Saturday, March 31, 2012

Bão số 1 suy yếu thành áp thấp

* Đổ bộ vào Bà Rịa Vũng Tàu - Tiền Giang - Bến Tre


Chiều 31.3, tâm bão số 1 cách đảo Phú Quý (Bình Thuận) khoảng 100 km về phía đông nam, cường độ giảm còn mạnh cấp 8, cấp 9 (từ 62 - 88 km/giờ), giật cấp 10, cấp 11.


Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn T.Ư, đến 4 giờ ngày 1.4, vị trí tâm bão cách bờ biển Bình Thuận - Bến Tre khoảng 130 km về phía đông đông nam, giảm cường độ còn cấp 8 (từ 62 - 74 km/giờ), giật cấp 9, cấp 10. Trong khoảng 12 - 24 giờ tiếp theo, bão số 1 di chuyển theo hướng giữa tây và tây tây bắc, mỗi giờ đi được khoảng 10 km và có khả năng suy yếu thành áp thấp nhiệt đới (ATNĐ).




Bản đồ dự báo đường đi và vị trí bão số 1 - Nguồn: Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn T.Ư



Đến 16 giờ ngày 1.4, vị trí tâm ATNĐ ở vào khoảng 10,3 độ vĩ bắc; 107,0 độ kinh đông, trên khu vực Bà Rịa Vũng Tàu - Tiền Giang - Bến Tre. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm ATNĐ mạnh cấp 6 - 7 (từ 39 - 61 km/giờ), giật cấp 8, cấp 9. Trong khoảng 24 - 48 giờ tiếp theo, ATNĐ di chuyển theo hướng giữa tây và tây tây bắc, mỗi giờ đi được khoảng 10 km, đi sâu vào đất liền và suy yếu dần thành một vùng áp thấp.


Do ảnh hưởng của bão vùng biển các tỉnh từ Phú Yên - Bến Tre (bao gồm cả khu vực đảo Phú Quý) có gió mạnh dần lên cấp 6, cấp 7, vùng gần tâm bão đi qua cấp 8, cấp 9, giật cấp 10, cấp 11. Biển động rất mạnh. Vùng ven biển các tỉnh từ Ninh Thuận - Bà Rịa Vũng Tàu gió sẽ mạnh dần lên cấp 6, giật cấp 7, cấp 8. Các tỉnh từ Bình Định đến Bình Thuận, khu vực miền Đông Nam bộ và Nam Tây nguyên có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to.


Trong khi đó, gió mùa đông bắc hôm qua 31.3 đã tràn xuống các tỉnh Bắc bộ và Bắc Trung bộ gây mưa rét trên diện rộng. Mưa đều khắp ở các tỉnh vùng núi trung du Bắc bộ, các tỉnh biên giới phía bắc với lượng phổ biến từ 10 - 20 mm. Nền nhiệt độ giảm mạnh, các tỉnh Bắc bộ và Bắc Trung bộ trời chuyển rét, một số nơi tại vùng núi phía bắc đã xuất hiện rét đậm. Tại Tam Đảo (Vĩnh Phúc), nhiệt độ giảm xuống còn 14,6 độ C; Sìn Hồ (Lai Châu) 13 độ C; Mộc Châu (Sơn La) 15,7 độ C. Nơi có nhiệt độ thấp nhất là Sa Pa (Lào Cai) giảm còn 9 độ C. Dự báo đợt rét này có khả năng kéo dài 1 - 2 ngày, sau đó không khí lạnh suy yếu nhanh, trời nắng ấm trở lại.



M.Vọng - Q. Duẩn

Bão số 1 gây mưa lớn, biển động rất mạnh

* Bà Rịa-Vũng Tàu còn gần 2.100 tàu cá chưa vào bờ tránh bão


QĐND - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương, chiều tối 31-3, bão số 1 cách đảo Phú Quý, tỉnh Bình Thuận khoảng 100km về phía Đông Nam. Dự báo trong những giờ tới, bão số 1 di chuyển chủ yếu theo hướng Tây, mỗi giờ đi được khoảng 5 đến 10km. Trong quá trình di chuyển, bão sẽ giảm dần cường độ và thành áp thấp nhiệt đới. Đến 16 giờ ngày 1-4, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 10,3 độ Vĩ Bắc; 107 độ Kinh Đông, trên khu vực Bà Rịa-Vũng Tàu - Bến Tre - Tiền Giang. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6, cấp 7 (từ 39 đến 61 km/giờ), giật cấp 8, cấp 9. Trong khoảng 24 đến 48 giờ tiếp theo, áp thấp nhiệt đới di chuyển theo hướng giữa Tây và Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 10km, đi sâu vào đất liền và suy yếu dần thành một vùng áp thấp. Đến 16 giờ ngày 2-4, vị trí trung tâm vùng áp thấp ở vào khoảng 11,3 độ Vĩ Bắc; 105,0 độ Kinh Đông trên khu vực Cam-pu-chia. Do ảnh hưởng của bão, vùng biển các tỉnh từ Phú Yên đến Bến Tre (bao gồm cả khu vực đảo Phú Quý) có gió mạnh dần lên cấp 6, cấp 7, vùng gần tâm bão đi qua cấp 8, cấp 9, giật cấp 10, cấp 11. Biển động rất mạnh. Vùng ven biển các tỉnh từ Ninh Thuận đến Bà Rịa-Vũng Tàu, gió sẽ mạnh dần lên cấp 6, giật cấp 7, cấp 8. Các tỉnh từ Bình Định đến Bình Thuận, khu vực miền Đông Nam Bộ và Nam Tây Nguyên có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to.




Sơ đồ hướng di chuyển của bão số 1



 


Đã liên lạc được với 2 tàu cá của Quảng Ngãi trôi dạt tại khu vực biển quốc tế


 Ngày 31-3, Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao cho biết Trung tâm tìm kiếm cứu nạn trên biển của Trung Quốc đã liên lạc được với chủ tàu và 2 tàu cá của Quảng Ngãi mang các số hiệu QNg 90252TS và QNg 90046TS đang trôi dạt tại khu vực biển quốc tế về phía Bắc - Đông Bắc quần đảo Hoàng Sa; 23 ngư dân trên 2 tàu cá trên vẫn an toàn.


Chiều 31-3, Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn Việt Nam thông báo, hiện tàu QNg 90252TS đã nổ được máy và đang trên đường trở về. Cùng ngày, Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc đã liên hệ với các cơ quan chức năng sở tại đề nghị phía Trung Quốc cứu hộ, cứu nạn ngư dân và tàu QNg 90046TS vẫn đang bị trôi dạt trên biển.  Trước đó, ngay sau khi được tin 2 tàu cá của Quảng Ngãi đang bị trôi dạt trên vùng biển quốc tế gần quần đảo Hoàng Sa, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã gửi công hàm tới Đại sứ quán Trung Quốc, Phi-líp-pin và Văn phòng Kinh tế và Văn hóa Đài Bắc tại Hà Nội thông báo tình hình và đề nghị cơ quan chức năng của bạn giúp đỡ tìm kiếm, cứu hộ cứu nạn 23 ngư dân và hai tàu cá nói trên.


* Thông tin từ Văn phòng UBQG TKCN cũng cho biết: Vào lúc 7 giờ sáng 29-3, khi đang làm việc trên tàu cá của ngư dân Đà Nẵng, tại tọa độ 16 độ 45’00’’N - 109 độ 50’00’’E (cách Đông - Đông Bắc thành phố Đà Nẵng khoảng 100 hải lý), do sơ ý một thuyền viên trên tàu đã bị tời lưới cuốn gãy chân. Nhận tín hiệu cứu nạn, Văn phòng UBQG TKCN đã chỉ đạo Trung tâm Phối hợp TKCN Hàng hải Việt Nam điều động Tàu SAR 412 xuất phát từ Đà Nẵng đi cứu nạn. Đến khoảng 14 giờ cùng ngày, Tàu SAR 412 đã tiếp cận và đưa nạn nhân lên tàu về bờ cấp cứu an toàn. 


Nhiều điểm dân cư sẵn sàng sơ tán trước bão


Ngày 31-3, Văn phòng Ban chỉ đạo Phòng, chống lụt bão Trung ương cho biết, nhiều tỉnh, thành phố đã chủ động có phương án sẵn sàng sơ tán dân khi có bão đổ bộ trực tiếp và khi xảy ra lũ. Tỉnh Bình Thuận có 33 điểm dân cư/7.134 hộ/31.610 nhân khẩu phải sơ tán, di dời khi có bão đổ bộ trực tiếp. Các tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, TP Hồ Chí Minh, Long An, Bến Tre, Tiền Giang, Trà Vinh cũng đã có phương án sơ tán, di dời ở các vùng có nguy cơ chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão.


Đã thông báo cho 48.575 tàu, thuyền với 230.324 lao động biết vị trí bão


Theo Bộ tư lệnh Bộ đội Biên phòng, tính đến sáng 31-3, các lực lượng chức năng đã thông báo cho 48.575 tàu, thuyền với 230.324 lao động biết vị trí, diễn biến của bão số 1. Trong đó, tại khu vực quần đảo Trường Sa có 758 tàu với 10.617 lao động; hoạt động ven bờ và các khu vực khác là 11.066 tàu/80.479 lao động; neo đậu tại bến 35.656 tàu/153.804 lao động; 95 lồng bè/1.093 lao động ở tỉnh Ninh Thuận.


Các hồ đập vẫn bảo đảm an toàn


Theo Tổng cục Thủy lợi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), các hồ chứa thủy lợi hiện tại vẫn an toàn, nhưng do chưa cấp nước tưới vụ hè thu nên mực nước nhiều hồ chứa ở Nam Trung Bộ còn ở mức cao, dung tích trữ đạt 70-90% thiết kế; một số hồ chứa xấp xỉ đầy như Hóc Răm (Phú Yên) 99%, Đồng Tròn (Phú Yên) 94%, Vạn Hội, Hội Sơn (Bình Định) 93%, các hồ chứa ở Tây Nguyên và Đông Nam Bộ còn ở mức thấp.


Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu vẫn còn gần 2.100 tàu cá chưa vào bờ tránh bão


Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu cho biết: Chiều tối 31-3, đã có hơn 3.400 tàu đánh cá với gần 17.400 ngư dân đã vào các cảng của tỉnh neo đậu tránh cơn bão số 1, trong đó có 500 tàu đánh cá từ các tỉnh khác. Tuy nhiên, hiện vẫn còn số lượng lớn với 17.488 ngư dân trên 2.098 tàu cá, trong đó 1.879 tàu đánh bắt xa bờ với 16.671 ngư dân còn trên biển. Số tàu cá này chủ yếu đang ở vùng biển phía Nam, đều đã nắm được tình hình thời tiết và luôn giữ liên lạc với gia đình và các cơ quan chức năng. 


Hơn 70 nhà dân bị lốc xoáy tàn phá tại Long An


Sáng 31-3, hơn 70 ngôi nhà của người dân thuộc hai huyện ven biển là Cần Đước và Cần Giuộc (Long An), đã bị gió xoáy tàn phá, thiệt hại hàng trăm triệu đồng. Ngay sau khi lốc xoáy xảy ra, lực lượng dân quân tự vệ và các đơn vị bộ đội đóng trên địa bàn đã tiến hành sửa chữa giúp nhân dân. Chính quyền địa phương cũng triển khai các biện pháp phòng, chống ảnh hưởng của cơn bão số 1. Hàng trăm phương tiện đánh bắt thủy sản đã được liên lạc và hướng dẫn neo đậu tại nơi an toàn.


Nguyễn Kiểm - Hoài Ngọc -Tuấn Linh- Phương Chi -An Phi - Chung Tuyến-TTXVN- Phương Nam

Bão số 1 tiến thẳng vào Ninh Thuận


Tốc độ gió cực đại trong bão ngày hôm nay có thể lên đến 83 km/h. Ảnh Trung tâm khí tượng thủy văn trung ương.

Bão giật cấp 12 hướng thẳng Ninh Thuận-Vũng Tàu

Vùng ven biển các tỉnh từ Phú Yên đến Bà Rịa Vũng Tàu từ chiều 31-3 gió sẽ mạnh dần lên cấp 6, cấp 7, vùng gần tâm bão đi qua cấp 8, giật cấp 9, cấp 10


Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Trung ương, hồi 16 giờ ngày 30-3, vị trí tâm bão số 1 ở vào khoảng 9,8 độ Vĩ Bắc; 110,9 độ Kinh Đông, cách đảo Phú Quý khoảng 200km về phía Đông Đông Nam.


Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 9, cấp 10 (tức là từ 75 đến 102km/giờ), giật cấp 11, cấp 12.


Dự báo trong 24 giờ tới, bão số 1 di chuyển theo hướng giữa Tây và Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 5-10km. Đến 16 giờ ngày 31-3, vị trí tâm bão ở vào khoảng 10,1 độ Vĩ Bắc; 109,3 độ Kinh Đông, cách bờ biển Ninh Thuận-Bà Rịa Vũng Tàu khoảng 150km về phía Đông Đông Nam. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 9, cấp 10 (tức là từ 75 đến 102 km một giờ), giật cấp 11, cấp 12.


Trong khoảng 24 đến 48 giờ tiếp theo, bão số 1 di chuyển chủ yếu theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 10km. Đến 16 giờ ngày 1/4, vị trí tâm bão ở vào khoảng 10,8 độ Vĩ Bắc; 107,5 độ Kinh Đông, trên khu vực các tỉnh Bình Thuận-Bà Rịa Vũng Tàu. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (tức là từ 62 đến 74 km một giờ), giật cấp 9, cấp 10.


Trong khoảng 48 đến 72 giờ tiếp theo, bão tiếp tục di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc mỗi giờ đi được khoảng 10km, đi sâu vào đất liền và suy yếu và tan dần.


Do ảnh hưởng của bão khu vực vùng biển phía Tây Bắc quần đảo Trường Sa có gió mạnh cấp 8, giật cấp 9, cấp 10. Biển động rất mạnh. Vùng biển các tỉnh từ Bình Định đến Bà Rịa Vũng Tàu (bao gồm cả khu vực đảo Phú Quý) gió sẽ mạnh dần lên cấp cấp 6-7, sau tăng lên cấp 8, vùng gần tâm bão đi qua mạnh cấp 9, cấp 10, giật cấp 11, cấp 12. Biển động rất mạnh.


Vùng ven biển các tỉnh từ Phú Yên đến Bà Rịa Vũng Tàu từ chiều 31-3 gió sẽ mạnh dần lên cấp 6, cấp 7, vùng gần tâm bão đi qua cấp 8, giật cấp 9, cấp 10. Các tỉnh từ Bình Định đến Bình Thuận, khu vực miền Đông Nam Bộ và Nam Tây Nguyên có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to.


Theo TTXVN

Bão số 1 giật cấp 10 đổ về Ninh Thuận - Vũng Tàu

Hồi 10 giờ trưa nay, vị trí tâm bão ở vào khoảng 9,9 độ vĩ Bắc; 109,9 độ kinh Đông, cách đảo Phú Quý khoảng 100km về phía Đông Đông Nam. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 9 (tức là từ 75 đến 88 km một giờ), giật cấp 10, cấp 11.


 





Dự báo đường đi của bão số 1 (Ảnh: Trung tâm Dự báo KTTV Trung ương)


 


Đến 10 giờ ngày mai (1/4), vị trí tâm bão ở vào khoảng 10,1 độ Vĩ Bắc; 107,9 độ Kinh Đông, trên vùng bờ biển Bình Thuận - Bà Rịa Vũng Tàu. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (tức là từ 62 đến 74 km một giờ), giật cấp 9, cấp 10.


 


Trong khoảng 24 đến 48 giờ tiếp theo, bão số 1 di chuyển theo hướng giữa Tây và Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 10km, đi vào địa phận Bình Thuận - Bến Tre và suy yếu dần thành một vùng áp thấp.


 


Dự bán đến 10 giờ ngày 2/4 vị trí trung tâm vùng áp thấp ở vào khoảng 11,1 độ Vĩ Bắc; 105,9 độ Kinh Đông trên vùng biên giới Việt Nam - Campuchia. Sức gió mạnh nhất ở trung tâm vùng áp thấp giảm xuống dưới cấp 6 (tức là dưới 39 km/giờ).


 


Do ảnh hưởng của bão vùng biển các tỉnh từ Phú Yên đến Bến Tre (bao gồm cả khu vực đảo Phú Quý) gió sẽ mạnh dần lên cấp cấp 6, cấp 7, vùng gần tâm bão đi qua mạnh cấp 8, cấp 9, giật cấp 10, cấp 11. Biển động rất mạnh.


 


Vùng ven biển các tỉnh từ Khánh Hòa đến Bến Tre từ chiều nay (31/3) gió sẽ mạnh dần lên cấp 6, cấp 7, vùng gần tâm bão đi qua cấp 8, giật cấp 9, cấp 10. Các tỉnh từ Bình Định đến Bình Thuận, khu vực miền Đông Nam Bộ và Nam Tây Nguyên có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to.


 


Ngoài ra, sáng nay không khí lạnh đã ảnh hưởng đến các tỉnh phía Đông Bắc Bộ một số nơi ở phía Tây Bắc Bộ. Ngày và đêm nay (31/3), không khí lạnh sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến các nơi khác ở Bắc Bộ, Bắc và Trung Trung Bộ. Do ảnh hưởng của không khí lạnh, ở phía Tây Bắc Bộ, Bắc và Trung Trung Bộ có mưa, mưa rào và có nơi có dông; gió đông bắc trong đất liền cấp 3 - 4, vùng ven biển cấp 5, giật cấp 6 - 7.


 


Ở vịnh Bắc Bộ và vùng biển ngoài khơi Trung Bộ có gió đông bắc mạnh cấp 7, giật cấp 8, cấp 9. Biển động mạnh. Khu vực Bắc Biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Hoàng Sa) có gió đông bắc mạnh cấp 7, có lúc cấp 8, giật cấp 9. Biển động mạnh. Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ trời trở rét.


 


P.V

Ninh Thuận, Bình Thuận, Vũng Tàu cấp tập tránh “bão lạ”

Trước diễn biến phức tạp và dự báo hướng đi của bão số 1 nhằm vào Ninh Thuận - Bà Rịa Vũng Tàu, cán bộ, nhân dân các tỉnh này đang khẩn trương thực hiện các biện pháp phòng chống bão.


 





Tàu vào trú ẩn tại đảo Phú Quý (Bình Thuận) ngày 30/3/2012. (Ảnh: SGTT)


 


Ngoài số lượng tàu thuyền của tỉnh đã tạm trú tránh cơn bão còn có rất nhiều tàu thuyền của các tỉnh bạn đến neo đậu tại Ninh Thuận, chủ yếu là tàu thuyền các tỉnh miền Trung với 230 chiếc và 1.481 thuyền viên. Ninh Thuận đã sắp xếp cho 1.377 chiếc tàu, thuyền, với 6.455 thuyền viên, neo đậu trú tránh bão tại các cảng cá trên địa bàn tỉnh; đồng thời tiến hành di dời vào bờ một số lồng bè nuôi trồng thủy sản hải trên biển về nơi an toàn.


 




Tính đến chiều tối 30/3, Bình Thuận đã kêu gọi 463 tàu (4.098 lao động) đang đánh bắt ngoài khơi xa vào đến bờ an toàn. Hiện chỉ còn 26 tàu của Bình Thuận ở khu vực quần đảo Trường Sa và 13 chiếc tại khu vực tây nam đảo Côn Sơn nhưng đã vào trú ẩn an toàn. Riêng tại huyện đảo Phú Quý vẫn còn 92 tàu cá (khoảng 270 lao động) chưa vào bờ.


 

Trên địa bàn tỉnh có đến 33 điểm dân cư (hơn 30.000 người) cần phải chuẩn bị sơ tán nhanh tránh bão. Đó là chưa kể khoảng 83 điểm dân cư (hơn 8.000 người) các huyện có nguy cơ sạt lở núi khi có mưa lớn. Tỉnh đề nghị Ủy ban TKCN T.Ư điều máy bay trực thăng đưa cán bộ đất liền ra đảo giúp đồng bào Phú Quý đối phó với bão số 1.


 


Tại Bà Rịa - Vũng Tàu, đến chiều 30/3, trên địa bàn tỉnh đã có hơn 2.100 tàu đánh cá với hơn 9.600 ngư dân đã vào bờ tránh trú cơn bão số 1. Tuy nhiên, hiện vẫn còn hơn 3.000 tàu đánh cá với hơn 23.000 ngư dân đang đánh bắt ở khu vực ảnh hưởng của bão số 1, trong đó có hơn 700 tàu đánh bắt gần bờ.


 




Theo TTXVN, SGTT

Vũng Tàu: Khai hội diều miền Đông




500 cánh diều ở các thể loại tham dự Liên hoan - Ảnh Chinhphu.vn



Đây là hoạt động làm nền chào đón và phô trương kỹ năng sáng tác chế tác diều Việt Nam nói chung và các tỉnh miền Đông Nam Bộ nói riêng,  phục vụ cho việc triển khai, nối kết kế hoạch tổ chức Liên hoan Diều quốc tế lần IV năm 2012 được tổ chức tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.


Dự Liên hoan có 7 câu lạc bộ Diều trong nước. Trong đó, mỗi CLB Diều sẽ xây dựng chủ đề và kịch bản riêng biệt, độc đáo của đơn vị mình để tham dự liên hoan Diều nghệ thuật miền Đông Nam Bộ.


 Các CLB Diều và nghệ nhân đã trình diễn các mô hình diều nghệ thuật cổ điển và hiện đại mô phỏng theo một số giống diều quốc tế, kết hợp với các loại diều sáo, diều sáo bầu, diều bay theo đội hình từng đoàn, từng mô hình các loại chim, sáo thưởng… mang tính truyền thống Việt Nam.





Ảnh Chinhphu.vn



Tổng số diều được thả trong ngày khai hội là 500 cánh diều ở các thể loại. Trong đó, số lượng diều tuyển chọn để tham dự Festival Diều quốc tế có hơn 50 thể loại diều khác nhau với 1 đội Diều tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu được đại diện để tham dự liên hoan Diều quốc tế.


Theo Ban Tổ chức, đây là dịp để các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh tiếp xúc và giới thiệu, quảng bá hình ảnh đơn vị mình trên các sản phẩm Diều trong nước sẽ công diễn trong Festival Diều quốc tế lần IV năm 2012.


Nguyễn Hải


Vũng Tàu: Chưa tìm thấy du khách Hàn Quốc bị mất tích

  •  Bắt nghi phạm bắt cóc cháu bé 3 tuổi

Mặc dù cơ quan chức năng và đoàn du khách đã nỗ lực tìm kiếm, nhưng đến tối 30/3, tung tích về ông Son Yongin (34 tuổi, quốc tịch Hàn Quốc) mất tích khi tắm biển tại khu vực bãi tắm mũi Nghinh Phong (TP Vũng Tàu) vẫn chưa được tìm thấy.


Theo Công an TP Vũng Tàu, khoảng 20h ngày 29/3, có khoảng 10 người trong đoàn du khách 20 người Hàn Quốc xuống bãi tắm mũi Nghinh Phong để tắm biển.


Tuy nhiên, đến khoảng 22h, sau khi mọi người đã lần lượt lên bờ khá lâu nhưng vẫn chưa thấy 2 người là ông Son Yongin và ông Jung Sung Kyoon (52 tuổi, quốc tịch Hàn Quốc) lên bờ.


Nghi ngờ có chuyện chẳng lành, mọi người đã đổ xuống bãi tắm tìm kiếm và đến đêm mới phát hiện được thi thể ông Jung Sung Kyoon đang trôi dạt gần bờ.


Ngay sau đó, thi thể ông Jung Sung Kyoon đã được đưa về Bệnh viện Pháp-Việt (TP HCM). Hiện cơ quan chức năng đã tiến hành điều tra nguyên nhân tử vong và tiếp tục tìm kiếm người mất tích./.



Theo Vietnam+

Friday, March 30, 2012

"Cánh tay nối dài" trên biển

 Đại tá Trần Công Hiểu, Phó Chỉ huy trưởng BĐBP Bà Rịa-Vũng Tàu cho biết: Toàn tỉnh hiện có hơn 6.690 tàu, thuyền, tập trung ở các doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, mỗi đội tàu có từ 3-5 chiếc... Đây là điểm thuận lợi để địa phương tổ chức lực lượng dân quân tự vệ biển theo tổ, đội, trung đội và theo từng tuyến. Thực hiện phương châm: "Ở đâu có tàu, thuyền hoạt động trên biển và có dân định cư ven biển thì ở đó có dân quân tự vệ biển", tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đã triển khai tổ chức lực lượng dân quân tự vệ biển theo mô hình mới ở 100% xã, phường, thị trấn ven biển.

 Hiện nay, lực lượng dân quân tự vệ biển trên địa bàn làm việc trên các tàu, thuyền được tổ chức rộng khắp trên cả ba tuyến: Tuyến khơi, tuyến lộng và tuyến bờ. Lực lượng này được tuyển chọn kỹ, hầu hết là những người trong một gia đình, dòng họ, làm việc trên cùng một phương tiện, được trang bị vũ khí và trang phục thống nhất. Ở mỗi tuyến đều có người chỉ huy, giữ liên lạc giữa các tuyến trên biển với đất liền, có quy chế phối hợp với các đồn, trạm của BĐBP cùng các lực lượng nắm tình hình, giữ gìn an ninh trật tự và hỗ trợ ngư dân đánh bắt hải sản trên biển.

Theo chân Trung tá Đinh Trung Hưng, Đồn trưởng Đồn BP Phước Tĩnh xuống thăm anh em trong trung đội dân quân tự vệ biển của thị trấn Long Hải đang tập huấn nghiệp vụ. Anh cho biết, dân quân tự vệ biển là lực lượng hết sức quan trọng, giúp cho lực lượng BĐBP hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Đồn BP Phước Tĩnh thường xuyên quán triệt cho lực lượng dân quân tự vệ biển các nội dung về vai trò, tầm quan trọng của biển, đảo; Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982; Chiến lược biển đến năm 2020 của Đảng, Nhà nước và quan điểm, mục tiêu, phương châm đối sách trên từng lĩnh vực, tình huống cụ thể trên biển, đảo... Bên cạnh đó, đơn vị đã tham mưu cho chính quyền địa phương quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho lực lượng dân quân tự vệ biển. Cán bộ tiểu đội, trung đội được bảo đảm chế độ phụ cấp theo quy định, chiến sĩ dân quân có trang phục thống nhất... Hằng năm, đơn vị tổ chức huấn luyện kỹ thuật bắn súng; kỹ năng thu thập, tổng hợp, xử lý thông tin, tình huống chiến đấu...

Theo Trung tá Đinh Trung Hưng, hiệu quả lớn nhất của dân quân tự vệ biển trong thời gian qua là việc thu thập, báo cáo thông tin, tình hình an ninh trật tự trên biển. Từ những thông tin ấy lực lượng BĐBP đã phối hợp với các cơ quan chức năng kịp thời xử lý hàng chục vụ đánh bắt hải sản bằng thuốc nổ, xung điện, trộm cắp tài sản, ngư cụ cũng như những tai nạn của ngư dân trên biển... 

Trung tá Hưng trăn trở: Chất lượng, hiệu quả hoạt động của dân quân tự vệ biển ở Bà Rịa-Vũng Tàu là khá rõ, nhưng đây mới chỉ là bước đầu. Nhiều vấn đề đặt ra đòi hỏi các cấp, các ngành cần tiếp tục nghiên cứu, giải quyết để xây dựng lực lượng dân quân tự vệ biển ngày càng vững mạnh, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền, an ninh vùng biển, đảo trong tình hình mới.

Anh Trần Quốc Phú, cán bộ trung đội dân quân tự vệ biển thị trấn Long Hải bộc bạch: "Đều là những người sống trên biển từ bé, bao nắng mưa, vất vả trên biển chúng tôi đều đã quen. Trong quá trình đi lao động, làm ăn trên biển chứng kiến anh em trong trung đội luôn đoàn kết, yêu thương, đùm bọc lẫn nhau, cùng hỗ trợ nhau làm ăn, không còn tình trạng đơn ghe, lẻ tàu, mạnh ai nấy làm như trước đây. Tuy nhiên, vì đa phần ghe, tàu của anh em trong trung đội đều là những phương tiện nhỏ, công suất yếu nên không thể đi khai thác những vùng biển xa, cũng rất khó khăn trong phối hợp xua đuổi các tàu nước ngoài vi phạm chủ quyền nước ta. Gần đây, do hoàn cảnh gia đình khó khăn, thiếu vốn sản xuất nên một số anh em trong trung đội dù rất tâm huyết với công việc, nhưng đã phải bỏ nghề biển để đi tìm công việc mới hoặc đi làm thuê cho các chủ tàu lớn ở những địa phương khác. Với chúng tôi, tuy khó khăn là vậy, nhưng sẽ quyết tâm bám biển, bám ngư trường để bảo vệ vững chắc chủ quyền, an ninh vùng biển, đảo của Tổ quốc".

Thanh tra trách nhiệm của Chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu

Phần bình luận tạo điều kiện cho bạn thảo luận, nêu thắc mắc, và chia sẻ ý kiến. Sau đây là những điều cần lưu ý khi đăng lời bình:


1. Quan tâm và tôn trọng những người cùng bình luận, và cộng đồng bạn đọc ở Việt Nam nói chung.


2. Không dùng từ ngữ tục bậy, chửi bới, thô lỗ, hoặc khiêu dâm.


3. Không dùng ngôn ngữ có tính lăng mạ, sỉ nhục, chửi rủa.


4. Không quấy rối, gây phiền nhiễu cho người khác, hoặc đe dọa đến sự an toàn và tài sản của người khác; không vu khống, nói sai sự thật, làm mất danh dự, hoặc mạo nhận một ai đó.


5. Không đăng các quảng cáo thương mại.


6. Đây là một diễn đàn công cộng. Do đó không nên đăng các thông tin cá nhân như số điện thoại, địa chỉ email, tài khoản ngân hàng, thẻ tín dụng, hoặc các thông tin quan trọng khác.


7. Tất cả các ngôn ngữ html và đường link đều không được phép.


Yahoo! có quyền từ chối hoặc xóa bỏ bất cứ lời bình nào không phù hợp với các quy định nói trên hoặc không đúng với Quy tắc sử dụng dịch vụ của Yahoo! (Yahoo! Terms of Service), đồng thời có thể đình chỉ hay khóa hoàn toàn tài khoản Yahoo! của bạn (bao gồm cả email) nếu phát hiện vi phạm.


Các lời bình dưới đây do người sử dụng Yahoo! đăng tải, thể hiện quan điểm riêng của chính người đó. Yahoo! và các đối tác cung cấp nội dung của bài viết nói trên không xác nhận, chứng thực, và không chịu bất cứ trách nhiệm và nghĩa vụ pháp lý nào cho các lời bình này.

Ngư dân Vũng Tàu “trúng cá”đầu năm

-

Sau hơn một tháng lênh đênh trên các vùng biển của Việt Nam, các tàu đánh cá ở Bến Đình phường 7, TP Vũng Tàu trở về với khoang đầy ắp cá. Ai cũng phấn khởi vì chuyến đi biển “mở hàng” đầu năm mới đã thành công.

“Khởi đầu nan” ngư dân phấn khởi

Câu chuyện anh Nguyễn Đình Chính (nhà ở phường 2, TP Vũng Tàu, chủ tàu cá BV-7603TS) nói với chúng tôi không phải về những khó khăn gian khổ cực nhọc trong những ngày đánh bắt hải sản ngoài khơi xa như những lần trước đó, mà là niềm phấn khởi vui mừng của ông sau hơn một tháng đánh bắt xa bờ với con tàu cá đầy ắp tất cả các khoang. Anh Chính xởi lởi như cởi lòng mình: “Tàu của tui rời cảng ra khơi đánh bắt vào hôm mùng 10 Tết, sau hơn 1 tháng trở về thu hoạch được 25 tấn cá nục, cá ngừ tươi, bán cho thương lái với giá trung bình 25 nghìn đồng/kg. Trừ hết các khoản chi phí, chuyến biển này lãi hơn 150 triệu đồng. Hơn ba năm nay, đây là lần đầu tiên tôi vui như thế này, thật là bõ công sức cho những ngày khó nhọc”. Còn tàu cá BV 92244 TS, công suất 340 mã lực của anh Trà Văn Hoành ở ấp Phước Lộc, xã Phước Hòa, huyện Tân Thành thì từ đầu vụ đến nay đã ra khơi 2 chuyến, mỗi chuyến kéo dài khoảng 17 ngày. Anh Hoành cho biết, 2 chuyến đánh bắt vừa qua, tàu cá của anh thu hoạch được hơn 30 tấn cá bò, cá mối, cá khoai… các loại, tổng doanh thu đạt 850 triệu đồng, lãi hơn 200 triệu đồng.





Đống cá bò của tàu anh Nguyễn Đình Chính vừa được chuyển lên cảng Bến Đình.


Những ngày này, cảng cá Bến Đình phường 7, Vũng Tàu tấp nập tàu ghe. Bên này đống cá bò còn tươi rói mới được chuyển lên từ bến, bên kia hàng chục xe đông lạnh đến “ăn hàng”. Bà Tư Mai, một trong những chủ đầu nậu cá lớn nhất ở Bến Đình cho biết: “Hơn tuần nay, tàu cá về liên tục. Các chủ tàu đều rất phấn khởi, họ bảo biển êm cá nhiều, đánh bắt sướng lắm”.

- Mỗi ngư dân làm công trên tàu một chuyến đi biển về được bao nhiêu tiền lương, hả chị?

- Nếu trừ chi phí thì mỗi công nhân lao động cũng được trên dưới 20 triệu đồng/ chuyến đi, cũng có thể nhiều hơn. Đối với tàu đi bắt hải sâm, cá chình thì thu nhập của người làm công từ 30-50 triệu đồng. Tuy vậy nghề thợ lặn này cực nhọc và nguy hiểm hơn nhiều.

Theo ông Đặng Văn Bảy, chủ ghe BV-5091TS, từ Tết ra đến giờ thời tiết trên các vùng biển khá thuận lợi, gió mùa đông bắc nhẹ, nắng ấm, biển êm. Đây là điều kiện để các loại cá từ nhiều vùng biển khác đổ về. Cá thường đi từng đàn nên hiệu quả đánh bắt rất cao. Hầu như tàu nào từ biển về cũng đầy ắp đủ các loại cá.

Không chỉ ngư dân đánh bắt xa bờ thắng lớn mà các ghe câu mực có công suất dưới 90CV cũng được mùa. Từ đầu năm đến nay, trung bình mỗi chiếc ghe câu mực của ngư dân đánh bắt được từ 10 – 80 kg mực/ngày, giá bán trung bình 145 ngàn đồng/kg. Anh Huỳnh Văn Mùi, ở xã Phước Hưng, huyện Long Điền, chủ ghe BV 95409 TS công suất 90 CV cho biết, nhờ thời tiết những ngày đầu năm tương đối ổn định nên nghề câu mực cũng rất thuận lợi. Trong tháng 2, anh đã thu được hơn 15 triệu đồng. Anh Mùi phấn khởi: “Đầu năm mới mà cá đầy khoang là ấm rồi. Nếu năm nay thời tiết cứ thuận lợi thế này, thì ngư dân chúng tôi sẽ trúng đậm. Tàu của tôi chỉ nghỉ chừng 1 tuần lấy đá, mua dầu là đi ngay. Tranh thủ lúc biển lặng, sóng êm cá về, tha hồ đánh bắt. Đầu năm mới, vạn sự khởi đầu nan mà đánh được nhiều cá là hên cho cả năm. Theo kinh nghiệm của tôi, nếu đầu năm thuận lợi thì cả năm được mùa”.

Tàu mới, cá nhiều, sẵn sàng ra khơi

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, những ngày đầu năm, toàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có 6.500 tàu thuyền ra khơi đánh bắt hải sản với tổng công suất hơn 730.000 mã lực. Hầu hết tàu thuyền của ngư dân đều là cải hoán, đóng mới với công suất lớn và mua sắm đầy đủ các trang thiết bị hiện đại như: Máy định vị, bộ đàm tầm trung, tầm xa, máy dò cá. Nếu năm 2011, ngư dân trong toàn tỉnh đánh bắt được 253.333 tấn hải sản các loại, tăng 1,2% so với năm 2010, thì dự kiến năm nay sẽ đánh bắt được trên 270.000 tấn hải sản các loại. Căn cứ vào thời tiết thuận lợi và đợt “trúng quả” đầu năm và sự phấn chấn của các chủ ghe tàu, chỉ tiêu “vượt doanh thu” hoàn toàn khả quan, nằm trong tầm tay.





Hàng chục xe đông lạnh tập trung trên cầu cảng “ăn hàng”.


Tại các cảng cá trên địa bàn tỉnh, không chỉ dưới bến tấp nập tàu, thuyền chuẩn bị ra khơi mà trên bến, các dịch vụ phục vụ cho nghề cá cũng hối hả vào mùa. Các cơ sở dịch vụ hậu cần thủy sản chuẩn bị sẵn dầu, nước đá, nước ngọt phục vụ lưu động cho tàu thuyền trước mỗi chuyến đi biển. Còn trên bờ, dịch vụ ăn uống, cung cấp thực phẩm cũng sẵn sàng phục vụ tận nơi cho các ngư dân. Các dịch vụ hậu cần phát triển trong thời gian gần đây đã giúp cho ngư dân bớt vất vả, đồng thời giải quyết phần lớn lao động nhàn rỗi ở địa phương vùng biển.

Anh Nguyễn Văn Thạnh, làm nghề bốc vác ở cảng cá Bến Đình cho biết, năm nay những chuyến biển đầu năm mới ngư dân đã thắng lớn, các hoạt động hậu cần nghề cá cũng sôi động hơn, bởi vậy công việc của anh cũng tất bật. Từ 3 giờ sáng, anh Thạnh đã bắt đầu công việc kéo cá thuê từ cầu cảng vào bờ bằng xe rùa để tập trung tại một điểm chờ xe đông lạnh. Với nghề này, mỗi ngày anh được các chủ tàu trả công khoảng 300.000 đồng. “Ước gì mùa cá nào đánh bắt cũng thuận lợi như thời điểm này thì chỉ với công việc kéo cá thuê tôi đã có thể kiếm đủ thu nhập để nuôi sống gia đình”, anh Thạnh vui vẻ tâm sự.

Còn nhóm thợ công nhân chuyên sửa chữa máy tàu dọc đường Trần Phú - đoạn cảng Bến Đá, Bến Đình thì phấn khởi, ngày nào cũng có việc làm, thu nhập có ngày đến 3 triệu đồng. Anh Trần Văn Đăng vui vẻ nói với chúng tôi: “Bà con ngư dân có ăn thì chúng tôi cũng ấm bụng. Không ngày nào không có tàu đem máy ra sửa chữa. Chúng tôi phải làm đêm làm ngày để cho họ kịp thời ra khơi. Do được mùa cá đầu năm, nên nhiều chủ tàu cũng rất thoáng trong cách chi trả tiền công. Nhiều tàu sẵn sàng đầu tư máy mới, nhất là thiết bị dò cá, bởi đây là cái cần câu cơm của họ”.

Bài và ảnh: Mai Thắng

Du lịch Vũng Tàu trên tầm cao mới

Công ty CPDL Cáp treo Vũng Tàu giới thiệu Khu Du lịch Sinh thái – Văn hóa Hồ Mây và cáp treo Vũng Tàu (Khu Du lịch Hồ Mây) Núi Lớn, Vũng Tàu.Với phương châm: “Du lịch Vũng Tàu trên tầm cao mới”, Khu Du lịch Hồ Mây sẽ đem đến những dịch vụ du lịch, vui chơi giải trí mới lạ “ở tầm cao mới”. Đây là khu du lịch vừa được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam công nhận là Khu du lịch sinh thái có hồ nhân tạo trên núi lớn nhất. Đến với Khu Du lịch Hồ Mây, quý khách sẽ có dịp ngồi trên hệ thống Cáp treo đầu tiên ở tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, với công nghệ hiện đại nhất thế giới hiện nay của Công ty Doppelmayr (Áo) đảm bảo độ an toàn tuyệt đối.


Khu Du lịch Sinh thái trên núi ở độ cao 250 m. Lần đầu tiên, du khách sẽ được dịp chiêm ngưỡng toàn cảnh thành phố Vũng Tàu xinh đẹp, với phong cảnh hữu tình kết hợp giữa Núi và Biển.Tại đây, du khách sẽ được tham quan vườn chim công, trại đà điểu, trại heo rừng, khu rừng thông Caribe, rừng hoa Anh Đào còn nguyên nét hoang sơ và những công trình kiến trúc, văn hóa độc đáo khác như: Tượng phật Di Lặc cao 30 m, di tích lịch sử Rada Viba cao 36 m, pháo đài thời Pháp… 

Quăng “bom xăng” vào cửa hàng gas

(TNO) Ngày 30.3, Công an thị xã Bà Rịa (Bà Rịa-Vũng Tàu) tiến hành điều tra, truy tìm hai thanh niên dùng “bom xăng” tấn công vào cửa hàng gas Vĩnh Lộc (ấp Bắc, xã Hòa Long).


Thông tin ban đầu cho biết, lúc 22 giờ 40 phút ngày 29.3, có hai thanh niên điều khiển xe máy chạy đến cửa hàng gas Vĩnh Lộc rồi bất ngờ ném hai chai xăng vào cửa hàng làm lửa cháy khá lớn.


Mọi người phát hiện kịp thời nên đã nhanh chóng dập tắt đám cháy.


Chủ cửa hàng gas Vĩnh Lộc cho biết, lúc xảy ra vụ việc, bên trong cửa hàng đang chứa 20 bình gas loại 12 kg.


Nguyễn Long


Ném bom xăng vào nhà người khác
Ném bom xăng vào cảnh sát
Côn đồ dùng “bom bẩn”, “bom xăng” để đòi nợ
Ném “bom xăng” vào cây xăng
Học sinh dùng bom xăng tấn công bạn học

Học sinh tiểu học Vũng Tàu phấn khích vì... bò

Hào hứng, phấn khích là cảm
xúc của HS tiểu học Vũng Tàu trong suốt một tiếng đồng hồ được thoải mái vui chơi, ca hát, giao lưu thú vị cùng... các
chú bò Vinamilk.

Ngày 29/3/2012, Công ty cổ phần sữa Việt Nam Vinamilk đã tổ chức một chương
trình vui chơi ngoại khóa với nhiều hoạt động bổ ích cho các em học sinh trường
tiểu học Thắng Nhì, TP Vũng Tàu ngay trong sân trường. Đây là chương
trình nằm trong khuôn khổ dự án Sữa học đường đã được thực hiện thành công tại
Bà Rịa - Vũng Tàu từ năm 2006 cho đến nay.


Với một loạt những trò chơi hấp dẫn, những giây phút giao lưu thú vị cùng các
chú bò Vinamilk diễn ra xen kẽ giữa các tiết mục nghệ thuật "cây nhà lá vườn"
của trường, chương trình đã thực sự là một ngày hội đối với các em học sinh nơi
đây. Hào hứng, phấn khích là cảm xúc của các em nhỏ trong suốt một tiếng đồng hồ
được thoải mái vui chơi, ca hát.








Ngoài những hoạt động trên, chương trình còn tiến hành trao giải cho các học
sinh đã chiến thắng trong cuộc thi vẽ với chủ đề về chú bò Vinamilk. Bên cạnh
đó, mỗi em học sinh của trường cũng đã ra về với một phần quà gồm sữa và tập vở.


Sau khi chương trình kết thúc, một vài em nhỏ đã rụt rè chia sẻ rằng ước gì tuần
nào cũng được tham gia một hoạt động ngoại khóa như thế này. Vốn là một ngôi
trường nhỏ nằm bên hông chợ, tập trung một số lượng lớn con em các gia đình
nghèo, thế nên ước mơ ấy của các em học sinh trường Thắng Nhì tưởng đơn giản mà
lại không dễ trở thành hiện thực.







Được biết, bên cạnh dự án Sữa học đường, trong năm 2012, Vinamilk sẽ tiếp tục
thực hiện chương trình vui chơi tại trường học với quy mô 100 trường thuộc 10
tỉnh thành trên cả nước, bắt đầu từ ngày 19/3/2012 và kết thúc vào ngày
24/4/2012. Cụ thể, chương trình sẽ đến với 10 trường mầm non, tiểu học tại Vũng
Tàu và 90 ngôi trường khác tại Long An, Tiền Giang, Bình Dương, Bình Định, Nghệ
An, Thanh Hóa, Nam Định, Quảng Ninh, Hải Phòng.


Thông qua các hoạt động này, Vinamilk hy vọng sẽ truyền tải được đến các bậc phụ
huynh cũng như các em học sinh về ích lợi của việc kiên trì uống sữa thường
xuyên mỗi ngày kết hợp với rèn luyện thể chất và sinh hoạt hợp lý để có thể có
được một cơ thể khỏe mạnh với “mắt sáng, dáng cao”. Điều này sẽ góp phần giúp
giảm gánh nặng chi phí cho y tế, giải quyết vấn đề suy dinh dưỡng, đem lại sự
phát triển lành mạnh cho trẻ em cả về thể chất lẫn trí tuệ, nâng cao kết quả học
tập và tạo nên một nền tảng vững chắc để các em phát triển tốt, thành công trong
tương lai.







Trước đó, trong năm 2011, Vinamilk cũng đã thực hiện các chương trình vui chơi
tại trường học cho hơn 160, 000 em học sinh của 124 trường tiểu học và mầm non
tại 4 thành phố lớn trên cả nước là Hà Nội, Hồ Chí Minh, Cần Thơ và Đà Nẵng.
Chương trình đã được đánh giá cao sau khi đem lại cho các em những giây phút vui
chơi “thật đã”, giúp các em thư giãn, giải trí một cách lành mạnh, bổ ích trước
khi kết thúc năm học.



  • Quốc Kiên



Thursday, March 29, 2012

Cần khung chính sách đồng bộ

*Nhật Bản là quốc gia đứng đầu về số vốn đầu tư tại Việt Nam.


Vẫn còn lạc hậu, manh mún 

Hiện nay, tỉ lệ nội địa hóa của nhiều ngành công nghiệp vẫn ở mức thấp như: Ngành Cơ khí chỉ đạt 26,5%, trong khi tỉ lệ này ở các nước trong khu vực như Thái Lan là 53,9%, Malaysia là 41,3% và Indonesia là 39,5%. Công nghiệp xe máy có tỉ lệ nội địa hóa cao nhất, đạt 70 - 90%, nhưng thực tế trên 50% trong đó do DN có vốn đầu tư nước ngoài sản xuất. Ngành Dệt may vẫn phải phụ thuộc quá nhiều vào các thị trường nguyên phụ liệu nước ngoài, trong đó có những DN phải nhập khẩu tới 70 - 90%... Do vậy, dù tỷ lệ DN nội sử dụng hàng hóa tăng, song kim ngạch nhập khẩu nguyên phụ liệu, vật tư, linh kiện sản xuất của cả nước vẫn liên tục tăng cao.


Cụ thể, năm 2011, nhập khẩu cả nước ước đạt 105,8 tỷ USD, tăng 24,7% so với cùng kỳ năm 2010, trong đó, nhóm hàng tư liệu sản xuất chiếm hơn 90%, không giảm so với cùng kỳ năm 2010. Hai tháng đầu năm nay, kim ngạch hàng hóa nhập khẩu đạt 15,9 tỷ USD, tăng 11,8% so với cùng kỳ năm trước, trong đó kim ngạch nhiều mặt hàng nguyên liệu nhập khẩu tăng mạnh (gồm máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng tăng 4,2%; vải tăng 4,5%; chất dẻo tăng 9,2%; nguyên phụ liệu dệt, may, giày dép tăng 9,8%...).


Do phải nhập khẩu nên khả năng cạnh tranh của CNPT Việt Nam thấp hơn so với các nước trong khu vực về giá cả và thời hạn giao hàng. Các sản phẩm chất lượng cao hầu hết do các Cty nước ngoài đảm nhận. Sản phẩm do DN trong nước sản xuất chủ yếu cung cấp cho thị trường tiêu dùng nội địa. Nguyên nhân là do ngành CNPT của Việt Nam vẫn lạc hậu, manh mún, chủ yếu tập trung sản xuất các linh kiện chi tiết đơn giản, giá trị gia tăng thấp.


Do vậy, nhiều nhà đầu tư nước ngoài cho rằng, bài toán cho các nhà điều hành Việt Nam là phải làm sao phát triển và chủ động được các linh phụ kiện…


Theo khuyến cáo của Cục Quản lý DN nhỏ và vừa Nhật Bản và Ủy ban Đặc biệt hỗ trợ toàn cầu Cty vừa và nhỏ, Hiệp hội DN Nhật Bản, ngành Công nghiệp chế tạo của Nhật Bản hiện có khoảng 220.000 Cty, trong đó mới chỉ có 2,7% số Cty đầu tư ra nước ngoài. Đây là tiềm năng để Việt Nam thu hút đầu tư CNPT từ Nhật Bản.


Phát triển quy mô thị trường đủ lớn


Những bất cập, hạn chế của CNPT Việt Nam, trước hết là do chưa có khung chính sách đồng bộ. Văn bản pháp lý duy nhất là quy hoạch được phê duyệt năm 2007 và quyết định về chính sách phát triển CNPT chưa đưa ra được những giải pháp cụ thể, đáp ứng yêu cầu phát triển của ngành; chưa có chính sách thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào CNPT. Bên cạnh đó, năng lực của các DN trong nước và nguồn lao động kỹ thuật còn hạn chế; thiếu cơ chế phối hợp giữa các bên có liên quan trong việc triển khai đồng bộ các hoạt động thúc đẩy phát triển CNPT.


Vì vậy, các chuyên gia cho rằng, đẩy mạnh thu hút đầu tư vào CNPT cần phải phát triển quy mô thị trường đủ lớn, thu hút các nhà cung cấp nước ngoài, đặc biệt đối với các linh kiện gọn nhẹ, không có yêu cầu khắt khe về giao hàng đúng hạn. Bên cạnh đó, có thể thu hút các DN nước ngoài bằng môi trường đầu tư hấp dẫn.


Các chuyên gia cũng lưu ý, CNPT là ngành kết tinh sáng tạo, với công nghệ tiên tiến, tối tân nên đòi hỏi lao động trình độ cao, phải được đào tạo chuyên sâu và nghiêm túc. Đồng thời, ngành này cũng đòi hỏi nhiều thời gian và vốn đầu tư ban đầu khá lớn. Vì vậy, Nhà nước cần có khung chính sách đồng bộ, trong đó có cơ chế, chính sách ưu đãi (vốn, thuế…). Mặt khác, chính sách thu hút đầu tư cũng không nên một chiều, mà cân nhắc xem phát triển theo hướng nào và yêu cầu DN nước ngoài đầu tư vào lĩnh vực đấy. Như vậy sẽ phát triển theo hướng song phương, cả hai bên đều có lợi.



Việt Nam phải chứng minh được lợi thế hấp dẫn



Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Văn Trung cho biết, tính đến tháng 2/2012, Nhật Bản đã đầu tư vào Việt Nam 1.692 dự án, với tổng số vốn đăng ký trên 24,7 tỷ USD. Trong đó, nhiều dự án đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp, công nghệ cao, CNPT. Nếu môi trường đầu tư thuận lợi hơn, chắc chắn nhiều nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt là các DN vừa và nhỏ Nhật Bản sẽ không ngần ngại đổ vốn vào ngành CNPT non trẻ của Việt Nam.


Tuy nhiên, “dù coi Việt Nam là đích đến, nhưng các DN Nhật Bản cũng rất cân nhắc cơ hội cũng như rủi ro khi quyết định đầu tư. Do đó, để thu hút các DN Nhật Bản, Việt Nam phải chứng minh được về lợi thế hấp dẫn hơn các nước trong khu vực”, ông Yasuaki Tanizaki, Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Nhật Bản tại Việt Nam nhấn mạnh.


Nghiên cứu của JICA cho thấy, các DN nhỏ và vừa Nhật Bản thường không đủ khả năng tài chính mua quyền sử dụng đất xây dựng cơ sở sản xuất, chính vì vậy, các khu công nghiệp được coi là lựa chọn phù hợp. Tuy nhiên, các DN nhỏ và vừa Nhật Bản cho rằng, hệ thống các khu công nghiệp của Việt Nam vẫn chưa đồng bộ về cơ sở hạ tầng và các dịch vụ kèm theo. 


Nhiều nhà đầu tư nước ngoài cho rằng, để thu hút các DN nước ngoài nói chung và các DN nhỏ và vừa Nhật Bản nói riêng trong lĩnh vực hỗ trợ, Việt Nam phải thu hút được các Cty chủ đạo (các nhà lắp ráp quy mô lớn), vì các DN nhỏ và vừa sẽ đi theo để phục vụ các Cty lớn. Do đó, Việt Nam cần phải nỗ lực nhiều hơn để hoàn thiện cơ chế chính sách cũng như hệ thống cơ sở hạ tầng.


 


Minh Phong

Đề nghị 17 tỉnh cùng chống bão số 1

(VTC News) – Ban chỉ đạo Phòng chống lụt bão trung ương và Ủy ban quốc gia Tìm kiếm cứu nạn vừa gửi công điện khẩn tới 17 tỉnh, TP yêu cầu đối phó với cơn bão sớm (bão số 1).

Chiều tối 29/3, BCĐ PCLCB TƯ và UBQG TKCN có công điện khẩn gửi 17 tỉnh, TP: Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Bà Rịa Vũng Tàu, Long An, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang và TP Hồ Chí Minh cùng các Bộ ngành: Quốc phòng, GTVT, TNMT, Ngoại giao, VHTTDL, công điện nêu rõ, cơn bão số 1, tên quốc tế là Nafar xuất hiện sớm hơn quy luật, để chủ động đối phó với bão, BCĐ PCLCB TƯ và UBQG TKCN yêu cầu Ban chỉ huy PCLB các tỉnh, TP và các bộ ngành triển khai theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão; thông báo kịp thời cho nhân dân để chủ động phòng tránh, nhất là thông báo cho các tàu thuyền đang hoạt động trên biển biết vị trí, diễn biến của bão để chủ động thoát ra khỏi hoặc không đi vào khu vực nguy hiểm, về nơi tránh trú.

Theo đó, khu vực nguy hiểm của bão trong 24 giờ tới được xác định là vùng biển giới hạn từ vĩ tuyến 14 đến vĩ tuyến 9.

Chủ tịch UBND các tỉnh căn cứ diễn biến thực tế của bão để kiểm soát chặt chẽ tàu thuyền ra khơi và sắp xếp tàu thuyền, lồng bè nuôi trồng thủy sản vào nơi neo đậu đảm bảo an toàn.

Bộ Ngoại giao liên hệ với các nước và vùng lãnh thổ trong khu vực để tạo điều kiện thuận lợi cho tàu thuyền trú tránh bão; cứu giúp tàu thuyền gặp nạn khi có yêu cầu; trước hết tập trung cứu hộ 2 tàu đánh cá của ngư dân Quảng Ngãi đang trôi dạt trên biển.

BCĐ PCLCB TƯ và UBQG TKCN cũng yêu cầu khẩn trương thu hoạch các sản phẩm nông nghiệp, thủy sản đã đến kỳ hạn thu hoạch để tránh thiệt hại vì mưa bão.

Cùng với đó, rà soát, lên phương án sẵn sàng sơ tán dân ở các vùng có nguy cơ chịu ảnh hưởng trực tiếp của gió bão và nước dâng do bão, vùng có nguy cơ sạt lở, lũ quét; tổ chức chằng chống nhà cửa, kho tang… đảm bảo an toàn khi bão đổ bộ.

Kiểm tra các phương án đảm bảo an toàn hồ chứa, đê điều và các công trình đang xây dựng ở ven biển, ven các sông suối. Duy trì lực lượng, phương tiện cứu hộ, cứu nạn để sẵn sàng ứng cứu khi có yêu cầu.

Tổ chức trực ban nghiêm túc 24/24 giờ, thường xuyên theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão để chủ động ứng phó và xử lý kịp thời các tình huống, báo cáo về BCĐ PCLB TƯ và UBQG TKCN.

Kiều Minh

Vụ tai nạn giao thông bất thường

Phần bình luận tạo điều kiện cho bạn thảo luận, nêu thắc mắc, và chia sẻ ý kiến. Sau đây là những điều cần lưu ý khi đăng lời bình:


1. Quan tâm và tôn trọng những người cùng bình luận, và cộng đồng bạn đọc ở Việt Nam nói chung.


2. Không dùng từ ngữ tục bậy, chửi bới, thô lỗ, hoặc khiêu dâm.


3. Không dùng ngôn ngữ có tính lăng mạ, sỉ nhục, chửi rủa.


4. Không quấy rối, gây phiền nhiễu cho người khác, hoặc đe dọa đến sự an toàn và tài sản của người khác; không vu khống, nói sai sự thật, làm mất danh dự, hoặc mạo nhận một ai đó.


5. Không đăng các quảng cáo thương mại.


6. Đây là một diễn đàn công cộng. Do đó không nên đăng các thông tin cá nhân như số điện thoại, địa chỉ email, tài khoản ngân hàng, thẻ tín dụng, hoặc các thông tin quan trọng khác.


7. Tất cả các ngôn ngữ html và đường link đều không được phép.


Yahoo! có quyền từ chối hoặc xóa bỏ bất cứ lời bình nào không phù hợp với các quy định nói trên hoặc không đúng với Quy tắc sử dụng dịch vụ của Yahoo! (Yahoo! Terms of Service), đồng thời có thể đình chỉ hay khóa hoàn toàn tài khoản Yahoo! của bạn (bao gồm cả email) nếu phát hiện vi phạm.


Các lời bình dưới đây do người sử dụng Yahoo! đăng tải, thể hiện quan điểm riêng của chính người đó. Yahoo! và các đối tác cung cấp nội dung của bài viết nói trên không xác nhận, chứng thực, và không chịu bất cứ trách nhiệm và nghĩa vụ pháp lý nào cho các lời bình này.

Thơm ngon bún súng Vũng Tàu


Bún súng Vũng Tàu nhiều người hay nhầm với bún nước lèo của người Trà Vinh, Sóc Trăng, Cà Mau…, nhưng món ăn này là sự kết hợp mùi vị của ba nền văn hóa Khmer, Hoa và Việt.







Ảnh Đoàn Xuân


Nhiều người cho rằng bún súng Vũng Tàu nổi tiếng thơm ngon, đậm đà có lẽ do gần biển, nguyên liệu hải sản đánh bắt lên luôn tươi, lại được chế biến ngay nên rất ngọt. Để có một nồi bún súng thơm ngon thì sợi bún, hải sản, cọng súng đều phải tươi.


Tôm, cá, mực làm sạch, hấp chín, sau đó xào sả ớt cho thấm gia vị. (Nếu luộc hải sản thì giữ lại nước để nấu nước lèo). Thường thì người ta vẫn ninh xương heo lấy nước làm nước lèo cho ngọt.


Sỡ dĩ bún súng Vũng Tàu có mùi vị đặc trưng là nhờ ở cách nêm nếm gia vị. Nước lèo được nấu từ mắm cá (cá sặc, cá linh, cá kèo, bò hóc hoặc cá lóc) sả đập dập, ớt. Mắm trước khi cho vào nước lèo phải được lọc kĩ, chỉ dùng nước trong thì nước lèo mới không có mùi nồng khó chịu. Đợi nước lèo sôi mới nêm nếm muối, đường, bột nêm, nước cốt me, ớt sa tế vào để nước lèo có vị chua, cay,ngọt đậm đà. Trong khi nấu nước lèo, thả thêm mấy cây sả đập dập vào cho thơm.


Súng tước vỏ, nhặt sạch, cắt khúc vừa ăn. Bún tươi chọn loại cọng nhỏ, nhúng nước nóng cho tơi sợi. Rau ăn cùng gồm có ngò om, rau thơm, rau muống, bắp chuối bào sợi, và rau súng. Gia vị dọn kèm thường có ớt tươi hoặc ớt sa tế, tỏi muối chua, nước mắm chanh hay muối ớt. 

Cần khung chính sách đồng bộ

*Nhật Bản là quốc gia đứng đầu về số vốn đầu tư tại Việt Nam.


Vẫn còn lạc hậu, manh mún 

Hiện nay, tỉ lệ nội địa hóa của nhiều ngành công nghiệp vẫn ở mức thấp như: Ngành Cơ khí chỉ đạt 26,5%, trong khi tỉ lệ này ở các nước trong khu vực như Thái Lan là 53,9%, Malaysia là 41,3% và Indonesia là 39,5%. Công nghiệp xe máy có tỉ lệ nội địa hóa cao nhất, đạt 70 - 90%, nhưng thực tế trên 50% trong đó do DN có vốn đầu tư nước ngoài sản xuất. Ngành Dệt may vẫn phải phụ thuộc quá nhiều vào các thị trường nguyên phụ liệu nước ngoài, trong đó có những DN phải nhập khẩu tới 70 - 90%... Do vậy, dù tỷ lệ DN nội sử dụng hàng hóa tăng, song kim ngạch nhập khẩu nguyên phụ liệu, vật tư, linh kiện sản xuất của cả nước vẫn liên tục tăng cao.


Cụ thể, năm 2011, nhập khẩu cả nước ước đạt 105,8 tỷ USD, tăng 24,7% so với cùng kỳ năm 2010, trong đó, nhóm hàng tư liệu sản xuất chiếm hơn 90%, không giảm so với cùng kỳ năm 2010. Hai tháng đầu năm nay, kim ngạch hàng hóa nhập khẩu đạt 15,9 tỷ USD, tăng 11,8% so với cùng kỳ năm trước, trong đó kim ngạch nhiều mặt hàng nguyên liệu nhập khẩu tăng mạnh (gồm máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng tăng 4,2%; vải tăng 4,5%; chất dẻo tăng 9,2%; nguyên phụ liệu dệt, may, giày dép tăng 9,8%...).


Do phải nhập khẩu nên khả năng cạnh tranh của CNPT Việt Nam thấp hơn so với các nước trong khu vực về giá cả và thời hạn giao hàng. Các sản phẩm chất lượng cao hầu hết do các Cty nước ngoài đảm nhận. Sản phẩm do DN trong nước sản xuất chủ yếu cung cấp cho thị trường tiêu dùng nội địa. Nguyên nhân là do ngành CNPT của Việt Nam vẫn lạc hậu, manh mún, chủ yếu tập trung sản xuất các linh kiện chi tiết đơn giản, giá trị gia tăng thấp.


Do vậy, nhiều nhà đầu tư nước ngoài cho rằng, bài toán cho các nhà điều hành Việt Nam là phải làm sao phát triển và chủ động được các linh phụ kiện…


Theo khuyến cáo của Cục Quản lý DN nhỏ và vừa Nhật Bản và Ủy ban Đặc biệt hỗ trợ toàn cầu Cty vừa và nhỏ, Hiệp hội DN Nhật Bản, ngành Công nghiệp chế tạo của Nhật Bản hiện có khoảng 220.000 Cty, trong đó mới chỉ có 2,7% số Cty đầu tư ra nước ngoài. Đây là tiềm năng để Việt Nam thu hút đầu tư CNPT từ Nhật Bản.


Phát triển quy mô thị trường đủ lớn


Những bất cập, hạn chế của CNPT Việt Nam, trước hết là do chưa có khung chính sách đồng bộ. Văn bản pháp lý duy nhất là quy hoạch được phê duyệt năm 2007 và quyết định về chính sách phát triển CNPT chưa đưa ra được những giải pháp cụ thể, đáp ứng yêu cầu phát triển của ngành; chưa có chính sách thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào CNPT. Bên cạnh đó, năng lực của các DN trong nước và nguồn lao động kỹ thuật còn hạn chế; thiếu cơ chế phối hợp giữa các bên có liên quan trong việc triển khai đồng bộ các hoạt động thúc đẩy phát triển CNPT.


Vì vậy, các chuyên gia cho rằng, đẩy mạnh thu hút đầu tư vào CNPT cần phải phát triển quy mô thị trường đủ lớn, thu hút các nhà cung cấp nước ngoài, đặc biệt đối với các linh kiện gọn nhẹ, không có yêu cầu khắt khe về giao hàng đúng hạn. Bên cạnh đó, có thể thu hút các DN nước ngoài bằng môi trường đầu tư hấp dẫn.


Các chuyên gia cũng lưu ý, CNPT là ngành kết tinh sáng tạo, với công nghệ tiên tiến, tối tân nên đòi hỏi lao động trình độ cao, phải được đào tạo chuyên sâu và nghiêm túc. Đồng thời, ngành này cũng đòi hỏi nhiều thời gian và vốn đầu tư ban đầu khá lớn. Vì vậy, Nhà nước cần có khung chính sách đồng bộ, trong đó có cơ chế, chính sách ưu đãi (vốn, thuế…). Mặt khác, chính sách thu hút đầu tư cũng không nên một chiều, mà cân nhắc xem phát triển theo hướng nào và yêu cầu DN nước ngoài đầu tư vào lĩnh vực đấy. Như vậy sẽ phát triển theo hướng song phương, cả hai bên đều có lợi.



Việt Nam phải chứng minh được lợi thế hấp dẫn



Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Văn Trung cho biết, tính đến tháng 2/2012, Nhật Bản đã đầu tư vào Việt Nam 1.692 dự án, với tổng số vốn đăng ký trên 24,7 tỷ USD. Trong đó, nhiều dự án đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp, công nghệ cao, CNPT. Nếu môi trường đầu tư thuận lợi hơn, chắc chắn nhiều nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt là các DN vừa và nhỏ Nhật Bản sẽ không ngần ngại đổ vốn vào ngành CNPT non trẻ của Việt Nam.


Tuy nhiên, “dù coi Việt Nam là đích đến, nhưng các DN Nhật Bản cũng rất cân nhắc cơ hội cũng như rủi ro khi quyết định đầu tư. Do đó, để thu hút các DN Nhật Bản, Việt Nam phải chứng minh được về lợi thế hấp dẫn hơn các nước trong khu vực”, ông Yasuaki Tanizaki, Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Nhật Bản tại Việt Nam nhấn mạnh.


Nghiên cứu của JICA cho thấy, các DN nhỏ và vừa Nhật Bản thường không đủ khả năng tài chính mua quyền sử dụng đất xây dựng cơ sở sản xuất, chính vì vậy, các khu công nghiệp được coi là lựa chọn phù hợp. Tuy nhiên, các DN nhỏ và vừa Nhật Bản cho rằng, hệ thống các khu công nghiệp của Việt Nam vẫn chưa đồng bộ về cơ sở hạ tầng và các dịch vụ kèm theo. 


Nhiều nhà đầu tư nước ngoài cho rằng, để thu hút các DN nước ngoài nói chung và các DN nhỏ và vừa Nhật Bản nói riêng trong lĩnh vực hỗ trợ, Việt Nam phải thu hút được các Cty chủ đạo (các nhà lắp ráp quy mô lớn), vì các DN nhỏ và vừa sẽ đi theo để phục vụ các Cty lớn. Do đó, Việt Nam cần phải nỗ lực nhiều hơn để hoàn thiện cơ chế chính sách cũng như hệ thống cơ sở hạ tầng.


 


Minh Phong

3 chiếc xế “khủng” của lão đại gia Vũng Tàu giá 40 tỷ đồng



Hà Nội: Nữ sinh quây đánh bạn, lột áo bắt quỳ xin lỗi



Đoạn video dài 4 phút quay lại cảnh hai nữ sinh đánh bạn, bắt quỳ xuống đất
và lột áo bạn giữa ban ngày.

Thực hư tượng Phật Bà cụt tay 'níu' thuyền ngư dân 'đòi' lên bờ

Giữa biển khuya đêm thanh vắng kéo lưới trúng tượng Phật cụt tay
nghiêng cả mạn thuyền, ngư dân Lê
Văn Nam (27 tuổi, ngụ xã Long Hải, huyện Long Điền, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu) đã
chọn cách tháo thân cắt lưới và quay mũi thuyền bỏ chạy. Thế nhưng ngày hôm sau khi lò dò dong thuyền ra biển, một lần nữa ngư
dân này lại kéo lưới trúng “cố nhân” và buộc phải đưa tượng lên bờ.


Tin bài khác: 












Bức tượng lúc mới được vớt lên.

Chỉ là sự việc tình cờ trùng lặp, nhưng những thông tin về vụ việc đã lan truyền
đi khắp Bà Rịa – Vũng Tàu và các tỉnh lân cận, sự thật có, thất thiệt có. Nhóm
phóng viên đã có nhiều ngày nghe các nhân chứng thuật lại
sự việc, đi tìm nguồn gốc bức tượng để làm rõ những tình tiết xung quanh sự việc
hi hữu này.


Dự cảm được báo trước


Nhân vật chính của câu chuyện, người gây ra sự kiện xôn xao Long Hải này là
chàng ngư dân nghèo Lê Văn Nam, vốn không phải là người gốc địa phương mà theo
gia đình từ Quảng Bình vào Vũng Tàu lập nghiệp từ năm 1990. Anh Nam thuật lại,
là con cả trong gia đình có 3 anh em trai, người ta nói “tam nam bất phú” quả là
không sai trong trường hợp gia đình anh. Mười mấy năm cả gia đình chăm chỉ nghề
đi biển không quản ngại dãi dầu nắng gió nhưng cảnh nghèo vẫn hoàn nghèo, làm
vất vả thế nào thì quay đi quay lại cũng chỉ ngày ngày mua đủ gạo ăn, còn thức
ăn chính thường là con cá con tôm bán ế.


Năm 2010 anh Nam lấy vợ, nhà cửa chật chội nên vợ chồng anh thuê nhà ra ở bên
ngoài. Phòng trọ chỉ cách bờ biển khoảng 20m, cách khu vực Dinh Cô chừng 1km.
Căn phòng anh thuê rất rẻ, giá chỉ 200 ngàn/tháng. Không hẳn vì ở thị trấn Long
Hải giá nhà trọ rẻ, càng không phải chủ nhà trọ thương vợ chồng anh nghèo khó mà
bớt tiền phòng. Phòng trọ đó rẻ vì lý do rất đơn giản là… không ai dám thuê.


Trước anh, những người thuê phòng đó thường chỉ ở được một vài ngày, nhiều là
một tuần đều hoảng hốt “bỏ của chạy lấy người”, không dám lấy lại tiền đặt cọc.
Ai hỏi họ đều nói phòng trọ đó “có ma ngày đêm hù dọa” nên không ai dám ở, dù
những phòng bên cạnh mọi người vẫn ở mà không hề thấy có hiện tượng lạ nào. 1
đồn 10, 10 đồn 100, vì vậy phòng trọ này bị “mang tiếng” không ai dám ở, đành
phải bỏ không.


Bẵng đi một thời gian anh Nam tới hỏi thuê, tuy cũng đã nhận được những cảnh báo
của chủ nhà về câu chuyện “lạ” ở đây nhưng Nam vẫn quyết tâm thuê với lý do “giá
rẻ”. Theo lời anh Nam, cũng có những chuyện cảm thấy lạ thật. Anh kể: “Mấy chục
năm gia đình làm nghề biển, lạ gì tiếng sóng tiếng gió biển. Nhưng khi dọn tới
đây ở, cũng là tiếng gió biển nhưng có lẽ vì địa thế căn phòng ở một nơi đặc
biệt nên tiếng gió đêm ở đây nghe cứ rù rì, u u”.


Một chuyện lạ nữa là ngủ trong phòng rất hay gặp ác mộng và hiện tượng bóng đè:
“Ban đêm ngủ ở trong phòng này thường hay bị bóng đè, mơ thấy nhiều người xa lạ
đang đứng quanh giường nhìn chằm chằm vào mình. Những lúc như vậy muốn vùng dậy
chạy nhưng không sao cử động được, muốn hỏi họ là ai cũng không sao mở miệng
được”. Khi được hỏi: “Có sợ không”, ngư dân này cười hiền: “Ai mà chẳng sợ.
Nhưng phòng trọ rẻ vậy kiếm ở đâu được? Hơn nữa vợ chồng mình đều tâm niệm mình
sống chẳng động chạm đến ai thì cũng chẳng ai làm hại mình”.


Với quan niệm “có thờ có thiêng, có kiêng có lành”, anh Nam lại là người theo
đạo Phật từ nhỏ nên vẫn làm bàn thờ phật ở trong nhà, tuần rằm đều nhang khói
đầy đủ. Tuy nhiên nghĩ tuổi còn ít nên anh chỉ dám thắp hương chứ chưa dám
“thỉnh” tượng Bồ tát về nhà thờ cúng theo quan niệm người theo đạo Phật.


Nhưng đúng là cơ duyên khi cách đây chừng 5 tháng, một gia đình ở gần đó thay
bức tượng quan âm nên thừa ra bức tượng cũ cao chừng 50cm, thấy vậy nên anh xin
về, đặt trên bàn thờ cúng. Cũng từ đó, có lẽ do đã tìm thấy hình thức trấn an
tinh thần nên người trong nhà không còn bị bóng đè nữa, đêm đêm cũng không gặp
phải những giấc mộng lạ, đứa con bốn tháng tuổi của anh chị đêm đêm cũng bớt
khóc đi. Tuy nhiên anh lại có một dự cảm khác.


Bức tượng biết “níu” thuyền câu


Đầu giờ chiều ngày 14/2 (21 tháng Giêng), như thường lệ anh Nam cùng với một
người bạn dong ghe ra biển cào ốc mỡ. Bãi cào quen thuộc từ trước tới nay của
anh là khu vực ngoài khơi bãi tắm Long Hải, chạy dài so với bờ chừng hơn 1km.
Hôm ấy biển lặng, trời trong, thế nhưng lạ một điều là anh cào cả buổi chiều
nhưng chỉ thu được vài con ốc vụn. Những mẻ lưới nhẹ tênh làm hai ngư dân chán
nản.




Mỗi ngày có cả ngàn người hiếu kỳ đổ về xem bức tượng “lạ”


Đến 20h biển vẫn lặng sóng, nhưng gió biển bắt đầu se se lạnh, các anh vẫn kiên
nhẫn thả lưới. Đến bãi ngay trước mặt khu vực Dinh Cô cách bờ chừng 300 - 400m,
khi bắt đầu kéo lưới lên, cả hai thấy tấm lưới nặng trịch. Thả lưới gần bờ để
cào ốc, hai ngư dân này thừa hiểu chẳng thể nào gặp được cá to nên khi thấy lưới
nặng, hai người nhìn nhau ngán ngẩm: “Đã thất thu lại vớ phải đá, phen này rách
hết lưới mất thôi”.


Hai người ráng sức kéo lên, khi lười lên gần mặt nước, họ soi đèn pin thì thấy
dưới làn nước biển xanh đen là lờ mờ hình hài một tòa sen. Nam nghĩ thoáng qua
trong đầu: “Chắc là mảng đá của chùa nào ở gần đây bị bể, người ta quăng đi”.
Nhưng không như anh nghĩ, kéo tiếp lên thì họ thấy hình một bức tượng bồ tát
quan âm hoàn chỉnh, riêng hai cánh tay thì bị cụt. Hai người đàn ông đi biển từ
nhỏ dạn dày sóng gió tưởng như không còn sợ gì. Nhưng đêm khuya giữa biển vắng,
bỗng nhiên vớt được một pho tượng phật cụt cả hai tay thì người gan dạ nhất cũng
không khỏi giật mình lo âu.


Vượt qua nỗi sợ hãi, hai anh ráng sức kéo lưới lên định nhặt mấy con ốc, con cá
cho khỏi phí, rồi sẽ thả lại bức tượng xuống biển. Song chẳng hiểu sao bức tượng
nhìn không có vẻ gì là “khổng lồ” mà nặng đến lạ, hai người loay hoay đến cả
tiếng đồng hồ mà vẫn không đưa lên được lòng thuyền. Nước thủy triều khi ấy lại
đang lên, kéo chiếc ghe từ từ bị trôi ra xa bờ hơn. Kéo lên không được, gỡ tượng
ra cũng không xong, Nam quyết định lấy dao cắt phăng tấm lưới, thả lại bức tượng
xuống biển rồi vội vã quay mũi thuyền “tháo thân” vào bờ.


Ngư dân Nam tâm sự, trở về nhà nhìn bức tượng đặt trong phòng, anh mới giật mình
đặt câu hỏi: “Ở nhà mình cũng có bức tượng làm “chỗ dựa tinh thần”, sao nay có
bức tượng nữa tìm tới mà mình lại sợ hãi vứt xuống biển”. Anh dành trọn một ngày
hôm sau để sửa tấm lưới rách, trong lòng vẫn không khỏi suy nghĩ vẩn vơ về sự
việc kỳ lạ diễn ra đêm hôm trước.


Hai ngày sau khi chuyện lạ xảy ra, Nam lại dong ghe ra biển cào ốc. Dù đã tránh
xa khu vực thả bức tượng bữa trước một đoạn, nhưng “hữu duyên thiên lý năng
tương ngộ”, chuyện lạ một lần nữa lại lặp lại. Tấm lưới lại được kéo lên nặng
trình trịch, hai anh em nhìn nhau không nói nhưng tay người nào người ấy đều run
run. Cách mặt nước gần 1m, hai người đã nhìn thấy đầu bức tượng nhô dưới làn
nước trong xanh.


Chẳng ai bảo ai, hai người đều ráng sức kéo bức tượng lên nhưng không sao kéo
nổi. Cuối cùng họ đành phải buộc bức tượng vào đuôi thuyền, nổ máy dong về đất
liền nhờ mọi người trợ giúp. Bức tượng được kéo lên cao 1,35m, nặng hơn 100kg,
bị gãy 2 cánh tay, lớp sơn bên ngoài nhiều chỗ đã bong tróc, rong rêu bao phủ ở
bên ngoài, phía trong là hàu bám, nhiều người dân xúm vào kỳ cọ hồi lâu mới
sạch.


Làng chài xôn xao


Nhà trọ nhỏ bé, ẩm thấp nên ngư dân Nam để nhờ bức tượng ở sân một gia đình gần
nơi anh ở. Tuy nhiên chỉ vài tiếng đồng hồ sau khi biết tin anh vớt được bức
tượng quan âm bồ tát, người dân quanh khu vực đổ xô tới xem. Chẳng hiểu “đầu cua
tai nheo” thế nào, một số người tung tin đồn thất thiệt cho rằng đây là “Quan Âm
Nam Hải” nên đến tối số người kéo đến càng đông, lên tới cả ngàn người.


Trước nguy cơ mất an ninh trật tự, UBND thị trấn đã mời ban quản lý Dinh Cô và
anh Lê Văn Nam đến bàn bạc. Phương án cuối cùng được thống nhất là bức tượng sẽ
được chuyển đến mộ cô, một địa điểm thuộc quần thể di tích Dinh Cô gần đó.


Cũng có thể vì bức tượng được đưa về đặt tại một nơi “bí hiểm” nên những tin đồn
lại càng được dịp bùng phát nhanh hơn. Đến đây cũng nên nhắc thêm một vài chi
tiết về di tích Dinh Cô ở Long Hải. Tương truyền, người trong khu vực cho rằng
Dinh Cô là ngôi miếu nhỏ thờ một trinh nữ chết đuối, nằm trên mỏm đồi lộng gió ở
bãi tắm Long Hải.


Truyền thuyết cho rằng gần 200 năm trước, xác một người con gái khoảng 16 tuổi
dạt vào bãi, người này vốn quê ở Phan Rang, theo cha giong ghe bầu xuôi ngược
Trung - Nam để đánh bắt cá và trao đổi hàng đan lát bằng tre. Mỗi lần ghe bầu
qua vùng biển Long Hải, thiếu nữ nhìn cảnh sơn thuỷ hữu tình nên thường ao ước
được ở lại đây. Một đêm bão tố nên ghe lật, cô bị mất mạng và trời “chiều lòng”
nên đưa xác thiếu nữ theo sóng biển dạt vào nằm lại trên bãi cát trắng xoá.


Sau một đêm, cát bỗng đùn lên thành mộ. Dân làng thấy chuyện lạ, xem cô là “nữ
thần thiêng liêng” nên lập mộ trên đồi, dựng miếu thờ bên cạnh. Cũng theo truyền
thuyết, từ đó “nữ thần” luôn “hiển linh mộng báo điềm lành, diệt trừ dịch bệnh,
độ trì bá tánh” nên dân trong vùng tôn xưng là “Long Hải Thần Nữ Bảo An Chánh
Trực Nương Nương Chi Thần”.


Sau nhiều lần trùng tu, đầu năm 1990 địa điểm Dinh Cô được đại tu bằng kinh phí
quyên góp của khách thập phương, trở thành một dinh thự kiên cố như một tòa lâu
đài tráng lệ, trang nghiêm, bề thế với diện tích hơn 1000m2 như hiện nay. Hàng
năm, theo phong tục địa phương, người dân tổ chức lễ hội “giỗ Cô” trong 3 ngày
(10 - 12/2 âm lịch) thu hút hàng vạn khách thập thương đổ về Long Hải để tham
gia lễ hội.


Cũng có thể vì truyền thuyết này, nên khi vớt được bức tượng phật bà ở Dinh Cô,
một số người ngay lập tức đã vin vào để “thổi” sự việc lên thành “Cô hiển linh”,
gọi bức tượng là “Mẹ” hay “Quan âm Nam Hải”. Tin đồn thổi bay đi khắp nơi khiến
thời gian vừa qua mỗi ngày nơi đây tiếp hàng ngàn người người hiếu kỳ từ trong
tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đến cả các tỉnh xa tò mò xem thực hư sự việc.


Sự thật bẽ bàng


Một số người mê tín thì khăng khăng bảo vệ quan niệm mê muội “Cô hiển linh”. Họ
đưa ra lý lẽ: “Bãi biển này từng là địa điểm nơi một số tàu bè gặp nạn nên việc
những ngư dân vớt được những đồ vật có giá trị ở đây không phải chuyện hiếm. Tuy
nhiên việc vớt được bức tượng cụt tay ở đáy biển thì quả thật rất kỳ lạ. Tại sao
bức tượng lại ở dưới biển? Sao lại bị cụt tay? Ai đã thả tượng xuống, thả từ khi
nào? Tại sao bức tượng lại “có duyên” với chiếc thuyền cua ngư dân Nam?”. Từ
những câu hỏi chưa có lời giải đáp này, người ta đã vội vàng thêu dệt ra những
câu chuyện li kỳ, gây xáo trộn dư luận địa phương.


Chúng tôi đã vào cuộc để tìm thông tin trả lời cho những câu hỏi này. Sự thực
không giống như những lời một số người dân đồn thổi.


Đúng 5 ngày sau khi anh Nam vớt được bức tượng, gia đình anh tiếp một vị khách
đến từ Tp Hồ Chí Minh. Bà đề nghị giấu tên thật của mình mà chỉ cho biết mình là
một Phật tử có pháp danh Nguyên Ý, năm nay 67 tuổi, ngụ tại Quận 1 (Tp Hồ Chí
Minh). Bà cho biết bức tượng này do mình cúng dường cho Tịnh thất Viên Thông (xã
Bình Châu, huyện Xuyên Mộc, Bà Rịa - Vũng Tàu) vào năm 2000.


Tám năm sau, khi có dịp thăm lại Tịnh Thất Viên Thông vào năm 2008, bà thấy bức
tượng này đã bị hư hỏng nặng, không sửa chữa được nên cúng đường cho Tịnh Thất
một bức tượng Phật bà Quan âm mới. Với bức tượng hư hỏng, bà đưa về tịnh xá Ngọc
Hải (thị trấn Long Hải) làm lễ “thủy táng”.


Theo lời kể của Phật tử này, sau khi làm lễ xong, bà thuê xe chở bức tượng ra
bãi biển nhưng chỉ dám đi đến bãi. Từ đó bà tiếp tục thuê một chiếc ca nô chở
tượng ra thả ngoài biển, cách bờ bãi tắm Long Hải chừng 400m. Như vậy nguồn gốc
bức tượng thì đã được rõ. Còn giải thích cho việc vì sao bức tượng lại trôi dạt
ra xa so với địa điểm đã “thủy táng”, một ngư dân cho rằng do thủy triều lên
xuống nên tượng cũng có thể di chuyển theo dòng nước dưới đáy biển.


Giải thích cho việc vì sao bức tượng đã nằm ở khu vực trong suốt bốn năm qua và
hàng ngày không biết bao nhiêu ghe thuyền chạy qua cào ốc ở đây nhưng không cào
trúng, mà bức tượng lại duy nhất chỉ “đeo bám” chiếc thuyền của anh Nam, nhiều
người cho rằng đó là chuyện tình cờ chứ chẳng vì “duyên kiếp” hay “phật linh”
nào như lời đồn thổi.


Theo lời trần tình của ngư dân Lê Văn Nam, đúng là những lời đồn thổi “ông nói
gà, bà nói vịt” đã trở thành “quá lố” khiến nhiều khi anh “điên cái đầu”. Khi
nghe tin anh vớt được bức tượng này, Phật tử đã thả bức tượng xuống biển đã tìm
đến nhà cho anh 500 ngàn đồng cùng một chuỗi dây đeo tay không rõ chất liệu mà
bà giới thiệu là “mua từ bên Ấn Độ về”. Vậy mà những người rảnh rỗi lại “thổi”
lên thành “chủ nhân trước kia của bức tượng đã cho thằng Nam 500 triệu đồng cùng
cái xe ô tô” khiến nhiều người nghĩ anh “một bước lên tiên”.


Anh buồn rầu chia sẻ: “Ngày xưa tôi ở xóm trọ, tuy nhà nghèo nhưng trong khu ai
cũng thương yêu hai vợ chồng. Vậy mà từ khi vớt được tượng phật, mọi người ai
cũng nhìn tôi với con mắt khác hẳn. Người thì đổ tiếng oan là tôi nhận nửa tỉ
của người ta, người thì nói tôi lợi dụng bức tượng để kiếm tiền”.





Anh Lê Văn Nam và xấp vé số bán giúp em bé bị bệnh.


Hôm chúng tôi tìm đến gặp Nam, anh đang ở nơi bức tượng “kiêm nhiệm” công việc
bán vé số. Chìa trên tay mấy tờ vé số, anh phân trần: “Đây là vé số của con bé
tên Hương trong xóm, nó mới 12 tuổi, mồ côi cả cha lẫn mẹ mà sống với cô. Hôm
nay nó bị đậu mùa, sợ ở đây gió thổi khiến nổi mụn nhiều nên tôi bảo nó về rồi
tôi bán thế cho. Vậy mà có người không hiểu, bảo tôi lên đây bán vé số kiếm
tiền, rồi nói tôi “buôn thần bán thánh””.


Ngư dân này buồn rầu tiếp lời: “Khi đưa tượng lên chỗ này tôi đã ký giấy sẽ
không tranh chấp bức tượng này, nghĩa là đây là tài sản chung của thị trấn Long
Hải thì sao lại nói tôi trục lợi?”. Chúng tôi lặng yên hồi lâu vì không trả lời
được câu hỏi của anh Nam, rồi chỉ biết nhẹ nhàng động viên: “500 ngàn đồng còn
bị thổi lên tới 500 triệu, nghĩa là “quá đáng” gấp 1000 lần sự thật; bức tượng
xi măng bị đồn thổi thành “Phật hiển linh” thì tránh sao việc anh cũng bị người
rảnh việc đồn đại”.


(Theo Pháp luật Thời đại)

Thu phí phương tiện cá nhân: Được, mất gì?

- "Đề xuất thu “Phí hạn chế phương tiện cá nhân” của Bô GTVT có tác động trực tiếp đến phần lớn người dân Việt Nam. Vì vậy chúng ta cần hết sức thận trọng xem xét giữa cái được với cái mất, giữa cái được trước mắt với cái mất lâu dài..." - Độc giả Trần Vinh (Vũng Tàu) có bài phân tích nhiều chiều gửi đến VietNamNet tham gia diễn đàn thu phí tô tô.








Cơ sở pháp lí của “Phí hạn chế phương tiện cá nhân”?


Theo Pháp lệnh Phí và lệ phí hiện hành thì Phí là khoản tiền mà tổ chức, cá nhân phải trả cho một  tổ chức cá nhân khác cung cấp dịch vụ.


Hạn chế phương tiện cá nhân chưa bao giờ là một dịch vụ. Hơn nữa trong Pháp lệnh có 13 loại phí nhưng tuyệt nhiên không có phí hạn chế phương tiện cá nhân. Chẳng lẽ người sử dụng phương tiện lại mất tiền mua phí để chính mình bị hạn chế?








Đề xuất thu “Phí hạn chế phương tiện cá nhân” của Bô GTVT có tác động trực tiếp đến phần lớn người dân Việt Nam.



Cách thu phí theo đề xuất của Bộ GTVT thực chất là 'đánh' vào tài sản cố định chứ không phải đánh vào mức độ lưu thông!


Trong Pháp lệnh cũng không hề có khái niệm “hưởng lợi gián tiếp” như Bộ GTVT cố tình giải thích. Vì vậy, việc đề xuất thu phí hạn chế phương tiện cá nhân của Bộ GTVT là trái luật?


Lí do để thu phí hạn chế phương tiện?


Theo giải trình của Bộ GTVT thì thu phí hạn chế phương tiện cá nhân là để giảm bớt số lượng xe cá nhân tham gia giao thông, từ đó giảm ùn tắc và giảm tai nạn giao thông. Theo cách lí giải này thì mọi nguyên nhân đều được đổ lỗi cho dân.


Nguyên nhân gây ùn tắc và tai nạn giao thông:


- Đường bộ hiện nay còn chật hẹp, chất lượng kém, thi công sửa chữa chậm. Lãng phí và rút ruột công trình giao thông còn khá nghiêm trọng.


- Quy hoạch, bố trí và sử dụng các công trình giao thông còn chưa hợp lí, thiếu khoa học nên góp phần gây ra ùn tắc và tai nạn giao thông.


- Một số phương tiện không đủ điều kiện an toàn nhưng cơ quan kiểm định vẫn cho qua nên đã gây ra nhiều vụ tai nạn giao thông.


- Lái xe được đào tạo chưa tốt, không đảm bảo về tay nghề và đạo đức, sát hạch chỉ là hợp thức hóa giấy phép lái xe, nên góp phần gây ra tai nạn giao thông.


- Xử lí vi phạm của cơ quan chức năng: xử lí chưa nghiêm, vẫn có cảnh sát tiêu cực trên các con đường. Hiện tượng “làm luật, mãi lộ” vẫn còn là vấn đề nhức nhối.


- Ý thức người tham gia giao thông nói chung là chưa tốt. Ý thức kém nhất là lái xe buýt, tắc xi, tiếp theo là xe máy. Lái xe ô tô cá nhân là có ý thức chấp hành luật lệ giao thông tốt nhất.


Trong 6 nguyên nhân nói trên thì có đến 4 nguyên nhân thuộc về Bộ GTVT và chỉ có một nguyên nhân thuộc về người dân.


Thu phí đối tượng nào, khu vực nào?


Việt Nam có diện tích khoảng 330.000 km², với gần 90 triệu dân thì 1,6 triệu ô tô hiện có là rất ít. Ô tô cá nhân 612.691 xe, chiếm 37,5% (các nước khoảng 70%).


Thực tế hiện nay ùn tắc giao thông mới chỉ xảy ra tại một số điểm ở Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội chứ không phải là tất cả các tỉnh thành.








Hiện tại trung bình số lượng xe lưu thông
trên đường bộ của chúng ta còn ít. Khu vực nông thôn, miền núi xe lăn
bánh trên đường lại càng ít hơn.




Mà nguyên nhân ùn tắc ở hai thành phố này cũng không hẳn chỉ vì ô tô quá nhiều. Nếu so với các thành phố lớn của các nước trong khu vực thì mật độ xe ô tô của họ còn đông hơn chúng ta nhiều.


Từ tình hình thực tế nói trên, trước mắt Bộ GTVT tìm cách hạn chế phương tiện cá nhân cho riêng Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội là chấp nhận được.


'Hậu quả'


- Hiệu quả kinh tế của hệ thống đường bộ có được phát huy?


Hiện tại trung bình số lượng xe lưu thông trên đường bộ của chúng ta còn ít. Khu vực nông thôn, miền núi xe lăn bánh trên đường lại càng ít hơn.


Thậm chí có những con đường trở nên heo hút vì quá ít xe qua lại. Rõ ràng đó cũng là sự lãng phí đường bộ quá lớn. Nếu tới đây các biện pháp hạn chế phương tiện giao thông được thực hiện thì sẽ tiếp tục làm giảm đi hiệu quả kinh tế xã hội của cả hệ thống đường bộ.


- Đòn chí mạng đối với ngành công nghiệp ô tô:


Quyết định số 117/2004QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô đến năm 2010, tầm nhìn 2020; Quyết định số 55/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt các ngành công nghiệp ưu tiên, mũi nhọn… Theo đó, ngành công nghiệp ô tô là một ngành được ưu tiên phát triển. Đồng thời Bộ Công thương cũng đang soạn thảo đề xuất Chiến lược phát triển ngành công nghiệp ô tô đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030.


Tuy nhiên, trước những đề xuất về các loại phí của Bộ GTVT thì ngành bị thiệt hại đầu tiên là ngành sản xuất và kinh doanh ô tô.


Theo số liệu của Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) thì lượng xe bán ra giảm từng ngày. Chỉ riêng tháng 1/2012 số lượng xe bán đã giảm trên 60% so với cùng kì năm 2011, khả năng đến hết quý I năm 2012 số lượng xe bán sẽ giảm trên 80%.


Chúng ta hãy nhìn vào mục tiêu phát triển kinh tế xã hội đến năm 2020 nước ta sẽ cơ bản trở thành nước công nghiệp. Điều này có nghĩa là khi đó Việt Nam sẽ phải ô tô hóa nền kinh tế.


Ở các nước phát triển thì số lượng ô tô cá nhân bao giờ cũng chiếm khoảng 70% tổng số ô tô lưu hành. Ô tô cá nhân là sức hút lớn nhất cho ngành công nghiệp ô tô của bất cứ nước nào.


Nói đến nước công nghiệp thì không thể không nói đến phát triển ngành công nghiệp ô tô. Sản xuất ô tô tiêu thụ 77% cao su tự nhiên, 50% cao su tổng hợp, 67% chì… Nếu một nhà máy có quy mô sản xuất 500.000 ô tô/năm thì sẽ thu hút 1 triệu lao động. Giá trị lợi nhuận của ngành công nghiệp ô tô ở nước Đức chiếm 30% tổng giá trị công nghiệp cả nước.


Theo tính toán của các nhà kinh tế, ước tính đến năm 2020 Việt Nam cần một lượng ô tô mà nếu nhập khẩu thì phải mất đến 12 tỷ USD. Nếu bây giờ chúng ta để cho các loại phí không hợp lí bóp chết ngành công nghiệp ô tô thì lúc đó chúng ta lại bó tay nhìn các nước thao túng, chịu cảnh nhập siêu là điều không thể tránh khỏi.


- Tình hình xã hội, kinh tế sẽ biến động như thế nào?


Theo mức phí đề xuất là thiếu cơ sở khoa học, bất công và đánh vào cuộc sống của hàng triệu người dân. Hiệu ứng tiêu cực dây chuyền sẽ bùng phát. Lúc đó mọi biện pháp cố gắng giảm lạm phát đều vô nghĩa. Điều nguy hại nhất là ùn tắc và tai nạn không giảm mà mà cơm áo người dân lại giảm...


Kết quả đạt được?


Với mức phí như vậy thì dù có thất thoát bao nhiêu chắc chắn nhà nước cũng có một khoản thu rất lớn.


Đồng thời, lượng xe mua mới sẽ chững lại. Tạo được việc làm mới cho hàng vạn người trong bộ máy thu phí.


Thu thuế và phí như hiện tại đã hợp lí chưa?


Chúng ta có rất nhiều cơ sở để so sánh. Trước hết so sánh với Mĩ. Việt Nam thu nhập bình quân năm 2011 đạt 1.300USD/người. Mĩ đạt 47.084 USD/người, cao gấp 36 lần so với Việt Nam.


Trong khi đó giá ô tô Việt Nam cao gấp từ 2,5 đến 3 lần so với Mĩ. Tổng phí ô tô ở Mĩ là 150USD/xe/năm. Nếu Việt Nam thực hiện thu phí theo đề xuất của Bộ GTVT thì cao gấp khoảng trên 10 lần so với Mĩ.


Cũng theo số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong thời gian qua, mức động viên thuế của chúng ta tới 28% là quá cao, ảnh hưởng đến đầu tư sản xuất và giảm nhu cầu tiêu thụ của người dân, giảm sức cạnh tranh và phát triển kinh tế. 


Các nước trong khu vực đều có mức động viên thuế dưới 20%.


Một chiếc xe ở Việt Nam đã phải chịu 3 loại thuế và 7 loại phí chồng chéo vì thế các Bộ ngành, Chính phủ cần rà soát lại các loại thuế, phí sao cho hợp lí hợp pháp và công bằng đối với người dân trước khi ban hành thuế, phí mới.


Những người đang sở hữu xe cá nhân đã thực hiện đầy đủ các loại thuế phí do nhà nước quy định thì lẽ ra họ được bảo vệ quyền lợi hợp pháp. Ngược lại, theo cách tính phí của Bộ GTVT thì chủ phương tiện trở thành thủ phạm và tiền phí trở thành tiền phạt để chống ùn tắc giao thông.


Đề xuất cụ thể


- Chỉ thu phí hạn chế phương tiện giao thông đối với những thành phố đang xảy ra ùn tắc giao thông như thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội…


- Dùng các biện pháp để hạn chế tối đa việc tăng đầu xe ở thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội.


- Thu phí hạn chế lưu thông phải thật sự công bằng, đi nhiều thu nhiều, đi ít thu ít.


- Phân loại phương tiện phải chính xác hơn nữa. Không thể xe 4 chỗ cũng có mức phí như xe 12 chỗ và xe 2 tấn.


- Thu phí qua đồng hồ km khi đến hạn đăng kiểm (các biện pháp chống gian lận chỉnh sửa đồng hồ như dùng tem niêm phong, kẹp chì hoặc gắn chíp đều đơn giản dễ thực hiện). Nếu phương tiện nào vi phạm chỉnh sửa đồng hồ sẽ áp dụng mức phạt thật nghiêm khắc). Các ngành điện, nước đều thu qua đồng hồ thì tại sao thu phí giao thông lại không qua đồng hồ được?


- Thu phí qua giá xăng dầu. Cách này có khó khăn bởi một số máy móc không phải là phương tiện giao thông đường bộ nhưng có sử dụng xăng dầu. Vì vậy cần có biện pháp như cấp phiếu định mức tiêu thụ xăng dầu, hoàn tiền sau khi sử dung xăng dầu…


-  Song song thực hiện thu phí qua đồng hồ và qua đầu phương tiện. Cho phép chủ phương tiện được lựa chọn một trong hai cách này.


Độc giả Trần Vinh (Vũng Tàu)



Wednesday, March 28, 2012

Vụ tai nạn giao thông bất thường

Phần bình luận tạo điều kiện cho bạn thảo luận, nêu thắc mắc, và chia sẻ ý kiến. Sau đây là những điều cần lưu ý khi đăng lời bình:


1. Quan tâm và tôn trọng những người cùng bình luận, và cộng đồng bạn đọc ở Việt Nam nói chung.


2. Không dùng từ ngữ tục bậy, chửi bới, thô lỗ, hoặc khiêu dâm.


3. Không dùng ngôn ngữ có tính lăng mạ, sỉ nhục, chửi rủa.


4. Không quấy rối, gây phiền nhiễu cho người khác, hoặc đe dọa đến sự an toàn và tài sản của người khác; không vu khống, nói sai sự thật, làm mất danh dự, hoặc mạo nhận một ai đó.


5. Không đăng các quảng cáo thương mại.


6. Đây là một diễn đàn công cộng. Do đó không nên đăng các thông tin cá nhân như số điện thoại, địa chỉ email, tài khoản ngân hàng, thẻ tín dụng, hoặc các thông tin quan trọng khác.


7. Tất cả các ngôn ngữ html và đường link đều không được phép.


Yahoo! có quyền từ chối hoặc xóa bỏ bất cứ lời bình nào không phù hợp với các quy định nói trên hoặc không đúng với Quy tắc sử dụng dịch vụ của Yahoo! (Yahoo! Terms of Service), đồng thời có thể đình chỉ hay khóa hoàn toàn tài khoản Yahoo! của bạn (bao gồm cả email) nếu phát hiện vi phạm.


Các lời bình dưới đây do người sử dụng Yahoo! đăng tải, thể hiện quan điểm riêng của chính người đó. Yahoo! và các đối tác cung cấp nội dung của bài viết nói trên không xác nhận, chứng thực, và không chịu bất cứ trách nhiệm và nghĩa vụ pháp lý nào cho các lời bình này.

Vũng Tàu nhìn từ trên cao (dự thi)














Cảnh tượng ở Vũng Tàu thật thơ mộng, quả là một địa điểm lý tưởng cho những ai yêu vẻ đẹp tự nhiên của đất nước ta. Cảm giác phong cảnh ở nơi đây toát lên vẻ đẹp tràn đầy sức sống, tươi trẻ.


Gửi ảnh phong cảnh, nhận quà tặng












Xem tiếp


Nguyễn Sương

Tăng cường xử lý các vi phạm về phòng cháy, chữa cháy

Cuộc họp này nhằm đánh giá việc thực hiện Công điện số 242/CĐ-TTg ngày 27/2/2012 của Thủ tướng Chính phủ và Điện số 94/TK ngày 14/2/2012 của Bộ Công an về tăng cường các biện pháp an toàn PCCC đối với các cơ sở trọng điểm có nguy cơ cháy nổ cao và tổng kiểm tra công tác PCCC đối với các cơ sở trọng điểm về PCCC. 


Qua kiểm tra, lực lượng PCCC các địa phương đã xử lý vi phạm hành chính 1.651 vụ với tổng số tiền xử phạt hơn 2 tỷ 233 triệu đồng, tạm đình chỉ 14 cơ sở. Trong đó, Sở Cảnh sát PCCC TP Hồ Chí Minh xử phạt trên 474,3 triệu đồng, tạm đình chỉ 4 cơ sở; Sở Cảnh sát PCCC tỉnh Bình Dương xử phạt 444,7 triệu đồng; Sở Cảnh sát PCCC tỉnh Đồng Nai xử phạt 53 trường hợp với số tiền 123,9 triệu đồng; Sở Cảnh sát PCCC TP Hải Phòng xử phạt 130 trường hợp với số tiền 201 triệu đồng…


Tuy nhiên, công tác xử lý vi phạm các quy định an toàn PCCC chưa quyết liệt, lực lượng PCCC các địa phương thường chỉ lập biên bản kiểm tra, khi phát hiện vi phạm thì hướng dẫn, đề nghị cơ sở vi phạm khắc phục mà không có biện pháp mạnh hơn.


- Cùng ngày, tại Hà Nội, Sở Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy (PCCC), TP Hà Nội đã tổ chức hội nghị tập huấn công tác xử lý vi phạm hành chính (VPHC) trong lĩnh vực PCCC. Hội nghị tập huấn công tác xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC lần này sẽ giúp CBCS làm công tác kiểm tra PCCC nắm chắc hơn các quy định trong Luật PCCC; các thủ tục hành chính và xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC; công tác điều tra, xử lý các vụ cháy; các biện pháp tuyên truyền, huấn luyện, vận động nhân dân tham gia các hoạt động PCCC... phấn đấu đạt mục tiêu giảm từ 5 đến 10% số vụ cháy

Nhiều sai phạm tại dự án cáp treo Vũng Tàu

Theo kết luận, chủ đầu tư dự án này đã có các sai phạm: Xây dựng không phép, xây dựng trên đất chưa được giao đất và cho thuê đất các công trình động Phật Tích, tượng phật Di Lặc, nhà ga xe trượt và đường ray xe trượt, cụm nhà nghỉ Đồi Mây. Ngoài ra, một số hạng mục khác cũng được xây dựng không đúng với quy hoạch chi tiết đã được phê duyệt. Hiện đoàn thanh tra đang kiến nghị UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có các biện pháp xử lý những sai phạm này.

Khám miễn phí cho 100.000 người cao tuổi trên cả nước

Khám tổng quát, đo huyết áp, điện tim, siêm âm là các hoạt động sẽ được Hội Dinh Dưỡng Việt Nam thực hiện miễn phí cho người trung niên và cao tuổi trên toàn quốc từ nay đến hết tháng 12.


Chương trình bắt đầu triển khai tại TP HCM, sau đó lần lượt là Hà Nội, Cà Mau, Đồng Nai, Bà Rịa Vũng Tàu, Bình Phước, Khánh Hòa, Phú Yên, Huế, Quảng Ngãi, Thái Bình, Hải Dương và Hải Phòng.


Điều kiện để khám là người có độ tuổi từ 40 trở lên. Chỉ cần đăng ký qua số điện thoại 083.8272691, người có nhu cầu sẽ được ghi danh và hướng dẫn thời gian khám bệnh cụ thể.


Đại diện Hội Dinh dưỡng cho biết, theo thống kê gần đây, Việt Nam có 8,15 triệu người cao tuổi, trong đó có 71% có bệnh kép, tức 3-4 bệnh mãn tính, 23% sức khỏe kém, chỉ có 6% sức khỏe tốt. 95% người cao tuổi mang bệnh mạn tính không lây nhiễm. Hầu hết chỉ đến bệnh viện hoặc cơ sở y tế khi đau ốm, 15% điều trị tại nhà, tự mua thuốc chữa bệnh bằng phương pháp truyền thống. Chỉ 10% kiểm tra sức khỏe định kỳ.


Các bệnh thường thấy từ tuổi trung niên trở lên là sa sút trí nhớ, tim mạch, tiêu hóa, sức đề kháng và xương khớp rất cao, khiến chất lượng cuộc sống bị suy giảm. Các chứng bệnh thường gặp ở độ tuổi này thường là bệnh mãn tính và diễn tiến âm thầm.


Từ thực trạng trên, chương trình khám sức khỏe miễn phí của Hội Dinh dưỡng giúp cho người trung và cao niên phát hiện, điều trị sớm khi bệnh còn nhẹ để hạn chế các biến chứng xấu có thể xảy ra.


Cao Lâm

Hai tên cướp tài sản lãnh hơn 14 năm tù

(TNO) Ngày 27.3, TAND TP.Vũng Tàu (Bà Rịa - Vũng Tàu) tuyên phạt Chử Kim Nhuần (27 tuổi, quê Bắc Giang) 10 năm tù và Trần Văn Niên (30 tuổi, ngụ TP.Vũng Tàu) 4 năm 6 tháng tù cùng về tội cướp tài sản.


Tối 25.6.2011, Nhuần cùng các đối tượng tên Tuấn, Phương và bạn của Tuấn (chưa xác định được lai lịch, đang bỏ trốn) cướp xe mô tô hiệu Yamaha Sirius biển số 72L2-6636, 2 điện thoại di động và 100.000 đồng của anh Mai Xuân Lượng và chị Hoàng Thị Hà đang ngồi tâm sự tại khu du lịch Thanh Bình, P.10, TP.Vũng Tàu.


Sau đó, ngày 5.7, Nhuần điều khiển xe mô tô chở Niên, khi đi đến ngã ba Long Sơn, xã Tân Hải (H.Tân Thành) giật túi xách của chị Huỳnh Thị Thúy Vân bên trong có nhiều tài sản có giá trị.


Nguyễn Long


Tạm giữ 2 tên cướp
Cướp gặp cảnh sát hình sự
Chiến công mới của nhóm "hiệp sĩ" Bình Dương
Đà Nẵng quyết liệt chống cướp giật

Tuesday, March 27, 2012

Dùng dao cắt cổ người khác

Khanh thủ dao trong người rồi đến nhà trọ của bà Cao Thị Diệu (phường Phước Trung, TX Bà Rịa, Bà Rịa-Vũng Tàu) tìm gặp và dùng dao cắt cổ anh Nguyễn Thanh Bình (38 tuổi, trú tại xã Suối Rao, huyện Châu Đức, tạm trú tại nhà trọ kể trên).

Truy tố giám đốc chiếm đoạt 37 tỉ đồng của Agribank

(Petrotimes) - Viện KSND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu vừa hoàn tất cáo trạng truy tố bị can Nguyễn Tấn Hùng (trú tại xã Mỹ Xuân, huyện Tân Thành) về hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản hơn 37 tỷ đồng của Công ty cho thuê tài chính II (ALC II) thuộc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thông (Agribank).

Bản cáo trạng đã được chuyển sang TAND Bà Rịa – Vũng Tàu để đưa ra xét xử trong thời gian tới.

Liên quan tới vụ án này, Viện KSND Bà Rịa – Vũng Tàu còn truy tố bị can Hoàng Quốc Thịnh (37 tuổi, quê Cà Mau, cán bộ chuyên quản Phòng cho thuê của ALC II) về hành vi “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”.

Bị can Thịnh còn bị Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an khởi tố về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” do liên quan đến một vụ án khác vào tháng 11/2011.

Theo cáo trạng và hồ sơ điều tra, Nguyễn Tấn Hùng nguyên là Giám đốc và Chủ tịch Hội đồng quản trị của 2 doanh nghiệp đóng tại huyện Tân Thành (Bà Rịa – Vũng Tàu) là Công ty TNHH Đồng Nhân và Công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng Đồng Nhất.

Đối tượng Nguyễn Tấn Hùng.

Trong 2 năm 2007 – 2008, ALC II (trụ sở tại quận 5, TP HCM) thuộc Agribank có ký kết hợp đồng cho thuê tài chính với 2 doang nghiệp của Hùng.

Tài sản cho thuê là: 47 xe chuyên dụng (gồm xe đào, xe xúc lật, xe ủi, xe lu, xe bang), 1 máy phát điện hiệu Mitsubishi 40 KVA, 2 xe chuyên dụng, 1 xe ôtô hiệu Mercedes Benz C230.

Theo Công ty cổ phần Giám định – thẩm định miền Nam thẩm định giá với tổng trị giá tài sản hơn 34,5 tỷ đồng. Tất cả số tài sản kể trên đều thuộc quyền sở hữu của ALC II và việc ký kết hợp đồng, nhận tài sản thuê, quản lý và sử dụng tài sản, chi trả tiền gốc, tiền lãi đều do Hùng thực hiện.

Sau khi nhận tài sản thuê của ALC II, Nguyễn Tấn Hùng đưa vào sử dụng hoạt động kinh doanh tại các công trình xây dựng do mình thi công. Tuy nhiên, quá trình hoạt động kinh doanh thua lỗ, gặp nhiều khó khăn, nên Hùng đã bán toàn bộ tài sản thuê của ALC II.

Số tiền bán tài sản thuê, Hùng dùng vào việc trả nợ gốc 5,95 tỷ đồng và nợ lãi 3,86 tỷ đồng cho ALC II, chi trả tiền công nhân.

Theo tính toán, Hùng còn chiếm đoạt tài sản của ALC II trị giá gần 29 tỷ đồng. Ngoài ra, Hùng còn gây thiệt hại cho ALC II hơn 8,55 tỷ đồng nợ lãi và tiền nợ tiền bảo hiểm.

Trụ sở ALC II tại TP HCM

Mặc dù đã bán tài sản thuê nhưng khi cán bộ của ALC II đến làm việc hoặc kiểm tra – cụ thể là Hoàng Quốc Thịnh thì Hùng lại dẫn đến một số công trình đang thi công rồi chỉ cho cán bộ kiểm tra nói là tài sản của ALC II cho Hùng thuê đang sử dụng đúng mục đích. Thực tế tài sản mà Hùng chỉ cho cán bộ kiểm tra tại tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Dương là tài sản của các đơn vị khác.

Hoàng Quốc Thịnh được ALC II phân công quản lý, theo dõi các hợp đồng cho thuê tài chính kể trên. Nhưng Thịnh chỉ đến 1 hoặc 2 công trình của Công ty TNHH Đồng Nhân đếm số lượng đầu xe đang hoạt động và dựa vào tiến độ trả tiền thuê, các báo cáo do Hùng đưa ra để xác định tình trạng của doanh nghiệp mà không kiểm tra cụ thể từng tài sản, số lượng tài sản kiểm tra không đầy đủ, kết quả biên bản kiểm tra không phản ánh đúng thực tế việc sử dụng tài sản thuê của doanh nghiệp.

Sự lơi lỏng này dẫn đến việc Hùng tự ý bán tài sản trong một thời gian dài mà Thịnh không phát hiện để báo cáo với lãnh đạo ngăn chặn kịp thời, gây thiệt hại cho ALC II hơn 37 tỷ đồng.

Đến tháng 7/2010, ALC II phát hiện tài sản cho thuê của mình đã bị Hùng đem bán nên làm đơn tố cáo gửi cơ quan công an.

Lần lượt vào tháng 1 và 7/2011, Nguyễn Tấn Hùng và Hoàng Quốc Thịnh bị Công an tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu bắt giam.

Dương Đại

Truy tố giám đốc chiếm đoạt 37 tỉ đồng của Agribank

(Petrotimes) - Viện KSND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu vừa hoàn tất cáo trạng truy tố bị can Nguyễn Tấn Hùng (trú tại xã Mỹ Xuân, huyện Tân Thành) về hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản hơn 37 tỷ đồng của Công ty cho thuê tài chính II (ALC II) thuộc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thông (Agribank).

Bản cáo trạng đã được chuyển sang TAND Bà Rịa – Vũng Tàu để đưa ra xét xử trong thời gian tới.

Liên quan tới vụ án này, Viện KSND Bà Rịa – Vũng Tàu còn truy tố bị can Hoàng Quốc Thịnh (37 tuổi, quê Cà Mau, cán bộ chuyên quản Phòng cho thuê của ALC II) về hành vi “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”.

Bị can Thịnh còn bị Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an khởi tố về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” do liên quan đến một vụ án khác vào tháng 11/2011.

Theo cáo trạng và hồ sơ điều tra, Nguyễn Tấn Hùng nguyên là Giám đốc và Chủ tịch Hội đồng quản trị của 2 doanh nghiệp đóng tại huyện Tân Thành (Bà Rịa – Vũng Tàu) là Công ty TNHH Đồng Nhân và Công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng Đồng Nhất.

Đối tượng Nguyễn Tấn Hùng.

Trong 2 năm 2007 – 2008, ALC II (trụ sở tại quận 5, TP HCM) thuộc Agribank có ký kết hợp đồng cho thuê tài chính với 2 doang nghiệp của Hùng.

Tài sản cho thuê là: 47 xe chuyên dụng (gồm xe đào, xe xúc lật, xe ủi, xe lu, xe bang), 1 máy phát điện hiệu Mitsubishi 40 KVA, 2 xe chuyên dụng, 1 xe ôtô hiệu Mercedes Benz C230.

Theo Công ty cổ phần Giám định – thẩm định miền Nam thẩm định giá với tổng trị giá tài sản hơn 34,5 tỷ đồng. Tất cả số tài sản kể trên đều thuộc quyền sở hữu của ALC II và việc ký kết hợp đồng, nhận tài sản thuê, quản lý và sử dụng tài sản, chi trả tiền gốc, tiền lãi đều do Hùng thực hiện.

Sau khi nhận tài sản thuê của ALC II, Nguyễn Tấn Hùng đưa vào sử dụng hoạt động kinh doanh tại các công trình xây dựng do mình thi công. Tuy nhiên, quá trình hoạt động kinh doanh thua lỗ, gặp nhiều khó khăn, nên Hùng đã bán toàn bộ tài sản thuê của ALC II.

Số tiền bán tài sản thuê, Hùng dùng vào việc trả nợ gốc 5,95 tỷ đồng và nợ lãi 3,86 tỷ đồng cho ALC II, chi trả tiền công nhân.

Theo tính toán, Hùng còn chiếm đoạt tài sản của ALC II trị giá gần 29 tỷ đồng. Ngoài ra, Hùng còn gây thiệt hại cho ALC II hơn 8,55 tỷ đồng nợ lãi và tiền nợ tiền bảo hiểm.

Trụ sở ALC II tại TP HCM

Mặc dù đã bán tài sản thuê nhưng khi cán bộ của ALC II đến làm việc hoặc kiểm tra – cụ thể là Hoàng Quốc Thịnh thì Hùng lại dẫn đến một số công trình đang thi công rồi chỉ cho cán bộ kiểm tra nói là tài sản của ALC II cho Hùng thuê đang sử dụng đúng mục đích. Thực tế tài sản mà Hùng chỉ cho cán bộ kiểm tra tại tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Dương là tài sản của các đơn vị khác.

Hoàng Quốc Thịnh được ALC II phân công quản lý, theo dõi các hợp đồng cho thuê tài chính kể trên. Nhưng Thịnh chỉ đến 1 hoặc 2 công trình của Công ty TNHH Đồng Nhân đếm số lượng đầu xe đang hoạt động và dựa vào tiến độ trả tiền thuê, các báo cáo do Hùng đưa ra để xác định tình trạng của doanh nghiệp mà không kiểm tra cụ thể từng tài sản, số lượng tài sản kiểm tra không đầy đủ, kết quả biên bản kiểm tra không phản ánh đúng thực tế việc sử dụng tài sản thuê của doanh nghiệp.

Sự lơi lỏng này dẫn đến việc Hùng tự ý bán tài sản trong một thời gian dài mà Thịnh không phát hiện để báo cáo với lãnh đạo ngăn chặn kịp thời, gây thiệt hại cho ALC II hơn 37 tỷ đồng.

Đến tháng 7/2010, ALC II phát hiện tài sản cho thuê của mình đã bị Hùng đem bán nên làm đơn tố cáo gửi cơ quan công an.

Lần lượt vào tháng 1 và 7/2011, Nguyễn Tấn Hùng và Hoàng Quốc Thịnh bị Công an tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu bắt giam.

Dương Đại

Monday, March 19, 2012

Bà Rịa Vũng Tàu lấy ý kiến về đồ án quy hoạch Núi Lớn - Núi Nhỏ và ...


UBND TP Vũng Tàu vừa tổ chức hội nghị lấy ý kiến nhân dân về đồ án quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2.000 Núi Lớn - Núi Nhỏ và đảo Gò Găng (TP Vũng Tàu).




Theo đó, khu vực Núi Lớn - Núi Nhỏ được quy hoạch là khu dịch vụ du lịch kết hợp khu dân cư hiện hữu, xen kẽ với quy hoạch công viên rừng. Đảo Gò Găng (xã Long Sơn) được quy hoạch là khu phát triển mới, gồm các chức năng: Dịch vụ đô thị, trung tâm tài chính - thương mại. Đây cũng sẽ là trung tâm đầu mối giao thông đô thị, tạo nét thu hút cho TP Vũng Tàu. Theo đơn vị tư vấn Arep, địa hình Gò Găng rất thuận lợi cho việc phát triển các loại hình dịch vụ cao cấp, hiện đại thiên về tri thức mang tầm khu vực và quốc tế.


Tại hội nghị, đông đảo người dân đã góp ý kiến cho các đồ án quy hoạch, tập trung vào việc tính toán và có phương án xây dựng đảo Gò Găng tránh được tình trạng ngập nước do thủy triều dâng trong tương lai; đảm bảo khi xây dựng đảo Gò Găng phải bảo tồn 40% đất cho rừng đước tự nhiên, đồng thời giữ được khu rừng sinh thái ngập mặn cuối cùng này của tỉnh. Các công trình khi xây dựng cần tính đến phương án bền vững nhằm tránh được những biến đổi khí hậu trong tương lai. Để tạo sự đồng bộ trong quy hoạch Núi Lớn - Núi Nhỏ, cần cân nhắc kỹ việc xây dựng biểu tượng đặc trưng của TP Vũng Tàu; Cải tạo lại làng chài Sao Mai - Bến Đình; chỉnh trang khu vực Bãi Dâu...