi không yên vì không thể ra khơi.

Ông Trà Văn Hoành (ấp Phước Lộc) cho biết, ông đã mua các loại vật tư như xăng, dầu, đá ướp lạnh... cho hai cặp ghe với chi phí lên đến cả tỷ đồng nhưng đang phải nằm chờ không biết đến bao giờ mới rời cảng được, nguy cơ phá sản rất lớn... Ðược biết, việc bồi lấp ở cửa biển của cảng cá Phước Tỉnh đã xảy ra từ nhiều năm nay, tuy nhiên tình trạng này không những không được khắc phục mà còn có nguy cơ ngày càng nặng hơn.

Vũng Tàu: Xem thả diều, khách tăng đột biến





Trang chủ
Du lịch
Vũng Tàu: Xem thả diều, khách tăng đột biến






Vũng Tàu: Xem thả diều, khách tăng đột biến
(30/01/2012)









VH- Với chủ đề “Vũng Tàu, những cánh diều chào xuân 2012”, ngày 26.1 (mùng 4 Tết), tại Khu du lịch Biển Đông, TP Vũng Tàu (Bà Rịa - Vũng Tàu), Sở VHTTDL đã tổ chức chương trình biểu diễn diều nghệ thuật chào xuân mới Nhâm Thìn.



Hội diều xuân Nhâm Thìn diễn ra từ ngày 4 đến hết ngày mùng 7 Tết đã có hàng chục ngàn người từ khắp nơi đổ về xem.


Cũng theo tin từ Sở VHTTDL Vũng Tàu, Tết Nhâm Thìn lượng khách các nơi đổ về tăng đột biến so với Tết năm ngoái, lý do vì được nghỉ 9 ngày. Chỉ trong 5 ngày, từ mùng 1 - 5 Tết, TP Vũng Tàu đón hơn 200.000 lượt khách du lịch.


TRẦN MẠNH TUẤN








Lưu site 
Trao đổi thảo luận 
Bản in 
Gửi email

Sunday, January 29, 2012

Tuổi 16 giết bạn, cướp tài sản












  • in

  • Xem phản hồi

  • Gửi phản hồi

Giảm HIV nhờ... Life-GAP

“Triển khai tại tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu từ năm 2004, dự án Dự phòng và chăm sóc HIV/AIDS ở Việt Nam (Life-GAP) do Hoa Kỳ tài trợ đã mang lại hiệu quả rõ rệt. Thời điểm 2002-2003, Bà Rịa-Vũng Tàu đứng thứ ba cả nước về lây nhiễm HIV, đến năm 2010-2011 thì xuống hạng thứ tám. Đặc biệt, chương trình “Tiếp cận cộng đồng” nằm trong dự án Life-GAP góp phần kéo giảm đáng kể thực trạng lây nhiễm căn bệnh quái ác này” - BS Bùi Minh Kha, Giám đốc Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, nhận định.


 


Mưa dầm thấm lâu


 


Lực lượng nồng cốt của chương trình “Tiếp cận cộng đồng” là những giáo dục viên đồng đẳng. Họ đã được tập huấn kiến thức phòng chống HIV/AIDS.


 


Bà Oanh (40 tuổi) tham gia đội ngũ giáo dục viên đồng đẳng đã được ba năm. Công việc hằng ngày của bà là chạy xe ôm nhưng rảnh lúc nào là bà lại tìm gặp gái mại dâm để tuyên truyền phòng tránh các bệnh lây lan qua đường tình dục và phát... bao cao su, dầu bôi trơn, tài liệu truyền thông.


 


Ngay lần đầu tiếp cận gái mại dâm, bà Oanh chưa thể tuyên truyền bệnh HIV mà phải mất nhiều ngày sau. Không ít lần vừa mở miệng, bà đã bị các cô cự nự: “Rảnh rang quá lo chuyện bao đồng! Thân tôi tôi giữ, không cần bà xía vô!”. “Gái mại dâm là đối tượng lây truyền HIV rất cao. Nếu tôi tự ái, không kiên trì tiếp cận và tuyên truyền thì nguy cơ bùng phát HIV dễ xảy ra. “Mưa dầm thấm lâu”, dần dần các cô cũng hiểu được căn bệnh nguy hiểm này và luôn tìm tôi để xin... bao cao su” - bà Oanh nói thêm.



Tiêm chích ma túy là nguyên nhân lây nhiễm HIV cao. Ảnh: TRẦN NGỌC


Là thành viên giáo dục viên đồng đẳng tích cực gần ba năm, chị Hiền (28 tuổi) đặt chỉ tiêu mỗi tháng phải thuyết phục được ba gái mại dâm tình nguyện xét nghiệm máu. “Khuyên các cô xét nghiệm máu không dễ vì họ ngại và sợ người khác biết mình có HIV. Tôi phải lựa lời, giải thích nhiều lần các cô mới chịu. Không ít cô khi biết dương tính HIV đã tìm đến tôi nhờ tư vấn cơ sở điều trị. Những lúc như thế, tôi rất mừng vì đã góp phần ngăn chặn nguy cơ lây nhiễm HIV” - chị Hiền trải lòng.


 


Trong khi giáo dục viên đồng đẳng nữ gặp gái mại dâm tuyên truyền HIV lây lan qua đường tình dục thì giáo dục viên đồng đẳng nam tiếp cận người nghiện để tuyên truyền HIV lây lan qua đường tiêm chích.


 


Ông Cường (57 tuổi) tham gia chương trình “Tiếp cận cộng đồng” tròm trèm bảy năm. Ông kể: “Là tài xế xe ôm, tôi chạy khắp TP Vũng Tàu và biết khá nhiều điểm người nghiện hay tụ tập tiêm chích. Khi rảnh, tôi tìm đến và tuyên truyền bệnh HIV. Không ít người nghĩ tôi là “tay trong” của công an nên thẳng thừng phản ứng. Hiểu được tâm trạng của người nghiện nên tôi không nản lòng, kiên trì tiếp xúc và giải thích. Cuối cùng họ cũng hiểu, lắng nghe những điều tôi nói”.


 


Mỗi tháng, ngoài vận động ba người nghiện tự nguyện xét nghiệm HIV, ông Cường còn đặt chỉ tiêu thu gom 200-300 bơm kim tiêm đã sử dụng. “Trường hợp người nghiện là nữ, lại là gái mại dâm thì tôi tuyên truyền cả hai. Thấy tôi hết lòng với công việc, không ít người tạo điều kiện cho tôi gặp người nghiện để tuyên truyền, vận động xét nghiệm máu, góp phần hạn chế nguy cơ lây lan HIV’ - ông Cường thổ lộ.


 


Thay đổi hành vi


 


BS Quách Văn Thao, Đội Y tế dự phòng thuộc Trung tâm Y tế dự phòng TP Vũng Tàu, nhận định: “Nhiều du khách trong và ngoài nước đến với thành phố du lịch Vũng Tàu để tắm biển, nghỉ ngơi nên gái mại dâm và người nghiện là đối tượng quan tâm của chính quyền. Nếu không quản lý tốt, ngoài nguy cơ lây nhiễm HIV, nạn trộm cướp cũng có thể xảy ra liên quan đến các đối tượng nói trên”.


 


Chính vì vậy, TP Vũng Tàu được chọn thực hiện chương trình “Tiếp cận cộng đồng” với sự tham gia tình nguyện của gần 20 giáo dục viên đồng đẳng. “Tuyên truyền các bệnh lây lan qua đường tình dục và tiêm chích ma túy, phát bao cao su, thu gom bơm kim tiêm đã sử dụng, vận động gái mại dâm và người nghiện xét nghiệm máu... là những việc làm cụ thể, hiệu quả để kéo giảm thực trạng lây nhiễm HIV tại TP Vũng Tàu” - BS Thao nói.


 


Theo BS Bùi Minh Kha, Giám đốc Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS Bà Rịa-Vũng Tàu, mặc dù chế độ hỗ trợ không cao nhưng do yêu nghề, lực lượng giáo dục viên đồng đẳng luôn hết lòng với công việc. Họ đã giúp gái mại dâm và người nghiện thay đổi hành vi rõ rệt. Thống kê cho thấy những tháng trước có khoảng 86% gái mại dâm sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục thì gần đây tăng 100%. 93% người nghiện sử dụng bơm kim tiêm sạch trong những tháng trước thì gần đây tăng 95%. “Bà Rịa-Vũng Tàu tiếp tục duy trì và triển khai dự án Life-GAP giai đoạn 2012-2017 để cố gắng đưa tỉnh ra khỏi danh sách địa phương có người nhiễm HIV cao trong cả nước” - BS Kha nhấn mạnh.


 




 


 


 


TRẦN NGỌC


(Nguyệt san Pháp Luật TP.HCM số 174)

Tuổi 16 giết bạn, cướp tài sản












  • in

  • Xem phản hồi

  • Gửi phản hồi

Bảo vệ nông trường bị tố đánh người gây thương tích

Sáng 28.1, anh Nguyễn Quang Trọng (21 tuổi, ngụ xã Xà Bang, H.Châu Đức, Bà Rịa - Vũng Tàu) cho biết, vào chiều 27.1, trên đường đi rẫy về, thấy người quen (nhà giáp ranh lô cao su Nông trường cao su Xà Bang) nên anh đứng lại nói chuyện.


Thấy mấy cây cao su còn đang chảy mủ nên anh bước đến xem thì bị 2 bảo vệ của nông trường đến hỏi: “Mày ăn trộm mủ hả”. Anh Trọng trả lời chỉ đứng xem nhưng bị 2 bảo vệ này lôi vào trong lô cao su đánh bằng gậy, nhị khúc. Một bảo vệ cầm cả tô mủ úp lên đầu anh Trọng, rồi đập mạnh vào tai, khiến anh bị thương nặng.




Chỉ vì can ngăn, anh Vũ bị bảo vệ đánh gãy tay - Ảnh: N.L
 



Anh Lê Thanh Vũ (36 tuổi, ngụ Đồng Nai, anh họ của Trọng) đi ngang qua thấy vậy liền vào can ngăn cũng bị 2 bảo vệ này đánh gãy tay và nhiều vết thương bầm tím người. Anh Nguyễn Hữu Triều (30 tuổi, ngụ TP.HCM) và anh Nguyễn Văn Tài (34 tuổi, ngụ xã Xà Bang) vào hòa giải cũng bị bảo vệ đánh phải đi bệnh viện cấp cứu.  


Một người dân gần đó chứng kiến vụ việc cho biết: “Bảo vệ ở đây cứ nghi ai trộm mủ là đánh. Đã xảy ra nhiều vụ gây thương tích nhưng chưa thấy ai xử lý”.


Ngay sau khi vụ việc xảy ra, Công an xã Xà Bang đã đến hiện trường thu giữ một số dụng cụ của bảo vệ dùng đánh người. Một cán bộ công an xã cho biết: “Tối cùng ngày (27.1), bảo vệ nông trường mang lên cho chúng tôi một xô nhựa đựng hơn một ký mủ cao su, nói là tang vật của vụ trộm. Hiện nay, do các nạn nhân bị đánh trọng thương, đang điều trị tại bệnh viện nên chúng tôi chưa thể lấy lời khai được”.


Trao đổi qua điện thoại, ông Huỳnh Quang Trung, Giám đốc Nông trường cao su Xà Bang, cho biết vẫn chưa thể xác định được lỗi do ai đánh trước. Hiện bảo vệ nông trường cũng có 2 người bị đánh gây thương tích và đang điều trị tại bệnh viện.  


Nguyễn Long

Bảo vệ nông trường bị tố đánh người gây thương tích

Sáng 28.1, anh Nguyễn Quang Trọng (21 tuổi, ngụ xã Xà Bang, H.Châu Đức, Bà Rịa - Vũng Tàu) cho biết, vào chiều 27.1, trên đường đi rẫy về, thấy người quen (nhà giáp ranh lô cao su Nông trường cao su Xà Bang) nên anh đứng lại nói chuyện.


Thấy mấy cây cao su còn đang chảy mủ nên anh bước đến xem thì bị 2 bảo vệ của nông trường đến hỏi: “Mày ăn trộm mủ hả”. Anh Trọng trả lời chỉ đứng xem nhưng bị 2 bảo vệ này lôi vào trong lô cao su đánh bằng gậy, nhị khúc. Một bảo vệ cầm cả tô mủ úp lên đầu anh Trọng, rồi đập mạnh vào tai, khiến anh bị thương nặng.




Chỉ vì can ngăn, anh Vũ bị bảo vệ đánh gãy tay - Ảnh: N.L
 



Anh Lê Thanh Vũ (36 tuổi, ngụ Đồng Nai, anh họ của Trọng) đi ngang qua thấy vậy liền vào can ngăn cũng bị 2 bảo vệ này đánh gãy tay và nhiều vết thương bầm tím người. Anh Nguyễn Hữu Triều (30 tuổi, ngụ TP.HCM) và anh Nguyễn Văn Tài (34 tuổi, ngụ xã Xà Bang) vào hòa giải cũng bị bảo vệ đánh phải đi bệnh viện cấp cứu.  


Một người dân gần đó chứng kiến vụ việc cho biết: “Bảo vệ ở đây cứ nghi ai trộm mủ là đánh. Đã xảy ra nhiều vụ gây thương tích nhưng chưa thấy ai xử lý”.


Ngay sau khi vụ việc xảy ra, Công an xã Xà Bang đã đến hiện trường thu giữ một số dụng cụ của bảo vệ dùng đánh người. Một cán bộ công an xã cho biết: “Tối cùng ngày (27.1), bảo vệ nông trường mang lên cho chúng tôi một xô nhựa đựng hơn một ký mủ cao su, nói là tang vật của vụ trộm. Hiện nay, do các nạn nhân bị đánh trọng thương, đang điều trị tại bệnh viện nên chúng tôi chưa thể lấy lời khai được”.


Trao đổi qua điện thoại, ông Huỳnh Quang Trung, Giám đốc Nông trường cao su Xà Bang, cho biết vẫn chưa thể xác định được lỗi do ai đánh trước. Hiện bảo vệ nông trường cũng có 2 người bị đánh gây thương tích và đang điều trị tại bệnh viện.  


Nguyễn Long

Lượng khách đến Vũng Tàu tăng cao

Lượng khách đến Vũng Tàu tăng cao


TT - Ban quản lý các khu du lịch TP Vũng Tàu (Bà Rịa - Vũng Tàu) cho biết tính đến chiều 28-1 đã có gần 300.000 lượt người đến Vũng Tàu tắm biển, nghỉ dưỡng dịp tết.


Tuy đông khách nhưng các nhà nghỉ bình dân ở khu vực Bãi Sau, TP Vũng Tàu không đến nỗi quá tải và “cháy” phòng. Chiều 27 và sáng 28-1, nhiều nhà nghỉ bình dân ở khu vực này vẫn treo biển “còn phòng”. Tuy vậy, phòng nghỉ được chủ ra giá khá cao 800.000 đồng (phòng hai người), từ 1-1,3 triệu đồng (phòng bốn người).


Ông Phạm Khắc Tộ - phó giám đốc Ban quản lý các khu du lịch TP Vũng Tàu - cho biết trong dịp tết, lực lượng cấp cứu thủy nạn của ban đã cứu được 115 trường hợp du khách tắm biển lọt ao xoáy, rất may không có trường hợp nào tử vong.


* Theo báo cáo ban đầu của Sở Văn hóa - thể thao và du lịch An Giang, từ mồng 1 đến mồng 5 tết đã có hơn 200.000 lượt người đến các điểm du lịch trong tỉnh, tập trung đông nhất ở vùng Thất Sơn, Châu Đốc. Ngoài ra, theo Bộ chỉ huy bộ đội biên phòng tỉnh, đã có hàng ngàn người dân Campuchia, Việt kiều từ Campuchia qua An Giang vui chơi.


ĐÔNG HÀ - Đ.VỊNH

Saturday, January 28, 2012

Giảm HIV nhờ... Life-GAP

“Triển khai tại tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu từ năm 2004, dự án Dự phòng và chăm sóc HIV/AIDS ở Việt Nam (Life-GAP) do Hoa Kỳ tài trợ đã mang lại hiệu quả rõ rệt. Thời điểm 2002-2003, Bà Rịa-Vũng Tàu đứng thứ ba cả nước về lây nhiễm HIV, đến năm 2010-2011 thì xuống hạng thứ tám. Đặc biệt, chương trình “Tiếp cận cộng đồng” nằm trong dự án Life-GAP góp phần kéo giảm đáng kể thực trạng lây nhiễm căn bệnh quái ác này” - BS Bùi Minh Kha, Giám đốc Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, nhận định.


 


Mưa dầm thấm lâu


 


Lực lượng nồng cốt của chương trình “Tiếp cận cộng đồng” là những giáo dục viên đồng đẳng. Họ đã được tập huấn kiến thức phòng chống HIV/AIDS.


 


Bà Oanh (40 tuổi) tham gia đội ngũ giáo dục viên đồng đẳng đã được ba năm. Công việc hằng ngày của bà là chạy xe ôm nhưng rảnh lúc nào là bà lại tìm gặp gái mại dâm để tuyên truyền phòng tránh các bệnh lây lan qua đường tình dục và phát... bao cao su, dầu bôi trơn, tài liệu truyền thông.


 


Ngay lần đầu tiếp cận gái mại dâm, bà Oanh chưa thể tuyên truyền bệnh HIV mà phải mất nhiều ngày sau. Không ít lần vừa mở miệng, bà đã bị các cô cự nự: “Rảnh rang quá lo chuyện bao đồng! Thân tôi tôi giữ, không cần bà xía vô!”. “Gái mại dâm là đối tượng lây truyền HIV rất cao. Nếu tôi tự ái, không kiên trì tiếp cận và tuyên truyền thì nguy cơ bùng phát HIV dễ xảy ra. “Mưa dầm thấm lâu”, dần dần các cô cũng hiểu được căn bệnh nguy hiểm này và luôn tìm tôi để xin... bao cao su” - bà Oanh nói thêm.



Tiêm chích ma túy là nguyên nhân lây nhiễm HIV cao. Ảnh: TRẦN NGỌC


Là thành viên giáo dục viên đồng đẳng tích cực gần ba năm, chị Hiền (28 tuổi) đặt chỉ tiêu mỗi tháng phải thuyết phục được ba gái mại dâm tình nguyện xét nghiệm máu. “Khuyên các cô xét nghiệm máu không dễ vì họ ngại và sợ người khác biết mình có HIV. Tôi phải lựa lời, giải thích nhiều lần các cô mới chịu. Không ít cô khi biết dương tính HIV đã tìm đến tôi nhờ tư vấn cơ sở điều trị. Những lúc như thế, tôi rất mừng vì đã góp phần ngăn chặn nguy cơ lây nhiễm HIV” - chị Hiền trải lòng.


 


Trong khi giáo dục viên đồng đẳng nữ gặp gái mại dâm tuyên truyền HIV lây lan qua đường tình dục thì giáo dục viên đồng đẳng nam tiếp cận người nghiện để tuyên truyền HIV lây lan qua đường tiêm chích.


 


Ông Cường (57 tuổi) tham gia chương trình “Tiếp cận cộng đồng” tròm trèm bảy năm. Ông kể: “Là tài xế xe ôm, tôi chạy khắp TP Vũng Tàu và biết khá nhiều điểm người nghiện hay tụ tập tiêm chích. Khi rảnh, tôi tìm đến và tuyên truyền bệnh HIV. Không ít người nghĩ tôi là “tay trong” của công an nên thẳng thừng phản ứng. Hiểu được tâm trạng của người nghiện nên tôi không nản lòng, kiên trì tiếp xúc và giải thích. Cuối cùng họ cũng hiểu, lắng nghe những điều tôi nói”.


 


Mỗi tháng, ngoài vận động ba người nghiện tự nguyện xét nghiệm HIV, ông Cường còn đặt chỉ tiêu thu gom 200-300 bơm kim tiêm đã sử dụng. “Trường hợp người nghiện là nữ, lại là gái mại dâm thì tôi tuyên truyền cả hai. Thấy tôi hết lòng với công việc, không ít người tạo điều kiện cho tôi gặp người nghiện để tuyên truyền, vận động xét nghiệm máu, góp phần hạn chế nguy cơ lây lan HIV’ - ông Cường thổ lộ.


 


Thay đổi hành vi


 


BS Quách Văn Thao, Đội Y tế dự phòng thuộc Trung tâm Y tế dự phòng TP Vũng Tàu, nhận định: “Nhiều du khách trong và ngoài nước đến với thành phố du lịch Vũng Tàu để tắm biển, nghỉ ngơi nên gái mại dâm và người nghiện là đối tượng quan tâm của chính quyền. Nếu không quản lý tốt, ngoài nguy cơ lây nhiễm HIV, nạn trộm cướp cũng có thể xảy ra liên quan đến các đối tượng nói trên”.


 


Chính vì vậy, TP Vũng Tàu được chọn thực hiện chương trình “Tiếp cận cộng đồng” với sự tham gia tình nguyện của gần 20 giáo dục viên đồng đẳng. “Tuyên truyền các bệnh lây lan qua đường tình dục và tiêm chích ma túy, phát bao cao su, thu gom bơm kim tiêm đã sử dụng, vận động gái mại dâm và người nghiện xét nghiệm máu... là những việc làm cụ thể, hiệu quả để kéo giảm thực trạng lây nhiễm HIV tại TP Vũng Tàu” - BS Thao nói.


 


Theo BS Bùi Minh Kha, Giám đốc Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS Bà Rịa-Vũng Tàu, mặc dù chế độ hỗ trợ không cao nhưng do yêu nghề, lực lượng giáo dục viên đồng đẳng luôn hết lòng với công việc. Họ đã giúp gái mại dâm và người nghiện thay đổi hành vi rõ rệt. Thống kê cho thấy những tháng trước có khoảng 86% gái mại dâm sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục thì gần đây tăng 100%. 93% người nghiện sử dụng bơm kim tiêm sạch trong những tháng trước thì gần đây tăng 95%. “Bà Rịa-Vũng Tàu tiếp tục duy trì và triển khai dự án Life-GAP giai đoạn 2012-2017 để cố gắng đưa tỉnh ra khỏi danh sách địa phương có người nhiễm HIV cao trong cả nước” - BS Kha nhấn mạnh.


 




 


 


 


TRẦN NGỌC


(Nguyệt san Pháp Luật TP.HCM số 174)

Bà Rịa

Hơn 800 du khách bị nhốt trong “tủ lạnh” gần 1 giờ



Chiều 25-1, cáp treo Ngang Bình 360 (Hong Kong) - được xem như hệ thống cáp treo có quy mô lớn nhất thế giới - đã xảy ra sự cố khiến hơn 800 du khách bị treo lơ lửng giữa trời gần 1 tiếng đồng hồ.

Giảm HIV nhờ... Life-GAP


“Triển khai tại tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu từ năm 2004, dự án Dự phòng và chăm sóc HIV/AIDS ở Việt Nam (Life-GAP) do Hoa Kỳ tài trợ đã mang lại hiệu quả rõ rệt. Thời điểm 2002-2003, Bà Rịa-Vũng Tàu đứng thứ ba cả nước về lây nhiễm HIV, đến năm 2010-2011 thì xuống hạng thứ tám. Đặc biệt, chương trình “Tiếp cận cộng đồng” nằm trong dự án Life-GAP góp phần kéo giảm đáng kể thực trạng lây nhiễm căn bệnh quái ác này” - BS Bùi Minh Kha, Giám đốc Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, nhận định.


 


Mưa dầm thấm lâu


 


Lực lượng nồng cốt của chương trình “Tiếp cận cộng đồng” là những giáo dục viên đồng đẳng. Họ đã được tập huấn kiến thức phòng chống HIV/AIDS.


 


Bà Oanh (40 tuổi) tham gia đội ngũ giáo dục viên đồng đẳng đã được ba năm. Công việc hằng ngày của bà là chạy xe ôm nhưng rảnh lúc nào là bà lại tìm gặp gái mại dâm để tuyên truyền phòng tránh các bệnh lây lan qua đường tình dục và phát... bao cao su, dầu bôi trơn, tài liệu truyền thông.


 


Ngay lần đầu tiếp cận gái mại dâm, bà Oanh chưa thể tuyên truyền bệnh HIV mà phải mất nhiều ngày sau. Không ít lần vừa mở miệng, bà đã bị các cô cự nự: “Rảnh rang quá lo chuyện bao đồng! Thân tôi tôi giữ, không cần bà xía vô!”. “Gái mại dâm là đối tượng lây truyền HIV rất cao. Nếu tôi tự ái, không kiên trì tiếp cận và tuyên truyền thì nguy cơ bùng phát HIV dễ xảy ra. “Mưa dầm thấm lâu”, dần dần các cô cũng hiểu được căn bệnh nguy hiểm này và luôn tìm tôi để xin... bao cao su” - bà Oanh nói thêm.


Giảm HIV nhờ... Life-GAP


Tiêm chích ma tuý là nguyên nhân lây nhiễm HIV cao. Ảnh: TRẦN NGỌC


Là thành viên giáo dục viên đồng đẳng tích cực gần ba năm, chị Hiền (28 tuổi) đặt chỉ tiêu mỗi tháng phải thuyết phục được ba gái mại dâm tình nguyện xét nghiệm máu. “Khuyên các cô xét nghiệm máu không dễ vì họ ngại và sợ người khác biết mình có HIV. Tôi phải lựa lời, giải thích nhiều lần các cô mới chịu. Không ít cô khi biết dương tính HIV đã tìm đến tôi nhờ tư vấn cơ sở điều trị. Những lúc như thế, tôi rất mừng vì đã góp phần ngăn chặn nguy cơ lây nhiễm HIV” - chị Hiền trải lòng.


 


Trong khi giáo dục viên đồng đẳng nữ gặp gái mại dâm tuyên truyền HIV lây lan qua đường tình dục thì giáo dục viên đồng đẳng nam tiếp cận người nghiện để tuyên truyền HIV lây lan qua đường tiêm chích.


 


Ông Cường (57 tuổi) tham gia chương trình “Tiếp cận cộng đồng” tròm trèm bảy năm. Ông kể: “Là tài xế xe ôm, tôi chạy khắp TP Vũng Tàu và biết khá nhiều điểm người nghiện hay tụ tập tiêm chích. Khi rảnh, tôi tìm đến và tuyên truyền bệnh HIV. Không ít người nghĩ tôi là “tay trong” của công an nên thẳng thừng phản ứng. Hiểu được tâm trạng của người nghiện nên tôi không nản lòng, kiên trì tiếp xúc và giải thích. Cuối cùng họ cũng hiểu, lắng nghe những điều tôi nói”.


 


Mỗi tháng, ngoài vận động ba người nghiện tự nguyện xét nghiệm HIV, ông Cường còn đặt chỉ tiêu thu gom 200-300 bơm kim tiêm đã sử dụng. “Trường hợp người nghiện là nữ, lại là gái mại dâm thì tôi tuyên truyền cả hai. Thấy tôi hết lòng với công việc, không ít người tạo điều kiện cho tôi gặp người nghiện để tuyên truyền, vận động xét nghiệm máu, góp phần hạn chế nguy cơ lây lan HIV’ - ông Cường thổ lộ.


 


Thay đổi hành vi


 


BS Quách Văn Thao, Đội Y tế dự phòng thuộc Trung tâm Y tế dự phòng TP Vũng Tàu, nhận định: “Nhiều du khách trong và ngoài nước đến với thành phố du lịch Vũng Tàu để tắm biển, nghỉ ngơi nên gái mại dâm và người nghiện là đối tượng quan tâm của chính quyền. Nếu không quản lý tốt, ngoài nguy cơ lây nhiễm HIV, nạn trộm cướp cũng có thể xảy ra liên quan đến các đối tượng nói trên”.


 


Chính vì vậy, TP Vũng Tàu được chọn thực hiện chương trình “Tiếp cận cộng đồng” với sự tham gia tình nguyện của gần 20 giáo dục viên đồng đẳng. “Tuyên truyền các bệnh lây lan qua đường tình dục và tiêm chích ma tuý, phát bao cao su, thu gom bơm kim tiêm đã sử dụng, vận động gái mại dâm và người nghiện xét nghiệm máu... là những việc làm cụ thể, hiệu quả để kéo giảm thực trạng lây nhiễm HIV tại TP Vũng Tàu” - BS Thao nói.


 


Theo BS Bùi Minh Kha, Giám đốc Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS Bà Rịa-Vũng Tàu, mặc dù chế độ hỗ trợ không cao nhưng do yêu nghề, lực lượng giáo dục viên đồng đẳng luôn hết lòng với công việc. Họ đã giúp gái mại dâm và người nghiện thay đổi hành vi rõ rệt. Thống kê cho thấy những tháng trước có khoảng 86% gái mại dâm sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục thì gần đây tăng 100%. 93% người nghiện sử dụng bơm kim tiêm sạch trong những tháng trước thì gần đây tăng 95%. “Bà Rịa-Vũng Tàu tiếp tục duy trì và triển khai dự án Life-GAP giai đoạn 2012-2017 để cố gắng đưa tỉnh ra khỏi danh sách địa phương có người nhiễm HIV cao trong cả nước” - BS Kha nhấn mạnh.


 




 


 


 


TRẦN NGỌC


(Nguyệt san Pháp Luật TP.HCM số 174)

Các Khu du lịch Tp.Vũng Tàu đông nghẹt du khách


Khu du lịch Biển Đông - Vũng Tàu, thu hút lượng lớn khách du lịch. Nguồn: Internet

Friday, January 27, 2012

Bà Rịa-Vũng Tàu tổ chức lễ xông đất đầu năm mới

Sáng 23/1 (ngày mùng 1 Tết), tại Vũng Tàu
Intourco Resort (số 1A, Thùy Vân, thành phố Vũng Tàu), tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đã
tổ chức Lễ xông đất Tết Nhâm Thìn 2012 với sự tham dự của lãnh đạo tỉnh, lãnh
đạo các doanh nghiệp trên địa bàn và đông đảo người dân, du khách.


Đây là hoạt động đầu tiên nằm trong chuỗi các hoạt động của chương trình
Khai hội Văn hóa du lịch tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu kéo dài đến hết ngày 1/2 (mùng 10
Tết).


Buổi lễ diễn ra trang trọng với nhiều nội dung mang đầy ý nghĩa của một
ngày đầu xuân như múa lân sư rồng, đánh trống khai xuân, dâng hương kính cáo
cùng đất trời, tổ tiên và cầu mong một năm mưa thuận gió hòa, mọi điều tốt đẹp…


Đặc biệt, trong không khí tưng bừng của lễ hội, hoạt động cắt bánh chưng
mời khách (chiếc bánh chưng lớn miền Bắc được tạo hình thành bánh tét phương
Nam) và giới thiệu thưởng thức các món ăn dân tộc của ngày xuân đã rất được mọi
người háo hức tham gia.


Lễ xông đất đầu năm được tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu xây dựng từ năm 2006 đã trở
thành một sự kiện văn hóa của tỉnh và hàng năm, các doanh nghiệp du lịch trên
địa bàn luân phiên đăng cai tổ chức.


Những năm gần đây, tỉnh đã chú trọng xây dựng buổi Lễ quy mô hơn với nhiều
nội dung mang đậm nét bản sắc văn hóa dân tộc, nhằm nâng tầm hoạt động này trở
thành Lễ hội văn hóa của tỉnh.


Du lịch là một ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu và những
năm qua đã được địa phương chú trọng phát triển.


Năm 2011, dù phải đối mặt với
nhiều khó khăn lớn nhưng ngành du lịch của tỉnh đã nỗ lực và gặt hái được những
thành công lớn, đón gần 10 triệu lượt du khách, đạt doanh thu hơn 2.000 tỷ đồng.


Sau 20 năm thành lập tỉnh, bên cạnh ngành công nghiệp dầu khí, công nghiệp
cảng đang phát triển mạnh mẽ, ngành công nghiệp “không khói” của tỉnh cũng đã
hình thành, trở thành một điểm sáng về du lịch của cả nước và năm 2012 đã được
tỉnh xác định là năm tăng tốc phát triển du lịch./.


Đối phó nạn “chặt, chém” ở Vũng Tàu

Đến cuối ngày 27-1 (mùng 5 Tết), theo thống kê của Ban Quản lý Các khu du lịch TP Vũng Tàu, lượng khách đến đây ước tính đông hơn nhiều so với dịp Tết năm rồi.


Theo ông Trần Văn Trường, Giám đốc Ban Quản lý Các khu du lịch TP Vũng Tàu, ước tính trong dịp Tết này, tính đến mùng 5 Tết, có khoảng 203.700 lượt khách đến Vũng Tàu nghỉ ngơi, chơi Tết.


Theo Ban Quản lý Các khu du lịch TP Vũng Tàu, Tết năm nay, giới trẻ đi chơi Tết nhiều hơn những năm trước. Bên cạnh đó, nhiều gia đình cũng tranh thủ kéo nhau về phố biển nghỉ ngơi.


Từ ngày 26-1 (mùng 4 Tết), tại Khu Du lịch Biển Đông diễn ra chương trình biểu diễn diều nghệ thuật, với sự góp mặt của nhiều nghệ nhân trong và ngoài nước thu hút nhiều du khách đến vui chơi, chiêm ngưỡng.



Biểu diễn diều nghệ thuật ở Bãi Sau, TP Vũng Tàu





Nhìn chung, giá dịch vụ tại TP biển này trong dịp Tết Nhâm Thìn bị đẩy lên khá cao. Giá giữ xe máy 10.000 đồng/lượt, nước suối 15.000 - 20.000 đồng/chai. Giá hàng ăn uống, phòng trọ tăng khá cao.


Trước đó, gần đến Tết, UBND TP Vũng Tàu đã tổ chức buổi tọa đàm tìm cách tháo gỡ, giải quyết nạn “chặt, chém” làm ảnh hưởng đến dịch vụ du lịch của địa phương. Tại buổi tọa đàm, bà Trương Thị Hường, Phó Chủ tịch UBND TP Vũng Tàu, cho biết đã lập đội “phản ứng nhanh” để xử lý tình trạng chèn ép du khách, tuy nhiên vẫn chưa thể giải quyết triệt để. “Khi công khai những điểm kinh doanh “chặt, chém” du khách, chính tôi cũng bị dọa trả thù nhưng vẫn phải quyết liệt xử lý”- bà Hường cho biết.

Mời các bạn thử sức với ô số Sudoku 1864 mức độ Khó

Sau khi điền lời giải, cắt ô số rồi gửi theo đường bưu điện về Báo Thanh Niên, Hộp thư 674 Bưu điện Trung tâm Sài Gòn, ngoài bì thư ghi rõ Góc giải trí: Ô số Sudoku kỳ 1864 hoặc toloan@thanhnien.com.vn trước 16 giờ ngày 28.1.2012. Trong bài giải vui lòng ghi rõ họ tên, địa chỉ, địa chỉ e-mail và số điện thoại.


Danh sách 20 bạn đọc có lời giải Sudoku kỳ 1864 chính xác và sớm nhất sẽ được đăng trên Báo Thanh Niên số 36 ra ngày 3.2.2012.


QUY LUẬT:


Điền vào các ô còn trống sao cho mỗi hàng, mỗi cột và mỗi miền đều chứa 9 con số (không lặp lại) từ 1 đến 9.


Giải đáp ô số kỳ 1857


 

 Danh sách 20 bạn đọc có lời giải Sudoku kỳ 1857 chính xác và sớm nhất (không có giải thưởng): 1. Lâm Ngọc Thạch (Campuchia) – 2. Nguyễn Thái Long (TP.HCM) – 3. Trịnh Thanh Thịnh (Bến Tre) – 4. Trịnh Xuân Ấn (Đắk Lắk) – 5. Nguyễn Văn Tiến (Hải Phòng) – 6. Ngô Minh Phương (Bà Rịa Vũng Tàu) – 7. Nguyễn Thanh Lâm (TP.HCM) – 8. Nguyễn Thanh Bình (TP.HCM) – 9. Nguyễn Thị Kim Quyền (Quảng Nam) – 10. Nguyễn Yên Hà (TP.HCM) – 11. Lý Thanh Phong (TP.HCM) – 12. Cao Thanh Linh (Bình Thuận) – 13. Nguyễn Văn Thụy (Vũng Tàu) – 14. Trần Văn Ngọc (TP.HCM) – 15. Hồ Thị Thanh (TP.HCM) – 16. Nguyễn Minh Xoan (Vũng Tàu) – 17. Lưu Đức Chính (Quy Nhơn) – 18. Phạm Quốc Hùng (Vũng Tàu) – 19. Nguyễn Văn Thụy (Vũng Tàu) – 20. Đỗ Đình Gia Hưng (TP.HCM).

Tuổi 16 giết bạn, cướp tài sản



Báo Người Lao Động Điện tử – Tiếng nói của Liên đoàn Lao động TPHCM



Tổng biên tập: Đỗ Danh Phương - Giấy phép xuất bản số 222/GP-BVHTT ngày 07-05-2001
của Bộ Văn hóa – Thông tin
Địa chỉ: 14 Cách Mạng Tháng 8, Quận 1 – TPHCM, Điện thoại: 84-8-3930.6262 / 3930.3270, Fax: 84-8-3930.4707, Email: ng.laodong@nld.com.vn
Bản quyền thuộc về Báo Người Lao Động © 2001 - 2011.

Ghi rõ nguồn www.nld.com.vn khi sử dụng lại thông
tin từ website này.


[Đầu trang]

Thursday, January 26, 2012

Giảm HIV nhờ... Life-GAP

“Triển khai tại tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu từ năm 2004, dự án Dự phòng và chăm sóc HIV/AIDS ở Việt Nam (Life-GAP) do Hoa Kỳ tài trợ đã mang lại hiệu quả rõ rệt. Thời điểm 2002-2003, Bà Rịa-Vũng Tàu đứng thứ ba cả nước về lây nhiễm HIV, đến năm 2010-2011 thì xuống hạng thứ tám. Đặc biệt, chương trình “Tiếp cận cộng đồng” nằm trong dự án Life-GAP góp phần kéo giảm đáng kể thực trạng lây nhiễm căn bệnh quái ác này” - BS Bùi Minh Kha, Giám đốc Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, nhận định.


 


Mưa dầm thấm lâu


 


Lực lượng nồng cốt của chương trình “Tiếp cận cộng đồng” là những giáo dục viên đồng đẳng. Họ đã được tập huấn kiến thức phòng chống HIV/AIDS.


 


Bà Oanh (40 tuổi) tham gia đội ngũ giáo dục viên đồng đẳng đã được ba năm. Công việc hằng ngày của bà là chạy xe ôm nhưng rảnh lúc nào là bà lại tìm gặp gái mại dâm để tuyên truyền phòng tránh các bệnh lây lan qua đường tình dục và phát... bao cao su, dầu bôi trơn, tài liệu truyền thông.


 


Ngay lần đầu tiếp cận gái mại dâm, bà Oanh chưa thể tuyên truyền bệnh HIV mà phải mất nhiều ngày sau. Không ít lần vừa mở miệng, bà đã bị các cô cự nự: “Rảnh rang quá lo chuyện bao đồng! Thân tôi tôi giữ, không cần bà xía vô!”. “Gái mại dâm là đối tượng lây truyền HIV rất cao. Nếu tôi tự ái, không kiên trì tiếp cận và tuyên truyền thì nguy cơ bùng phát HIV dễ xảy ra. “Mưa dầm thấm lâu”, dần dần các cô cũng hiểu được căn bệnh nguy hiểm này và luôn tìm tôi để xin... bao cao su” - bà Oanh nói thêm.



Tiêm chích ma túy là nguyên nhân lây nhiễm HIV cao. Ảnh: TRẦN NGỌC


Là thành viên giáo dục viên đồng đẳng tích cực gần ba năm, chị Hiền (28 tuổi) đặt chỉ tiêu mỗi tháng phải thuyết phục được ba gái mại dâm tình nguyện xét nghiệm máu. “Khuyên các cô xét nghiệm máu không dễ vì họ ngại và sợ người khác biết mình có HIV. Tôi phải lựa lời, giải thích nhiều lần các cô mới chịu. Không ít cô khi biết dương tính HIV đã tìm đến tôi nhờ tư vấn cơ sở điều trị. Những lúc như thế, tôi rất mừng vì đã góp phần ngăn chặn nguy cơ lây nhiễm HIV” - chị Hiền trải lòng.


 


Trong khi giáo dục viên đồng đẳng nữ gặp gái mại dâm tuyên truyền HIV lây lan qua đường tình dục thì giáo dục viên đồng đẳng nam tiếp cận người nghiện để tuyên truyền HIV lây lan qua đường tiêm chích.


 


Ông Cường (57 tuổi) tham gia chương trình “Tiếp cận cộng đồng” tròm trèm bảy năm. Ông kể: “Là tài xế xe ôm, tôi chạy khắp TP Vũng Tàu và biết khá nhiều điểm người nghiện hay tụ tập tiêm chích. Khi rảnh, tôi tìm đến và tuyên truyền bệnh HIV. Không ít người nghĩ tôi là “tay trong” của công an nên thẳng thừng phản ứng. Hiểu được tâm trạng của người nghiện nên tôi không nản lòng, kiên trì tiếp xúc và giải thích. Cuối cùng họ cũng hiểu, lắng nghe những điều tôi nói”.


 


Mỗi tháng, ngoài vận động ba người nghiện tự nguyện xét nghiệm HIV, ông Cường còn đặt chỉ tiêu thu gom 200-300 bơm kim tiêm đã sử dụng. “Trường hợp người nghiện là nữ, lại là gái mại dâm thì tôi tuyên truyền cả hai. Thấy tôi hết lòng với công việc, không ít người tạo điều kiện cho tôi gặp người nghiện để tuyên truyền, vận động xét nghiệm máu, góp phần hạn chế nguy cơ lây lan HIV’ - ông Cường thổ lộ.


 


Thay đổi hành vi


 


BS Quách Văn Thao, Đội Y tế dự phòng thuộc Trung tâm Y tế dự phòng TP Vũng Tàu, nhận định: “Nhiều du khách trong và ngoài nước đến với thành phố du lịch Vũng Tàu để tắm biển, nghỉ ngơi nên gái mại dâm và người nghiện là đối tượng quan tâm của chính quyền. Nếu không quản lý tốt, ngoài nguy cơ lây nhiễm HIV, nạn trộm cướp cũng có thể xảy ra liên quan đến các đối tượng nói trên”.


 


Chính vì vậy, TP Vũng Tàu được chọn thực hiện chương trình “Tiếp cận cộng đồng” với sự tham gia tình nguyện của gần 20 giáo dục viên đồng đẳng. “Tuyên truyền các bệnh lây lan qua đường tình dục và tiêm chích ma túy, phát bao cao su, thu gom bơm kim tiêm đã sử dụng, vận động gái mại dâm và người nghiện xét nghiệm máu... là những việc làm cụ thể, hiệu quả để kéo giảm thực trạng lây nhiễm HIV tại TP Vũng Tàu” - BS Thao nói.


 


Theo BS Bùi Minh Kha, Giám đốc Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS Bà Rịa-Vũng Tàu, mặc dù chế độ hỗ trợ không cao nhưng do yêu nghề, lực lượng giáo dục viên đồng đẳng luôn hết lòng với công việc. Họ đã giúp gái mại dâm và người nghiện thay đổi hành vi rõ rệt. Thống kê cho thấy những tháng trước có khoảng 86% gái mại dâm sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục thì gần đây tăng 100%. 93% người nghiện sử dụng bơm kim tiêm sạch trong những tháng trước thì gần đây tăng 95%. “Bà Rịa-Vũng Tàu tiếp tục duy trì và triển khai dự án Life-GAP giai đoạn 2012-2017 để cố gắng đưa tỉnh ra khỏi danh sách địa phương có người nhiễm HIV cao trong cả nước” - BS Kha nhấn mạnh.


 




 


 


 


TRẦN NGỌC


(Nguyệt san Pháp Luật TP.HCM số 174)

Giảm HIV nhờ... Life-GAP

“Triển khai tại tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu từ năm 2004, dự án Dự phòng và chăm sóc HIV/AIDS ở Việt Nam (Life-GAP) do Hoa Kỳ tài trợ đã mang lại hiệu quả rõ rệt. Thời điểm 2002-2003, Bà Rịa-Vũng Tàu đứng thứ ba cả nước về lây nhiễm HIV, đến năm 2010-2011 thì xuống hạng thứ tám. Đặc biệt, chương trình “Tiếp cận cộng đồng” nằm trong dự án Life-GAP góp phần kéo giảm đáng kể thực trạng lây nhiễm căn bệnh quái ác này” - BS Bùi Minh Kha, Giám đốc Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, nhận định.


 


Mưa dầm thấm lâu


 


Lực lượng nồng cốt của chương trình “Tiếp cận cộng đồng” là những giáo dục viên đồng đẳng. Họ đã được tập huấn kiến thức phòng chống HIV/AIDS.


 


Bà Oanh (40 tuổi) tham gia đội ngũ giáo dục viên đồng đẳng đã được ba năm. Công việc hằng ngày của bà là chạy xe ôm nhưng rảnh lúc nào là bà lại tìm gặp gái mại dâm để tuyên truyền phòng tránh các bệnh lây lan qua đường tình dục và phát... bao cao su, dầu bôi trơn, tài liệu truyền thông.


 


Ngay lần đầu tiếp cận gái mại dâm, bà Oanh chưa thể tuyên truyền bệnh HIV mà phải mất nhiều ngày sau. Không ít lần vừa mở miệng, bà đã bị các cô cự nự: “Rảnh rang quá lo chuyện bao đồng! Thân tôi tôi giữ, không cần bà xía vô!”. “Gái mại dâm là đối tượng lây truyền HIV rất cao. Nếu tôi tự ái, không kiên trì tiếp cận và tuyên truyền thì nguy cơ bùng phát HIV dễ xảy ra. “Mưa dầm thấm lâu”, dần dần các cô cũng hiểu được căn bệnh nguy hiểm này và luôn tìm tôi để xin... bao cao su” - bà Oanh nói thêm.



Tiêm chích ma túy là nguyên nhân lây nhiễm HIV cao. Ảnh: TRẦN NGỌC


Là thành viên giáo dục viên đồng đẳng tích cực gần ba năm, chị Hiền (28 tuổi) đặt chỉ tiêu mỗi tháng phải thuyết phục được ba gái mại dâm tình nguyện xét nghiệm máu. “Khuyên các cô xét nghiệm máu không dễ vì họ ngại và sợ người khác biết mình có HIV. Tôi phải lựa lời, giải thích nhiều lần các cô mới chịu. Không ít cô khi biết dương tính HIV đã tìm đến tôi nhờ tư vấn cơ sở điều trị. Những lúc như thế, tôi rất mừng vì đã góp phần ngăn chặn nguy cơ lây nhiễm HIV” - chị Hiền trải lòng.


 


Trong khi giáo dục viên đồng đẳng nữ gặp gái mại dâm tuyên truyền HIV lây lan qua đường tình dục thì giáo dục viên đồng đẳng nam tiếp cận người nghiện để tuyên truyền HIV lây lan qua đường tiêm chích.


 


Ông Cường (57 tuổi) tham gia chương trình “Tiếp cận cộng đồng” tròm trèm bảy năm. Ông kể: “Là tài xế xe ôm, tôi chạy khắp TP Vũng Tàu và biết khá nhiều điểm người nghiện hay tụ tập tiêm chích. Khi rảnh, tôi tìm đến và tuyên truyền bệnh HIV. Không ít người nghĩ tôi là “tay trong” của công an nên thẳng thừng phản ứng. Hiểu được tâm trạng của người nghiện nên tôi không nản lòng, kiên trì tiếp xúc và giải thích. Cuối cùng họ cũng hiểu, lắng nghe những điều tôi nói”.


 


Mỗi tháng, ngoài vận động ba người nghiện tự nguyện xét nghiệm HIV, ông Cường còn đặt chỉ tiêu thu gom 200-300 bơm kim tiêm đã sử dụng. “Trường hợp người nghiện là nữ, lại là gái mại dâm thì tôi tuyên truyền cả hai. Thấy tôi hết lòng với công việc, không ít người tạo điều kiện cho tôi gặp người nghiện để tuyên truyền, vận động xét nghiệm máu, góp phần hạn chế nguy cơ lây lan HIV’ - ông Cường thổ lộ.


 


Thay đổi hành vi


 


BS Quách Văn Thao, Đội Y tế dự phòng thuộc Trung tâm Y tế dự phòng TP Vũng Tàu, nhận định: “Nhiều du khách trong và ngoài nước đến với thành phố du lịch Vũng Tàu để tắm biển, nghỉ ngơi nên gái mại dâm và người nghiện là đối tượng quan tâm của chính quyền. Nếu không quản lý tốt, ngoài nguy cơ lây nhiễm HIV, nạn trộm cướp cũng có thể xảy ra liên quan đến các đối tượng nói trên”.


 


Chính vì vậy, TP Vũng Tàu được chọn thực hiện chương trình “Tiếp cận cộng đồng” với sự tham gia tình nguyện của gần 20 giáo dục viên đồng đẳng. “Tuyên truyền các bệnh lây lan qua đường tình dục và tiêm chích ma túy, phát bao cao su, thu gom bơm kim tiêm đã sử dụng, vận động gái mại dâm và người nghiện xét nghiệm máu... là những việc làm cụ thể, hiệu quả để kéo giảm thực trạng lây nhiễm HIV tại TP Vũng Tàu” - BS Thao nói.


 


Theo BS Bùi Minh Kha, Giám đốc Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS Bà Rịa-Vũng Tàu, mặc dù chế độ hỗ trợ không cao nhưng do yêu nghề, lực lượng giáo dục viên đồng đẳng luôn hết lòng với công việc. Họ đã giúp gái mại dâm và người nghiện thay đổi hành vi rõ rệt. Thống kê cho thấy những tháng trước có khoảng 86% gái mại dâm sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục thì gần đây tăng 100%. 93% người nghiện sử dụng bơm kim tiêm sạch trong những tháng trước thì gần đây tăng 95%. “Bà Rịa-Vũng Tàu tiếp tục duy trì và triển khai dự án Life-GAP giai đoạn 2012-2017 để cố gắng đưa tỉnh ra khỏi danh sách địa phương có người nhiễm HIV cao trong cả nước” - BS Kha nhấn mạnh.


 




 


 


 


TRẦN NGỌC


(Nguyệt san Pháp Luật TP.HCM số 174)

Sau 8 tháng, Cục Hàng hải vẫn chưa hồi âm vụ tố cáo tại Cảng vụ Vũng Tàu




Báo Điện tử Dân trí vừa nhận được công văn số 1446/CHHVN-TTHH ngày 1/7/2011 của Cục Hàng hải Việt Nam (Bộ Giao thông Vận tải) cho biết:


Ngày 30/6/2011, Cục Hàng hải Việt Nam nhận được công văn số 29/BBĐ-2011 ngày 28/6/2011 của Báo Điện tử Dân trí về việc chuyển đơn thư của công dân. Sau khi nghiên cứu nội dung trong đơn Cục Hàng hải Việt Nam nhận thấy: Căn cứ vào chức năng nhiệm vụ được giao và các quy định của pháp luật về giải quyết khiếu nại, tố cáo, thì trách nhiệm xem xét, xử lý đơn thư trên thuộc thẩm quyền của Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam.


Cục Hàng hải Việt Nam sẽ xem xét, giải quyết theo quy định của pháp luật và sẽ thông báo kết quả giải quyết đến Báo Điện tử Dân trí được biết.


Tuy nhiên, đến nay đã 8 tháng trôi qua, tòa soạn Báo Dân trí vẫn chưa nhận được hồi âm từ Cục Hàng hải Việt Nam liên quan đến vụ việc trên. Đề nghị Cục Hàng hải Việt Nam sớm có thông báo kết quả giải quyết vụ việc để tòa soạn trả lời bạn đọc theo quy định của Luật Khiếu nại, tố cáo và Luật Báo chí.


BáoDân trí sẽ tiếp tục thông tin về vụ việc trên.


Vũ Văn Tiến


 

Nơi cập bến của những con tàu lớn

Ðây là "siêu tàu" công-ten-nơ lớn nhất từ trước đến nay cập cảng nước ta, đánh dấu một "kỷ nguyên mới" trong tiến trình phát triển của ngành hàng hải Việt Nam và của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Bí thư Tỉnh ủy Bà Rịa - Vũng Tàu Nguyễn Tuấn Minh tâm sự: Trước đây, sự phát triển kinh tế của Bà Rịa - Vũng Tàu luôn gắn chặt với sự phát triển của ngành dầu khí. Nhiều lợi thế về kinh tế biển chưa được tỉnh quan tâm khai thác một cách hiệu quả, trong đó có hệ thống cảng nước sâu tại khu vực Thị Vải-Cái Mép. Với mục tiêu xây dựng Bà Rịa - Vũng Tàu thành tỉnh công nghiệp và cảng biển theo hướng hiện đại vào năm 2015, Bà Rịa - Vũng Tàu đã và đang tập trung mọi nguồn lực đầu tư xây dựng hệ thống cảng nước sâu, biến nơi đây trở thành điểm đến an toàn cho những con tàu lớn.

Ðến nay, trên địa bàn Bà Rịa - Vũng Tàu đã có 24 trong tổng số 52 cảng được phê duyệt đã đi vào hoạt động, với công suất thông qua đạt gần 10 triệu TEU/năm. Sự ra đời của hệ thống cảng nước sâu cùng với sự hình thành các tuyến vận tải hàng hóa trực tiếp đi châu Âu, bờ Ðông và bờ Tây nước Mỹ, tiết kiệm nhiều thời gian và tiền bạc, đã biến vùng biển Bà Rịa - Vũng Tàu trở thành sự lựa chọn hấp dẫn của nhiều hãng tàu lớn, như: Maersk, Mol, CMA-CGM, NYK, liên minh Grand Alliance, liên minh CKYH (gồm các hãng tàu Coscon, "K" Line, Yang Ming, Hanjin)... Riêng trong hai năm 2010-2011, Bà Rịa - Vũng Tàu đã đón hàng trăm lượt tàu trọng tải lớn, trong đó có không ít "siêu tàu" tới hơn 100 nghìn tấn, như tàu Albert Maersk, quốc tịch Ðan Mạch, dài 352,25 m, trọng tải 109 nghìn tấn, cập cảng SP-PSA; tàu Hanjin Germany 001 W/E, trọng tải toàn phần gần 123 nghìn tấn, cập cảng nước sâu Tân Cảng - Cái Mép...

Theo quy hoạch phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, cụm cảng Bà Rịa - Vũng Tàu, thuộc nhóm cảng biển số 5, là cụm cảng tổng hợp quốc gia, cửa ngõ quốc tế cho hàng tổng hợp, tàu công-ten-nơ 100 nghìn tấn, có khả năng thông qua hàng chục triệu tấn hàng hóa/năm. Mới đây, tại buổi làm việc với tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp tục lưu ý địa phương cần khai thác hiệu quả hệ thống cảng biển gắn với phát triển dịch vụ logistics. Mặc dù đang trong giai đoạn đầu của quá trình đầu tư hạ tầng cảng, nhưng theo Chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu Trần Minh Sanh, kinh tế cảng đã thật sự phát huy và khẳng định vai trò quan trọng trong việc duy trì và thúc đẩy tốc độ tăng trưởng kinh tế của địa phương.

Hai mươi năm qua, một chặng đường không dài nhưng đủ để Ðảng bộ, chính quyền, quân và dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu thể hiện quyết tâm và ý chí trong việc biến tiềm năng, thế mạnh của địa phương thành hiện thực. Vóc dáng một đô thị công nghiệp hiện đại đã hình thành, tiêu chí một trung tâm cảng nước sâu dần hiện hữu. Ðể tới đây, trên bản đồ hàng hải thế giới, cái tên Bà Rịa - Vũng Tàu sẽ nổi lên như một điểm đến đầy tiềm năng, nơi cập bến an toàn cho những con tàu trọng tải lớn của những hãng tàu nổi tiếng trên thế giới.

Wednesday, January 25, 2012

Sau 8 tháng, Cục Hàng hải vẫn chưa hồi âm vụ tố cáo tại Cảng vụ ...




Báo Điện tử Dân trí vừa nhận được công văn số 1446/CHHVN-TTHH ngày 1/7/2011 của Cục Hàng hải Việt Nam (Bộ Giao thông Vận tải) cho biết:


Ngày 30/6/2011, Cục Hàng hải Việt Nam nhận được công văn số 29/BBĐ-2011 ngày 28/6/2011 của Báo Điện tử Dân trí về việc chuyển đơn thư của công dân. Sau khi nghiên cứu nội dung trong đơn Cục Hàng hải Việt Nam nhận thấy: Căn cứ vào chức năng nhiệm vụ được giao và các quy định của pháp luật về giải quyết khiếu nại, tố cáo, thì trách nhiệm xem xét, xử lý đơn thư trên thuộc thẩm quyền của Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam.


Cục Hàng hải Việt Nam sẽ xem xét, giải quyết theo quy định của pháp luật và sẽ thông báo kết quả giải quyết đến Báo Điện tử Dân trí được biết.


Tuy nhiên, đến nay đã 8 tháng trôi qua, tòa soạn Báo Dân trí vẫn chưa nhận được hồi âm từ Cục Hàng hải Việt Nam liên quan đến vụ việc trên. Đề nghị Cục Hàng hải Việt Nam sớm có thông báo kết quả giải quyết vụ việc để tòa soạn trả lời bạn đọc theo quy định của Luật Khiếu nại, tố cáo và Luật Báo chí.


BáoDân trí sẽ tiếp tục thông tin về vụ việc trên.


Vũ Văn Tiến


 

Hợp tác đánh cá với Indonesia

Cơ quan chức năng tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu (BR-VT) đang xúc tiến với chính quyền Indonesia để đưa ngư dân sang nước này đánh bắt thủy sản hợp pháp.


Trong buổi gặp mặt đầu năm với cơ quan chức năng tỉnh BR-VT, ông Bambang Tarsanto.S, Tổng lãnh sự Indonesia tại TP.HCM cho biết, Chính phủ VN và Indonesia đã ký kết bản ghi nhớ về sự hợp tác Biển và Nghề cá vào tháng 10.2010. Giữa hai nước đã tiến hành 4 vòng đàm phán trong việc phân định vùng đặc quyền kinh tế và đang nỗ lực để sớm hoàn thành việc này.



 
Hợp tác Biển và Nghề cá giữa VN với Indonesia đang mở ra ngư trường mới cho ngư dân tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu - Ảnh: Nguyễn Long



Trong năm 2011, đã có các đoàn đến VN để trao đổi về hợp tác nghề cá giữa tỉnh Kiên Giang và tỉnh Tây Kalimantan (Indonesia). Đối với BR-VT, bà con ngư dân cũng đã  tiếp xúc với phía đối tác để tìm hiểu về cơ hội làm ăn mới. Công ty PT. Bonni Gracia là doanh nghiệp có nhiều năm kinh nghiệm làm ăn trong lĩnh vực khai thác, nuôi trồng và chế biến thủy sản được chính phủ Indonesia cho phép trực tiếp đứng ra làm đối tác hợp tác đánh bắt hải sản với ngư dân VN.






Ngư dân chỉ nên ký kết hợp tác với các công ty làm ăn minh bạch, đã được chính phủ Indonesia và Đại sứ quán VN giới thiệu để tránh xảy ra những rắc rối, gây thiệt hại về tài sản của mình


 





Ông Lê Tuấn Quốc, Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh BR-VT





"Trong giai đoạn đầu, hai bên sẽ hợp tác trên lĩnh vực đánh bắt và tiêu thụ sản phẩm. Phía đối tác Indonesia chịu trách nhiệm thực hiện các thủ tục xin Chính phủ cấp phép khai thác cho tàu cá VN đánh bắt trên vùng biển đặc quyền kinh tế của Indonesia. Khu vực ngư trường tàu cá VN có thể khai thác trên hải phận Indonesia từ vĩ độ 3 trở ra và từ kinh độ 1050 - 1100. Theo đó, chi phí cho việc xin giấy phép khai thác là 40.000 USD/giấy phép, có hiệu lực trong vòng 12 tháng. Sản lượng chia theo tỷ lệ 50:50 giữa ngư dân VN và Công ty PT. Bonni Gracia. Để thuận lợi cho việc đánh bắt và chủ động giao dịch với cơ quan chức năng Indonesia, mỗi tàu cá VN phải thuê 3 thuyền viên người Indonesia cùng làm việc trên tàu", ông Bambang Tarsanto.S cho biết.


Trước thông tin này, nhiều ngư dân rất phấn khởi vì đây là ngư trường giàu tiềm năng và sản lượng hải sản rất phong phú. Tuy nhiên, cũng không ít ngư dân vẫn còn lo lắng vì những phát sinh trong quá trình đánh bắt trên vùng biển của nước bạn, như lo bị hải quân và cảnh sát biển của Indonesia bắt giữ.


Về vấn đề này, phía Indonesia cho biết, tàu cá VN khi đã được cấp phép hoạt động trên lãnh hải của Indonesia sẽ treo cờ của Indonesia, nên sẽ không bị hải quân và cảnh sát biển bắt. “Khi bị hải quân và cảnh sát biển kiểm tra, thì lúc này các thuyền viên người Indonesia trên tàu chịu trách nhiệm giao tiếp. Nếu tàu cá vi phạm luật lệ, hoặc gặp rắc rối không tự giải quyết được, thì sẽ được Chính phủ can thiệp”, giáo sư Johannes - Đại học Hàng hải và Nghề cá Indonesia hướng dẫn. 



Chủ tịch Hội Nghề cá tỉnh BR-VT, ông Lê Văn Kháng nói: “Việc hợp tác đánh bắt nếu được thực hiện thì đây là một cơ hội lớn cho các ngư dân. Ở Indonesia có nhiều hòn đảo lớn, nhỏ nên sản lượng hải sản rất dồi dào”.


Tuy nhiên, ông Kháng cũng đặt ra nhiều băn khoăn, ở VN, khi tàu cá gặp nạn sẽ được chính quyền địa phương hỗ trợ về công tác tìm kiếm cứu nạn và khắc phục hậu quả, trong khi đó chưa biết chính sách bên Indonesia như thế nào. Vấn đề tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ hậu cần, giá cả hàng hóa, chi phí phát sinh trong quá trình đánh bắt hải sản ở Indonesia cũng cần được tính toán kỹ trước khi đưa tàu cá sang nước bạn.


Trao đổi với Thanh Niên, ông Lê Tuấn Quốc, Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh BR-VT cho biết sẽ giúp bà con ngư dân nắm bắt thêm những kiến thức về phương thức hợp tác, thể chế, quy định của Indonesia trên lĩnh vực khai thác hải sản và hướng dẫn bà con các thủ tục đăng ký chính thức.


"Ngư dân chỉ nên ký kết hợp tác với các công ty làm ăn minh bạch, đã được chính phủ Indonesia và Đại sứ quán VN giới thiệu để tránh xảy ra những rắc rối, gây thiệt hại về tài sản của mình", ông Quốc nói. 




Ra khơi đánh bắt xa bờ


Hôm qua, tại nhiều cửa biển ở các tỉnh miền Trung, ngư dân đã bắt đầu tất bật cho một mùa đánh bắt mới.


Tại cửa biển Sa Huỳnh (xã Phổ Thạnh, H.Đức Phổ) - một trong bốn cửa biển lớn nhất của tỉnh Quảng Ngãi, từ sáng sớm hàng ngàn ngư dân ở các làng chài đã tập trung về địa điểm diễn ra lễ hội ra quân nghề cá 2012 để chứng kiến thời khắc xuất hành của hàng trăm tàu cá. Theo ông Nguyễn Duy Trinh, Phó chủ tịch UBND xã Phổ Thạnh, kinh tế biển là ngành kinh tế mũi nhọn của địa phương với hơn 90% dân số sống dựa vào biển.


Chính vì thế, ngư dân Sa Huỳnh đều hiểu rằng để làm giàu từ biển thì không thể quẩn quanh mãi vùng biển ven bờ mà phải đóng tàu có công suất lớn mới đủ sức vươn ra biển xa, bám biển dài ngày đồng thời chuyển đổi nghề vây rút chì khai thác kém hiệu quả sang nghề kéo lưới đôi. Do vậy, mỗi năm ngư dân đầu tư gần cả trăm tỉ đồng để đóng mới và cải hoán tàu thuyền. Chỉ riêng trong năm 2011, cả xã đã tăng thêm hơn 100 tàu đánh cá mới, nâng tổng số tàu thuyền lên 863 chiếc với tổng công suất trên 125.300 CV, trong đó có hơn một nửa là tàu đánh bắt xa bờ.


Hiển Cừ



Nguyễn Long

Xuân muộn trên dòng Thị Vải



Báo Người Lao Động Điện tử – Tiếng nói của Liên đoàn Lao động TPHCM



Tổng biên tập: Đỗ Danh Phương - Giấy phép xuất bản số 222/GP-BVHTT ngày 07-05-2001
của Bộ Văn hóa – Thông tin
Địa chỉ: 14 Cách Mạng Tháng 8, Quận 1 – TPHCM, Điện thoại: 84-8-3930.6262 / 3930.3270, Fax: 84-8-3930.4707, Email: ng.laodong@nld.com.vn
Bản quyền thuộc về Báo Người Lao Động © 2001 - 2011.

Ghi rõ nguồn www.nld.com.vn khi sử dụng lại thông
tin từ website này.


[Đầu trang]

Về Vũng Tàu xem bắn súng thần công


You have attempted to access this site with an invalid User Agent.


If you think this is a mistake you can contact the site webmaster at webmaster(at)xaluan(dot)com.


Be SURE to include the following information in any email!
User Agent: none
Remote Address: 12.158.188.36
Client IP: none
Forwarded For: 12.158.188.36

Tuesday, January 24, 2012

Đâm chết người vì "ảo thuật"

Theo điều tra của Công an huyện Châu Đức, vào thời điểm trên, Nguyễn Chung Tình (21 tuổi) cùng Đỗ Văn Hiếu (18 tuổi); Đinh Ngọc Duy (19 tuổi); Đinh Văn Cảnh (17 tuổi); Nguyễn Thế Minh (20 tuổi), cùng trú ấp Suối Lúp, xã Bình Ba, huyện Châu Đức, đến thị trấn Ngãi Giao chơi. Khi đang ngồi tại công viên thì gặp hai thanh niên là Trương Thanh Tú (18 tuổi, trú thôn Suối Nghệ, xã Suối Nghệ) và Nguyễn Duy Bằng (19 tuổi, tạm trú thôn Quảng Tây, xã Nghĩa Thành).


Quen biết nhau từ trước nên họ cùng ngồi nói chuyện. Lúc này, Tình trổ tài ảo thuật với bộ bài Tây, nhưng chỉ sau vài "chiêu" thì nhóm của Tú không hài lòng nên xảy ra đánh nhau. Trong lúc ẩu đả, Tú rút dao bấm thủ sẵn trong người đâm nhiều nhát vào người Tình. Tình cố gượng bỏ chạy, song chỉ được khoảng 10m thì té ngã, rồi tử vong.


Đâm chết người vì ảo thuật, An ninh - Hình sự, dam chet nguoi, danh nhau, tro ao thuat, bai tay, bao, tin tuc, tin hot, tin hay


Nhóm thanh niên đâm chém nhau chỉ vì trò ảo thuật (Ảnh minh họa)


Lúc này, Tú quay sang đâm Hiếu vào hông trái. Hiếu lấy xe bỏ chạy về nhà. Khi đang chạy trên quốc lộ 56 đến địa phận thuộc xã Bình Ba thì bị ngất và ngã xuống đường. Hiếu được người dân đưa đi cấp cứu tại bệnh viện Bà Rịa và được mổ cấp cứu do bị vết dao xuyên phổi. Hiện, Hiếu tạm thời qua cơn nguy kịch.


Công an huyện Châu Đức đã phối hợp với phòng PC45 Công an tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu bắt Trương Thanh Tú khi đang lẩn trốn tại nhà của bố mẹ tại xã Suối Nghệ. Các đối tượng liên quan cũng đã được triệu tập. Hiện toàn bộ vụ việc được chuyển cho Công an tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu tiếp tục điều tra làm rõ.

Bà Rịa-Vũng Tàu tổ chức Lễ xông đất đầu năm

Sáng 23/1 (ngày mùng 1 Tết), tại Vũng Tàu
Intourco Resort (số 1A, Thùy Vân, thành phố Vũng Tàu), tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đã
tổ chức Lễ xông đất Tết Nhâm Thìn 2012 với sự tham dự của lãnh đạo tỉnh, lãnh
đạo các doanh nghiệp trên địa bàn và đông đảo người dân, du khách.


Đây là hoạt động đầu tiên nằm trong chuỗi các hoạt động của chương trình
Khai hội Văn hóa du lịch tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu kéo dài đến hết ngày 1/2 (mùng 10
Tết).


Buổi lễ diễn ra trang trọng với nhiều nội dung mang đầy ý nghĩa của một
ngày đầu xuân như múa lân sư rồng, đánh trống khai xuân, dâng hương kính cáo
cùng đất trời, tổ tiên và cầu mong một năm mưa thuận gió hòa, mọi điều tốt đẹp…


Đặc biệt, trong không khí tưng bừng của lễ hội, hoạt động cắt bánh chưng
mời khách (chiếc bánh chưng lớn miền Bắc được tạo hình thành bánh tét phương
Nam) và giới thiệu thưởng thức các món ăn dân tộc của ngày xuân đã rất được mọi
người háo hức tham gia.


Lễ xông đất đầu năm được tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu xây dựng từ năm 2006 đã trở
thành một sự kiện văn hóa của tỉnh và hàng năm, các doanh nghiệp du lịch trên
địa bàn luân phiên đăng cai tổ chức.


Những năm gần đây, tỉnh đã chú trọng xây dựng buổi Lễ quy mô hơn với nhiều
nội dung mang đậm nét bản sắc văn hóa dân tộc, nhằm nâng tầm hoạt động này trở
thành Lễ hội văn hóa của tỉnh.


Du lịch là một ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu và những
năm qua đã được địa phương chú trọng phát triển.


Năm 2011, dù phải đối mặt với
nhiều khó khăn lớn nhưng ngành du lịch của tỉnh đã nỗ lực và gặt hái được những
thành công lớn, đón gần 10 triệu lượt du khách, đạt doanh thu hơn 2.000 tỷ đồng.


Sau 20 năm thành lập tỉnh, bên cạnh ngành công nghiệp dầu khí, công nghiệp
cảng đang phát triển mạnh mẽ, ngành công nghiệp “không khói” của tỉnh cũng đã
hình thành, trở thành một điểm sáng về du lịch của cả nước và năm 2012 đã được
tỉnh xác định là năm tăng tốc phát triển du lịch./.


Monday, January 23, 2012

Bà Rịa-Vũng Tàu tổ chức Lễ xông đất đầu năm

Sáng 23/1 (ngày mùng 1 Tết), tại Vũng Tàu
Intourco Resort (số 1A, Thùy Vân, thành phố Vũng Tàu), tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đã
tổ chức Lễ xông đất Tết Nhâm Thìn 2012 với sự tham dự của lãnh đạo tỉnh, lãnh
đạo các doanh nghiệp trên địa bàn và đông đảo người dân, du khách.


Đây là hoạt động đầu tiên nằm trong chuỗi các hoạt động của chương trình
Khai hội Văn hóa du lịch tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu kéo dài đến hết ngày 1/2 (mùng 10
Tết).


Buổi lễ diễn ra trang trọng với nhiều nội dung mang đầy ý nghĩa của một
ngày đầu xuân như múa lân sư rồng, đánh trống khai xuân, dâng hương kính cáo
cùng đất trời, tổ tiên và cầu mong một năm mưa thuận gió hòa, mọi điều tốt đẹp…


Đặc biệt, trong không khí tưng bừng của lễ hội, hoạt động cắt bánh chưng
mời khách (chiếc bánh chưng lớn miền Bắc được tạo hình thành bánh tét phương
Nam) và giới thiệu thưởng thức các món ăn dân tộc của ngày xuân đã rất được mọi
người háo hức tham gia.


Lễ xông đất đầu năm được tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu xây dựng từ năm 2006 đã trở
thành một sự kiện văn hóa của tỉnh và hàng năm, các doanh nghiệp du lịch trên
địa bàn luân phiên đăng cai tổ chức.


Những năm gần đây, tỉnh đã chú trọng xây dựng buổi Lễ quy mô hơn với nhiều
nội dung mang đậm nét bản sắc văn hóa dân tộc, nhằm nâng tầm hoạt động này trở
thành Lễ hội văn hóa của tỉnh.


Du lịch là một ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu và những
năm qua đã được địa phương chú trọng phát triển.


Năm 2011, dù phải đối mặt với
nhiều khó khăn lớn nhưng ngành du lịch của tỉnh đã nỗ lực và gặt hái được những
thành công lớn, đón gần 10 triệu lượt du khách, đạt doanh thu hơn 2.000 tỷ đồng.


Sau 20 năm thành lập tỉnh, bên cạnh ngành công nghiệp dầu khí, công nghiệp
cảng đang phát triển mạnh mẽ, ngành công nghiệp “không khói” của tỉnh cũng đã
hình thành, trở thành một điểm sáng về du lịch của cả nước và năm 2012 đã được
tỉnh xác định là năm tăng tốc phát triển du lịch./.


Bà Rịa-Vũng Tàu tổ chức lễ xông đất đầu năm mới

Sáng 23/1 (ngày mùng 1 Tết), tại Vũng Tàu
Intourco Resort (số 1A, Thùy Vân, thành phố Vũng Tàu), tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đã
tổ chức Lễ xông đất Tết Nhâm Thìn 2012 với sự tham dự của lãnh đạo tỉnh, lãnh
đạo các doanh nghiệp trên địa bàn và đông đảo người dân, du khách.


Đây là hoạt động đầu tiên nằm trong chuỗi các hoạt động của chương trình
Khai hội Văn hóa du lịch tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu kéo dài đến hết ngày 1/2 (mùng 10
Tết).


Buổi lễ diễn ra trang trọng với nhiều nội dung mang đầy ý nghĩa của một
ngày đầu xuân như múa lân sư rồng, đánh trống khai xuân, dâng hương kính cáo
cùng đất trời, tổ tiên và cầu mong một năm mưa thuận gió hòa, mọi điều tốt đẹp…


Đặc biệt, trong không khí tưng bừng của lễ hội, hoạt động cắt bánh chưng
mời khách (chiếc bánh chưng lớn miền Bắc được tạo hình thành bánh tét phương
Nam) và giới thiệu thưởng thức các món ăn dân tộc của ngày xuân đã rất được mọi
người háo hức tham gia.


Lễ xông đất đầu năm được tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu xây dựng từ năm 2006 đã trở
thành một sự kiện văn hóa của tỉnh và hàng năm, các doanh nghiệp du lịch trên
địa bàn luân phiên đăng cai tổ chức.


Những năm gần đây, tỉnh đã chú trọng xây dựng buổi Lễ quy mô hơn với nhiều
nội dung mang đậm nét bản sắc văn hóa dân tộc, nhằm nâng tầm hoạt động này trở
thành Lễ hội văn hóa của tỉnh.


Du lịch là một ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu và những
năm qua đã được địa phương chú trọng phát triển.


Năm 2011, dù phải đối mặt với
nhiều khó khăn lớn nhưng ngành du lịch của tỉnh đã nỗ lực và gặt hái được những
thành công lớn, đón gần 10 triệu lượt du khách, đạt doanh thu hơn 2.000 tỷ đồng.


Sau 20 năm thành lập tỉnh, bên cạnh ngành công nghiệp dầu khí, công nghiệp
cảng đang phát triển mạnh mẽ, ngành công nghiệp “không khói” của tỉnh cũng đã
hình thành, trở thành một điểm sáng về du lịch của cả nước và năm 2012 đã được
tỉnh xác định là năm tăng tốc phát triển du lịch./.


Hai chàng đo đáy biển

Hai chàng đo đáy biển


TT - Họ là những kỹ sư trẻ đang âm thầm lặn hụp giữa Trường Sa ngay trong mùa dông bão 2011. Những số liệu đo đạc từ tay họ sẽ là cơ sở dữ liệu quý giá để tu bổ thành trì Tổ quốc giữa biển khơi muôn trùng sóng gió.


Hai chàng kỹ sư “độc thân vui tính” cùng tên Trung.



Hai kỹ sư Thành Trung và Quang Trung lặn ngụp làm việc tại Đá Tây

Biển tô quầng mắt


Tàu Trường Sa 21, lữ đoàn 125 xuất phát từ hải đoàn 129 (TP Vũng Tàu, Bà Rịa - Vũng Tàu) thẳng tiến đến đảo Đá Tây - Trường Sa. Sau hai ngày hai đêm vượt sóng cấp 6, cấp 7 giật cấp 8, tàu thả neo an toàn trong lòng hồ Đá Tây.


Chuyến xuồng đầu tiên đưa kỹ sư Đại Quang Trung và kỹ sư Đỗ Thành Trung cập đảo với lỉnh kỉnh máy móc, thước đo, thước ngắm, bản vẽ, hải đồ cùng máy tính, máy định vị… Chưa ngớt vật vã vì cơn say sóng, Trung “nhỏ”, tên thân thương mà anh em công binh dành cho kỹ sư Đại Quang Trung, cởi áo xắn quần, cầm thước đo lao thẳng xuống nước. Những con sóng dập dềnh đánh bật người qua trái rồi nghiêng phải. Kẹp thước đo dài hơn 4m khá nặng, bơi trong điều kiện ngược sóng, phải mất gần mười phút Trung “nhỏ” mới tiếp cận được vị trí.


Trong khi đó, kỹ sư Đỗ Thành Trung không rời mắt khỏi ống ngắm để định vị rồi ra hiệu cho Trung “nhỏ” kê thước đúng tọa độ. Hết bơi sang trái rồi bơi sang phải, hết chống thước nơi này lại cắm sang nơi khác, liên tục lặn hụp trong sóng nước, phải mất hơn một giờ sau lúc trời nhá nhem tối Trung “nhỏ” mới bơi vào bờ. Nằm thở hổn hển ngay bên ghềnh đá dưới chân đảo, đôi môi tím tái tê lạnh, Trung “nhỏ” chia sẻ: “Gần tám năm lặn hụp nên quen rồi anh ơi!”.


Sáng sớm hôm sau, cơn mưa dông cùng những con sóng bạc đầu rung chuyển cả lòng hồ. Trên chiếc xuồng CQ chòng chành, hai chàng kỹ sư lại xắn tay áo lao vào công việc. Hàng loạt thước đo, máy dò tìm, bản đồ, hải đồ và bản ghi mực thủy triều được mang ra tác nghiệp. Kỹ sư Đỗ Thành Trung tâm sự: “Tu bổ các công trình trên biển không như đất liền mọi thứ đã định sẵn và xoay xở nhanh. Ở Trường Sa nếu tính toán không chắc sẽ gây lãng phí rất lớn. Mọi thứ mang ra đây đều vất vả và tốn kém”. Họ tranh thủ làm ngày làm đêm. Ngày thì lặn hụp, đêm chúi đầu vào máy tính vẽ lại toàn bộ thông số đo đạc trong ngày. Để lúc có sóng điện thoại mọi thông tin phải mail gấp về đơn vị để trao đổi trực tuyến. Gần một tháng trên đảo với những đêm thức trắng kéo dài, hai chàng kỹ sư với ánh mắt xác xơ, tô đen thâm quầng.


Tổ quốc trên hết



Ở trần, quần đùi, tay vác thước, kỹ sư Quang Trung làm việc tại biển Trường Sa - Ảnh: TẤN VŨ

Công việc đo đếm, khảo sát thi công liên tục tại Trường Sa khiến chàng kỹ sư 28 tuổi này nhiều lần gác lại tình duyên. “Em và bố mẹ đã dự tính cuối năm 2011 cưới vợ. Nhưng vừa từ An Bang về một tuần thì nhận nhiệm vụ mới nên chuyện cưới xin đành hẹn lại. Tất cả vì Trường Sa thân yêu” - Trung tâm sự. Tết này Trung “nhỏ” cùng với đơn vị ăn tết tại Trường Sa. Cũng như những lần ăn tết nơi đảo xa khác, lịch trình của các chàng trai trong các ngày nghỉ là cùng đơn vị gói bánh chưng, câu cá biển và nghe thời sự nơi đất liền. “Ngày thường có công việc thời gian qua nhanh nhưng ngày Tết thì mọi thứ thật dài. Có anh em và đơn vị nên nỗi nhớ nhà chóng qua” – Trung thổ lộ.


Nếu Trung “nhỏ” đã chọn cho mình con đường gắn với biển đảo từ sớm thì Trường Sa đến với kỹ sư Đỗ Thành Trung khá tình cờ. Sinh ra trên đất cảng Hải Phòng, tốt nghiệp đại học chuyên ngành xây dựng dân dụng, nhưng rồi Trung trở thành người của biển lúc nào không hay. Hết Bạch Long Vỹ đến Trường Sa, tháng năm quần quật trôi đến nay đã 35 tuổi nhưng nói chuyện vợ con, Trung cười: “Đi mãi, ai thích. Đến đâu hay đó vậy! Qua Tết rồi tính. Nếu ai cũng tính cho riêng mình thì ai đến với Trường Sa”.  


TẤN VŨ

Bà Rịa-Vũng Tàu tổ chức Lễ xông đất đầu năm

Sáng 23/1 (ngày mùng 1 Tết), tại Vũng Tàu
Intourco Resort (số 1A, Thùy Vân, thành phố Vũng Tàu), tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đã
tổ chức Lễ xông đất Tết Nhâm Thìn 2012 với sự tham dự của lãnh đạo tỉnh, lãnh
đạo các doanh nghiệp trên địa bàn và đông đảo người dân, du khách.


Đây là hoạt động đầu tiên nằm trong chuỗi các hoạt động của chương trình
Khai hội Văn hóa du lịch tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu kéo dài đến hết ngày 1/2 (mùng 10
Tết).


Buổi lễ diễn ra trang trọng với nhiều nội dung mang đầy ý nghĩa của một
ngày đầu xuân như múa lân sư rồng, đánh trống khai xuân, dâng hương kính cáo
cùng đất trời, tổ tiên và cầu mong một năm mưa thuận gió hòa, mọi điều tốt đẹp…


Đặc biệt, trong không khí tưng bừng của lễ hội, hoạt động cắt bánh chưng
mời khách (chiếc bánh chưng lớn miền Bắc được tạo hình thành bánh tét phương
Nam) và giới thiệu thưởng thức các món ăn dân tộc của ngày xuân đã rất được mọi
người háo hức tham gia.


Lễ xông đất đầu năm được tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu xây dựng từ năm 2006 đã trở
thành một sự kiện văn hóa của tỉnh và hàng năm, các doanh nghiệp du lịch trên
địa bàn luân phiên đăng cai tổ chức.


Những năm gần đây, tỉnh đã chú trọng xây dựng buổi Lễ quy mô hơn với nhiều
nội dung mang đậm nét bản sắc văn hóa dân tộc, nhằm nâng tầm hoạt động này trở
thành Lễ hội văn hóa của tỉnh.


Du lịch là một ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu và những
năm qua đã được địa phương chú trọng phát triển.


Năm 2011, dù phải đối mặt với
nhiều khó khăn lớn nhưng ngành du lịch của tỉnh đã nỗ lực và gặt hái được những
thành công lớn, đón gần 10 triệu lượt du khách, đạt doanh thu hơn 2.000 tỷ đồng.


Sau 20 năm thành lập tỉnh, bên cạnh ngành công nghiệp dầu khí, công nghiệp
cảng đang phát triển mạnh mẽ, ngành công nghiệp “không khói” của tỉnh cũng đã
hình thành, trở thành một điểm sáng về du lịch của cả nước và năm 2012 đã được
tỉnh xác định là năm tăng tốc phát triển du lịch./.


Hai chàng đo đáy biển

Hai chàng đo đáy biển


TT - Họ là những kỹ sư trẻ đang âm thầm lặn hụp giữa Trường Sa ngay trong mùa dông bão 2011. Những số liệu đo đạc từ tay họ sẽ là cơ sở dữ liệu quý giá để tu bổ thành trì Tổ quốc giữa biển khơi muôn trùng sóng gió.


Hai chàng kỹ sư “độc thân vui tính” cùng tên Trung.



Hai kỹ sư Thành Trung và Quang Trung lặn ngụp làm việc tại Đá Tây

Biển tô quầng mắt


Tàu Trường Sa 21, lữ đoàn 125 xuất phát từ hải đoàn 129 (TP Vũng Tàu, Bà Rịa - Vũng Tàu) thẳng tiến đến đảo Đá Tây - Trường Sa. Sau hai ngày hai đêm vượt sóng cấp 6, cấp 7 giật cấp 8, tàu thả neo an toàn trong lòng hồ Đá Tây.


Chuyến xuồng đầu tiên đưa kỹ sư Đại Quang Trung và kỹ sư Đỗ Thành Trung cập đảo với lỉnh kỉnh máy móc, thước đo, thước ngắm, bản vẽ, hải đồ cùng máy tính, máy định vị… Chưa ngớt vật vã vì cơn say sóng, Trung “nhỏ”, tên thân thương mà anh em công binh dành cho kỹ sư Đại Quang Trung, cởi áo xắn quần, cầm thước đo lao thẳng xuống nước. Những con sóng dập dềnh đánh bật người qua trái rồi nghiêng phải. Kẹp thước đo dài hơn 4m khá nặng, bơi trong điều kiện ngược sóng, phải mất gần mười phút Trung “nhỏ” mới tiếp cận được vị trí.


Trong khi đó, kỹ sư Đỗ Thành Trung không rời mắt khỏi ống ngắm để định vị rồi ra hiệu cho Trung “nhỏ” kê thước đúng tọa độ. Hết bơi sang trái rồi bơi sang phải, hết chống thước nơi này lại cắm sang nơi khác, liên tục lặn hụp trong sóng nước, phải mất hơn một giờ sau lúc trời nhá nhem tối Trung “nhỏ” mới bơi vào bờ. Nằm thở hổn hển ngay bên ghềnh đá dưới chân đảo, đôi môi tím tái tê lạnh, Trung “nhỏ” chia sẻ: “Gần tám năm lặn hụp nên quen rồi anh ơi!”.


Sáng sớm hôm sau, cơn mưa dông cùng những con sóng bạc đầu rung chuyển cả lòng hồ. Trên chiếc xuồng CQ chòng chành, hai chàng kỹ sư lại xắn tay áo lao vào công việc. Hàng loạt thước đo, máy dò tìm, bản đồ, hải đồ và bản ghi mực thủy triều được mang ra tác nghiệp. Kỹ sư Đỗ Thành Trung tâm sự: “Tu bổ các công trình trên biển không như đất liền mọi thứ đã định sẵn và xoay xở nhanh. Ở Trường Sa nếu tính toán không chắc sẽ gây lãng phí rất lớn. Mọi thứ mang ra đây đều vất vả và tốn kém”. Họ tranh thủ làm ngày làm đêm. Ngày thì lặn hụp, đêm chúi đầu vào máy tính vẽ lại toàn bộ thông số đo đạc trong ngày. Để lúc có sóng điện thoại mọi thông tin phải mail gấp về đơn vị để trao đổi trực tuyến. Gần một tháng trên đảo với những đêm thức trắng kéo dài, hai chàng kỹ sư với ánh mắt xác xơ, tô đen thâm quầng.


Tổ quốc trên hết



Ở trần, quần đùi, tay vác thước, kỹ sư Quang Trung làm việc tại biển Trường Sa - Ảnh: TẤN VŨ

Công việc đo đếm, khảo sát thi công liên tục tại Trường Sa khiến chàng kỹ sư 28 tuổi này nhiều lần gác lại tình duyên. “Em và bố mẹ đã dự tính cuối năm 2011 cưới vợ. Nhưng vừa từ An Bang về một tuần thì nhận nhiệm vụ mới nên chuyện cưới xin đành hẹn lại. Tất cả vì Trường Sa thân yêu” - Trung tâm sự. Tết này Trung “nhỏ” cùng với đơn vị ăn tết tại Trường Sa. Cũng như những lần ăn tết nơi đảo xa khác, lịch trình của các chàng trai trong các ngày nghỉ là cùng đơn vị gói bánh chưng, câu cá biển và nghe thời sự nơi đất liền. “Ngày thường có công việc thời gian qua nhanh nhưng ngày Tết thì mọi thứ thật dài. Có anh em và đơn vị nên nỗi nhớ nhà chóng qua” – Trung thổ lộ.


Nếu Trung “nhỏ” đã chọn cho mình con đường gắn với biển đảo từ sớm thì Trường Sa đến với kỹ sư Đỗ Thành Trung khá tình cờ. Sinh ra trên đất cảng Hải Phòng, tốt nghiệp đại học chuyên ngành xây dựng dân dụng, nhưng rồi Trung trở thành người của biển lúc nào không hay. Hết Bạch Long Vỹ đến Trường Sa, tháng năm quần quật trôi đến nay đã 35 tuổi nhưng nói chuyện vợ con, Trung cười: “Đi mãi, ai thích. Đến đâu hay đó vậy! Qua Tết rồi tính. Nếu ai cũng tính cho riêng mình thì ai đến với Trường Sa”.  


TẤN VŨ

Đâm chết người vì 'ảo thuật'

Đâm chết người vì 'ảo thuật'


TPO - Khoảng 21h30 ngày 21-1, tại khu vực công viên Ngãi Giao (khu phố 2, thị trấn Ngãi Giao, huyện Châu Đức, Bà Rịa Vũng Tàu), hai nhóm thanh niên đánh nhau, khiến một người chết tại chỗ, một người khác bị thương.



Ảnh minh họa.

Theo điều tra của Công an huyện Châu Đức, vào thời điểm trên, Nguyễn Chung Tình (21 tuổi) cùng Đỗ Văn Hiếu (18 tuổi); Đinh Ngọc Duy (19 tuổi); Đinh Văn Cảnh (17 tuổi); Nguyễn Thế Minh (20 tuổi), cùng trú ấp Suối Lúp, xã Bình Ba, huyện Châu Đức, đến thị trấn Ngãi Giao chơi. Khi đang ngồi tại công viên thì gặp hai thanh niên là Trương Thanh Tú (18 tuổi, trú thôn Suối Nghệ, xã Suối Nghệ) và Nguyễn Duy Bằng (19 tuổi, tạm trú thôn Quảng Tây, xã Nghĩa Thành).


Quen biết nhau từ trước nên họ cùng ngồi nói chuyện. Lúc này, Tình trổ tài ảo thuật với bộ bài Tây, nhưng chỉ sau vài "chiêu" thì nhóm của Tú không hài lòng nên xảy ra đánh nhau. Trong lúc ẩu đả, Tú rút dao bấm thủ sẵn trong người đâm nhiều nhát vào người Tình. Tình cố gượng bỏ chạy, song chỉ được khoảng 10m thì té ngã, rồi tử vong.


Lúc này, Tú quay sang đâm Hiếu vào hông trái. Hiếu lấy xe bỏ chạy về nhà. Khi đang chạy trên quốc lộ 56 đến địa phận thuộc xã Bình Ba thì bị ngất và ngã xuống đường. Hiếu được người dân đưa đi cấp cứu tại bệnh viện Bà Rịa và được mổ cấp cứu do bị vết dao xuyên phổi. Hiện, Hiếu tạm thời qua cơn nguy kịch.


Công an huyện Châu Đức đã phối hợp với phòng PC45 Công an tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu bắt Trương Thanh Tú khi đang lẩn trốn tại nhà của bố mẹ tại xã Suối Nghệ. Các đối tượng liên quan cũng đã được triệu tập. Hiện toàn bộ vụ việc được chuyển cho Công an tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu tiếp tục điều tra làm rõ.


Thu Hương





Sunday, January 22, 2012

Đâm chết người vì 'ảo thuật'

Khoảng 21h30 ngày 21-1, tại khu vực công viên Ngãi Giao (khu phố 2, thị trấn Ngãi Giao, huyện Châu Đức, Bà Rịa Vũng Tàu), hai nhóm thanh niên đánh nhau, khiến một người chết tại chỗ, một người khác bị thương.


Ảnh minh họa.

Theo điều tra của Công an huyện Châu Đức, vào thời điểm trên, Nguyễn Chung Tình (21 tuổi) cùng Đỗ Văn Hiếu (18 tuổi); Đinh Ngọc Duy (19 tuổi); Đinh Văn Cảnh (17 tuổi); Nguyễn Thế Minh (20 tuổi), cùng trú ấp Suối Lúp, xã Bình Ba, huyện Châu Đức, đến thị trấn Ngãi Giao chơi. Khi đang ngồi tại công viên thì gặp hai thanh niên là Trương Thanh Tú (18 tuổi, trú thôn Suối Nghệ, xã Suối Nghệ) và Nguyễn Duy Bằng (19 tuổi, tạm trú thôn Quảng Tây, xã Nghĩa Thành).


Quen biết nhau từ trước nên họ cùng ngồi nói chuyện. Lúc này, Tình trổ tài ảo thuật với bộ bài Tây, nhưng chỉ sau vài "chiêu" thì nhóm của Tú không hài lòng nên xảy ra đánh nhau. Trong lúc ẩu đả, Tú rút dao bấm thủ sẵn trong người đâm nhiều nhát vào người Tình. Tình cố gượng bỏ chạy, song chỉ được khoảng 10m thì té ngã, rồi tử vong.


Lúc này, Tú quay sang đâm Hiếu vào hông trái. Hiếu lấy xe bỏ chạy về nhà. Khi đang chạy trên quốc lộ 56 đến địa phận thuộc xã Bình Ba thì bị ngất và ngã xuống đường. Hiếu được người dân đưa đi cấp cứu tại bệnh viện Bà Rịa và được mổ cấp cứu do bị vết dao xuyên phổi. Hiện, Hiếu tạm thời qua cơn nguy kịch.


Công an huyện Châu Đức đã phối hợp với phòng PC45 Công an tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu bắt Trương Thanh Tú khi đang lẩn trốn tại nhà của bố mẹ tại xã Suối Nghệ. Các đối tượng liên quan cũng đã được triệu tập. Hiện toàn bộ vụ việc được chuyển cho Công an tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu tiếp tục điều tra làm rõ.


Thu Hương





Ẩu đả trong công viên, 1 người chết

(TNO) Khoảng 0 giờ 30 phút ngày 22.1, Phòng CSĐT tội phạm về trật tự xã hội Công an tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu phối hợp với Công an H.Châu Đức bắt khẩn cấp Trương Thanh Tú (18 tuổi, ngụ xã Suối Nghệ) để điều tra làm rõ hành vi giết người.


Theo điều tra ban đầu, lúc 21 giờ ngày 21.1, Nguyễn Chung Tình (22 tuổi), Đỗ Văn Hiếu (18 tuổi) cùng 3 người bạn khác đều ngụ xã Bình Ba (H.Châu Đức), đi lên thị trấn Ngãi Giao chơi.


Tại đây, nhóm bạn của Tình gặp Tú và Nguyễn Duy Bằng (19 tuổi, quê Long An) nên rủ nhau đến công viên thị trấn Ngãi Giao ngồi chơi ảo thuật bài.



 
Hiếu đang được điều trị tại Bệnh viện Bà Rịa - Ảnh: Nguyễn Long



Trong lúc vui chơi thì Tú xảy ra mâu thuẫn với Tình và Hiếu dẫn đến đánh nhau. Lúc đó, Tú đã dùng dao thủ sẵn trong người đâm Hiếu và Tình nhiều nhát vào người.


Tình bỏ chạy khoảng 5 m thì ngã gục xuống đất, chết tại chỗ.


Hiếu được mọi người đưa đến Bệnh viện Bà Rịa cấp cứu và đã qua cơn nguy kịch.


Sau khi gây án, Tú về nhà thì bị công an vây bắt.


Cùng ngày, Phòng CSĐT tội phạm về trật tự xã hội Công an tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cũng đã bắt khẩn cấp Nguyễn Duy Bằng để điều tra về hành vi không tố giác tội phạm.


Thành Tín - Nguyễn Long




Thành phố Vũng Tàu: Giúp hộ nghèo ổn định cuộc sống



Năm 2011, TP.Vũng Tàu có 1.025 hộ thoát nghèo, trong đó có 726 hộ theo chuẩn nghèo của tỉnh, 299 hộ chuẩn nghèo Quốc gia, đạt 118% kế hoạch. Đặc biệt, Tết này, nhiều hộ nghèo đã được về nhà mới nhờ những chính sách quan tâm, hỗ trợ nhà ở cho người nghèo.





Normal
0


false
false
false







MicrosoftInternetExplorer4






/* Style Definitions */
table.MsoNormalTable
{mso-style-name:"Table Normal";
mso-tstyle-rowband-size:0;
mso-tstyle-colband-size:0;
mso-style-noshow:yes;
mso-style-parent:"";
mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt;
mso-para-margin:0in;
mso-para-margin-bottom:.0001pt;
mso-pagination:widow-orphan;
font-size:10.0pt;
font-family:"Times New Roman";
mso-ansi-language:
mso-fareast-language:
mso-bidi-language:}


Năm nay, bà Phạm Thị Quế đã 68 tuổi. Mắt không còn tinh tường, bà nhờ đứa cháu đọc cho bà nghe từng chữ in trên tờ quyết định trao nhà đại đoàn kết của UBND phường. Căn nhà của bà được xây trên mảnh đất nhỏ nằm trong hẻm 430, khu phố 4, phường Nguyễn An Ninh. Nhà có phòng khách, phòng ngủ, và bếp, trần lợp tôn có la phông bằng ván ép sơn màu xanh nhạt, cửa kính nẹp song sắt được phủ lên màu sơn trắng sáng. “Lúc anh Dũng, Phó Chủ tịch UBND phường báo là ngoài số tiền 20 triệu đồng hỗ trợ xây nhà cho hộ nghèo của thành phố, phường còn vận động mấy chú ở Liên doanh Dầu khí Việt Nga cho thêm 20 triệu đồng nữa để xây, mấy chú thợ xây nói là tết này về ở nhà mới nghe bà, tui đâu dám tin. Nhưng bữa ni thì tin rồi, nhà vừa mới vừa đẹp nữa”, bà Quế kể. Thấy các cô chú chụp ảnh cắt băng mừng nhà mới, mấy đứa cháu nội, ngoại của bà chạy ùa theo, giọng háo hức: “Cho con chụp ảnh với”, “Con nhỏ hơn, cho con đứng trước đi mà”. Niềm vui trong lòng bà Quế như được nhân lên theo tiếng cười rộn rã của đám trẻ.


Nằm sâu trong hẻm 442 Bình Giã, căn nhà của chị Vũ Thị Toan cũng tuy nhỏ nhưng ấm cúng khi cả 3 mẹ con chị dọn dẹp nhà cửa, chuẩn bị đón tết. Chị Toan kể: “Ba các cháu mất hơn chục năm nay, nhưng các cháu rất ngoan, chăm học, tôi cũng thấy được an ủi phần nào. Cháu trai học năm thứ 2 ngành Điện - Điện tử trường Đại học Bà Rịa - Vũng Tàu. Cháu gái năm nay học lớp 12 trường THPT Nguyễn Huệ. Hồi trước, tôi được vay 10 triệu đồng để chăn nuôi. May cái là mình mát tay, mấy năm gần đây toàn nuôi heo đẻ, bán heo con, thu nhập cũng khá. Tết nay đặt may cho con gái mấy chiếc áo mới, nó kêu “phí mẹ à”, nhưng mừng ra mặt. Tôi cũng vui lây”.


Chị Phạm Thị Vinh, chủ công ty TNHH Dịch vụ - Thương mại May Nam Bình (93/64, Lê Lợi) cũng hài lòng khi tổng kết một năm làm ăn, trừ tiền vốn và lãi trả cho chương trình vay vốn theo dự án giải quyết việc làm cho lao động của công ty, chị cũng có dư để mua thêm máy may, xe chở hàng, thuê mặt bằng mở rộng xưởng may, đóng gói sản phẩm tại 468/33 Bình Giã. Tuyết Trinh, công nhân khâu ra rập, may mẫu thử cho biết: “Thu nhập hằng tháng của em vào khoảng 3 triệu đồng. Tháng giáp Tết hàng nhiều, được gần 4 triệu đồng, cô Vinh còn thưởng thêm tháng lương 13 nữa, nên cũng có rủng rẻng đi chợ sắm tết”. Chị Vinh nói: “Thì mình cũng từ hộ nghèo được vay vốn mà thoát nghèo. Giờ làm ăn khấm khá, được tiếp tục vay vốn của Nhà nước, cũng phải cố gắng lo cho lao động ở xưởng tăng thu nhập, cải thiện mức sống, tiếp sức cùng địa phương đẩy mạnh chương trình giảm nghèo”.


Trong năm qua, nhiều chính sách hỗ trợ người nghèo được chính quyền thành phố và các phường, xã triển khai kịp thời và đồng bộ như: hỗ trợ tín dụng ưu đãi để sản xuất, trồng trọt, chăn nuôi, mua bán nhỏ; cấp thẻ Bảo hiểm y tế; miễn học phí, cho con hộ nghèo vay vốn học sinh – sinh viên; xây nhà đại đoàn kết; trợ giúp pháp lý cho người nghèo... Đặc biệt, từ nguồn vốn Ngân hàng chính sách xã hội, nhiều hộ nghèo đã được vay vốn làm ăn, hộ thoát nghèo vẫn tiếp tục được bồi vốn để vươn lên khá. Nhiều hộ còn mạnh dạn đầu tư vào dự án nhỏ sản xuất, kinh doanh đạt hiệu quả kinh tế và giải quyết việc làm cho nhiều lao động.


Ông Trương Đình Diệu, Phó BCĐ Giảm nghèo TP.Vũng Tàu phân tích: Kinh nghiệm cho thấy, các địa phương làm tốt công tác giảm nghèo đều bám sát, phân tích tình hình thực tế cụ thể của từng hộ dân, phân loại, tìm giải pháp phù hợp với khả năng, trình độ, tay nghề của lao động trong các hộ nghèo. Đa số người nghèo nhờ được hướng dẫn cách làm ăn, giới thiệu việc làm đã tìm được việc làm phù hợp, có thu nhập ổn định. “Sự gần gũi, động viên, tìm hiểu hoàn cảnh và chỉ ra cách làm ăn vươn lên thoát nghèo là rất quan trọng. Chính sách dành cho người nghèo là sự tác động tích cực, quan trọng, nhưng đó chỉ là một cú hích để đẩy người nghèo ngoi lên, hít thở, sau đó, chính họ phải bơi, phải quẫy để vượt qua con sóng một cách mạnh mẽ, tạo thành làn sóng thi đua về đích, tự tạo cho mình một cuộc sống ổn định, no ấm và vươn lên khá giả, thậm chí làm giàu. Đó là đích đến của chương trình giảm nghèo bền vững” – Ông Diệu khẳng định.