Wednesday, February 29, 2012

Bầu cử Tổng thống Nga tại... Việt Nam

Lần đầu tiên, Mũi Né (Bình Thuận), Vũng Tàu (Bà Rịa-Vũng Tàu) và Nha Trang (Khánh Hòa) được chọn làm điểm để tổ chức cho hàng ngàn công dân Nga đang làm việc, công tác và đi du lịch tại VN, tham gia bỏ phiếu bầu cử Tổng thống Nga.


Ngày 28.2, mọi công tác tổ chức cho ngày bầu cử Tổng thống Nga tại Mũi Né, Vũng Tàu và Nha Trang được chính quyền các địa phương này phối hợp với phía bạn chuẩn bị gần như hoàn tất.



 
Địa điểm bầu cử Tổng thống Nga tại Mũi Né (Bình Thuận) - Ảnh: Q.H



   Tiếp xúc với PV Thanh Niên, nhiều du khách Nga đang cư trú tại Mũi Né háo hức với ngày bầu cử tổng thống của mình ngay tại điểm du lịch lý tưởng. Ông bà Igor và Alena không tiết lộ người mình bầu làm tổng thống, mà chỉ nói: “Tôi đánh giá cao việc Ủy ban Bầu cử Nga mở các thùng phiếu ở nước ngoài cho công dân của mình. Ở VN là một ví dụ”. Ông Igor là giám đốc một doanh nghiệp lớn ở Nga, từng nhiều lần đến Mũi Né du lịch.


Ông Ngô Minh Chính, Giám đốc Sở VH-TT-DL Bình Thuận, cho biết: "Thực hiện ý kiến chỉ đạo của UBND tỉnh, Sở đã đề nghị các cơ sở lưu trú có du khách Nga đang ở phải trả lại hộ chiếu để cho họ đi bầu cử tổng thống vào ngày 2.3. Địa điểm bầu cử (số 31 Nguyễn Đình Chiểu) là trụ sở của một doanh nghiệp lữ hành người Nga tại TP.Phan Thiết".


Tại TP.Vũng Tàu, theo kế hoạch, các công dân Nga sẽ bỏ phiếu bầu cử Tổng thống Nga vào ngày 4.3. Địa điểm bầu cử được tổ chức tại khu 5 tầng, vốn là nơi có nhiều công dân Nga sinh sống. Hầu hết họ đều là chuyên gia đang công tác tại Xí nghiệp liên doanh Vietsovpetro (khoảng 1.000 người). Theo Sở Ngoại vụ tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, các công dân Nga đang du lịch tại địa phương này có thể đến điểm bầu cử ở khu 5 tầng trình hộ chiếu để bỏ phiếu.


Theo số liệu thống kê của các cơ quan chức năng tỉnh Khánh Hòa, hiện có hơn 1.000 công dân Nga là khách du lịch, các nhà nghiên cứu khoa học, chuyên gia đang lưu trú tại TP.Nha Trang. Hôm nay, những người này sẽ đi bầu cử Tổng thống Nga, điểm bầu cử đặt tại Trung tâm nhiệt đới Việt - Nga (30 Nguyễn Thiện Thuật, TP.Nha Trang).


Quế Hà - Nguyễn Long - Thiện Nhân

Bà Rịa - Vũng Tàu phát triển kinh tế biển



Cùng với sự phát triển của ngành công nghiệp dầu khí, trên
địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã và đang hình thành những cụm cảng nước sâu có
khả năng đón tàu có sức chở hơn 100 nghìn tấn, những cơ sở sửa chữa và đóng mới
tàu biển, những trung tâm dịch vụ hậu cần thủy sản lớn. Song, chính từ sự phát
triển nêu trên đã bộc lộ những hạn chế cả trong công tác điều hành lẫn tầm nhìn
quy hoạch mang tính lâu dài và khoa học.



Từ du lịch bình dân...



Ðến bây giờ, Bà Rịa - Vũng Tàu vẫn lúng túng trong việc
chuyển các cơ sở chế biến thủy, hải sản gây ô nhiễm môi trường ra khỏi trung
tâm TP Vũng Tàu, xa các điểm du lịch biển hấp dẫn. Ðã có khá nhiều cuộc họp
diễn ra nhưng vấn đề mấu chốt là vẫn chưa tìm được quỹ đất. Ðây chính là một
trong những nguyên nhân khiến du lịch ở Bà Rịa - Vũng Tàu, dù rất nổi tiếng,
vẫn chưa thật sự hấp dẫn khách gần, xa. Không chỉ thiếu những sản phẩm du lịch
đặc sắc, mang dấu ấn địa phương, từ lâu, du lịch Bà Rịa- Vũng Tàu vẫn được xem
là du lịch bình dân, với ý nghĩa giản đơn, đến chỉ để tắm biển. Không có khả
năng giữ chân du khách cho nên dù khách du lịch đến Bà Rịa- Vũng Tàu hằng năm
tương đối lớn (khoảng sáu triệu lượt khách/năm) nhưng nguồn thu từ du lịch của
địa phương vẫn còn hạn chế (hơn 2.000 tỷ đồng). Hàng loạt các bãi tắm đẹp, nổi
tiếng của Bà Rịa - Vũng Tàu đang bị băm nát bởi các công trình xây dựng không
phép lẫn có phép. Ðơn cử như tại Bãi Sau, một bãi biển đẹp nhất nhì TP Vũng
Tàu, trải dài từ khu vực Paradise đến gần mũi Nghinh Phong, đã bị
"rào" kín bởi các khách sạn, nhà hàng, trong đó có không ít công
trình kiên cố cao tầng, lấn sát ra biển. Việc phát triển tự phát, cát cứ, tất
yếu dẫn đến tình trạng mạnh ai nấy làm, cạnh tranh không lành mạnh. Tại các hội
nghị bàn giải pháp phát triển du lịch Vũng Tàu mới được tổ chức gần đây, nhiều
chuyên gia trong ngành đã thẳng thắn lên tiếng về tình trạng lãng phí tài
nguyên biển của địa phương mà hoạt động ở ngành du lịch là minh chứng điển
hình. Chị Phan Kim Hoa, Việt kiều ở Ðức, trong một lần về Bà Rịa - Vũng Tàu,
chia sẻ: "Tôi đã đi nhiều quốc gia. Không phải nơi nào cũng có những bãi
biển đẹp như ở Vũng Tàu. Nhưng tôi đi trên đường Thùy Vân, suốt một đoạn dài mà
không nhìn thấy biển. Chúng ta đã quá lãng phí khi thiếu một quy hoạch có tầm
nhìn xa, một cách làm bài bản".



Ðể đánh thức tiềm năng du lịch biển, Bà Rịa- Vũng Tàu đã xây
dựng tuyến đường ven biển nối TP Vũng Tàu với các huyện Long Ðiền, Ðất Ðỏ,
Xuyên Mộc và với tỉnh Bình Thuận, dài hàng chục km, đi qua các làng chài, vốn
nhiều đời chỉ quen nghề đánh bắt thủy, hải sản. Nhờ đó, hàng loạt các dự án du
lịch lớn đã tìm về đây, trong đó có không ít dự án có số vốn đầu tư lên tới cả
tỷ USD, như dự án Hồ Tràm Strip (4,23 tỷ USD), Vườn thú hoang dã Safari Bình
Châu (500 triệu USD)... Nhưng, cũng chính tại đây, tình trạng "chia lô",
cát cứ của nhiều doanh nghiệp đã xuất hiện. Xem ra, không phải chờ quá lâu,
những bất cập trong đầu tư các dự án du lịch do thiếu một quy hoạch tổng thể,
một tầm nhìn dài hạn đã và đang xảy ra tại các bãi tắm đẹp trên địa bàn TP Vũng
Tàu sẽ tiếp tục lặp lại ở những địa phương mà tuyến đường ven biển này đi qua.



... Ðến cảng biển đói hàng



Trong số hơn 50 dự án cảng được cấp phép đầu tư, đến nay,
trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã có 24 dự án đi vào hoạt động. Hệ thống
cảng nước sâu tại khu vực sông Thị Vải - Cái Mép thời gian qua đã đón nhiều tàu
mẹ của các hãng tàu quốc tế lớn, có sức chở lên tới hơn 100 nghìn tấn. Ðây là
lợi thế không phải địa phương nào cũng có được. Theo chuyên gia kinh tế, PGS,
TS Võ Ðại Lược, hệ thống cảng biển Bà Rịa - Vũng Tàu có tầm quan trọng bậc nhất
Việt Nam, tiếp cận tuyến hàng hàng hải quốc tế, liên thông với hệ thống cảng
biển Ðồng Nai và TP Hồ Chí Minh, tạo thành một hệ thống cảng liên hoàn gắn với
những trung tâm kinh tế phát triển năng động, với vựa lúa đồng bằng sông Cửu Long,
với các khu du lịch sinh thái hấp dẫn... Cũng theo các chuyên gia hàng đầu về
cảng biển, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có sông Thị Vải - Cái Mép và sông Dinh, là
hai tuyến vận tải thủy quan trọng tầm cỡ quốc gia và quốc tế. Với vị trí địa lý
thuận lợi, Bà Rịa - Vũng Tàu hội đủ điều kiện để trở thành điểm trung chuyển
hàng hóa và thực hiện các dịch vụ logistics của khu vực. Tiềm năng, lợi thế về
dịch vụ cảng, dịch vụ logistics sẽ ngày càng phát triển khi các dự án quan
trọng, như: đường liên cảng Cái Mép - Thị Vải, quốc lộ 51 mở rộng, đường cao
tốc TP Hồ Chí Minh - Long Thành - Vũng Tàu, đường sắt TP Hồ Chí Minh - Biên Hòa
- Vũng Tàu và sân bay Long Thành..., được đầu tư đồng bộ.



Tuy nhiên, thực tế không như mong đợi. Theo tính toán, hệ
thống cảng công-ten-nơ tại TP Hồ Chí Minh với những dự án lớn, như: cảng Cát
Lái, cảng VICT, cảng SPCT, Hiệp Phước... có tổng công suất tới bảy triệu
TEU/năm. Công suất thông qua của hệ thống cảng trên sông Thị Vải - Cái Mép,
tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đạt gần 10 triệu TEU/năm. Thế nhưng, năm 2010, sản lượng
công-ten-nơ thông qua thị trường phía nam chỉ đạt bốn triệu TEU (trong đó, khu
vực Thị Vải - Cái Mép khoảng 450 nghìn TEU), năm 2011 đạt 4,2 triệu TEU (khu
vực Thị Vải - Cái Mép 700 nghìn TEU). Dự kiến, lượng hàng thông qua toàn khu
vực phía nam từ nay tới năm 2015 đạt hơn năm triệu TEU, đến năm 2020 đạt từ bảy
triệu đến tám triệu TEU. Như vậy, đến năm 2020, năng lực thông qua của riêng
cụm cảng TP Hồ Chí Minh đã vượt cầu của cả khu vực. Giám đốc Công ty cổ phần
Tân Cảng - Cái Mép Trần Khánh Sinh cho biết: Các cảng khu vực Thị Vải - Cái Mép
hiện chỉ hoạt động cầm chừng, khoảng 20% công suất. Nhiều kho chứa trống rỗng,
không có hàng, máy móc, trang thiết bị nằm phơi sương, thiệt hại về vật chất
không nhỏ. Thực tế, thị phần khu vực cảng Cái Mép - Thị Vải là "miếng
bánh" được cắt ra từ các cảng của TP Hồ Chí Minh cho nên gần như hoạt động
của cụm cảng này là cạnh tranh với thị trường thành phố.



Tình trạng nêu trên đang tạo ra áp lực lớn đối với các nhà
đầu tư khi hơn một tỷ USD đã được đầu tư vào cụm cảng nước sâu này. Ðây cũng
chính là nguyên nhân dẫn đến việc các cảng trong khu vực đua nhau phá giá dịch
vụ làm hàng, và các hãng tàu lớn trên thế giới liên tiếp cắt giảm các tuyến vận
tải tới Thị Vải - Cái Mép. Với suất đầu tư xây dựng cảng hàng trăm triệu USD,
cùng giá cước làm hàng hiện nay, tất cả các cảng trong khu vực đều đang lỗ
nặng. Vấn đề đặt ra là, vì sao phát triển hệ thống cảng lại "quên"
không quy hoạch nguồn hàng phục vụ cảng, không chú trọng phát triển dịch vụ logistics,
tình trạng cảng bị "cô lập" do chờ cầu, chờ đường... vẫn tiếp tục
diễn ra. Ðây không chỉ là bài toán đặt ra với riêng Bà Rịa - Vũng Tàu (?). Bởi
theo các chuyên gia kinh tế đầu ngành, việc định hình chiến lược kinh tế biển
cần được thực hiện đồng thời và tổng thể ở ba phương diện: khai thác vùng không
gian biển, khai thác vùng bờ biển và phát triển các lĩnh vực "hậu
cần" cho kinh tế biển và các khu vực kết nối. Ba phương diện này hình
thành các khâu liên tục của một chuỗi phát triển cho bất cứ ngành kinh tế biển
cụ thể nào. Thiếu một khâu bất kỳ nào, các ngành kinh tế biển cũng đều sẽ bị
mất cân đối, khó vươn lên thành ngành hiện đại, có năng lực cạnh tranh quốc tế.
Và như thế, một địa phương, dù có nhiều lợi thế như Bà Rịa - Vũng Tàu, cũng
không thể đủ sức thực hiện hàng loạt các giải pháp để khai thác hiệu quả nguồn
tài nguyên biển, nhất là trong lĩnh vực cảng biển và logistics.



Với 3.260 km bờ biển, nước ta là một trong những quốc gia có
nhiều lợi thế về phát triển kinh tế biển. Tuy nhiên, trên thực tế, chính sự
thiếu liên kết giữa các địa phương, kết nối giữa các vùng, miền đã khiến việc
sử dụng và khai thác tiềm năng, nguồn lợi từ biển chưa thật sự hiệu quả, thiếu
bền vững... Câu chuyện về phát triển kinh tế biển của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
cũng chính là câu chuyện của rất nhiều địa phương có biển trong cả nước.



Theo NhanDan

Bầu cử Tổng thống Nga tại... Việt Nam

Phần bình luận tạo điều kiện cho bạn thảo luận, nêu thắc mắc, và chia sẻ ý kiến. Sau đây là những điều cần lưu ý khi đăng lời bình:


1. Quan tâm và tôn trọng những người cùng bình luận, và cộng đồng bạn đọc ở Việt Nam nói chung.


2. Không dùng từ ngữ tục bậy, chửi bới, thô lỗ, hoặc khiêu dâm.


3. Không dùng ngôn ngữ có tính lăng mạ, sỉ nhục, chửi rủa.


4. Không quấy rối, gây phiền nhiễu cho người khác, hoặc đe dọa đến sự an toàn và tài sản của người khác; không vu khống, nói sai sự thật, làm mất danh dự, hoặc mạo nhận một ai đó.


5. Không đăng các quảng cáo thương mại.


6. Đây là một diễn đàn công cộng. Do đó không nên đăng các thông tin cá nhân như số điện thoại, địa chỉ email, tài khoản ngân hàng, thẻ tín dụng, hoặc các thông tin quan trọng khác.


7. Tất cả các ngôn ngữ html và đường link đều không được phép.


Yahoo! có quyền từ chối hoặc xóa bỏ bất cứ lời bình nào không phù hợp với các quy định nói trên hoặc không đúng với Quy tắc sử dụng dịch vụ của Yahoo! (Yahoo! Terms of Service), đồng thời có thể đình chỉ hay khóa hoàn toàn tài khoản Yahoo! của bạn (bao gồm cả email) nếu phát hiện vi phạm.


Các lời bình dưới đây do người sử dụng Yahoo! đăng tải, thể hiện quan điểm riêng của chính người đó. Yahoo! và các đối tác cung cấp nội dung của bài viết nói trên không xác nhận, chứng thực, và không chịu bất cứ trách nhiệm và nghĩa vụ pháp lý nào cho các lời bình này.

Ấm lòng bệnh nhân nghèo khi điều trị tại bệnh viện Bà Rịa

"Lá lành đùm lá rách", đó là hình ảnh đẹp của "bếp ăn tình thương phục vụ cho bệnh nhân nghèo" đã hiện diện tại Bệnh viện Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu trong suốt 12 năm qua.

Bếp ăn tình thương bệnh viện Bà Rịa đã và đang mang đến cho thân nhân và bệnh nhân nghèo điều trị tại bệnh viện những sự sẻ chia, giúp họ vượt qua khó khăn để yên tâm điều trị bệnh.

Mô hình bếp ăn tình thương tại bệnh viện xuất phát từ sáng kiến của Sở Y tế và Ban trị sự Phật giáo tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Ý tưởng nhân đạo này được hiện thực hoá từ năm 2000 với 2 bếp ăn tại bệnh viện Bà Rịa và bệnh viện Lê Lợi. Tại Bệnh viện Bà Rịa, bếp ăn tình thương do thầy Thích Định Minh – Phó ban Từ thiện xã hội Phật giáo tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, trụ trì chùa Phước Linh (xã Tam Phước, huyện Long Điền) làm trưởng ban điều hành, nhằm phục vụ bữa cơm chay cho các bệnh nhân nghèo và thân nhân theo nuôi người bệnh. Lúc mới đi vào hoạt động, bếp ăn cũng gặp nhiều khó khăn trong chi phí hằng tháng. Tuy nhiên, chỉ sau một thời gian ngắn, thấy được việc làm hết sức ý nghĩa của bếp ăn tình thương, các tăng ni, phật tử, các nhà hảo tâm và các mạnh thường quân trong ngoài tỉnh đã quyên góp ủng hộ từ những cân gạo, rồi lương thực thực phẩm, người thì đóng góp tiền. Nhờ vậy, bếp ăn đã duy trì ổn định việc phục vụ bữa cơm miễn phí trong suốt 12 năm qua, số suất ăn đăng ký ngày một nhiều hơn. Trung bình mỗi ngày bếp ăn phục vụ khoảng 500 suất ăn miễn phí, ngày cao điểm có khi lên đến 700 suất.

Có mặt tại bếp ăn tình thương bệnh viện Bà Rịa vào những ngày cuối tháng 2, khi đúng giờ phát cơm, điều chúng tôi cảm nhận rất rõ là những nụ cười, ánh mắt hạnh phúc của bệnh nhân hay thân nhân của người bệnh khi được chia sẻ nỗi khó khăn vất vả qua những bữa ăn đầy nghĩa tình.

Chị Lý Thị Hạc - ở ấp Tân Thuận, xã Long Tân, huyện Đất Đỏ cho biết, chị đi chăm con bị mổ ruột thừa và gặp những người nghèo cùng cảnh ngộ ở đã giới thiệu chị biết địa chỉ bếp ăn tình thương này. Chị cho biết thêm: chi phí cho người bệnh đã rất tốn kém, rồi lại phải đi ăn ngoài nữa, mỗi suất ăn rất đắt đỏ mà không được bao nhiêu nên nhờ bếp ăn tình thương này mà mẹ con chị đã phần nào bớt khó khăn.

Ông Nguyễn Văn Đường, ngụ ấp Láng Nhọn, xã Láng Dài, huyện Đất Đỏ, hiện là bệnh nhân đang điều trị ở khoa ngoại, hoàn cảnh gia đình khó khăn, các con đi làm ăn xa nên ông thiếu người chăm lo, hơn một tháng nay ông đã trở thành “vị khách” thường xuyên của bếp ăn này. Ông cho biết, các cô, các chú ở bếp ăn phục vụ bệnh nhân nghèo rất chu đáo và nhiệt tình, khiến chúng tôi cảm thấy an ủi phần nào. Ông còn cho biết thêm, bếp ăn ở đây rất sạch sẽ và thức ăn nấu rất ngon.

Đằng sau những phần cơm tình thương này không thể không nhắc đến những nghĩa cử cao đẹp, hết sức thầm lặng của các cô, các chú phục vụ, luôn thức khuya dậy sớm, nhặt từng cọng rau, nấu từng nồi cơm làm nên bữa ăn cho người bệnh. Bếp chỉ có 4 người phục vụ nên phải hỗ trợ nhau làm việc liên tục để ngay từ sáng sớm đã có cháo, sữa đậu nành, nước sôi phục vụ bệnh nhân. Mọi công việc đều được phân công cụ thể: Người thì chuyên nấu thức ăn, người thì phụ trách việc nấu cơm, nấu cháo; người phụ trách nấu sữa đậu nành và đun nước sôi, còn 1 người phụ việc kiêm quản lý nên vì thế việc phát cơm luôn cho bệnh nhân và thân nhân người bệnh luôn được đảm bảo đúng giờ.

Trung bình mỗi ngày bếp ăn phải nấu từ 80-100 kg gạo, 70-80 kg thức ăn gồm: đậu hũ, rau, củ … Mặc dù công việc tại bếp ăn khá vất vả do phải thức khuya, dậy sớm chuẩn bị, trong khi đó thù lao lại rất ít nhưng những người phục vụ cho bếp ăn tại đây đều vui vẻ, nhiệt tình. Bà Đường Thanh Quang được giao nhiệm vụ điều hành bếp ăn. Năm nay bà Quang gần 70 tuổi và đã có thâm niên phục vụ cho bếp ăn từ những ngày đầu được thành lập. Cao tuổi nhất là bà Văn Thị Tám, 73 tuổi đã phục vụ ở đây được 6 năm, do lớn tuổi nên bà chỉ phụ được việc nhặt rau, rửa rau, còn mọi vất vả nặng nhọc đều do chị Nguyễn Thị Châu, 28 tuổi đảm nhiệm. Thật ngạc nhiên khi biết chồng chị Châu là thợ hồ, cuộc sống còn nhiều khó khăn nhưng anh đã rất ủng hộ việc làm của vợ, không hề đắn đo gì.

Hiện nay, quỹ nhà bếp còn hạn hẹp, do vậy muốn bếp ăn được duy trì ổn định lâu dài và ngày càng phục vụ đông hơn lượt bệnh nhân nghèo đến ăn cơm tại bếp ăn tình thương thì rất cần sự quan tâm ủng hộ hơn nữa của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh để duy trì và nâng cao chất lượng bữa ăn cho bệnh nhân nghèo .

Thầy Thích Định Minh – Phó ban Từ thiện xã hội Phật giáo tỉnh, trụ trì chùa Phước Linh (xã Tam Phước, huyện Long Điền), Trưởng ban điều hành bếp ăn tình thương bệnh viện Bà Rịa cho biết, nguồn tài chính để duy trì bếp ăn đều do đóng góp của các chùa, các tăng ni, phật tử và các doanh nghiệp, những nhà hảo tâm. Sắp tới chúng tôi sẽ vận động thêm nguồn tài chính để bên cạnh việc đảm bảo bữa ăn hàng ngày cho bệnh nhân nghèo thì chúng tôi cũng sẽ hỗ trợ thêm tiền viện phí đối với các trường hợp rơi vào hoàn cảnh thực sự khó khăn.

Mười hai năm qua, bếp ăn tình thương ở bệnh viện Bà Rịa đã thực sự là nơi sưởi ấm lòng những bệnh nhân nghèo. Sự sẻ chia khi mà họ – những bệnh nhân nghèo rơi vào hoàn cảnh thực sự khó khăn thật quý báu biết bao./.

Tuesday, February 28, 2012

Bầu cử Tổng thống Nga tại... Việt Nam

Phần bình luận tạo điều kiện cho bạn thảo luận, nêu thắc mắc, và chia sẻ ý kiến. Sau đây là những điều cần lưu ý khi đăng lời bình:


1. Quan tâm và tôn trọng những người cùng bình luận, và cộng đồng bạn đọc ở Việt Nam nói chung.


2. Không dùng từ ngữ tục bậy, chửi bới, thô lỗ, hoặc khiêu dâm.


3. Không dùng ngôn ngữ có tính lăng mạ, sỉ nhục, chửi rủa.


4. Không quấy rối, gây phiền nhiễu cho người khác, hoặc đe dọa đến sự an toàn và tài sản của người khác; không vu khống, nói sai sự thật, làm mất danh dự, hoặc mạo nhận một ai đó.


5. Không đăng các quảng cáo thương mại.


6. Đây là một diễn đàn công cộng. Do đó không nên đăng các thông tin cá nhân như số điện thoại, địa chỉ email, tài khoản ngân hàng, thẻ tín dụng, hoặc các thông tin quan trọng khác.


7. Tất cả các ngôn ngữ html và đường link đều không được phép.


Yahoo! có quyền từ chối hoặc xóa bỏ bất cứ lời bình nào không phù hợp với các quy định nói trên hoặc không đúng với Quy tắc sử dụng dịch vụ của Yahoo! (Yahoo! Terms of Service), đồng thời có thể đình chỉ hay khóa hoàn toàn tài khoản Yahoo! của bạn (bao gồm cả email) nếu phát hiện vi phạm.


Các lời bình dưới đây do người sử dụng Yahoo! đăng tải, thể hiện quan điểm riêng của chính người đó. Yahoo! và các đối tác cung cấp nội dung của bài viết nói trên không xác nhận, chứng thực, và không chịu bất cứ trách nhiệm và nghĩa vụ pháp lý nào cho các lời bình này.

Lời yêu thương gửi DK1

TT - Vũng Tàu, ngày 18-2-2012
Anh thân yêu!

Vậy là anh vắng nhà đã gần hai tháng. Ngày anh trở về đất liền vẫn còn xa vời vợi. Mỗi ngày em vẫn xé đi từng tờ lịch để mong sao cuốn lịch mỏng dần, để anh nhanh hoàn thành đợt công tác của mình ngoài biển xa và trở về đất liền, với ngôi nhà thân yêu của chúng mình.

“Xa anh bao tháng trời, anh công tác ngoài khơi
Em ở nhà dạy học, nỗi nhớ không thành lời”...

Vẫn biết rằng hằng ngày được nghe tiếng nói, cười của anh qua điện thoại, nhưng lần nào chuẩn bị có tàu ra thay trực em vẫn muốn viết thư cho anh. Em mong những dòng chữ yêu thương quen thuộc này sẽ là nguồn động viên tinh thần để anh yên tâm công tác, hoàn thành tốt nhiệm vụ nơi biển đảo thân yêu.

Anh ơi! Tết rồi anh và đồng đội đón tết có vui không? Anh vẫn khỏe chứ? Ở nhà ba mẹ con em vẫn bình thường, các con ngoan, khỏe, học hành chăm chỉ, luôn đạt điểm 9, điểm 10, anh yên tâm nhé. Anh thường nói với em: “Biển - nhà giàn” là ngôi nhà thân yêu thứ hai của anh. Khi anh ở nhà giàn thì anh nhớ vợ con, nhớ đất liền. Còn khi anh được ở đất liền thì lại nhớ biển, nhớ nhà giàn.

Anh biết không, đợt này thời tiết bất thường, em lo cho anh quá, ở nhà các con thường xuyên nhắc bố, các con nói sẽ cố gắng nhiều trong học tập để xứng đáng hơn với sự hi sinh của bố. Hôm qua gọi điện về anh nói anh đang chống bão. Chẳng biết ngoài khơi xa sóng to gió lớn có làm cho nhà giàn rung, lắc không? Em cầu mong sao trời yên biển lặng để mọi sự bình yên đến với anh và đồng đội. Em tin rằng dù có sóng to gió lớn tung hoành, dù phải đối mặt với sự đe dọa rình rập của kẻ thù, các anh vẫn chiến thắng, vì ở nơi khơi xa ấy anh và đồng đội của anh có tình yêu lớn dành cho biển đảo, cho đất liền và cho Tổ quốc thiêng liêng.

Cho em gửi lời chúc sức khỏe đến các anh cùng đơn vị, chúc các anh luôn vui khỏe vững vàng cầm chắc tay súng để giữ gìn, bảo vệ sự bình yên nơi biển đảo thềm lục địa của Tổ quốc thân yêu.

Nhớ anh nhiều. Hẹn ngày gặp lại. Em mãi là hậu phương lớn của anh.

Em và các con...

LƯƠNG THỊ THU
(Giáo viên Trường THCS Phước Thắng,
TP Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu)

Xây dựng bồn chứa xăng phục vụ quân đội và ngư dân

(SGGP).- Tại cảng Quốc phòng QK7 thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Công ty TNHH một thành viên Đông Hải vừa khởi công xây dựng, nâng cấp cụm bồn chứa xăng dầu có sức chứa từ 1.500m³ lên 5.000m³ để cung cấp xăng dầu cho phương tiện thủy của bộ đội biên phòng và các đơn vị quân đội làm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, cứu hộ cứu nạn trên biển cùng ngư dân đánh bắt xa bờ.


T.T.Anh - M.Y.

Người tự gửi thư cho mình và thú sưu tập có một không hai

Làm thế nào để chống in lậu sách?

Việc in, mua, bán sách lậu tràn lan hiện nay khiến nhiều nhà xuất bản, nhà sách,
người viết, thậm chí độc giả thiệt hại nặng nề. Ngoài ra, uy tín của không ít
cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, thậm chí của quốc gia, bị ảnh hưởng.


Mời bạn đọc Đất Việt hiến kế phòng chống in lậu sách
tại đây
. Bài viết đăng trên báo in và báo điện tử sẽ được trả nhuận
bút.



Ý KIẾN ĐỘC GIẢ:


Chống sách lậu: Sách giả là sách độc



Chống sách lậu: Giảm giá sách 'xịn', tăng hình phạt



Chống in lậu sách: Ý thức và hình phạt

Người tự gửi thư cho mình và thú sưu tập có một không hai

Làm thế nào để chống in lậu sách?

Việc in, mua, bán sách lậu tràn lan hiện nay khiến nhiều nhà xuất bản, nhà sách,
người viết, thậm chí độc giả thiệt hại nặng nề. Ngoài ra, uy tín của không ít
cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, thậm chí của quốc gia, bị ảnh hưởng.


Mời bạn đọc Đất Việt hiến kế phòng chống in lậu sách
tại đây
. Bài viết đăng trên báo in và báo điện tử sẽ được trả nhuận
bút.



Ý KIẾN ĐỘC GIẢ:


Chống sách lậu: Sách giả là sách độc



Chống sách lậu: Giảm giá sách 'xịn', tăng hình phạt



Chống in lậu sách: Ý thức và hình phạt

Tạm giữ 3 đối tượng bắt giữ người trái pháp luật

(TNO) Phòng CSĐT tội phạm về TTXH (PC45), Công an tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đang điều tra vụ bắt giữ người trái pháp luật và cưỡng đoạt tài sản do Võ Quốc Lặng (33 tuổi, ngụ H.Châu Đức, Bà Rịa-Vũng Tàu) cầm đầu.


Theo điều tra, sau khi biết chị K. có cho anh H. (cùng ngụ tại Đồng Nai) mượn 20 triệu đồng, ngày 23.12.2011, Võ Quốc Lặng (người yêu của K.) thuê xe 7 chỗ cùng đồng bọn đến nhà anh H. (H.Cẩm Mỹ) dùng mã tấu và dao khống chế, đưa anh H. lên xe chở đến căn nhà hoang trên địa bàn xã Hắc Dịch, H.Tân Thành (Bà Rịa-Vũng Tàu).


Tại đây, bọn chúng buộc anh H. gọi điện thoại về nhà yêu cầu người thân gom tiền đưa cho chúng. Đến 18 giờ cùng ngày, sau khi vợ anh H. đem tiền đến đưa cho Nguyễn Huy Hoàng (ngụ xã Xà Bang, H.Châu Đức - người mà Lặng đang thiếu nợ 120 triệu đồng) thì anh H. được thả về.


Sau khi nhận được tin báo, PC45 Công an tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu tổ chức truy bắt nhóm của Lặng.


Vào trưa 23.2, nhận được tin báo Lặng đang trên đường từ TP.Biên Hòa (Đồng Nai) đi xe ô tô 7 chỗ về H.Châu Đức, PC45 tổ chức bắt Lặng.


Khi phát hiện công an, Lặng tăng tốc bỏ chạy. Bị truy đuổi hơn 10km trên quốc lộ 51, xe ô tô của Lặng gặp phải đường cụt nên bị công an bắt giữ. Khám xét trên xe ô tô của Lặng, các trinh sát thu giữ 1 cây mã tấu dài 1m, dụng cụ dùng để đánh bạc bằng hình thức xóc đĩa, hơn 10 bộ bài tây…


Qua lời khai của Lặng, các trinh sát PC45 bắt thêm 2 đồng bọn là Đoàn Văn Thắng (30 tuổi) và Trần Anh Tuấn (23 tuổi, cùng ngụ Đồng Nai).


Hiện Công an tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đang tiếp tục truy bắt các đối tượng liên quan còn lại.


Nguyễn Long





Monday, February 27, 2012

Tạm giữ 3 đối tượng bắt giữ người trái pháp luật

(TNO) Phòng CSĐT tội phạm về TTXH (PC45), Công an tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đang điều tra vụ bắt giữ người trái pháp luật và cưỡng đoạt tài sản do Võ Quốc Lặng (33 tuổi, ngụ H.Châu Đức, Bà Rịa-Vũng Tàu) cầm đầu.


Theo điều tra, sau khi biết chị K. có cho anh H. (cùng ngụ tại Đồng Nai) mượn 20 triệu đồng, ngày 23.12.2011, Võ Quốc Lặng (người yêu của K.) thuê xe 7 chỗ cùng đồng bọn đến nhà anh H. (H.Cẩm Mỹ) dùng mã tấu và dao khống chế, đưa anh H. lên xe chở đến căn nhà hoang trên địa bàn xã Hắc Dịch, H.Tân Thành (Bà Rịa-Vũng Tàu).


Tại đây, bọn chúng buộc anh H. gọi điện thoại về nhà yêu cầu người thân gom tiền đưa cho chúng. Đến 18 giờ cùng ngày, sau khi vợ anh H. đem tiền đến đưa cho Nguyễn Huy Hoàng (ngụ xã Xà Bang, H.Châu Đức - người mà Lặng đang thiếu nợ 120 triệu đồng) thì anh H. được thả về.


Sau khi nhận được tin báo, PC45 Công an tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu tổ chức truy bắt nhóm của Lặng.


Vào trưa 23.2, nhận được tin báo Lặng đang trên đường từ TP.Biên Hòa (Đồng Nai) đi xe ô tô 7 chỗ về H.Châu Đức, PC45 tổ chức bắt Lặng.


Khi phát hiện công an, Lặng tăng tốc bỏ chạy. Bị truy đuổi hơn 10km trên quốc lộ 51, xe ô tô của Lặng gặp phải đường cụt nên bị công an bắt giữ. Khám xét trên xe ô tô của Lặng, các trinh sát thu giữ 1 cây mã tấu dài 1m, dụng cụ dùng để đánh bạc bằng hình thức xóc đĩa, hơn 10 bộ bài tây…


Qua lời khai của Lặng, các trinh sát PC45 bắt thêm 2 đồng bọn là Đoàn Văn Thắng (30 tuổi) và Trần Anh Tuấn (23 tuổi, cùng ngụ Đồng Nai).


Hiện Công an tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đang tiếp tục truy bắt các đối tượng liên quan còn lại.


Nguyễn Long


Bắt giữ hai nghi can bắt người, hiếp dâm
Bắt cóc ông chủ đòi tiền chuộc
Bắt người để đòi nợ
Bắt người, ép viết giấy vay nợ

Bà Rịa

Từ du lịch bình dân...

Ðến bây giờ, Bà Rịa - Vũng Tàu vẫn lúng túng trong việc chuyển các cơ sở chế biến thủy, hải sản gây ô nhiễm môi trường ra khỏi trung tâm TP Vũng Tàu, xa các điểm du lịch biển hấp dẫn. Ðã có khá nhiều cuộc họp diễn ra nhưng vấn đề mấu chốt là vẫn chưa tìm được quỹ đất. Ðây chính là một trong những nguyên nhân khiến du lịch ở Bà Rịa - Vũng Tàu, dù rất nổi tiếng, vẫn chưa thật sự hấp dẫn khách gần, xa. Không chỉ thiếu những sản phẩm du lịch đặc sắc, mang dấu ấn địa phương, từ lâu, du lịch Bà Rịa- Vũng Tàu vẫn được xem là du lịch bình dân, với ý nghĩa giản đơn, đến chỉ để tắm biển. Không có khả năng giữ chân du khách cho nên dù khách du lịch đến Bà Rịa- Vũng Tàu hằng năm tương đối lớn (khoảng sáu triệu lượt khách/năm) nhưng nguồn thu từ du lịch của địa phương vẫn còn hạn chế (hơn 2.000 tỷ đồng). Hàng loạt các bãi tắm đẹp, nổi tiếng của Bà Rịa - Vũng Tàu đang bị băm nát bởi các công trình xây dựng không phép lẫn có phép. Ðơn cử như tại Bãi Sau, một bãi biển đẹp nhất nhì TP Vũng Tàu, trải dài từ khu vực Paradise đến gần mũi Nghinh Phong, đã bị "rào" kín bởi các khách sạn, nhà hàng, trong đó có không ít công trình kiên cố cao tầng, lấn sát ra biển. Việc phát triển tự phát, cát cứ, tất yếu dẫn đến tình trạng mạnh ai nấy làm, cạnh tranh không lành mạnh. Tại các hội nghị bàn giải pháp phát triển du lịch Vũng Tàu mới được tổ chức gần đây, nhiều chuyên gia trong ngành đã thẳng thắn lên tiếng về tình trạng lãng phí tài nguyên biển của địa phương mà hoạt động ở ngành du lịch là minh chứng điển hình. Chị Phan Kim Hoa, Việt kiều ở Ðức, trong một lần về Bà Rịa - Vũng Tàu, chia sẻ: "Tôi đã đi nhiều quốc gia. Không phải nơi nào cũng có những bãi biển đẹp như ở Vũng Tàu. Nhưng tôi đi trên đường Thùy Vân, suốt một đoạn dài mà không nhìn thấy biển. Chúng ta đã quá lãng phí khi thiếu một quy hoạch có tầm nhìn xa, một cách làm bài bản".

Ðể đánh thức tiềm năng du lịch biển, Bà Rịa- Vũng Tàu đã xây dựng tuyến đường ven biển nối TP Vũng Tàu với các huyện Long Ðiền, Ðất Ðỏ, Xuyên Mộc và với tỉnh Bình Thuận, dài hàng chục km, đi qua các làng chài, vốn nhiều đời chỉ quen nghề đánh bắt thủy, hải sản. Nhờ đó, hàng loạt các dự án du lịch lớn đã tìm về đây, trong đó có không ít dự án có số vốn đầu tư lên tới cả tỷ USD, như dự án Hồ Tràm Strip (4,23 tỷ USD), Vườn thú hoang dã Safari Bình Châu (500 triệu USD)... Nhưng, cũng chính tại đây, tình trạng "chia lô", cát cứ của nhiều doanh nghiệp đã xuất hiện. Xem ra, không phải chờ quá lâu, những bất cập trong đầu tư các dự án du lịch do thiếu một quy hoạch tổng thể, một tầm nhìn dài hạn đã và đang xảy ra tại các bãi tắm đẹp trên địa bàn TP Vũng Tàu sẽ tiếp tục lặp lại ở những địa phương mà tuyến đường ven biển này đi qua.

... Ðến cảng biển đói hàng

Trong số hơn 50 dự án cảng được cấp phép đầu tư, đến nay, trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã có 24 dự án đi vào hoạt động. Hệ thống cảng nước sâu tại khu vực sông Thị Vải - Cái Mép thời gian qua đã đón nhiều tàu mẹ của các hãng tàu quốc tế lớn, có sức chở lên tới hơn 100 nghìn tấn. Ðây là lợi thế không phải địa phương nào cũng có được. Theo chuyên gia kinh tế, PGS, TS Võ Ðại Lược, hệ thống cảng biển Bà Rịa - Vũng Tàu có tầm quan trọng bậc nhất Việt Nam, tiếp cận tuyến hàng hàng hải quốc tế, liên thông với hệ thống cảng biển Ðồng Nai và TP Hồ Chí Minh, tạo thành một hệ thống cảng liên hoàn gắn với những trung tâm kinh tế phát triển năng động, với vựa lúa đồng bằng sông Cửu Long, với các khu du lịch sinh thái hấp dẫn... Cũng theo các chuyên gia hàng đầu về cảng biển, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có sông Thị Vải - Cái Mép và sông Dinh, là hai tuyến vận tải thủy quan trọng tầm cỡ quốc gia và quốc tế. Với vị trí địa lý thuận lợi, Bà Rịa - Vũng Tàu hội đủ điều kiện để trở thành điểm trung chuyển hàng hóa và thực hiện các dịch vụ logistics của khu vực. Tiềm năng, lợi thế về dịch vụ cảng, dịch vụ logistics sẽ ngày càng phát triển khi các dự án quan trọng, như: đường liên cảng Cái Mép - Thị Vải, quốc lộ 51 mở rộng, đường cao tốc TP Hồ Chí Minh - Long Thành - Vũng Tàu, đường sắt TP Hồ Chí Minh - Biên Hòa - Vũng Tàu và sân bay Long Thành..., được đầu tư đồng bộ.

Tuy nhiên, thực tế không như mong đợi. Theo tính toán, hệ thống cảng công-ten-nơ tại TP Hồ Chí Minh với những dự án lớn, như: cảng Cát Lái, cảng VICT, cảng SPCT, Hiệp Phước... có tổng công suất tới bảy triệu TEU/năm. Công suất thông qua của hệ thống cảng trên sông Thị Vải - Cái Mép, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đạt gần 10 triệu TEU/năm. Thế nhưng, năm 2010, sản lượng công-ten-nơ thông qua thị trường phía nam chỉ đạt bốn triệu TEU (trong đó, khu vực Thị Vải - Cái Mép khoảng 450 nghìn TEU), năm 2011 đạt 4,2 triệu TEU (khu vực Thị Vải - Cái Mép 700 nghìn TEU). Dự kiến, lượng hàng thông qua toàn khu vực phía nam từ nay tới năm 2015 đạt hơn năm triệu TEU, đến năm 2020 đạt từ bảy triệu đến tám triệu TEU. Như vậy, đến năm 2020, năng lực thông qua của riêng cụm cảng TP Hồ Chí Minh đã vượt cầu của cả khu vực. Giám đốc Công ty cổ phần Tân Cảng - Cái Mép Trần Khánh Sinh cho biết: Các cảng khu vực Thị Vải - Cái Mép hiện chỉ hoạt động cầm chừng, khoảng 20% công suất. Nhiều kho chứa trống rỗng, không có hàng, máy móc, trang thiết bị nằm phơi sương, thiệt hại về vật chất không nhỏ. Thực tế, thị phần khu vực cảng Cái Mép - Thị Vải là "miếng bánh" được cắt ra từ các cảng của TP Hồ Chí Minh cho nên gần như hoạt động của cụm cảng này là cạnh tranh với thị trường thành phố.

Tình trạng nêu trên đang tạo ra áp lực lớn đối với các nhà đầu tư khi hơn một tỷ USD đã được đầu tư vào cụm cảng nước sâu này. Ðây cũng chính là nguyên nhân dẫn đến việc các cảng trong khu vực đua nhau phá giá dịch vụ làm hàng, và các hãng tàu lớn trên thế giới liên tiếp cắt giảm các tuyến vận tải tới Thị Vải - Cái Mép. Với suất đầu tư xây dựng cảng hàng trăm triệu USD, cùng giá cước làm hàng hiện nay, tất cả các cảng trong khu vực đều đang lỗ nặng. Vấn đề đặt ra là, vì sao phát triển hệ thống cảng lại "quên" không quy hoạch nguồn hàng phục vụ cảng, không chú trọng phát triển dịch vụ logistics, tình trạng cảng bị "cô lập" do chờ cầu, chờ đường... vẫn tiếp tục diễn ra. Ðây không chỉ là bài toán đặt ra với riêng Bà Rịa - Vũng Tàu (?). Bởi theo các chuyên gia kinh tế đầu ngành, việc định hình chiến lược kinh tế biển cần được thực hiện đồng thời và tổng thể ở ba phương diện: khai thác vùng không gian biển, khai thác vùng bờ biển và phát triển các lĩnh vực "hậu cần" cho kinh tế biển và các khu vực kết nối. Ba phương diện này hình thành các khâu liên tục của một chuỗi phát triển cho bất cứ ngành kinh tế biển cụ thể nào. Thiếu một khâu bất kỳ nào, các ngành kinh tế biển cũng đều sẽ bị mất cân đối, khó vươn lên thành ngành hiện đại, có năng lực cạnh tranh quốc tế. Và như thế, một địa phương, dù có nhiều lợi thế như Bà Rịa - Vũng Tàu, cũng không thể đủ sức thực hiện hàng loạt các giải pháp để khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên biển, nhất là trong lĩnh vực cảng biển và logistics.

Với 3.260 km bờ biển, nước ta là một trong những quốc gia có nhiều lợi thế về phát triển kinh tế biển. Tuy nhiên, trên thực tế, chính sự thiếu liên kết giữa các địa phương, kết nối giữa các vùng, miền đã khiến việc sử dụng và khai thác tiềm năng, nguồn lợi từ biển chưa thật sự hiệu quả, thiếu bền vững... Câu chuyện về phát triển kinh tế biển của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cũng chính là câu chuyện của rất nhiều địa phương có biển trong cả nước.

Đâm người vì nghi đánh bạn

(TNO) Rạng sáng 27.2, anh Lê Huy Ngọc (26 tuổi, quê Nghệ An) đi cùng một đồng nghiệp tên Đức từ trụ sở công ty (P.12, TP.Vũng Tàu) về nhà trọ đã bị một người tên Huyết (làm cùng công ty chế biến hải sản với Ngọc và Đức), chặn đường dùng dao tấn công.



 
Anh Ngọc đang điều trị tại Bệnh viện Bà Rịa - Ảnh: Nguyễn Long



Khi anh Ngọc né được nhát dao thì bất ngờ bị Đức ôm lại để Huyết đâm nhiều nhát vào người.


Sau đó, Đức và Huyết trốn khỏi hiện trường.


Tại Bệnh viện Bà Rịa, anh Ngọc cho biết, do Huyết nghi ngờ nhóm bạn của anh đánh trọng thương bạn của Huyết nên Huyết tìm Ngọc trả thù.


Ngày 27.2, Công an TP.Vũng Tàu (Bà Rịa-Vũng Tàu) cho biết công an đang vận động Đức và Huyết ra trình diện để điều tra làm rõ.


Thành Tín - Nguyễn Long


Đâm trọng thương học sinh lớp 7 để cướp
Vô cớ đâm người cùng phòng trọ
Nửa đêm xông vào nhà chém người
Một công an viên bị đâm trọng thương
Một hạ sĩ quan công an đâm trọng thương hai người

Bà Rịa - Vũng Tàu phát triển kinh tế biển

Từ du lịch bình dân...

Ðến bây giờ, Bà Rịa - Vũng Tàu vẫn lúng túng trong việc chuyển các cơ sở chế biến thủy, hải sản gây ô nhiễm môi trường ra khỏi trung tâm TP Vũng Tàu, xa các điểm du lịch biển hấp dẫn. Ðã có khá nhiều cuộc họp diễn ra nhưng vấn đề mấu chốt là vẫn chưa tìm được quỹ đất. Ðây chính là một trong những nguyên nhân khiến du lịch ở Bà Rịa - Vũng Tàu, dù rất nổi tiếng, vẫn chưa thật sự hấp dẫn khách gần, xa. Không chỉ thiếu những sản phẩm du lịch đặc sắc, mang dấu ấn địa phương, từ lâu, du lịch Bà Rịa- Vũng Tàu vẫn được xem là du lịch bình dân, với ý nghĩa giản đơn, đến chỉ để tắm biển. Không có khả năng giữ chân du khách cho nên dù khách du lịch đến Bà Rịa- Vũng Tàu hằng năm tương đối lớn (khoảng sáu triệu lượt khách/năm) nhưng nguồn thu từ du lịch của địa phương vẫn còn hạn chế (hơn 2.000 tỷ đồng). Hàng loạt các bãi tắm đẹp, nổi tiếng của Bà Rịa - Vũng Tàu đang bị băm nát bởi các công trình xây dựng không phép lẫn có phép. Ðơn cử như tại Bãi Sau, một bãi biển đẹp nhất nhì TP Vũng Tàu, trải dài từ khu vực Paradise đến gần mũi Nghinh Phong, đã bị "rào" kín bởi các khách sạn, nhà hàng, trong đó có không ít công trình kiên cố cao tầng, lấn sát ra biển. Việc phát triển tự phát, cát cứ, tất yếu dẫn đến tình trạng mạnh ai nấy làm, cạnh tranh không lành mạnh. Tại các hội nghị bàn giải pháp phát triển du lịch Vũng Tàu mới được tổ chức gần đây, nhiều chuyên gia trong ngành đã thẳng thắn lên tiếng về tình trạng lãng phí tài nguyên biển của địa phương mà hoạt động ở ngành du lịch là minh chứng điển hình. Chị Phan Kim Hoa, Việt kiều ở Ðức, trong một lần về Bà Rịa - Vũng Tàu, chia sẻ: "Tôi đã đi nhiều quốc gia. Không phải nơi nào cũng có những bãi biển đẹp như ở Vũng Tàu. Nhưng tôi đi trên đường Thùy Vân, suốt một đoạn dài mà không nhìn thấy biển. Chúng ta đã quá lãng phí khi thiếu một quy hoạch có tầm nhìn xa, một cách làm bài bản".

Ðể đánh thức tiềm năng du lịch biển, Bà Rịa- Vũng Tàu đã xây dựng tuyến đường ven biển nối TP Vũng Tàu với các huyện Long Ðiền, Ðất Ðỏ, Xuyên Mộc và với tỉnh Bình Thuận, dài hàng chục km, đi qua các làng chài, vốn nhiều đời chỉ quen nghề đánh bắt thủy, hải sản. Nhờ đó, hàng loạt các dự án du lịch lớn đã tìm về đây, trong đó có không ít dự án có số vốn đầu tư lên tới cả tỷ USD, như dự án Hồ Tràm Strip (4,23 tỷ USD), Vườn thú hoang dã Safari Bình Châu (500 triệu USD)... Nhưng, cũng chính tại đây, tình trạng "chia lô", cát cứ của nhiều doanh nghiệp đã xuất hiện. Xem ra, không phải chờ quá lâu, những bất cập trong đầu tư các dự án du lịch do thiếu một quy hoạch tổng thể, một tầm nhìn dài hạn đã và đang xảy ra tại các bãi tắm đẹp trên địa bàn TP Vũng Tàu sẽ tiếp tục lặp lại ở những địa phương mà tuyến đường ven biển này đi qua.

... Ðến cảng biển đói hàng

Trong số hơn 50 dự án cảng được cấp phép đầu tư, đến nay, trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã có 24 dự án đi vào hoạt động. Hệ thống cảng nước sâu tại khu vực sông Thị Vải - Cái Mép thời gian qua đã đón nhiều tàu mẹ của các hãng tàu quốc tế lớn, có sức chở lên tới hơn 100 nghìn tấn. Ðây là lợi thế không phải địa phương nào cũng có được. Theo chuyên gia kinh tế, PGS, TS Võ Ðại Lược, hệ thống cảng biển Bà Rịa - Vũng Tàu có tầm quan trọng bậc nhất Việt Nam, tiếp cận tuyến hàng hàng hải quốc tế, liên thông với hệ thống cảng biển Ðồng Nai và TP Hồ Chí Minh, tạo thành một hệ thống cảng liên hoàn gắn với những trung tâm kinh tế phát triển năng động, với vựa lúa đồng bằng sông Cửu Long, với các khu du lịch sinh thái hấp dẫn... Cũng theo các chuyên gia hàng đầu về cảng biển, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có sông Thị Vải - Cái Mép và sông Dinh, là hai tuyến vận tải thủy quan trọng tầm cỡ quốc gia và quốc tế. Với vị trí địa lý thuận lợi, Bà Rịa - Vũng Tàu hội đủ điều kiện để trở thành điểm trung chuyển hàng hóa và thực hiện các dịch vụ logistics của khu vực. Tiềm năng, lợi thế về dịch vụ cảng, dịch vụ logistics sẽ ngày càng phát triển khi các dự án quan trọng, như: đường liên cảng Cái Mép - Thị Vải, quốc lộ 51 mở rộng, đường cao tốc TP Hồ Chí Minh - Long Thành - Vũng Tàu, đường sắt TP Hồ Chí Minh - Biên Hòa - Vũng Tàu và sân bay Long Thành..., được đầu tư đồng bộ.

Tuy nhiên, thực tế không như mong đợi. Theo tính toán, hệ thống cảng công-ten-nơ tại TP Hồ Chí Minh với những dự án lớn, như: cảng Cát Lái, cảng VICT, cảng SPCT, Hiệp Phước... có tổng công suất tới bảy triệu TEU/năm. Công suất thông qua của hệ thống cảng trên sông Thị Vải - Cái Mép, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đạt gần 10 triệu TEU/năm. Thế nhưng, năm 2010, sản lượng công-ten-nơ thông qua thị trường phía nam chỉ đạt bốn triệu TEU (trong đó, khu vực Thị Vải - Cái Mép khoảng 450 nghìn TEU), năm 2011 đạt 4,2 triệu TEU (khu vực Thị Vải - Cái Mép 700 nghìn TEU). Dự kiến, lượng hàng thông qua toàn khu vực phía nam từ nay tới năm 2015 đạt hơn năm triệu TEU, đến năm 2020 đạt từ bảy triệu đến tám triệu TEU. Như vậy, đến năm 2020, năng lực thông qua của riêng cụm cảng TP Hồ Chí Minh đã vượt cầu của cả khu vực. Giám đốc Công ty cổ phần Tân Cảng - Cái Mép Trần Khánh Sinh cho biết: Các cảng khu vực Thị Vải - Cái Mép hiện chỉ hoạt động cầm chừng, khoảng 20% công suất. Nhiều kho chứa trống rỗng, không có hàng, máy móc, trang thiết bị nằm phơi sương, thiệt hại về vật chất không nhỏ. Thực tế, thị phần khu vực cảng Cái Mép - Thị Vải là "miếng bánh" được cắt ra từ các cảng của TP Hồ Chí Minh cho nên gần như hoạt động của cụm cảng này là cạnh tranh với thị trường thành phố.

Tình trạng nêu trên đang tạo ra áp lực lớn đối với các nhà đầu tư khi hơn một tỷ USD đã được đầu tư vào cụm cảng nước sâu này. Ðây cũng chính là nguyên nhân dẫn đến việc các cảng trong khu vực đua nhau phá giá dịch vụ làm hàng, và các hãng tàu lớn trên thế giới liên tiếp cắt giảm các tuyến vận tải tới Thị Vải - Cái Mép. Với suất đầu tư xây dựng cảng hàng trăm triệu USD, cùng giá cước làm hàng hiện nay, tất cả các cảng trong khu vực đều đang lỗ nặng. Vấn đề đặt ra là, vì sao phát triển hệ thống cảng lại "quên" không quy hoạch nguồn hàng phục vụ cảng, không chú trọng phát triển dịch vụ logistics, tình trạng cảng bị "cô lập" do chờ cầu, chờ đường... vẫn tiếp tục diễn ra. Ðây không chỉ là bài toán đặt ra với riêng Bà Rịa - Vũng Tàu (?). Bởi theo các chuyên gia kinh tế đầu ngành, việc định hình chiến lược kinh tế biển cần được thực hiện đồng thời và tổng thể ở ba phương diện: khai thác vùng không gian biển, khai thác vùng bờ biển và phát triển các lĩnh vực "hậu cần" cho kinh tế biển và các khu vực kết nối. Ba phương diện này hình thành các khâu liên tục của một chuỗi phát triển cho bất cứ ngành kinh tế biển cụ thể nào. Thiếu một khâu bất kỳ nào, các ngành kinh tế biển cũng đều sẽ bị mất cân đối, khó vươn lên thành ngành hiện đại, có năng lực cạnh tranh quốc tế. Và như thế, một địa phương, dù có nhiều lợi thế như Bà Rịa - Vũng Tàu, cũng không thể đủ sức thực hiện hàng loạt các giải pháp để khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên biển, nhất là trong lĩnh vực cảng biển và logistics.

Với 3.260 km bờ biển, nước ta là một trong những quốc gia có nhiều lợi thế về phát triển kinh tế biển. Tuy nhiên, trên thực tế, chính sự thiếu liên kết giữa các địa phương, kết nối giữa các vùng, miền đã khiến việc sử dụng và khai thác tiềm năng, nguồn lợi từ biển chưa thật sự hiệu quả, thiếu bền vững... Câu chuyện về phát triển kinh tế biển của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cũng chính là câu chuyện của rất nhiều địa phương có biển trong cả nước.

Đâm người vì nghi đánh bạn

(TNO) Rạng sáng 27.2, anh Lê Huy Ngọc (26 tuổi, quê Nghệ An) đi cùng một đồng nghiệp tên Đức từ trụ sở công ty (P.12, TP.Vũng Tàu) về nhà trọ đã bị một người tên Huyết (làm cùng công ty chế biến hải sản với Ngọc và Đức), chặn đường dùng dao tấn công.



 
Anh Ngọc đang điều trị tại Bệnh viện Bà Rịa - Ảnh: Nguyễn Long



Khi anh Ngọc né được nhát dao thì bất ngờ bị Đức ôm lại để Huyết đâm nhiều nhát vào người.


Sau đó, Đức và Huyết trốn khỏi hiện trường.


Tại Bệnh viện Bà Rịa, anh Ngọc cho biết, do Huyết nghi ngờ nhóm bạn của anh đánh trọng thương bạn của Huyết nên Huyết tìm Ngọc trả thù.


Ngày 27.2, Công an TP.Vũng Tàu (Bà Rịa-Vũng Tàu) cho biết công an đang vận động Đức và Huyết ra trình diện để điều tra làm rõ.


Thành Tín - Nguyễn Long


Đâm trọng thương học sinh lớp 7 để cướp
Vô cớ đâm người cùng phòng trọ
Nửa đêm xông vào nhà chém người
Một công an viên bị đâm trọng thương
Một hạ sĩ quan công an đâm trọng thương hai người

Khám phá đặc sản bánh bông lan trứng muối ở Vũng Tàu

Đến với Vũng Tàu bây giờ người ta cũng ít mua hải sản mang về hơn xưa, có lẽ vì hải sản ở Sài Gòn bây giờ không thiếu, nếu không muốn nói thẳng ra là độ tươi ngon thua một chút mà giá cả có khi còn rẻ hơn nhiều. Nổi lên gần đây là món bánh bông lan trứng muối ở khu Đồ Chiểu (gần chỗ bán bánh tiêu cade ngày xưa).


Bánh có size vừa ăn, không quá to gây dễ ngấy

Bánh bông lan nghe cũng bình thường nhưng “độc” ở đây là nó còn có thêm nhân trứng muối. Mỗi cái bánh chỉ to khoảng 3 ngón tay, ăn khá vừa miệng, được cho thêm một ít nhân trứng vịt muối (không phải nguyên cái trứng đâu nhé) mằn mặn điểm lên trên mặt bánh ngọt, tuy có hơi đối nghịch nhưng khi ăn vào lại thấy hòa hợp lắm ấy!


Những cái bánh mới ra lò nóng hổi thơm ngon

Bánh bông lan trứng muối được bán 1 túi khoảng chục cái với giá bán lẻ là 22K, nhưng nếu có chút kinh nghiệm và mua số lượng nhiều (5 - 7 bịch) về làm quà, bạn có thể trả giá xuống còn 17 - 20K thôi đấy. Ngoài ra, trên đường từ bãi biển đến ngôi chùa nổi tiếng nhất nhì Vũng Tàu, cũng có khá nhiều hàng bán bánh này. Đặc biệt, ở đây người ta vừa nướng bánh vừa bán nên nếu mua vào buổi chiều, bạn sẽ có thể may mắn được thưởng thức chiếc bánh bông lan nóng hổi vừa thổi vừa ăn, sẽ cảm nhận được rõ hơn về độ ngon của bánh - mùi thơm lừng của trứng gà, beo béo của bột bánh và một chút mặn của nhân bánh.


Ngoài món bánh bông lan trứng muối, chúng ta còn có một “phiên bản” hơi khác là bánh bông lan nhân trứng muối - nho khô. Hai loại này giá hơn kém nhau khoảng vài ngàn nhưng mỗi cái đều có vị ngon riêng nên cũng rất khó đánh giá (bánh trứng nho có thêm một tí chua chua thanh thanh của nho khô nên chắc chắn sẽ cho một hương vị bánh rất khác). Thôi thì để tùy sở thích của mọi người mà lựa chọn mùi vị cho mình vậy!


Một bên là trứng muối - một bên là nho khô.


Cực hấp dẫn nè.


Nhớ bạn nhé, nếu có nhu cầu mua món đặc sản này về làm quà thì hãy chọn mua lúc bánh còn mới sẽ ngon hơn rất nhiều, hạn chế mua buổi sáng vì thường đó là bánh cũ nướng từ chiều hôm trước thôi. Chúc các bạn có một trải nghiệm mới vui vẻ từ vùng đất biển này!

Sunday, February 26, 2012

Văn Phượng trước “khung cửa” mở

Đóng vai bà mẹ 40 tuổi với đầy nỗi truân chuyên, sóng gió trong cuộc sống gia đình khi tuổi đời chỉ vừa 24, diễn viên trẻ Văn Phượng đã lập được cho riêng mình một kỳ tích từ sau vai Nhi trong bộ phim Trở về của đạo diễn Việt Trinh.


Phim đã kết thúc nhưng bạn bè thân quen, nhất là những khán giả ở quê biển Vũng Tàu của Văn Phượng vẫn gọi cô là Nhi, xem đó như một dấu mốc ấn tượng cho sự nghiệp chỉ vừa mới bắt đầu của gương mặt trẻ này.


Có duyên với vai “già”


“Không có một chút kinh nghiệm gì về tình yêu, cuộc sống gia đình nên khi nhận vai Nhi trong phim Trở về tôi cảm thấy căng thẳng vô cùng. Lúc còn trẻ thì không sao nhưng khi nhân vật về già đòi hỏi diễn viên phải thể hiện cách đi đứng, ăn nói, nét mặt và cách hành xử cho ra một người mẹ gánh quá nhiều nỗi đau u uẩn vì con, thật sự là một áp lực” - Văn Phượng nhớ lại.


Quyết tâm đầu tư cho nhân vật Nhi, Văn Phượng bắt đầu chú tâm quan sát “người lớn”, về Vũng Tàu dành thời gian trò chuyện với mẹ, cố gắng học hỏi kinh nghiệm của người đi trước, nắm bắt tinh tế nhất có thể những điều cảm nhận được từ đời sống để dồn sức cho vai diễn. Diễn viên Việt Trinh kể trong phân cảnh “làm mẹ” đầu tiên, Văn Phượng cứ “đi te te một cách hồn nhiên”.


Nhờ sự chăm chút của đạo diễn cùng trang phục mang đến vẻ đẹp nền nã, đằm thắm cho nhân vật, Văn Phượng đã có một “bước chuyển mình” ấn tượng, lột xác thành bà Nhi với những trường đoạn thể hiện nội tâm nhân vật thật sự xúc động, sâu lắng.



 
Diễn viên Văn Phượng. Ảnh do nhân vật cung cấp



“Lời thoại của phim Trở về đã quá hay rồi, có khi tôi không nhớ là mình phải diễn mà gần như đã đặt mình sống trọn cho Nhi. Ngay cả ở những phân đoạn không nói gì nhiều, kịch bản cũng đủ xúc động để diễn viên có thể lột tả được nỗi đau của nhân vật. Thêm vào đó là những chỉ dẫn hỗ trợ của đạo diễn trên trường quay, có thể nói mọi thứ đều đã cùng nhau tạo cho diễn viên một đường ray cảm xúc” - Văn Phượng chia sẻ. Khó khăn nhất với Phượng trên trường quay không phải là những phân cảnh nội tâm mà lại là … cảnh hôn với diễn viên Đức Tiến (vai ông Hân) bên dòng thác lãng mạn ở bối cảnh quay tại Campuchia. Đức Tiến bảo mỗi lần anh bắt đầu diễn phân đoạn này thì Văn Phượng lại “né”. Còn Phượng thì nói vui: “Cái cảnh sợ gần chết mà phải quay đi quay lại đến mười mấy lần”, vì đó cũng là lần đầu tiên cô gái “chưa yêu lần nào” này phải thể hiện nụ hôn thật trên màn ảnh nhỏ.


“Không hiểu sao lại có duyên với vai già” - Văn Phượng nói vậy khi ngay từ vai chính đầu tiên, Tường Vy trong phim Những khoảng trời riêng, Phượng cũng vào vai một người phụ nữ phải khổ lụy vì chồng. Nhân vật nào cũng nặng trĩu niềm đau và nước mắt. Ngay cả vai phụ trong phim Theo dấu hương xưa, Phượng cũng được đạo diễn Ngô Quang Hải chọn cho một vai “cười ít khóc nhiều”. Nhưng Văn Phượng cũng nói chính nhờ những ngày tháng trên trường quay, toàn diễn những vai vượt quá phạm vi trải nghiệm sống ngoài đời nên cô đã học hỏi được rất nhiều kinh nghiệm quý giá cho diễn xuất.


Khẳng định được tên tuổi bằng vai diễn tạo dấu ấn sâu đậm, gương mặt trẻ này cũng đã đưa mình đến trước “khung cửa” mở. Cô nhận được nhiều lời mời hơn sau vai Nhi và sắp tới đây, cô cũng chính thức được “trở về” đúng tuổi của mình bằng vai diễn mới “trẻ trung, xì-tin”, như Văn Phượng nói, trong một bộ phim truyền hình sẽ được bấm máy vào tháng 3 tới.


Bình thản làm nghề


Vốn liếng của gương mặt tốt nghiệp Trường Đại học Sân khấu - Điện ảnh TPHCM này là chỉ mới 2 năm làm nghề. Văn Phượng chỉ có vậy nhưng dấu ấn cô để lại chính là nhờ khuôn mặt mang nét đằm thắm khó lẫn vào đâu được. Có lẽ chính vì gương mặt “khó đóng vai phản diện” mà Phượng luôn được các đạo diễn nhắm cho những vai diễn thuộc hình mẫu phụ nữ truyền thống hiền lành, chịu thương, chịu khó.


“Tôi luôn sợ sẽ không vượt qua được cái bóng của mình nên mỗi vai diễn đều phải nỗ lực học hỏi rất nhiều. Sau phim Những khoảng trời riêng, tôi được mọi người gọi là Tường Vy, đến Trở về thì được nhớ với cái tên Nhi. Nhưng nếu vai diễn sau không thể nổi trội hơn vai diễn trước thì tôi xem như đó cũng là thất bại cho chính mình. Cho nên, nghiêm khắc lựa chọn vai diễn phù hợp và nỗ lực hết mình cho nhân vật, với tôi đã là một thử thách lớn” - Văn Phượng nói.


Cũng từng thử sức ở những vai diễn “không phù hợp với mình” (như lời Phượng nói) và bị đánh rớt không khoan nhượng khi cô đi thử vai chính trong bộ phim truyền hình dành cho tuổi học trò, nhân vật có tạo hình xì-tin, năng động và nghịch ngợm. “Lúc đó buồn lắm, cứ nghĩ mình không đủ năng lực. Thử vai cũng giống như đi thi vậy, rớt thì thấy mình bất tài.


Có khi nghĩ hay là thôi đi, không tiếp tục cái nghề biết chắc là bấp bênh và cũng có không ít những điều phải đối mặt này” - bộc bạch về những suy nghĩ từng đến khi chỉ mới bắt đầu nhưng rồi Văn Phượng cũng bảo chính lời hứa với ba mẹ lúc cô chọn bước chân vào con đường nghệ thuật đã khiến cô phải kiên trì, nhẫn nại hơn. “Đã từng có những cám dỗ khi tôi chân ướt chân ráo đi tìm cơ hội nhưng lúc nào tôi cũng nhớ về những lời mẹ tôi đã nói. Rằng làm gì thì làm cũng phải sống cho đàng hoàng, không được để lại điều tiếng gì. Tôi yêu nghề vô cùng và chỉ muốn đến với nghề thật sự nghiêm túc, gầy dựng hành trình cho riêng mình theo những mục tiêu đã đề ra. Tôi rất hiểu mình đang bước trên con đường như thế nào” - gương mặt bước chân ra từ quê biển, trong gia đình không có ai làm nghệ thuật này bày tỏ.



Theo Người Lao Động

Nhân viên ngân hàng bỏ trốn đã ra trình diện

Ngày 25.2, Phòng CSĐT tội phạm về TTXH (PC45) - Công an tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu cho biết Nguyễn Văn Cương (30 tuổi, ngụ chung cư 21 tầng, P.7, TP.Vũng Tàu, nguyên là nhân viên của Techcombank - Chi nhánh Vũng Tàu) đã ra trình diện.


Như Thanh Niên đã đưa tin, trước đó PC45 Công an tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu tiến hành điều tra làm rõ hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản do Cương thực hiện. Từ năm 2005-2010, trong khi làm việc tại Techcombank chi nhánh Vũng Tàu, Cương vay tiền của nhiều người để làm dịch vụ đáo hạn ngân hàng, tổng cộng hơn 10 tỉ đồng rồi bỏ trốn.


Nguyễn Long

Nhân viên ngân hàng bỏ trốn đã ra trình diện

Ngày 25.2, Phòng CSĐT tội phạm về TTXH (PC45) - Công an tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu cho biết Nguyễn Văn Cương (30 tuổi, ngụ chung cư 21 tầng, P.7, TP.Vũng Tàu, nguyên là nhân viên của Techcombank - Chi nhánh Vũng Tàu) đã ra trình diện.


Như Thanh Niên đã đưa tin, trước đó PC45 Công an tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu tiến hành điều tra làm rõ hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản do Cương thực hiện. Từ năm 2005-2010, trong khi làm việc tại Techcombank chi nhánh Vũng Tàu, Cương vay tiền của nhiều người để làm dịch vụ đáo hạn ngân hàng, tổng cộng hơn 10 tỉ đồng rồi bỏ trốn.


Nguyễn Long

Bà Rịa





Có mặt trên cánh đồng muối bạt
ngàn nơi đây, dưới cái nắng khá gay gắt sau những cơn mưa bất chợt,
chúng tôi thấy rất nhiều diêm dân đang hối hả thu dọn muối, che chắn và
vận chuyển về kho hoặc bán rẻ cho thương lái. Chị Lê Thị Mận, 37 tuổi,
một diêm dân ở đây cho biết: Giờ trời đang nắng vậy thôi nhưng chiều là
lại mưa xối xả cho mà xem. Mấy bữa nay hôm nào cũng thế. Muối gần khô là
lại biến thành nước, chúng tôi nhìn mà xót xa nhưng cũng chẳng có cách
gì cứu vãn tình thế được. Hàng triệu đồng mỗi mẻ muối đành tan theo dòng
nước mưa mà thôi.


May mắn hơn gia đình chị Mận, gia đình chị Hồ Thị
Phương đã kịp nhanh tay thu hoạch gần 2ha ruộng muối nhà mình. Chị bảo,
thu hoạch được đấy nhưng cũng chưa chắc đã có tiền. Mấy mẹ con tôi phải
dùng vải, bạt và rơm quây muối lại. Nếu mai mốt vẫn mưa như vầy e rằng
chúng cũng tan hết theo nước. Gọi thương lái bán nhưng họ ép giá mình rẻ
quá, chỉ có 450/kg vì đây là muối thô, lại thu hoạch vội. Hi vọng trời
đừng mưa nữa chứ không rẻ cũng phải bán, lỗ đành chịu chứ không thì mất
trắng.


Theo ông Phạm Tỉnh, Chủ tịch Hội nông dân Phước Tỉnh, bình
thường mọi năm giờ đang là mùa khô, mùa muối chính của diêm dân. Diện
tích muối trên địa bàn vào khoảng 950 ha với sản lượng hàng trăm tấn
muối/ngày. Tuy nhiên, giờ thời tiết thay đổi, mưa lớn trái mùa xuất hiện
khiến những mẻ muối của diêm dân bị tan theo nước. Tính trung bình, nếu
nắng thuận, gió tốt, phải 2 đến 3 ngày mới thu hoạch được một mẻ muối.
Trong khoảng thời gian này mà mưa xuất hiện là coi như hỏng ăn. Vì thế,
mưa diễn ra với mật độ ngày/trận kéo dài vài tiếng đồng hồ với lưu lượng
nước khoảng 10-15mm khiến diêm dân không kịp trở tay.


Mặt khác, theo
dự báo của Trung tâm Khí tượng thủy văn miền Nam, trong những ngày tới
(cụ thể, ngày 24, 25, 26 tháng 2, thời tiết còn diễn biến phức tạp và có
thể vẫn còn mưa) mưa vẫn tiếp diễn khiến diêm dân hết sức lo lắng.



Bà Rịa





Có mặt trên cánh đồng muối bạt
ngàn nơi đây, dưới cái nắng khá gay gắt sau những cơn mưa bất chợt,
chúng tôi thấy rất nhiều diêm dân đang hối hả thu dọn muối, che chắn và
vận chuyển về kho hoặc bán rẻ cho thương lái. Chị Lê Thị Mận, 37 tuổi,
một diêm dân ở đây cho biết: Giờ trời đang nắng vậy thôi nhưng chiều là
lại mưa xối xả cho mà xem. Mấy bữa nay hôm nào cũng thế. Muối gần khô là
lại biến thành nước, chúng tôi nhìn mà xót xa nhưng cũng chẳng có cách
gì cứu vãn tình thế được. Hàng triệu đồng mỗi mẻ muối đành tan theo dòng
nước mưa mà thôi.


May mắn hơn gia đình chị Mận, gia đình chị Hồ Thị
Phương đã kịp nhanh tay thu hoạch gần 2ha ruộng muối nhà mình. Chị bảo,
thu hoạch được đấy nhưng cũng chưa chắc đã có tiền. Mấy mẹ con tôi phải
dùng vải, bạt và rơm quây muối lại. Nếu mai mốt vẫn mưa như vầy e rằng
chúng cũng tan hết theo nước. Gọi thương lái bán nhưng họ ép giá mình rẻ
quá, chỉ có 450/kg vì đây là muối thô, lại thu hoạch vội. Hi vọng trời
đừng mưa nữa chứ không rẻ cũng phải bán, lỗ đành chịu chứ không thì mất
trắng.


Theo ông Phạm Tỉnh, Chủ tịch Hội nông dân Phước Tỉnh, bình
thường mọi năm giờ đang là mùa khô, mùa muối chính của diêm dân. Diện
tích muối trên địa bàn vào khoảng 950 ha với sản lượng hàng trăm tấn
muối/ngày. Tuy nhiên, giờ thời tiết thay đổi, mưa lớn trái mùa xuất hiện
khiến những mẻ muối của diêm dân bị tan theo nước. Tính trung bình, nếu
nắng thuận, gió tốt, phải 2 đến 3 ngày mới thu hoạch được một mẻ muối.
Trong khoảng thời gian này mà mưa xuất hiện là coi như hỏng ăn. Vì thế,
mưa diễn ra với mật độ ngày/trận kéo dài vài tiếng đồng hồ với lưu lượng
nước khoảng 10-15mm khiến diêm dân không kịp trở tay.


Mặt khác, theo
dự báo của Trung tâm Khí tượng thủy văn miền Nam, trong những ngày tới
(cụ thể, ngày 24, 25, 26 tháng 2, thời tiết còn diễn biến phức tạp và có
thể vẫn còn mưa) mưa vẫn tiếp diễn khiến diêm dân hết sức lo lắng.



Nhân viên ngân hàng bỏ trốn đã ra trình diện

Phần bình luận tạo điều kiện cho bạn thảo luận, nêu thắc mắc, và chia sẻ ý kiến. Sau đây là những điều cần lưu ý khi đăng lời bình:


1. Quan tâm và tôn trọng những người cùng bình luận, và cộng đồng bạn đọc ở Việt Nam nói chung.


2. Không dùng từ ngữ tục bậy, chửi bới, thô lỗ, hoặc khiêu dâm.


3. Không dùng ngôn ngữ có tính lăng mạ, sỉ nhục, chửi rủa.


4. Không quấy rối, gây phiền nhiễu cho người khác, hoặc đe dọa đến sự an toàn và tài sản của người khác; không vu khống, nói sai sự thật, làm mất danh dự, hoặc mạo nhận một ai đó.


5. Không đăng các quảng cáo thương mại.


6. Đây là một diễn đàn công cộng. Do đó không nên đăng các thông tin cá nhân như số điện thoại, địa chỉ email, tài khoản ngân hàng, thẻ tín dụng, hoặc các thông tin quan trọng khác.


7. Tất cả các ngôn ngữ html và đường link đều không được phép.


Yahoo! có quyền từ chối hoặc xóa bỏ bất cứ lời bình nào không phù hợp với các quy định nói trên hoặc không đúng với Quy tắc sử dụng dịch vụ của Yahoo! (Yahoo! Terms of Service), đồng thời có thể đình chỉ hay khóa hoàn toàn tài khoản Yahoo! của bạn (bao gồm cả email) nếu phát hiện vi phạm.


Các lời bình dưới đây do người sử dụng Yahoo! đăng tải, thể hiện quan điểm riêng của chính người đó. Yahoo! và các đối tác cung cấp nội dung của bài viết nói trên không xác nhận, chứng thực, và không chịu bất cứ trách nhiệm và nghĩa vụ pháp lý nào cho các lời bình này.

Saturday, February 25, 2012

Nhân viên ngân hàng bỏ trốn đã ra trình diện

Ngày 25.2, Phòng CSĐT tội phạm về TTXH (PC45) - Công an tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu cho biết Nguyễn Văn Cương (30 tuổi, ngụ chung cư 21 tầng, P.7, TP.Vũng Tàu, nguyên là nhân viên của Techcombank - Chi nhánh Vũng Tàu) đã ra trình diện.


Như Thanh Niên đã đưa tin, trước đó PC45 Công an tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu tiến hành điều tra làm rõ hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản do Cương thực hiện. Từ năm 2005-2010, trong khi làm việc tại Techcombank chi nhánh Vũng Tàu, Cương vay tiền của nhiều người để làm dịch vụ đáo hạn ngân hàng, tổng cộng hơn 10 tỉ đồng rồi bỏ trốn.


Nguyễn Long

Bà Rịa – Vũng Tàu chuẩn bị di dời Trung tâm hành chính


You have attempted to access this site with an invalid User Agent.


If you think this is a mistake you can contact the site webmaster at webmaster(at)xaluan(dot)com.


Be SURE to include the following information in any email!
User Agent: none
Remote Address: 12.158.188.36
Client IP: none
Forwarded For: 12.158.188.36

Văn Phượng trước “khung cửa” mở

Đóng vai bà mẹ 40 tuổi với đầy nỗi truân chuyên, sóng gió trong cuộc sống gia đình khi tuổi đời chỉ vừa 24, diễn viên trẻ Văn Phượng đã lập được cho riêng mình một kỳ tích từ sau vai Nhi trong bộ phim Trở về của đạo diễn Việt Trinh.


Phim đã kết thúc nhưng bạn bè thân quen, nhất là những khán giả ở quê biển Vũng Tàu của Văn Phượng vẫn gọi cô là Nhi, xem đó như một dấu mốc ấn tượng cho sự nghiệp chỉ vừa mới bắt đầu của gương mặt trẻ này.


Có duyên với vai “già”


“Không có một chút kinh nghiệm gì về tình yêu, cuộc sống gia đình nên khi nhận vai Nhi trong phim Trở về tôi cảm thấy căng thẳng vô cùng. Lúc còn trẻ thì không sao nhưng khi nhân vật về già đòi hỏi diễn viên phải thể hiện cách đi đứng, ăn nói, nét mặt và cách hành xử cho ra một người mẹ gánh quá nhiều nỗi đau u uẩn vì con, thật sự là một áp lực” - Văn Phượng nhớ lại.



Nhờ sự chăm chút của đạo diễn cùng trang phục mang đến vẻ đẹp nền nã, đằm thắm cho nhân vật, Văn Phượng đã có một “bước chuyển mình” ấn tượng, lột xác thành bà Nhi với những trường đoạn thể hiện nội tâm nhân vật thật sự xúc động, sâu lắng.




“Lời thoại của phim Trở về đã quá hay rồi, có khi tôi không nhớ là mình phải diễn mà gần như đã đặt mình sống trọn cho Nhi. Ngay cả ở những phân đoạn không nói gì nhiều, kịch bản cũng đủ xúc động để diễn viên có thể lột tả được nỗi đau của nhân vật. Thêm vào đó là những chỉ dẫn hỗ trợ của đạo diễn trên trường quay, có thể nói mọi thứ đều đã cùng nhau tạo cho diễn viên một đường ray cảm xúc” - Văn Phượng chia sẻ.


Khó khăn nhất với Phượng trên trường quay không phải là những phân cảnh nội tâm mà lại là … cảnh hôn với diễn viên Đức Tiến (vai ông Hân) bên dòng thác lãng mạn ở bối cảnh quay tại Campuchia. Đức Tiến bảo mỗi lần anh bắt đầu diễn phân đoạn này thì Văn Phượng lại “né”. Còn Phượng thì nói vui: “Cái cảnh sợ gần chết mà phải quay đi quay lại đến mười mấy lần”, vì đó cũng là lần đầu tiên cô gái “chưa yêu lần nào” này phải thể hiện nụ hôn thật trên màn ảnh nhỏ.


“Không hiểu sao lại có duyên với vai già” - Văn Phượng nói vậy khi ngay từ vai chính đầu tiên, Tường Vy trong phim Những khoảng trời riêng, Phượng cũng vào vai một người phụ nữ phải khổ lụy vì chồng. Nhân vật nào cũng nặng trĩu niềm đau và nước mắt. Ngay cả vai phụ trong phim Theo dấu hương xưa, Phượng cũng được đạo diễn Ngô Quang Hải chọn cho một vai “cười ít khóc nhiều”. Nhưng Văn Phượng cũng nói chính nhờ những ngày tháng trên trường quay, toàn diễn những vai vượt quá phạm vi trải nghiệm sống ngoài đời nên cô đã học hỏi được rất nhiều kinh nghiệm quý giá cho diễn xuất.


Khẳng định được tên tuổi bằng vai diễn tạo dấu ấn sâu đậm, gương mặt trẻ này cũng đã đưa mình đến trước “khung cửa” mở. Cô nhận được nhiều lời mời hơn sau vai Nhi và sắp tới đây, cô cũng chính thức được “trở về” đúng tuổi của mình bằng vai diễn mới “trẻ trung, xì-tin”, như Văn Phượng nói, trong một bộ phim truyền hình sẽ được bấm máy vào tháng 3 tới.


Bình thản làm nghề


Vốn liếng của gương mặt tốt nghiệp Trường Đại học Sân khấu - Điện ảnh TPHCM này là chỉ mới 2 năm làm nghề. Văn Phượng chỉ có vậy nhưng dấu ấn cô để lại chính là nhờ khuôn mặt mang nét đằm thắm khó lẫn vào đâu được. Có lẽ chính vì gương mặt “khó đóng vai phản diện” mà Phượng luôn được các đạo diễn nhắm cho những vai diễn thuộc hình mẫu phụ nữ truyền thống hiền lành, chịu thương, chịu khó.


“Tôi luôn sợ sẽ không vượt qua được cái bóng của mình nên mỗi vai diễn đều phải nỗ lực học hỏi rất nhiều. Sau phim Những khoảng trời riêng, tôi được mọi người gọi là Tường Vy, đến Trở về thì được nhớ với cái tên Nhi. Nhưng nếu vai diễn sau không thể nổi trội hơn vai diễn trước thì tôi xem như đó cũng là thất bại cho chính mình. Cho nên, nghiêm khắc lựa chọn vai diễn phù hợp và nỗ lực hết mình cho nhân vật, với tôi đã là một thử thách lớn” – Văn Phượng nói.



Có khi nghĩ hay là thôi đi, không tiếp tục cái nghề biết chắc là bấp bênh và cũng có không ít những điều phải đối mặt này” - bộc bạch về những suy nghĩ từng đến khi chỉ mới bắt đầu nhưng rồi Văn Phượng cũng bảo chính lời hứa với ba mẹ lúc cô chọn bước chân vào con đường nghệ thuật đã khiến cô phải kiên trì, nhẫn nại hơn.


“Đã từng có những cám dỗ khi tôi chân ướt chân ráo đi tìm cơ hội nhưng lúc nào tôi cũng nhớ về những lời mẹ tôi đã nói. Rằng làm gì thì làm cũng phải sống cho đàng hoàng, không được để lại điều tiếng gì. Tôi yêu nghề vô cùng và chỉ muốn đến với nghề thật sự nghiêm túc, gầy dựng hành trình cho riêng mình theo những mục tiêu đã đề ra. Tôi rất hiểu mình đang bước trên con đường như thế nào” – gương mặt bước chân ra từ quê biển, trong gia đình không có ai làm nghệ thuật này bày tỏ.


Hành trình 6 ngày đêm truy bắt kẻ giết người, cướp tài sản

Sau 1 ngày tử vong, người ta phát hiện xác ông Võ Văn Út Em, 42 tuổi, hành nghề chạy xe ôm, thường trú khu phố 7, phường Rạch Sỏi, TP Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang được chôn dưới một đường rãnh đặt ống thoát nước với 1 bàn tay được đưa lên khỏi mặt đất dính nhiều vết máu cách QL63 khoảng 200m, nằm trong công trình bến xe mới Kiên Giang đang được xây dựng, thuộc ấp Sua Đũa, xã Vĩnh Hòa Hiệp, huyện Châu Thành (Kiên Giang).


Kết quả khám nghiệm của cơ quan chức năng cho thấy, ông Út Em chết do bị một vật nặng đập vào đỉnh đầu, vùng mặt và cuống họng bị vỡ lìa. Nhận định ban đầu của cơ quan Công an là sau khi bị giết chết, hung thủ đã lôi xác nạn nhân đem chôn giấu, vì vậy Giám đốc Công an tỉnh Kiên Giang quyết định thành lập chuyên án truy xét  giao cho Phòng CSĐT tội phạm về TTXH chủ công phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ, khẩn trương điều tra khám phá làm rõ hung thủ gây án.


Theo chỉ đạo của Ban chuyên án, nhiều mũi trinh sát được tung ra. Xâu chuỗi lại từ rất nhiều kết quả xác minh và trình bày của gia đình nạn nhân, các trinh sát được biết: Khoảng 19h ngày 9/2, gần một ngày trước khi bị giết chết, ông Út Em có lấy chiếc xe máy hiệu Wave Alpha, BKS 68S1-03906 ra khỏi nhà để chạy xe ôm.


Qua phát động phong trào toàn dân tham gia tố giác tội phạm và kết hợp đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ chỉ trong thời gian ngắn, Ban chuyên án đã xác định hung thủ là Nguyễn Văn Hiệp, 30 tuổi, thường trú ấp Thành Mỹ A, xã Bình Thành, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang. Hiệp đã có vợ và 1 con, hiện đang tạm trú tại một nhà trọ ở khu vực Cảng cá Tắt Cậu (Châu Thành), nhưng y đã bỏ trốn khỏi Kiên Giang ngay sau khi gây án.


Ngay lập tức lệnh bắt khẩn cấp Nguyễn Văn Hiệp được triển khai. Tiếp theo đó, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Kiên Giang ký quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và ra quyết định truy nã đặc biệt toàn quốc đối với Hiệp. Các mũi trinh sát tiếp tục được tung ra. Địa bàn truy bắt bấy giờ lại mở rộng ra tận Hậu Giang (nguyên quán của Hiệp), rồi lên Cần Thơ, TP Hồ Chí Minh, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Thuận, Bình Định, Quảng Bình…


Với quyết tâm cao, được sự phối hợp, hỗ trợ tích cực của Công an tỉnh Quảng Bình, đến 12h ngày 15/2, các trinh sát đã tra chiếc còng số 8 vào tay tên Nguyễn Văn Hiệp khi y vừa đặt chân đến quê vợ ở thôn 7, xã Quảng Phong, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình.


Đến sáng 20/2, tên giết người cướp tài sản đã được di lý về Kiên Giang. Tại cơ quan điều tra, Nguyễn Văn Hiệp đã thừa nhận hành vi phạm tội của mình.


Do không có tiền tiêu xài và trả nợ nên khoảng 1 tuần trước khi gây án, Nguyễn Văn Hiệp đã có ý định đi giết người cướp tài sản. Hiệp đã chuẩn bị sẵn một sợi dây điện dài khoảng 1,5m (theo Hiệp là dùng để thắt cổ nạn nhân và đối tượng mà y sẽ ra tay là các bác tài xế chạy xe ôm vào ban đêm) nhưng chưa dám thực hiện. Đến ngày 9/2, khi nhận được điện thoại của vợ báo tin con bị bệnh, nhà lại không có tiền nên hắn quyết định đi kiếm tiền như hắn dự định trước đó.


 Khoảng 15h ngày 9/2, Hiệp lang thang đến Công viên An Hòa (TP Rạch Giá) để tìm "con mồi". Đợi đến khoảng 20h, y đến ngã ba Rạch Sỏi thì thấy anh Võ Văn Út Em chạy xe ôm đang ngồi đón khách. Sau khi đã chọn được "đối tượng", nhưng y sợ với dây điện mà y đem theo sẽ không giết được người xe ôm này, nhớ lại lúc chiều khi đi qua Công viên An Hòa, thấy có nhiều thanh gỗ nên y quay trở lại lấy một khúc giấu vào chiếc áo khoác rồi đến gặp anh Út Em kêu chở vào nhà người quen theo con đường cặp bờ kênh Sua Đũa (thuộc ấp Sua Đũa, xã Vĩnh Hòa Hiệp, Châu Thành). Sau khi ngã giá 15 ngàn đồng, anh Út Em đồng ý chở Hiệp đi mà không chút nghi ngờ.


Khi đến khu vực Bến xe Kiên Giang đang xây dựng (cách QL63 khoảng 200 mét) thấy vắng người, Hiệp kêu anh Út Em dừng lại, sau đó bước xuống xe nói là đợi bạn ra rước, đồng thời lấy khúc gỗ từ trong chiếc áo khoác ra bất ngờ đánh liên tiếp vào cổ anh Út Em làm người này té xuống đất. Thấy nạn nhân còn sống và kháng cự, Hiệp tiếp tục dùng cây đánh tiếp cho đến khi anh Út Em bất động y mới lấy sợi dây điện ra siết vào cổ cho đến chết rồi lục soát lấy được 47.000 đồng, sau đó kéo thi thể nạn nhân đến một khu đất trống trong khu vực bến xe rồi chôn dưới đường rãnh đặt ống thoát nước.


Gây án xong, tên hung thủ này lấy xe Wave Alpha BKS 68S1-03906 của nạn nhân chạy về hướng Rạch Giá. Đến khoảng 22h, y mang xe đến tiệm cầm đồ trên đường Nguyễn Trung Trực, khu phố 5, phường An Bình (TP Rạch Giá) để cầm chiếc xe với giá 5 triệu đồng nhưng do không mang theo giấy tờ tùy thân nên chủ tiệm cầm đồ này từ chối. Không cầm được xe, Hiệp quay về nhà trọ của bạn gái tên N.T.T (hành nghề mátxa) ở phường Vĩnh Bảo để ngủ, đến sáng hôm sau (10-2), y tiếp tục đem chiếc xe máy này đi đến tiệm cầm đồ ở khu phố 3, phường An Hòa (Rạch Giá) cầm được 10 triệu đồng rồi quay lại đưa cho bạn gái 5,5 triệu đồng, số còn lại dùng trả nợ, mua điện thoại và làm lộ phí để trốn chạy đến các tỉnh: Cần Thơ, Vũng Tàu và vừa đến Quảng Bình thì bị bắt giữ.


Hiện Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Kiên Giang đang sớm hoàn tất hồ sơ để truy cứu tên Hiệp theo quy định của pháp luật

Friday, February 24, 2012

Sẽ tổ chức Festival Cảng biển quốc tế lần I

(CAO) Ngày 21 - 2, UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cho biết, Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý cho tỉnh chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành và các đơn vị có liên quan xây dựng, phê duyệt nội dung, chương trình cụ thể và phương án tổ chức lễ hội Festival Cảng biển quốc tế lần I.


Theo đó, trong 3 ngày từ ngày 27 đến 29 - 4 - 2012, Festival Cảng biển quốc tế lần thứ nhất sẽ được tổ chức tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu nhằm nâng cao ý thức và tuyên truyền sâu rộng trong cộng đồng quốc tế về chủ quyền biển, đảo Tổ quốc, cũng như xác định vai trò và vị trí hàng đầu của ngành kinh tế biển đối với kinh tế, an ninh và quốc phòng của đất nước.




Festival Cảng biển quốc tế lần I sẽ được tổ chức tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu


Thủ tướng lưu ý, kinh phí tổ chức lễ hội do đơn vị tổ chức đảm nhiệm, không sử dụng kinh phí từ nguồn ngân sách nhà nước. Cùng với đó, Thủ tướng Chính phủ cũng giao Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành xây dựng quy chế quản lý các lễ hội (Festival) ngành nghề, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.


Theo kế hoạch, Festival sẽ tổ chức nhiều hoạt động như: chương trình Canaval “Vì hòa bình trên biển Đôngâ€�; giải Golf không chuyên ủng hộ Quỹ “Vì Trường Sa thân yêuâ€�; Triển lãm các cảng biển, hãng tàu, logistics quốc tế và Việt Nam; triển lãm tiềm năng và chủ quyền biển đảo Việt Nam; Diễn đàn Hội nghị quốc tế về phát triển đầu tư, xây dựng, quản lý và điều hành cảng biển; Trình diễn “Vườn ánh sángâ€� với các thiết bị công nghệ cao.


Mục tiêu của Festival cảng biển quốc tế Việt Nam 2012 là nhằm thực hiện chủ trương của Chính phủ về chiến lược phát triển kinh tế biển Việt Nam, góp phần nâng cao ý thức trong nhân dân và tăng cường tuyên truyền sâu rộng trong cộng đồng quốc tế về chủ quyền biển, đảo Việt Nam; cũng như vai trò và vị trí hàng đầu của ngành kinh tế biển đối với kinh tế, an ninh và quốc phòng của đất nước.

Festival cảng biển quốc tế tại Bà Rịa-Vũng Tàu

HQ - Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý về nguyên tắc tổ chức Festival cảng biển quốc tế lần thứ nhất năm 2012 tại tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.


Thủ tướng yêu cầu UBND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành và các đơn vị có liên quan tổ chức lễ hội bảo đảm tiết kiệm, hiệu quả thiết thực và tuyệt đối an toàn. Kinh phí tổ chức lễ hội do đơn vị tổ chức đảm nhiệm, không sử dụng kinh phí từ nguồn ngân sách nhà nước.


Dự kiến festival sẽ diễn ra trong 3 ngày từ ngày 27 đến 29-4. Festival cảng biển quốc tế Việt Nam 2012 là hoạt động nhằm góp phần nâng cao ý thức trong nhân dân và tăng cường tuyên truyền sâu rộng trong cộng đồng quốc tế về chủ quyền biển, đảo Việt Nam cũng như vai trò và vị trí hàng đầu của ngành kinh tế biển đối với kinh tế, an ninh và quốc phòng của đất nước... 


L. NGUYÊN


 

Khám phá đặc sản bánh bông lan trứng muối ở Vũng Tàu

Đến với Vũng Tàu bây giờ người ta cũng ít mua hải sản mang về hơn xưa, có lẽ vì hải sản ở Sài Gòn bây giờ không thiếu, nếu không muốn nói thẳng ra là độ tươi ngon thua một chút mà giá cả có khi còn rẻ hơn nhiều. Nổi lên gần đây là món bánh bông lan trứng muối ở khu Đồ Chiểu (gần chỗ bán bánh tiêu cade ngày xưa).


Bánh có size vừa ăn, không quá to gây dễ ngấy

Bánh bông lan nghe cũng bình thường nhưng “độc” ở đây là nó còn có thêm nhân trứng muối. Mỗi cái bánh chỉ to khoảng 3 ngón tay, ăn khá vừa miệng, được cho thêm một ít nhân trứng vịt muối (không phải nguyên cái trứng đâu nhé) mằn mặn điểm lên trên mặt bánh ngọt, tuy có hơi đối nghịch nhưng khi ăn vào lại thấy hòa hợp lắm ấy!


Những cái bánh mới ra lò nóng hổi thơm ngon

Bánh bông lan trứng muối được bán 1 túi khoảng chục cái với giá bán lẻ là 22K, nhưng nếu có chút kinh nghiệm và mua số lượng nhiều (5 - 7 bịch) về làm quà, bạn có thể trả giá xuống còn 17 - 20K thôi đấy. Ngoài ra, trên đường từ bãi biển đến ngôi chùa nổi tiếng nhất nhì Vũng Tàu, cũng có khá nhiều hàng bán bánh này. Đặc biệt, ở đây người ta vừa nướng bánh vừa bán nên nếu mua vào buổi chiều, bạn sẽ có thể may mắn được thưởng thức chiếc bánh bông lan nóng hổi vừa thổi vừa ăn, sẽ cảm nhận được rõ hơn về độ ngon của bánh - mùi thơm lừng của trứng gà, beo béo của bột bánh và một chút mặn của nhân bánh.


Ngoài món bánh bông lan trứng muối, chúng ta còn có một “phiên bản” hơi khác là bánh bông lan nhân trứng muối - nho khô. Hai loại này giá hơn kém nhau khoảng vài ngàn nhưng mỗi cái đều có vị ngon riêng nên cũng rất khó đánh giá (bánh trứng nho có thêm một tí chua chua thanh thanh của nho khô nên chắc chắn sẽ cho một hương vị bánh rất khác). Thôi thì để tùy sở thích của mọi người mà lựa chọn mùi vị cho mình vậy!


Một bên là trứng muối - một bên là nho khô.


Cực hấp dẫn nè.


Nhớ bạn nhé, nếu có nhu cầu mua món đặc sản này về làm quà thì hãy chọn mua lúc bánh còn mới sẽ ngon hơn rất nhiều, hạn chế mua buổi sáng vì thường đó là bánh cũ nướng từ chiều hôm trước thôi. Chúc các bạn có một trải nghiệm mới vui vẻ từ vùng đất biển này!

Truy nã kẻ chuyên “đáo nợ ngân hàng”, lừa bạc tỷ

Thế nhưng đến hẹn thanh toán, bà Hà đến lấy tiền thì Tuyền khất nợ và bỏ đi đâu không rõ.


Tương tự, ngày 1-3-2011, bà Nguyễn Thị Vân (54 tuổi, trú tại phường 7, TP.Vũng Tàu) cho Tuyền vay 1,35 tỷ đồng và 15.200USD, thời hạn 3 tháng, lãi suất 3%/tháng để đáo hạn ngân hàng. Đến kỳ thanh toán, không liên lạc được với Tuyền, bà Vân hỏi mọi người chung quanh mới biết cơ quan đã cho Tuyền thôi việc.



Đơn tố cáo của bà Lê Thị Phương (48 tuổi, trú tại phường 8, TP.Vũng Tàu) cũng cho biết ngày 10-1-2011, bà Phương cho Tuyền vay 600 triệu đồng, thời hạn 3 tháng, lãi suất 3%/tháng. Đúng hẹn, ngày 10-4-2011, bà Phương đến nhà lấy tiền thì Tuyền khất nợ với lý do “làm ăn thua lỗ” và hứa sẽ bán nhà trả nợ. Nhưng đến ngày 4-8-2011, bà Phương gọi điện hỏi lấy tiền thì Tuyền tắt máy, gọi đến cơ quan thì được biết Tuyền không đi làm nữa. Đến nhà tìm mới biết Tuyền đã bán nhà và đi đâu không rõ.


Bà Hoàng Thị Kim Thuần (40 tuổi, trú tại phường 4, TP.Vũng Tàu) cũng làm đơn tố cáo việc Tuyền lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Ngày 15-3-2011, Tuyền vay 950 triệu đồng của bà Thuần nhưng đến nay vẫn chưa trả và bỏ đi khỏi nơi cư trú. Ngoài ra, nhiều người khác cho Tuyền vay tiền cũng bị xù nợ.


Việc Tuyền làm dịch vụ đáo hạn ngân hàng và đổ bể với tổng số tiền hàng tỷ đồng, bước đầu được cơ quan điều tra xác định: Tuyền lấy Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của mẹ chồng (trú tại phường 4, TP.Vũng Tàu) và Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của căn nhà 82/6 Lê Lợi (phường 4, TP.Vũng Tàu) để thế chấp, vay tiền của nhiều người để làm dịch vụ đáo hạn ngân hàng. Căn nhà 82/6 Lê Lợi (phường 4, TP.Vũng Tàu) là của ông nội Tuyền để lại cho bà Lê Thị Hiếu (cô ruột Tuyền). Đầu tháng 8-2011, bà Lê Thị Hiếu đã bán căn nhà này được 8,3 tỷ đồng và đưa cho bà Tuyền trả nợ. Mặc dù đã trả được 8,3 tỷ đồng nợ, Tuyền vẫn bỏ đi khỏi nơi cư trú do còn thiếu tiền của nhiều người khác.


Ai biết Lê Phạm Thụy Bích Tuyền (ảnh) ở đâu, xin báo cho cơ quan công an nơi gần nhất hoặc Phòng CSĐT tội phạm về trật tự xã hội, Công an tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (14 Lê Lợi, phường 1, TP.Vũng Tàu, điện thoại: 064.3858743 hoặc 0913784489, gặp điều tra viên Hải), giúp cơ quan công an nhanh chóng kết thúc điều tra vụ án.


Theo HIẾU GIANG (CATP)

Chỉ tiêu ĐH Mỏ Địa chất, Đại Nam, CĐ BK Hưng Yên

- Chiều 23/2, các trường ĐH Mỏ - Địa chất, ĐH Đại Nam, CĐ Bách khoa Hưng Yên
đã có thông tin về chỉ tiêu tuyển sinh năm 2012 và những lưu ý cho thí sinh.


THÔNG TIN LIÊN QUAN:









TT
Hệ đào tạo/Ngành đào tạo
Ký hiệu trường
Khối
Mã ngành
Chỉ tiêu
Ghi chú
 
ĐH Mỏ-Địa chất
 
 
 
 
- Tuyển sinh trong cả nước.
- Điểm trúng tuyển theo nhóm ngành học.
- Khi đến thi thí sinh cần viết đơn đăng kí nơi học tại Bà Rịa - Vũng
Tàu MĐV (mẫu đơn phát tại phòng thi).
- Hệ cao đẳng không thi tuyển, mà lấy kết quả thi đại học của những thí
sinh đã dự thi khối A năm 2012 vào các trường đại học trong cả nước theo
đề thi chung của Bộ GDĐT để xét tuyển trên cơ sở đăng kí xét tuyển của
thí sinh.
Thí sinh có nguyện vọng 1 vào hệ cao đẳng nên nộp hồ sơ và dự thi tại
Hội đồng thi do trường tổ chức để thuận lợi cho việc xét tuyển và gọi
nhập học.
- Chương trình tiên tiến chuyên ngành Lọc – Hóa dầu, hợp tác với trường
đại học UC DaVis Hoa Kỳ, dạy bằng tiếng Anh tuyển 50 chỉ tiêu. Đối tượng
tuyển: Thí sinh thi đại học khối A năm 2012 đạt từ điểm chuẩn của nhóm
ngành khoa Dầu khí trở lên.
 
 
Các nhóm ngành đào tạo ĐH:
MDA
 
 
3500
 
Nhóm ngành khoa Dầu khí:  
 
 
 
440
 
Kỹ thuật dầu khí, gồm các chuyên ngành: Khoan - Khai thác
dầu khí, Khoan thăm dò - khảo sát, Thiết bị dầu khí, Địa chất dầu khí
 
A
D520604
 
Kỹ thuật Địa vật lý, chuyên ngành: Địa vật lý
 
A
D520502
 
Công nghệ kỹ thuật hóa học, Chuyên ngành: Lọc
- hóa dầu
 
A
D510401
 
 
 
 
 
Nhóm ngành khoa Địa chất:
 
 
 
440
 
 
Kỹ thuật địa chất: gồm các chuyên ngành: Địa chất, Địa
chất công trình - Địa kỹ thuật, Địa chất thủy văn - Địa chất công trình,
Nguyên liêu khoáng
 
A
D520501
 
 
Nhóm ngành khoa Trắc địa:
 
 
 
400
 
 
Kỹ thuật Trắc địa - bản đồ gồm các chuyên ngành: Trắc
địa, Bản đồ, Trắc địa mỏ - công trình, Địa chính, Hệ thống thông tin địa
lý - GIS
 
A
D520503
 
 
Nhóm ngành khoa Mỏ:
 
 
 
400
 
 
Ngành kỹ thuật mỏ, chuyên ngành Khai thác mỏ
 
A
D520601
 
 
Ngành kỹ thuật tuyển khoáng, chuyên ngành Tuyển khoáng
 
A
D520607
 
 
Nhóm ngành Công nghệ thông tin:
 
 
 
350
 
 
Ngành công nghệ thông tin, gồm các chuyên ngành: Tin học
trắc địa, Tin học mỏ, tin học địa chất, Tin học kinh tế, Công nghệ phần
mềm, Mạng máy tính
 
A
D480201
 
 
Nhóm ngành khoa Cơ - Điện:
 
 
 
400
 
 
Ngành Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa, Chuyên ngành Tự
động hóa
 
A
D520216
 
 
Ngành Kỹ thuật điện, điện tử, gồm các chuyên ngành: Điện
khí hóa xí nghiệp, Cơ điện mỏ, Điện - điện tử, Hệ thống điện
 
A
D520201
 
 
Ngành Kỹ thuật cơ khí, chuyên ngành: Máy và thiết bị mỏ
 
A
D520103
 
 
Nhóm ngành khoa Xây dựng:
 
 
 
300
 
 
Ngành Kỹ thuật công trình xây dựng, gồm các chuyên ngành:
Xây dựng công trình ngầm và mỏ, Xây dựng công trình ngầm, Xây dựng dân
dụng và công nghiệp, Xây dựng hạ tầng cơ sở
 
A
D580201
 
 
Nhóm ngành khoa Môi trường:
 
 
 
120
 
 
Ngành Kỹ thuật môi trường, gồm các chuyên ngành: Địa sinh
thái và Công nghệ môi trường, Kỹ thuật môi trường
 
A
D520320
 
 
Nhóm ngành khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh:
 
 
 
450
 
 
Ngành Quản trị kinh doanh, gồm các chuyên ngành: Quản trị
kinh doanh, Quản trị kinh doanh mỏ, Quản trị kinh doanh dầu khí
 
A
D340101
 
 
Ngành Kế toán, chuyên ngành Kế toán
 
 
D340301
 
 
Tại Bà Rịa - Vũng Tàu
 
 
 
 
 
 
Ngành Kỹ thuật Dầu khí, gồm các chuyên ngành: Khoan -
Khai thác dầu khí, Khoan thăm dò - khảo sát, Thiết bị dầu khí, Địa chất
dầu khí
 
A
D520604
200
 
 
Ngành Kỹ thuật Địa vật lý, chuyên ngành Địa vật lý
 
A
D520502
 
 
Ngành Công nghệ kỹ thuật hóa học, Chuyên ngành Lọc - Hóa
dầu
 
A
D510401
 
 
Ngành Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa, Chuyên ngành Tự
động hóa
 
A
D520216
 
 
Ngành Kỹ thuật điện, điện tử, gồm các chuyên ngành: Điện
khí hóa xí nghiệp, Điện - điện tử
 
A
D520201
 
 
Các nhóm ngành đào tạo CĐ:
 
 
 
 
 
 
Nhóm ngành khoa Địa chất:
 
 
 
 
 
 
Ngành Công nghệ kỹ thuật địa chất, chuyên ngành: Địa chất
 
A
C510901
170
 
 
Nhóm ngành khoa Trắc địa:
 
 
 
170
 
 
Ngành Công nghệ kỹ thuật trắc địa, Gồm các chuyên ngành:
Trắc địa, Địa chính
 
A
C510902
 
 
Nhóm ngành khoa Mỏ:
 
 
 
170
 
 
Ngành Công nghệ kỹ thuật mỏ, Chuyên ngành Khai thác mỏ
 
A
C511001
 
 
Nhóm ngành khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh:
 
 
 
150
 
 
Ngành Kế toán, chuyên ngành Kế toán
 
A
C340301
 
 
Nhóm ngành Cơ - Điện:
 
 
 
140
 
 
Ngành Công nghệ kỹ thuật điều khiển và tự động hóa,
chuyên ngành Tự động hóa
 
A
C510303
 
 
Ngành Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử, gồm các chuyên
ngành: Điện khí hóa xí nghiệp, Điện - điện tử
 
A
C510301
 
 
Ngành Công nghệ kỹ thuật cơ khí, chuyên ngành Máy và
thiết bị mỏ
 
A
C510201
 
 
Nhóm ngành khoa Xây dựng:
 
 
 
100
 
 
Ngành Công nghệ kỹ thuật công trình xây dựng, gồm các
chuyên ngành: Xây dựng công trình ngầm và mỏ, Xây dựng  công trình
ngầm
 
A
C510102
 
 
 
Nhóm ngành khoa Công nghệ Thông tin:
 
 
 
100
 
 
Ngành công nghệ thông tin, chuyên ngành Công nghệ thông
tin
 
A
C480201
 
 
ĐH Đại Nam
DDN
 
 
1600
 
 
Các ngành đào tạo đại học
 
 
 
1300
- Tuyển sinh trong cả nước
- Ngày thi và khối thi: theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Điểm trúng tuyển theo ngành.
- Học phí đại học:
+ Ngành Tài chính ngân hàng: 1.180.000 đ/tháng
+ Ngành Kế toán, Quản trị kinh doanh, Quan hệ công chúng: 1.080.000
đ/tháng.
+ Các ngành còn lại: 980.000 đ/tháng.
- Học phí cao đẳng: 800.000 đ/tháng.
(1 năm đóng 10 tháng)
 
 
Kỹ thuật công trình xây dựng
(Chuyên ngành Xây dựng dân dụng và công nghiệp)
 
A,A1
D580201
100
 
Công nghệ Thông tin
 
D480201
200
 
Quản trị Kinh doanh
(Chuyên ngành Quản trị kinh doanh tổng hợp; Quản trị Marketing; Quản trị
Du lịch và Lữ hành).
 
 
A,A1,D1,D2

D3,D4



D340101
200
 
Kế toán (Chuyên ngành Kế toán; Kiểm toán)
 
D340301
300
 
 
Tài chính ngân hàng (Chuyên ngành Tài chính doanh nghiệp;
Ngân hàng thương mại)
 
D340201
300
 
 
Quan hệ công chúng - truyền thông
 
A, A1, C, D1, D2, D3, D4
D360708
100
 
 
Ngôn ngữ Anh (Chuyên ngành Tiếng Anh thương mại, Biên -
Phiên dịch)
 
D1
D220201
50
 
 
Ngôn ngữ Trung Quốc (chuyên ngành Biên - Phiên dịch)
 
D1, D4
D220204
50
 
 
Các ngành đào tạo cao đẳng
 
 
 
300
 
 
Công nghệ thông tin
 
A, A1
C480201
50
 
 
Kế toán
 
A, A1, D1, D2, D3, D4
C340301
100
 
 
Tài chính ngân hàng
 
C340201
150
 
 
Cao đẳng Bách khoa Hưng Yên
 
 
 
1200
 
 
Công nghệ kỹ thuật cơ khí
 
A, A1
51510201
 
Đối tượng tuyển sinh: Tất cả các thí sinh đã tốt nghiệp
Trung học phổ thông, Trung học bổ túc hoặc tương đương
Vùng tuyển : Cả nước
Thi tuyển: Tháng 07 năm 2012, theo lịch thi của Bộ GDĐT.
Hồ sơ thi tuyển nộp tại trường PTTH, Sở GDĐT, Trường CĐ Bách khoa Hưng
Yên
Xét tuyển: Kết quả thi ĐHCĐ năm 2012 khối A, A1, C, D1.
 
 
Công nghệ kỹ thuật xây dựng
 
A, A1
51510103
 
 
Quản trị kinh doanh
 
A, A1, D1
51340101
 
 
Kế toán
 
A, A1, D1
51340101
 
 
Công nghệ thông tin
 
A, A1, D1
51480201
 
 
Việt Nam học
 
C, D1
51220113
 
 
Công nghệ kỹ thuật điện
 
A, A1
51510301
 
 
Tài chính - Ngân hàng
 
A, A1, D1
51340201
 
 
 
Hệ Trung cấp:
 
 
 
300
 
 
Kế toán
 
 
42340303
 
Xét tuyển: Căn cứ vào kết quả học tập lớp 12, giấy chứng
nhận thi tốt nghiệp, kết quả thi ĐHCĐ năm 2012


- Sinh viên tốt nghiệp được cấp bằng Cao đẳng và Trung cấp hệ chính quy
được học liên thông lên Cao đẳng, Đại học.
- Nhà trường liên hệ với các Công ty, Doanh nghiệp giới thiệu sinh viên
thực tập tốt nghiệp và tìm việc sau khi ra Trường
 


 
Công nghệ thông tin
 
 
42480201
 
 
Điện công nghiệp và dân dụng
 
 
42510301
 
 
Xây dựng công trình
 
 
42510101
 
 
Quản trị doanh nghiệp
 
 
42340101
 
 
Tài chính ngân hàng
 
 
42340201
 
 
Nghiệp vụ hướng dẫn du lịch
 
 
42810101
 
 
 
 
 
 
 
 
 

  • Văn Chung