Sunday, September 30, 2012

Dau gia dat “vang”, co giu duoc nha co?

Đấu giá đất "vàng", có giữ được nhà cổ?

Đấu giá đất "vàng", có giữ được nhà cổ?

TT - Trong những khu đất "vàng" tại TP Vũng Tàu mà UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đề xuất bán đấu giá có gần chục căn nhà cổ trên dưới 100 tuổi - đều có giá trị về kiến trúc, mang dấu ấn lịch sử của TP Vũng Tàu.

Có ý kiến quan ngại, lo lắng những căn nhà cổ này có nguy cơ bị đập bỏ.

Bán đấu giá các khu đất "vàng" ở Vũng Tàu

Tòa nhà hiện là trụ sở của Ban chỉ huy quân sự phường 1, UBMTTQ phường 1 (TP Vũng Tàu) được xây dựng từ năm 1913 - Ảnh: Đông Hà

Trong bốn khu đất mà UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu xin ý kiến thường trực Tỉnh ủy cho bán đấu giá, có khu đất hiện đang là trụ sở làm việc của lãnh đạo UBND TP Vũng Tàu, UBND P.1, Công an P.1, Ban chỉ huy quân sự P.1, thư viện tỉnh và Công ty Vũng Tàu Ship. Những trụ sở này là căn nhà một trệt, một lầu được xây dựng vào năm 1912 và 1913 với lối kiến trúc đặc trưng kiểu Pháp. Khu này nằm ở mặt tiền hai con đường Trần Hưng Đạo và Lý Thường Kiệt, nằm ở trung tâm TP Vũng Tàu, gần Bãi Trước, có vị trí đắc địa.

Dấu tích lịch sử tiêu biểu

Theo quy hoạch, khu đất có trụ sở các cơ quan trên là đất dành cho trụ sở hành chính. Nhưng để tăng khả năng sinh lợi, chủ trương của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu sẽ điều chỉnh quy hoạch cục bộ các khu đất được đề xuất bán đấu giá này thành đất dành cho thương mại, dịch vụ: cao ốc văn phòng, căn hộ du lịch cao cấp, trung tâm thương mại, tài chính, ngân hàng...

Sau khi biết chủ trương bán đấu giá khu đất "vàng", một số ý kiến không đồng tình, đề nghị giữ lại những căn nhà nói trên. Hội Khoa học lịch sử tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã có công văn gửi thường trực Tỉnh ủy, HĐND tỉnh khẳng định những công trình trên là dấu tích lịch sử tiêu biểu về kiến trúc cổ. Việc bảo tồn và phát huy các di tích lịch sử, văn hóa tại TP Vũng Tàu rất cần thiết, một mặt phục vụ giáo dục truyền thống, mặt khác phục vụ nhu cầu thưởng thức văn hóa, lịch sử trong bối cảnh đô thị hóa ồ ạt hiện nay.

Cũng theo Hội Khoa học lịch sử tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, nếu bán đấu giá khu đất có những căn nhà đã tồn tại trăm năm nay thì đó thật sự là "điều tiếc nuối của những người làm công tác văn hóa, lịch sử". Do đó, Hội Khoa học lịch sử "thiết tha đề nghị" xem xét lại chủ trương bán đấu giá hoặc phá bỏ những căn nhà trên, đồng thời có chủ trương nghiên cứu những kiến trúc cổ để có phương án bảo vệ thích hợp.

Ông Phạm Chí Thân, giám đốc Bảo tàng Tổng hợp tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, cũng đồng tình với quan điểm của Hội Khoa học lịch sử. Theo ông Thân, việc bán đấu giá đất để phát triển kinh tế - xã hội cũng cần, nhưng có những công trình kiến trúc đã 100 năm cần thiết phải giữ lại bởi đây là minh chứng cho công sức, quá trình lao động của người Việt, là đánh dấu sự ra đời của đô thị Vũng Tàu từ năm 1895. "Nếu có bán đấu giá thì buộc người mua phải giữ lại những căn nhà này" - ông Thân đề xuất.

Xem xét giá trị nhà cổ

Ông Nguyễn Hữu Mạnh, chủ tịch Hội Kiến trúc sư tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, cho rằng nếu đã bán đấu giá cũng có nghĩa giao đất cho doanh nghiệp trúng đấu giá và tự hiểu doanh nghiệp thì không thể để lại những căn nhà này mà họ sẽ đập bỏ đi để làm những công trình sinh lợi cao như nhà ở, chung cư, văn phòng cho thuê. Mặt khác, nếu không thay đổi quy hoạch sẽ không có doanh nghiệp nào mua. "Tuy những công trình trên chưa phải là di sản kiến trúc cần được bảo vệ, bảo tồn nhưng nó mang dấu ấn lịch sử về văn hóa, kinh tế, xã hội của một thời kỳ" - ông Mạnh cho biết. Theo ông Mạnh, để có cơ sở khoa học, đánh giá một cách đúng đắn về giá trị công trình, cần phải có nghiên cứu, điều tra và cần thiết phải lập quy hoạch phân khu để từ đó biết được giá trị của công trình, mới xác định cái nào đập bỏ, cái nào giữ lại.

Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Nguyễn Lập - giám đốc Sở Xây dựng tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, cho biết tất cả chỉ mới là đề xuất, phải chờ chủ trương của thường trực Tỉnh ủy mới quyết định bán cái gì, để lại cái gì.

Theo khẳng định của nhiều người, những tòa nhà trên vẫn chưa xuống cấp và còn sử dụng rất tốt dù đã 100 tuổi. Ông Đỗ Quốc Hùng, nguyên phó chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, nguyên bí thư Thành ủy Vũng Tàu, khẳng định những công trình kiến trúc trên là vô giá và nhận định nếu bán đấu giá, doanh nghiệp sẽ đập bỏ. Nếu không còn những căn nhà này, Vũng Tàu sẽ không còn nét đặc trưng trong khi ở một số tỉnh như Tiền Giang lại khôi phục, tôn tạo, giữ gìn nhà cổ để phục vụ du lịch, văn hóa.

"Bán đấu giá tuy có tiền nhưng chúng ta lại mất đi những công trình kiến trúc cổ xưa. Con cháu đời sau sẽ không thấy được dấu ấn của thời kỳ thuộc Pháp. Quan điểm của tôi là nên giữ lại những căn nhà này, mời những người am hiểu về kiến trúc, văn hóa để xác định lại giá trị của căn nhà, rồi lên kế hoạch làm gì, sử dụng vào việc gì" - ông Hùng nói.

ĐÔNG HÀ

Nhau say, danh bao ve dan pho gay tay

Nhậu say, đánh bảo vệ dân phố gãy tay

Phần bình luận tạo điều kiện cho bạn thảo luận, nêu thắc mắc, và chia sẻ ý kiến. Sau đây là những điều cần lưu ý khi đăng lời bình:


1. Quan tâm và tôn trọng những người cùng bình luận, và cộng đồng bạn đọc ở Việt Nam nói chung.

2. Không dùng từ ngữ tục bậy, chửi bới, thô lỗ, hoặc khiêu dâm.

3. Không dùng ngôn ngữ có tính lăng mạ, sỉ nhục, chửi rủa.

4. Không quấy rối, gây phiền nhiễu cho người khác, hoặc đe dọa đến sự an toàn và tài sản của người khác; không vu khống, nói sai sự thật, làm mất danh dự, hoặc mạo nhận một ai đó.

5. Không đăng các quảng cáo thương mại.

6. Đây là một diễn đàn công cộng. Do đó không nên đăng các thông tin cá nhân như số điện thoại, địa chỉ email, tài khoản ngân hàng, thẻ tín dụng, hoặc các thông tin quan trọng khác.

7. Tất cả các ngôn ngữ html và đường link đều không được phép.


Yahoo! có quyền từ chối hoặc xóa bỏ bất cứ lời bình nào không phù hợp với các quy định nói trên hoặc không đúng với Quy tắc sử dụng dịch vụ của Yahoo! (Yahoo! Terms of Service), đồng thời có thể đình chỉ hay khóa hoàn toàn tài khoản Yahoo! của bạn (bao gồm cả email) nếu phát hiện vi phạm.


Các lời bình dưới đây do người sử dụng Yahoo! đăng tải, thể hiện quan điểm riêng của chính người đó. Yahoo! và các đối tác cung cấp nội dung của bài viết nói trên không xác nhận, chứng thực, và không chịu bất cứ trách nhiệm và nghĩa vụ pháp lý nào cho các lời bình này.

Saturday, September 29, 2012

Thu giu tren 3.000 lit dau an khong ro nguon goc

Thu giữ trên 3.000 lít dầu ăn không rõ nguồn gốc

Tối 29.9, Phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường (PC49) - Công an tỉnh Đồng Nai phối hợp Chi cục QLTT, Trạm tuần tra kiểm soát giao thông ngã ba Thái Lan chặn bắt một xe tải chở hàng ngàn lít dầu ăn không rõ nguồn gốc.

Xe biển số 62M-0863 do Nguyễn Ngọc Tồn (38 tuổi, quê Long An) điều khiển trên QL51, hướng từ tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu về TP.HCM; trên xe có 21 thùng phuy chứa đầy dầu ăn thực vật (loại 150 lít/phuy). Bước đầu Tồn khai nhận số hàng này được một người thuê chở từ cảng Gò Dầu (H.Tân Thành, Bà Rịa-Vũng Tàu) về Q.Bình Tân (TP.HCM), không có giấy tờ chứng nhận nguồn gốc.   

Kim Cương

Con do cuong doat tai san, dap pha hang loat nha dan

Côn đồ cưỡng đoạt tài sản, đập phá hàng loạt nhà dân

(TNO) Ngày 28.9, Công an TP.Vũng Tàu (Bà Rịa - Vũng Tàu) đã tạm giam 3 nghi can Nguyễn Thành Công (18 tuổi), Ngô Văn Quyết (19 tuổi) và Hoàng Trường Giang (17 tuổi), cùng ngụ TP.Vũng Tàu, để điều tra về hành vi cưỡng đoạt tài sản.

Công an TP.Vũng Tàu cũng bắt giam Nguyễn Ngọc Hùng (31 tuổi) và Nguyễn Thanh Sang (17 tuổi), cùng nhóm với 3 nghi can trên về hành vi cố ý hủy hoại tài sản nhưng cho gia đình bảo lãnh về trong chiều 28.9 để đợi cơ quan chức năng thẩm định tài sản thiệt hại.

Theo tìm hiểu của Thanh Niên Online, ngày 26.9, nhóm của Công cùng một số thanh niên cầm theo mã tấu đến hẻm 710, đường Bình Giã (P.10, TP.Vũng Tàu) đập phá hàng loạt nhà người dân tại đây.


Từ phải qua: Công, Quyết, Giang, Hùng và Sang tại trụ sở công an - Ảnh: N.L

Anh Phạm Văn Sáng (ngụ số 710/5/5/23B Bình Giã) cho biết, khoảng 17 giờ 30 phút ngày 26.9, Công và Quyết vào nhà anh buộc Phạm Công Tuấn Anh là cháu ruột của anh cho tiền nhưng anh Sáng ngăn lại và tát vào mặt Công một cái rồi đuổi cả hai ra khỏi nhà.

"Khoảng 3 tiếng sau, Quyết gọi điện thoại vào máy tôi nói là chúng mày ở nhà đợi tao đến tao chém, tao đốt nhà tụi mày. Tôi nghĩ Quyết nói vậy thôi nhưng không ngờ một lúc sau Quyết kéo hơn 10 người đến đuổi chém tôi", anh Sáng kể.

Sau khi đuổi chém anh Sáng không được, nhóm của Công và Quyết quăng bom xăng vào nhà chị Bùi Thị Lành (ngụ số 710/5/5/23D Bình Giã) làm cháy rèm cửa và khu vực phòng khách.

Chưa hết hoảng sợ, chị Lành kể: "Khoảng 23 giờ ngày 26.9, gia đình tôi đang ngủ thì nghe tiếng cửa kính bị bể rồi bất ngờ lửa cháy ngùn ngụt. Sau khi dập tắt lửa, gia đình thu được một chai thủy tinh chứa xăng mới biết là có người ném bom xăng vào nhà mình".

Trên đường quay về, bọn chúng còn chém anh Lê Văn Quân (ngụ trong hẻm 710) hai nhát dao vào 2 tay, phải may hơn 10 mũi.

Gần 1 tiếng sau, nhóm của Công và Quyết quay lại dùng mã tấu, tuýp sắt, đá, đập phá hàng loạt cửa kính của nhà dân trong hẻm 710 này.

Điều tra mở rộng, công an còn xác định, ngày 5.9, Công, Giang và Quyết ép em Phạm Quốc Cường (16 tuổi, ngụ số 710/5/5B Bình Giã, P.10) giao nộp 500.000 đồng.

Do sợ bị đánh, đến ngày 16.9, Cường mang 300.000 đồng nộp cho Quyết.

Vụ việc đang được Công an TP.Vũng Tàu làm rõ.

Nguyễn Long

Phá băng cưỡng đoạt tài sản kiểu "xã hội đen"
Phá băng cưỡng đoạt tài sản
Bắt băng nhóm cưỡng đoạt tài sản
Triệu tập 3 đối tượng bắt giữ người, cưỡng đoạt tài sản

Trung thu cho tre em ngheo tinh Ba Ria

Trung thu cho trẻ em nghèo tỉnh Bà Rịa

Sự quan tâm, chia sẻ với trẻ em nghèo dịp Trung thu là nguồn động viên lớn giúp các em có thêm niềm tin vươn lên trong cuộc sống.

Những đêm hội trăng rằm với chú Cuội, chị Hằng, cùng các tiết mục văn nghệ nhiều màu sắc, hàng ngàn suất quà Trung thu ấm áp, hàng trăm suất học bổng tiếp sức đến trường được trao cho các em có hoàn cảnh khó khăn trong dịp này là những việc làm thiết thực được ghi nhận. 

Vui Trung thu (Ảnh: Caravanviet.com)
Dịp này Sở Lao động thương binh và xã hội cũng tổ chức trao trên 2.400 suất quà, trị giá 360 triệu đồng cho trẻ em nghèo, trẻ mồ côi, khuyết tật, trẻ em là nạn nhân chất độc da cam, trẻ em lang thang đường phố, trẻ em đang được nuôi dưỡng tại các cơ sở bảo trợ trẻ em, trường khiếm thính, khiếm thị, các cơ sở khuyết tật trong tỉnh, trẻ em ở lớp học tình thương.

CTV Thanh Nga/VOV-TP HCM

Friday, September 28, 2012

Quan ly tau canh ngam tuyen TP.HCM-Vung Tau: Nham vao thuyen truong, thuyen vien

Quản lý tàu cánh ngầm tuyến TP.HCM-Vũng Tàu: Nhằm vào thuyền trưởng, thuyền viên

Trên tuyến TP.HCM - Vũng Tàu hiện có 4 công ty vận chuyển hành khách bằng tàu cánh ngầm. Trung bình mỗi ngày có từ 22-27 chuyến, mỗi năm tàu cánh ngầm vận chuyển hơn 1 triệu lượt khách, góp phần chia tải cho đường bộ. Tuy nhiên, những sự cố gần đây của tàu cánh ngầm khiến nhiều người lo ngại.

Yếu xử lý tình huống

Theo Cảng vụ Hàng hải Vũng Tàu, từ năm 2007 đến nay các tàu cánh ngầm hoạt động trên tuyến TP.HCM - Vũng Tàu năm nào cũng có sự cố. Nặng thì va chạm với các phương tiện khác, nhẹ thì hỏng máy giữa chừng, trôi dạt trên sông. Chỉ tính từ đầu năm 2012 đến nay đã có 6 sự cố của tàu cánh ngầm khiến hành khách đi tàu nhiều phen khiếp vía.

Hành khách nhiều phen khiếp vía với những sự cố tàu cành ngầm
dù chưa xảy ra thiệt hại về người.

Sự cố mới nhất là vào ngày 15/8/2012, khi tàu cánh ngầm Greenlines 3 trên hành trình từ TP.HCM về Vũng Tàu đến khu vực Bãi Trước đã bị sóng đánh vỡ kính ở khoang trước. 70 hành khách đi trên tàu một phen hoảng loạn phải tìm áo phao để mặc. Phải rất lâu sau đó mới có tàu ra ứng cứu.

Ông Ngô Đình Quang, Giám đốc Cảng vụ ĐTNĐ TP.HCM cho biết, theo Thông tư 14 ngày 27/4/2012 của Bộ GTVT, khi có sự cố, chủ phương tiện phải báo về cho Cảng vụ để có phương án xử lý. Tuy nhiên ông Quang cho biết, những sự cố vừa qua các chủ phương tiện thường báo rất chậm, thậm chí giấu thông tin. "Theo quy định thì trong trường hợp xảy ra tai nạn mà chủ phương tiện không báo cáo thì mới bị xử phạt, còn nếu gặp sự cố mà chủ phương tiện xử lý êm xuôi thì vẫn không bị xử phạt".

Trong khi đó, theo ông Phạm Ninh, Giám đốc Chi cục Đăng kiểm 6, một điểm yếu của các tàu cánh ngầm hiện này là việc xử lý sự cố tình huống của thuyền trưởng, nhân viên trên tàu. Khi các phương tiện gặp sự cố thì thuyền trưởng, nhân viên trên tàu hầu như không có những động thái như giải thích, thông báo để trấn an hành khách. "Nếu được tập huấn, đào tạo bài bản thì họ có thể xử lý các sự cố rất tốt để tạo sự yên tâm cho hành khách" ông Ninh nói.

Sẽ có phương án tìm kiếm cứu nạn hàng hải

Ông Nguyễn Xuân Sang, Giám đốc Cảng vụ Hàng hải TP.HCM cho biết, do các tàu cánh ngầm hoạt động trên tuyến luồng hàng hải nên đơn vị cũng rất quan tâm, thường phối hợp với các đơn vị chức năng kiểm tra các phương tiện trên vùng nước cảng biển khu vực TP.

Cảng vụ Hàng hải Vũng Tàu cũng quan tâm vấn đề này và mới đây đã chủ trì họp với các đơn vị liên quan, chủ tàu để bàn biện pháp quản lý, tăng cường công tác đảm bảo an toàn cho hành khách đi tàu cánh ngầm. Các biện pháp cụ thể được đưa ra là trước khi tàu rời cảng, thuyền trưởng có trách nhiệm phân công, chỉ đạo nhân viên phục vụ hoặc thuyền viên hướng dẫn, cung cấp cho HK biết thông tin về nội quy đi tàu, vị trí và cách sử dụng các thiết bị cứu sinh, lối và biện pháp thoát hiểm trong trường hợp xảy ra tai nạn, sự cố. Tuyệt đối không cho tàu rời bến nếu tình trạng kỹ thuật không đảm bảo an toàn, thời tiết không cho phép.

Cảng vụ Hàng hải Vũng Tàu cũng có trách nhiệm chủ trì, phối hợp nghiên cứu, xây dựng phương án phối hợp tìm kiếm cứu nạn tàu khách cao tốc hoạt động trên tuyến TP.HCM - Vũng Tàu.

Phan Tư

Trung thu cho tre em ngheo tinh Ba Ria - Vung Tau

Trung thu cho trẻ em nghèo tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

Sự quan tâm, chia sẻ với trẻ em nghèo dịp Trung thu là nguồn động viên lớn giúp các em có thêm niềm tin vươn lên trong cuộc sống.

Những đêm hội trăng rằm với chú Cuội, chị Hằng, cùng các tiết mục văn nghệ nhiều màu sắc, hàng ngàn suất quà Trung thu ấm áp, hàng trăm suất học bổng tiếp sức đến trường được trao cho các em có hoàn cảnh khó khăn trong dịp này là những việc làm thiết thực được ghi nhận. 

Vui Trung thu (Ảnh: Caravanviet.com)
Dịp này Sở Lao động thương binh và xã hội cũng tổ chức trao trên 2.400 suất quà, trị giá 360 triệu đồng cho trẻ em nghèo, trẻ mồ côi, khuyết tật, trẻ em là nạn nhân chất độc da cam, trẻ em lang thang đường phố, trẻ em đang được nuôi dưỡng tại các cơ sở bảo trợ trẻ em, trường khiếm thính, khiếm thị, các cơ sở khuyết tật trong tỉnh, trẻ em ở lớp học tình thương.

CTV Thanh Nga/VOV-TP HCM

Chinh quyen thua kien nguoi dan

Chính quyền thua kiện người dân

Ngày 27.9, TAND H.Châu Đức (Bà Rịa-Vũng Tàu) mở phiên tòa xét xử sơ thẩm và tuyên ông Trương Chí Thạnh (ngụ thị trấn Ngãi Giao) thắng kiện UBND huyện. Vào năm 2006, UBND H.Châu Đức ra quyết định thu hồi gần 400 m2  đất của ông Thạnh để làm đường giao thông.

Theo đó, chỉ hỗ trợ vật kiến trúc và cây trái, hoa màu trên đất mà không bồi thường diện tích đất với lý do đất của ông Thạnh là hoang hóa. Tại phiên tòa, ông Thạnh đã xuất trình nhiều giấy tờ chứng minh diện tích đất của mình đã được đăng ký trong sổ mục kê đất đai, đóng thuế sử dụng ổn định từ năm 1988 đến nay. Kết thúc phiên tòa, HĐXX chấp nhận toàn bộ yêu cầu khởi kiện của ông Thạnh và buộc UBND H.Châu Đức ban hành lại quyết định, lập phương án để bồi thường cho ông Thạnh theo đúng quy định.

* Cùng ngày, Tòa hành chính, TAND TP.HCM mở 2 phiên tòa xét xử công khai, chấp nhận đơn kháng cáo của ông Nguyễn Mạnh Thắng (ngụ P.Bình Chiểu, Q.Thủ Đức) và ông Lê Huy Sáu (ngụ P.Bình Hòa, TX.Thuận An, Bình Dương), tuyên hủy Quyết định số 2406 ngày 25.3.2009 và Quyết định số 531 ngày 3.2.2010 của UBND Q.Thủ Đức.

Hai hộ ông Thắng và ông Sáu bị ảnh hưởng trong dự án đầu tư cải tạo kênh Ba Bò. Ngày 25.3.2009 và 3.2.2010, UBND Q.Thủ Đức ban hành quyết định (do ông Lê Văn Lộc, Phó chủ tịch ký) chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ và thu hồi mặt bằng trong dự án đầu tư cải tạo kênh Ba Bò, trong đó 2 hộ này được áp giá đền bù đất nông nghiệp xen cài khu dân cư là 1.896.000 đồng/m2. Cho rằng đất và nhà của mình phải được đền bù với giá 4,1 triệu đồng/m2 mới đúng quy định, hai ông làm đơn khiếu nại lên Chủ tịch UBND Q.Thủ Đức và UBND TP.HCM, nhưng đã bị bác đơn.

Đầu năm 2012, ông Thắng và ông Sáu khởi kiện ra TAND Q.Thủ Đức, đề nghị tòa hủy quyết định áp giá đền bù không đúng quy định của UBND Q.Thủ Đức, nhưng không được chấp nhận; sau đó hai ông kháng cáo lên TAND TP.HCM.

Nguyễn Long - Hoài Nam

Một người dân thắng kiện UBND huyện
Bà Rịa – Vũng Tàu: Một người dân thắng kiện UBND huyện

Thursday, September 27, 2012

Ba Ria

Bà Rịa

Theo tin từ Sở Lao động - TBXH tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, trong tháng 9, toàn tỉnh đã giải quyết việc cho 2.921 lao động, trong đó thông qua chương trình giảm nghèo có 1.184 lao động được giải quyết việc làm, chương trình cho vay vốn giải quyết việc làm là 213 lao động, các doanh nghiệp tự tuyển 1.049 lao động và hình thức tuyển dụng khác là 475 lao động.

Bên cạnh đó, tỉnh đã tổ chức Phiên giao dịch việc làm lần thứ 7, với sự tham gia của 25 tổ chức, doanh nghiệp, thu hút hơn 1.000 lượt người đến đăng ký tìm hiểu thông tin. Kết quả, đã tư vấn  tuyển dụng cho 852 người, đăng ký tìm việc làm cho 651 người, tuyển dụng 319 người và xuất khẩu lao động 48 người. Tổ chức tiếp nhận 858 hồ sơ đăng ký hưởng bảo hiểm thất nghiệp, 717 hồ sơ đề nghị trợ cấp thất nghiệp và ban hành quyết định trợ cấp thất nghiệp cho 635 người với trên 4,7 tỷ đồng.

Thực hiện chính sách lao động và an toàn lao động, Sở Lao động - TBXH tỉnh đã phối hợp với huyện Xuyên Mộc tổ chức tập huấn pháp luật cho 300 cán bộ cơ quan, doanh nghiệp, công đoàn trên địa bàn huyện; phối hợp với Phòng Nội vụ, Lao động-TBXH huyện Côn Đảo tổ chức tuyên truyền, phổ biến kiến thức Bộ luật Lao động cho 120 người sử dụng lao động, cán bộ công đoàn, lao động tiền lương, tổ chức huấn luyện ATVSLĐ cho 125 người là cán bộ quản lý, cán bộ ATVSLĐ, công đoàn của các cơ quan, doanh nghiệp trên địa bàn huyện… Trong công tác đào tạo nghề, tỉnh đã tổ chức thanh tra việc thực hiện pháp luật về dạy nghề tại các đơn vị tham gia dạy nghề cho lao động nông thôn và kiểm tra các lớp dạy nghề lao động nông thôn tại các huyện.

Cũng trong tháng 9, toàn tỉnh đã giải quyết chế độ chính sách cho 32 đối tượng người có công, giải quyết trợ cấp mai táng phí, duyệt mua thẻ bảo hiểm y tế, hỗ trợ tiền hóa giá nhà cho các đối tượng chính sách theo quy định; tổ chức xét miễn, giảm tiền sử dụng đất cho 24 trường hợp người có công, duyệt danh sách trang cấp và dụng cụ chỉnh hình cho 130 đối tượng, bàn giao 04 hài cốt liệt sĩ từ nghĩa trang liệt sĩ tỉnh cho thân nhân về quê an táng; phối hợp với UBMTTQ Việt Nam thăm và tặng quà 10 đối tượng chính sách khó khăn, bệnh hiểm nghèo của các huyện Đất Đỏ, Long Điền và thành phố Bà Rịa.

Trong công tác bảo trợ xã hội, giảm nghèo, Sở Lao động- TBXH tỉnh đã hướng dẫn các huện, thành phố thực hiện trợ cấp thường xuyên tại cộng đồng cho 22.048 đối tượng bảo trợ xã hội, trong đó có 1.144 trẻ mồ côi, 872 người già cô đơn, 12.325 người cao tuổi từ 80 tuổi trở lên, 5.112 người tàn tật… Các cơ sở bảo trợ xã hội đã tiếp nhận 52 đối tượng, tổ chức khám sàng lọc cho 123 người khuyết tật vận động; phối hợp với ngân hàng chính sách xã hội các địa phương xét duyệt cho 1.680 lượt hộ nghèo vay vốn với số tiền trên 20 tỷ đồng, nâng tổng số hộ nghèo được vay vốn từ đầu năm đến  nay lên 8.431 lượt hộ; hướng dẫn tập huấn cho 557 cán bộ làm công tác giảm nghèo cấp thôn, ấp, khu phố…

Chon nha dau tu moi cho du an Vung Tau Paradise

Chọn nhà đầu tư mới cho dự án Vũng Tàu Paradise

Chọn nhà đầu tư mới cho dự án Vũng Tàu Paradise

TT - Bộ Kế hoạch - đầu tư vừa có công văn trả lời UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu khi dự án Vũng Tàu Paradise hết hạn giấy phép. Theo đó, việc lựa chọn nhà đầu tư mới dự án này thuộc thẩm quyền quyết định của UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

Dự án Vũng Tàu Paradise là liên doanh giữa Công ty du lịch quốc tế Vũng Tàu và Paradise Development and Investment (Đài Loan), được cấp giấy phép từ năm 1991 với thời hạn hoạt động 25 năm (năm 2016 sẽ hết hạn).

Với diện tích 220ha ở vị trí đắc địa trên đường Thùy Vân (TP Vũng Tàu), dự án quy hoạch gồm các hạng mục như: khu khách sạn 500 phòng, sân golf... Tuy nhiên do thiếu vốn, đến nay dự án chỉ làm hạng mục như sân golf, khu thể thao dưới nước...

Trước đó, dự án này xin gia hạn thời gian xây dựng và kéo dài thời gian hoạt động của dự án lên 50 năm theo Luật đầu tư mới nhưng không được chấp nhận. Sở KH-ĐT cũng kiến nghị rút giấy phép dự án này do chậm triển khai.

ĐÔNG HÀ

Ba Ria Vung Tau: Ban hanh quy che ve tieu chuan cong nhan “Xa ...

Bà Rịa Vũng Tàu: Ban hành quy chế về tiêu chuẩn công nhận "Xã ...

Vừa qua, UBND tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu đã ban hành quy chế về tiêu chuẩn công nhận danh hiệu "Xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới".


Theo quy chế mới này, để đạt danh hiệu xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới, các xã phải thực hiện Đề án xây dựng "Xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới" và đạt các tiêu chuẩn về: Phát triển kinh tế; nâng cao chất lượng xây dựng gia đình văn hóa, thôn, làng, ấp, bản văn hóa và tương đương; các thiết chế và phong trào văn hóa, thể thao cơ sở từng bước đạt chuẩn theo quy định của Bộ VHTTDL; có nếp sống văn minh, môi trường văn hóa nông thôn lành mạnh; chấp hành đúng chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và quy định của địa phương.


Cụ thể, để được công nhận là "Xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới", xã phải đạt được các tiêu chí sau: Trên 80% hộ gia đình làm nông nghiệp trong xã được tuyên truyền, phổ biến khoa học – kỹ thuật về sản xuất nông nghiệp; 70% trở lên hộ gia đình tham gia các hình thức hợp tác phát triển kinh tế; 70% trở lên hộ gia đình được công nhận "Gia đình văn hóa" 3 năm trở lên; 70% thôn, ấp trở lên được công nhận và giữ vững danh hiệu "Thôn văn hóa", "Ấp văn hóa" và tương đương liên tục từ 5 năm trở lên; 100% thôn, ấp có trụ sở sinh hoạt; 80% trở lên hộ gia đình thực hiện tốt các quy định về nếp sống văn minh.

Theo Cinet



Nhan vien bao ve chet trong nha ve sinh cong cong

Nhân viên bảo vệ chết trong nhà vệ sinh cộng cộng

(TNO) Khoảng 6 giờ 30 ngày 27.9, nhân viên của Công ty cổ phần dịch vụ môi trường và công trình đô thị Vũng Tàu phát hiện một thi thể trong tư thế bị treo cổ trong nhà vệ sinh công cộng trên đường Trần Phú, (khu vực phường 5, TP.Vũng Tàu, Bà Rịa-Vũng Tàu).

Danh tính người xấu số được xác định là anh Hồ Xuân Ninh (39 tuổi, ngụ xã Phước Tỉnh, H.Long Điền), nhân viên bảo vệ của công ty trên.

 
Hiện trường vụ treo cổ tự tử

Tối 26.9 là ca trực của anh Ninh nên anh đến nhà vệ sinh để ngủ (trong nhà vệ sinh có chỗ dành cho nhân viên ngủ).

Vụ việc đang được điều tra làm rõ.

Tin, ảnh: Nguyễn Long

Điều tra vụ nghi phạm "treo cổ tại nhà tạm giữ"
Treo cổ tại trụ sở công an
Treo cổ tự tử tại nhà riêng
Thua bạc, "xuất ngoại" treo cổ
Treo cổ trong trường ĐH
Treo cổ trong khu xưởng hoang

Wednesday, September 26, 2012

Bat luc nhin ca chet vi o nhiem

Bất lực nhìn cá chết vì ô nhiễm

Nước sông ô nhiễm làm người nuôi cá bè ở x. Long Sơn, TP.Vũng Tàu (Bà Rịa - Vũng Tàu) điêu đứng trong nhiều năm qua.

Bất lực nhìn cá chết vì ô nhiễm
Vớt cá chết trong lồng bè nuôi trên sông Chà Và

Sau vụ cá lồng bè chết hàng loạt tại s

ông Chà Và (xã Long Sơn) vào ngày 9.9, cơ quan chức năng đã lấy mẫu nước đi xét nghiệm. Kết quả mới đây cho thấy, nhu cầu oxy hóa (COD) của nước sông cũng như hàm lượng sắt, đồng…cao gấp nhiều lần giới hạn cho phép. Theo Chi cục Nuôi trồng thủy sản (Sở NN-PTNT tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu), COD cao chứng tỏ nguồn nước đã bị ô nhiễm hợp chất hữu cơ dẫn đến hàm lượng oxy trong nước thấp. Ngoài ra, hàm lượng sắt, đồng cao khiến cho một số loài vi sinh vật, tảo ít đi, ảnh hưởng đến sự hô hấp của hải sản nuôi trồng.

Thiệt hại tiền tỉ

Theo anh Lê Văn Cường (xã Long Sơn), vào sáng 9.9, nước sông Chà Và bỗng dưng hôi thối lạ thường, rồi vài giờ sau cá bớp trong các lồng bè (khoảng 4.000 con) chết la liệt. Thiệt hại khoảng 600 triệu đồng.

Gần lồng bè của anh Cường, toàn bộ 3.000 con cá bớp (trọng lượng khoảng 1kg/con) của chị Nguyễn Thị Thanh Thúy, cũng chết sạch. "Đây không phải là lần đầu tiên cá chết trên sông Chà Và. Trước đó 6 tháng, gia đình tôi thả 5.000 con cá giống, chỉ được 1 tuần thì gặp nước sông ô nhiễm làm cá chết trắng bè.

Chưa hết, cuối năm 2011, nhiều lồng cá bớp của gia đình chuẩn bị xuất bán (trọng lượng 4kg/con) gặp nước sông hôi hám tràn về làm chết sạch, gây thiệt hại khoảng 2 tỉ đồng", chị Thúy buồn bã nói.

Theo thống kê của cơ quan chức năng, trong ngày 9.9, có hơn 10.000 con cá bớp, cá chim của 5 hộ nuôi cá bè trên sông Chà Và (mỗi hộ từ 5 -7 lồng) bị chết, thiệt hại vài tỉ đồng.

Bất lực với ô nhiễm

 

Trước đó, vào tháng 7.2012, Sở TN-MT tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu thành lập đoàn kiểm tra, tiến hành khảo sát dọc tuyến sông Chà Và, sông Rạng, sông Rạch Ván (xã Long Sơn).

Kết quả, tại khu vực mà 3 con sông này tiếp nhận nguồn nước thải của các cơ sở chế biến hải sản ở xã Tân Hải, ngoài nhiều thông số vượt quy chuẩn cho phép (như tổng dầu, mỡ khoáng; NH4+ ; hàm lượng chất rắn lơ lửng...), th. DO (hàm lượng ôxy hòa tan trong nước)= 0 mg/l.

Một cán bộ Chi cục Bảo vệ môi trường giải thích: "Hàm lượng DO = 0 mg/l th. không có thủy sinh vật nào tồn tại, nguồn nước này không sử dụng cho mọi mục đích".

Thực tế, tình trạng cá lồng chết trên sông Chà Và, sông Rạng (xã Long Sơn), gây thiệt hại hàng tỉ đồng cho bà con nông dân nuôi cá đã được Báo Thanh Niên phản ánh nhiều lần. Tuy nhiên đến nay, cơ quan chức năng tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu vẫn chưa tìm ra "hung thủ" gây ô nhiễm. "Mỗi lần cá chết, chúng tôi đều làm đơn gửi đến cơ quan chức năng yêu cầu điều tra, xử lý nhưng toàn nhận được những lời hứa hẹn. Chính quyền khuyến khích nuôi trồng thủy sản, bà con nông dân vay tiền nuôi cá nhưng nước sông liên tục ô nhiễm làm cá chết, thì ai giúp chúng tôi đây", anh Cường than vãn.

Theo những hộ dân nuôi cá trên sông Chà Và, sông Rạng, thì nguồn nước sông bị ô nhiễm nặng bởi việc xả thải của các nhà máy đầu nguồn.

Trao đổi với Thanh Niên, một lãnhđạo Chi cục Bảo vệ môi trường (Sở TN-MT tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) cho biết, tại khu chế biến hải sản xã Tân Hải (H.Tân Th ành) có 22 doanh nghiệp chế biến, gia công hải sản. Do các doanh nghiệp này hoạt động gây ô nhiễm, xả nước thải không đạt quy chuẩn ra môi trường nên cơ quan chức năng đã tạm, đình chỉ hoạt động 10 doanh nghiệp.

"Mặc dù, chính quyền đã mạnh tay xử lý nhưng nhiều doanh nghiệp vẫn cố tình vi phạm, xả nước thải ra sông làm ô nhiễm nguồn nước khiến cá nuôi chết trong thời gian qua. Sắp tới đây, Chi cục Bảo vệ môi trường kết hợp với các cơ quan chức năng khác tăng cường kiểm tra để phát hiện những cơ sở vi phạm", lãnh đạo này nói.

Nguyễn Long

Ngan hang A Chau (ACB) khanh thanh tru so moi chi nhanh Vung Tau

Ngân hàng Á Châu (ACB) khánh thành trụ sở mới chi nhánh Vũng Tàu

SGTT.VN - Sáng 26.9, Ngân hàng Á Châu (ACB) chính thức khánh thành trụ sở mới của chi nhánh Vũng Tàu. Buổi lễ khánh thành diễn ra trang trọng với sự tham dự của đại diện lãnh đạo tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, lãnh đạo ngân hàng Nhà nước và ACB.

Với tổng diện tích 5.000m2, gồm 10 tầng lầu, các phòng làm việc được trang bị đầy đủ thiết bị làm việc hiện đại, trụ sở mới đã sẵn sàng đáp ứng nhịp độ làm việc hối hả và xu hướng phát triển ngày càng mạnh của chi nhánh ACB Vũng Tàu. Trụ sở mới của chi nhánh ACB Vũng Tàu nằm tại địa chỉ: Lô A3 - A8, 111 Hoàng Hoa Thám, P. 2, TP.Vũng Tàu.

Bà Rịa - Vũng Tàu là một tỉnh ven biển thuộc Đông Nam Bộ, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam với các đặc điểm kinh tế nổi bật: công nghiệp khai thác dầu khí, cảng biển, du lịch. Giáp Biển Đông ở phía nam, giáp tỉnh Đồng Nai ở phía bắc, phía tây giáp Thành phố Hồ Chí Minh và phía đông giáp tỉnh Bình Thuận. Với vị trí địa lý đặc biệt đó, Bà Rịa - Vũng Tàu được xác định là cửa ngõ của vùng kinh tế trọng điểm.

Nhạy bén nắm bắt những tiềm năng và nội lực mạnh mẽ của Bà Rịa - Vũng Tàu, ACB đã mở chi nhánh hoạt động tại đây từ 7 năm về trước. Sau 7 năm hoạt động, chi nhánh ACB tại thành phố Vũng Tàu đã trở thành một trong những chi nhánh phát triển mạnh trong hệ thống ngân hàng ACB. Tính đến tháng 9.2012, chi nhánh ACB Vũng Tàu đã phát triển với 08 phòng giao dịch, quy mô tổng tài sản trên 3.000 tỷ, đội ngũ nghiệp vụ gần 200 nhân viên.Cũng như hầu hết các chi nhánh và phòng giao dịch khác trong hệ thống ACB, chi nhánh ACB tại Vũng Tàu hoạt động với hệ thống công nghệ hiện đại, được trang bị những trang thiết bị kỹ thuật tân tiến cùng với đội ngũ nhân viên nhiệt tình, chuyên nghiệp, đáp ứng tốt nhất các nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng.

ACB Vũng Tàu hoạt động với các chức năng chủ yếu: Nhận tiền gửi bằng VND, ngoại tệ, vàng; Cho vay phục vụ sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng; Dịch vụ thanh toán, chuyển tiền, chuyển tiền nhanh Western Union; Thu đổi ngoại tệ; Các dịch vụ thẻ quốc tế và thẻ nội địa (ACB card) và các dịch vụ ngân hàng khác… Các dịch vụ này được cung cấp và vận hành trên nền tảng công nghệ tiên tiến và được thực hiện bởi đội ngũ cán bộ nhân viên chuyên nghiệp, trình độ cao.

Chi nhánh ACB Vũng Tàu cũng được kết nối trực tuyến với Hội sở và tất cả các chi nhánh, phòng giao dịch trong hệ thống. Khách hàng có thể gửi tiền và rút tiền ở mọi nơi trong hệ thống ACB, được cung cấp các dịch vụ qua ngân hàng điện tử (ACB online, phone banking, và mobile banking).

Giám đốc chi nhánh ACB Vũng Tàu – ông Đỗ Đình Điệp khẳng định: "Sự thay da đổi thịt của chi nhánh ACB tại TP.Vũng Tàu minh chứng cho những nỗ lực không ngừng của một ngân hàng hiện đại, năng động và hiệu quả trên toàn hệ thống, đang trên đà phát triển và hướng tới các chuẩn mực quốc tế. ACB Vũng Tàu sẽ thực hiện các hoạt động nghiệp vụ, dịch vụ tài chính ngân hàng, góp phần phục vụ cộng đồng các doanh nghiệp và doanh nhân tại địa bàn TP.Vũng Tàu, phục vụ cộng đồng dân cư của thành phố năng động và phát triển vượt trội này".

P.v

Chon nha dau tu moi cho du an Vung Tau Paradise

Chọn nhà đầu tư mới cho dự án Vũng Tàu Paradise

Chọn nhà đầu tư mới cho dự án Vũng Tàu Paradise

TT - Bộ Kế hoạch - đầu tư vừa có công văn trả lời UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu khi dự án Vũng Tàu Paradise hết hạn giấy phép. Theo đó, việc lựa chọn nhà đầu tư mới dự án này thuộc thẩm quyền quyết định của UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

Dự án Vũng Tàu Paradise là liên doanh giữa Công ty du lịch quốc tế Vũng Tàu và Paradise Development and Investment (Đài Loan), được cấp giấy phép từ năm 1991 với thời hạn hoạt động 25 năm (năm 2016 sẽ hết hạn).

Với diện tích 220ha ở vị trí đắc địa trên đường Thùy Vân (TP Vũng Tàu), dự án quy hoạch gồm các hạng mục như: khu khách sạn 500 phòng, sân golf... Tuy nhiên do thiếu vốn, đến nay dự án chỉ làm hạng mục như sân golf, khu thể thao dưới nước...

Trước đó, dự án này xin gia hạn thời gian xây dựng và kéo dài thời gian hoạt động của dự án lên 50 năm theo Luật đầu tư mới nhưng không được chấp nhận. Sở KH-ĐT cũng kiến nghị rút giấy phép dự án này do chậm triển khai.

ĐÔNG HÀ

Tuesday, September 25, 2012

Xe ruoc dau dam cot dien, 15 nguoi bi thuong

Xe rước dâu đâm cột điện, 15 người bị thương

Trưa 25/9, một vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng đã xảy ra trên quốc lộ 51, đoạn qua ấp Phước Lộc, xã Tân Phước, huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, làm 15 người trên một xe ô tô bị thương nặng.

 

Theo điều tra ban đầu của Công an huyện Tân Thành, xe ô tô 53M-1570 do Nguyễn Thái Hùng (26 tuổi, ở xã Xuân Sơn, huyện Châu Đức, Bà Rịa-Vũng Tàu) điều khiển chở đoàn rước dâu từ Tiền Giang về xã Long Sơn (Tp.Vũng Tàu, Bà Rịa-Vũng Tàu), khi đến địa điểm trên đã bất ngờ mất lái, đâm vào cột điện ven đường làm toàn bộ 15 người trên xe bị thương, trong đó nhiều người bị thương rất nặng. Vụ va chạm làm toàn bộ phần cabin xe bị bẹp dúm, những người dân ở gần đó phải phá cửa để đưa người bị thương ra ngoài.

 

Các nạn nhân đã được chuyển đến bệnh viện Bà Rịa để cấp cứu. Theo lãnh đạo Bệnh viện Bà Rịa, trong số các nạn nhân có ba người bị chấn thương sọ não, một người bị vỡ lá lách, lái xe bị thương nhẹ. Hiện Công an huyện Tân Thành đang tiến hành điều tra, xác định nguyên nhân vụ tai nạn.

 

 

TTXVN/Tin tức

Nhung nguoi “tay lam, ham nhai”-Ky cuoi: Cong nhan thoi gia cao

Những người "tay làm, hàm nhai"-Kỳ cuối: Công nhân thời giá cao

Chị Hồ Thị Xuân, công nhân giày da tại Vũng Tàu, bưng bát cơm với rau muống luộc, nói: "Làm quần quật cả ngày cũng chỉ đủ ngày hai bữa cơm với rau muống luộc và đậu hũ kho mặn. Cả tháng nay em bị bệnh mà vẫn cố gắng đi làm kiếm chút tiền chờ đến ngày sinh nở. Biết là nhọc nhằn, nhưng không làm không được".
Lương không đủ sống


 

Anh Mai Văn Ly với mì gói qua bữa.

 

Ở thành phố Vũng Tàu có nhiều công ty trách nhiệm hữu hạn như giày da Tramatsuco, đông lạnh Hải Việt, may mặc Vieco, khu công nghiệp tổng hợp Đông Xuyên với hơn 20.000 công nhân đang làm việc tại đây. Với đồng lương của một công nhân thợ giày da dao động từ 2.300.000 đồng đến 3.000.000 đồng/tháng, họ phải làm quần quật từ 6 giờ 30 đến 11giờ 30, từ 13 giờ 30 đến 17 giờ. Số tiền ít ỏi ấy, họ phải trả tiền thuê nhà, điện nước, chi chí ăn uống, đi lại, sinh hoạt,… nên chưa đến cuối tháng là rỗng túi. Trước đây, 2 đến 3 nữ công nhân thuê chung một phòng trọ 16 m2, nay thì 7 đến 8 người cùng thuê cho đỡ tốn tiền nhà. Những bữa cơm đạm bạc chỉ rau muống và đậu hũ, không đủ để tái sản xuất sức lao động. Nhiều công nhân ốm vì áp lực công việc và ăn uống thất thường, nhưng cũng phải cố gượng dậy để đi làm.


Vợ chồng chị Hồ Thị Xuân, Hồ Văn Can (ở số nhà 146/D2 đường Đô Lương phường 11, TP Vũng Tàu) lặn lội từ xã Nga Thành huyện Nga Sơn tỉnh Thanh Hóa đến thành phố Vũng Tàu làm nơi kiếm kế sinh nhai. Chị Xuân làm công nhân giày da ở khu công nghiệp Đông Xuyên, còn anh Can làm công nhân bào thớt nhựa cho công ty cổ phần An Việt Hàn Quốc.

 

Vợ chồng chị Xuân và những công nhân khác, góp gạo ăn cơm chung cho đỡ tốn.

 

Hai vợ chồng mỗi tháng thu nhập chưa đầy 4 triệu đồng mà phải trả 1.200.000 đồng tiền thuê nhà, 250.000 đồng tiền điện nước, 300.000 đồng tiền gas, còn lại chỉ đủ tiền mua rau muống với đậu hũ kho mặn ăn hàng ngày. Còn khi có khách, tiếp bằng nước "không tên" (nước lã lấy từ vòi). Chị Xuân nói thật: "Cả hai tháng nay, vợ chồng em chưa mua được cân thịt lợn, điệp khúc cơm rau muống đậu hũ kho mặn là thường. Vợ chồng phải tằn tiện lắm mà vẫn thiếu trước hụt sau. Chưa đến tháng đã phải ứng lương mua gạo. Giá tăng vùn vụt mà lương chúng em thì giậm chân tại chỗ. Biết là đời sống công nhân khó khăn, song vẫn phải làm vì không làm công nhân biết làm gì bây giờ, trong khi mình không có nghề nghiệp chuyên môn"?

 

Đời sống bấp bênh


Anh Mai Văn Ly, là công nhân bào thớt nhựa cho một công ty. Với mức lương 2.890.000 đồng/tháng, anh phải làm 12 giờ/ngày. Nếu làm ca ngày từ 6 giờ đến 17 giờ thì không có bồi dưỡng, còn làm ca đêm từ 22 giờ đến 6 giờ sáng hôm sau thì được bồi dưỡng 2 ly cà phê/ca/đêm. Cứ thế, ngày nối ngày anh như kiệt sức vì công việc nặng nhọc và tiếng ồn. Ly tâm sự: "Không phải riêng em mà mọi người đều thế. Một ngày làm 12 tiếng đứng liên tục bên máy bào kêu inh tai nhức óc. Tuy công ty có phát cho mỗi công nhân một mũ bịt tai, nhưng bọn em vẫn phải dùng bông gòn nút lỗ tai. Không như thế, không trụ được với tiếng máy bào kêu to quá cỡ. Cuối tháng chưa có lương, em phải mua chịu mì tôm để ăn.


- Ăn mì tôm như thế sao đủ sức khỏe mà thức làm đêm?


- Mì tôm nhiều bữa còn không có đấy anh ạ. Nhiều khi đi làm về đói quá mong có gói mì tôm nấu với rau cải xanh bỏ vào mồm mà không có nữa là. Vợ em đang có bầu, không biết lấy gì để cô ấy ăn. Rồi lúc sinh nở nữa chứ. Là chủ gia đình, em lo lắm, nhưng chưa biết làm cách nào để có thêm thu nhập.

 

Câu hỏi dành cho doanh nghiệp


Trước đời sống công nhân gặp khó khăn, câu hỏi đặt ra cho các doanh nghiệp, công ty là giúp gì cho công nhân? Chị Nguyễn Thị Thắm, tổ trưởng kiểm hàng của một công ty may tại Bà Rịa - Vũng Tàu cho biết: "Tôi đã làm ở đây ba năm, nhưng vẫn chưa ký hợp đồng lao động. Lương cơ bản hiện nay là 2.950.000 đồng/tháng, tăng ca thì 500.000 đồng nữa. Trong khi đó chúng tôi không được trang bị bất kỳ một loại phương tiện bảo hộ lao động nào. Suốt ngày ngập trong đống vải vóc hít thở bụi vải rất mệt. Nhiều khi tăng ca sáng đêm, nhưng công ty không có một chế độ bồi dưỡng nào cả".


Tương tự như công ty may mặc, các công ty TNHH chế biến hải sản ở thành phố Vũng Tàu đang có hàng nghìn công nhân làm cá bò. Hàng ngày công nhân phải ngâm tay trong cá và đá lạnh mà không có khẩu trang, không găng tay, không giày ủng. Do phải ngâm lâu trong nước lạnh, đôi tay bạc phếch tróc da, còn đôi chân thì tụ máu. Chị Trần Thị Nga - công nhân làm cá bò cho biết: "Công nhân làm việc ở đây ăn theo sản phẩm. Xẻ mỗi ký cá bò được 4 ngàn đồng. Chúng tôi là công nhân thời vụ làm nhiều hưởng nhiều không làm không hưởng. Ngày xẻ được 20 ký cũng chỉ đủ ăn và thuê nhà, điện nước"…


Đành rằng, công nhân phổ thông làm ăn theo sản phẩm, song sản phẩm họ làm ra là đem đến nguồn thu giàu cho doanh nghiệp. Vì vậy, câu hỏi đặt ra cho các công ty giày da, đông lạnh, may mặc là làm gì để bảo đảm chế độ bảo hiểm cho công nhân? Làm gì để giúp họ cải thiện đời sống trong từng bữa ăn trưa tại xí nghiệp? Làm gì để giúp họ vượt qua khó khăn hiện nay để công nhân bớt khổ?


Bài và ảnh: Mai Thắng

Xe ruoc dau dam tru dien, 15 nguoi bi thuong nang

Xe rước dâu đâm trụ điện, 15 người bị thương nặng

(TNO) Vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng xảy ra trên QL51 thuộc khu vực ấp Phước Lập, xã Tân Phước, H.Tân Thành, Bà Rịa-Vũng Tàu lúc 10 giờ 30 ngày 25.9 khiến 15 người bị thương nặng.

Theo thông tin ban đầu, ô tô mang biển kiểm soát 53M - 1570 do Nguyễn Thái Hùng (26 tuổi, ngụ xã Xuân Sơn, H.Châu Đức) điều khiển chở đoàn rước dâu từ Tiền Giang về hướng TP.Vũng Tàu, khi đến khu vực trên thì tông thẳng vào trụ điện.

Lái xe cho biết, do phát hiện có một con chó chạy ngang qua đường quốc lộ nên đánh tay lái sang phải làm lạc tay lái khiến xe đâm vào trụ điện.

Chiếc xe bị bẹp dúm phần ca bin.

Toàn bộ những người trong xe bị thương nặng được đưa đến Bệnh viện Bà Rịa cấp cứu; chỉ riêng anh Trần Văn Tạo (50 tuổi, quê Tiền Giang) bị thương nhẹ ở chân.

Ban giám đốc Bệnh viện Bà Rịa đã huy động toàn bộ nhân lực ở các khoa phòng để cấp cứu các bệnh nhân.

Các bác sĩ Bệnh viện Bà Rịa cho biết, có một bệnh nhân bị thương rất nặng, nguy hiểm đến tính mạng là Hồ Thị Bé (61 tuổi, ngụ xã Long Sơn, TP.Vũng Tàu).

Bà Bé đang thở máy và điều trị tại Khoa hồi sức tích cực - Chống độc.

Một bệnh nhân khác bị vỡ lách là Nguyễn Thị Đẹp (68 tuổi) đã được các bác sĩ chuyển sang phòng mổ để phẫu thuật.

Theo thống kê của Bệnh viện Bà Rịa, có 15 người được đưa vào cấp cứu, trong đó có 4 người bị chấn thương sọ não.

Dưới đây là một số hình ảnh Thanh Niên Online ghi nhận tại Bệnh viện Bà Rịa sau vụ tai nạn trên:


Đưa bệnh nhân đi chụp phim và làm một số xét nghiệm - Ảnh: Nguyễn Long


Lấy lời khai bệnh nhân - Ảnh: Nguyễn Long


Truyền dịch cho bệnh nhân trong phòng cấp cứu - Ảnh: Nguyễn Long


Bệnh nhân này bị gãy tay trong vụ tai nạn - Ảnh: Nguyễn Long


Bác sĩ khám lâm sàng cho bệnh nhân - Ảnh: Nguyễn Long


Rất đông bệnh nhân được cấp cứu sau vụ tai nạn - Ảnh: Nguyễn Long

Nguyễn Long - Thành Tín

Liên tiếp tai nạn hầm mỏ Trung Quốc, 22 người mắc kẹt
Truy tố 8 bị can gây tai nạn đường sắt tại cầu Ghềnh
Cứu kịp thời một ngư dân bị tai nạn trên biển
Xe buýt chạy sai tuyến gây tai nạn
Tai nạn nhớ đời
Điều tra vụ gây tai nạn chết người rồi bỏ trốn

Xe ruoc dau dam tru dien, 15 nguoi bi thuong nang

Xe rước dâu đâm trụ điện, 15 người bị thương nặng

(TNO) Vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng xảy ra trên QL51 thuộc khu vực ấp Phước Lập, xã Tân Phước, H.Tân Thành, Bà Rịa-Vũng Tàu lúc 10 giờ 30 ngày 25.9 khiến 15 người bị thương nặng.

Theo thông tin ban đầu, ô tô mang biển kiểm soát 53M - 1570 do Nguyễn Thái Hùng (26 tuổi, ngụ xã Xuân Sơn, H.Châu Đức) điều khiển chở đoàn rước dâu từ Tiền Giang về hướng TP.Vũng Tàu, khi đến khu vực trên thì tông thẳng vào trụ điện.

Lái xe cho biết, do phát hiện có một con chó chạy ngang qua đường quốc lộ nên đánh tay lái sang phải làm lạc tay lái khiến xe đâm vào trụ điện.

Chiếc xe bị bẹp dúm phần ca bin.

Toàn bộ những người trong xe bị thương nặng được đưa đến Bệnh viện Bà Rịa cấp cứu; chỉ riêng anh Trần Văn Tạo (50 tuổi, quê Tiền Giang) bị thương nhẹ ở chân.

Ban giám đốc Bệnh viện Bà Rịa đã huy động toàn bộ nhân lực ở các khoa phòng để cấp cứu các bệnh nhân.

Các bác sĩ Bệnh viện Bà Rịa cho biết, có một bệnh nhân bị thương rất nặng, nguy hiểm đến tính mạng là Hồ Thị Bé (61 tuổi, ngụ xã Long Sơn, TP.Vũng Tàu).

Bà Bé đang thở máy và điều trị tại Khoa hồi sức tích cực - Chống độc.

Một bệnh nhân khác bị vỡ lách là Nguyễn Thị Đẹp (68 tuổi) đã được các bác sĩ chuyển sang phòng mổ để phẫu thuật.

Theo thống kê của Bệnh viện Bà Rịa, có 15 người được đưa vào cấp cứu, trong đó có 4 người bị chấn thương sọ não.

Dưới đây là một số hình ảnh Thanh Niên Online ghi nhận tại Bệnh viện Bà Rịa sau vụ tai nạn trên:


 
   
 
   

Nguyễn Long - Thành Tín

Liên tiếp tai nạn hầm mỏ Trung Quốc, 22 người mắc kẹt
Truy tố 8 bị can gây tai nạn đường sắt tại cầu Ghềnh
Cứu kịp thời một ngư dân bị tai nạn trên biển
Xe buýt chạy sai tuyến gây tai nạn
Tai nạn nhớ đời
Điều tra vụ gây tai nạn chết người rồi bỏ trốn

Monday, September 24, 2012

Tham bao tang vu khi co chau Au o Viet Nam

Thăm bảo tàng vũ khí cổ châu Âu ở Việt Nam

(ĐVO) Bảo tàng vũ khí cổ (Worldwide Arms Museum) được ông Robert Taylor (quốc tịch Anh) xây dựng có diện tích khoảng 1500m2 nằm trên con đường Hải Đăng, thành phố Vũng Tàu.

Vào thời điểm hiện tại, Worldwide Arms Museum sở hữu khoảng 500 hình nộm với kích thước bằng người thật - khoác trên mình những bộ quân phục chi tiết của các quân đội trên thế giới từ thời cổ đại; hơn 1.200 cây súng, 1.000 cây gươm cổ.

Nhìn từ bên ngoài, khách du lịch có thể dễ dàng nhận ra đặc trưng của bảo tàng vũ khí nhờ 1 tháp canh xây theo kiểu châu Âu có những khẩu pháo cổ và binh lính đứng canh.

Cổng vào bảo tàng được trang trí bằng bức tranh pháo thủ quân đội Napoleon đang nhồi pháo trong trận chiến ở Waterloo.

Vì bảo tàng được xây dựng trên triền dốc dẫn lên ngọn hải đăng, một địa điểm du lịch nổi tiếng ở Vũng Tàu nên công trình không được xây dựng theo kiến trúc thông thường chia theo tầng mà chia thành các phòng.

Hiện nay, Worldwide Arms Museum có 4 phòng trưng bày chính được trưng bày theo trình tự thời gian và sẽ được mở rộng thêm trong thời gian tới.

Ở phòng đầu tiên, khách thăm quan sẽ dành nhiều thời gian cho thời kì cổ đại đến Trung cổ với hình nộm các chiến binh Viking, Spartan, bộ binh Hy Lạp cổ, binh lính Trung Quốc qua các triều đại, các Samurai và Shogun của Nhật Bản, quân đội thập tự chinh…

Trang phục và vũ khí đi kèm của các hình nộm đều được chăm chút kỹ càng và chú thích về lịch sử của các quân đội này. Ngoài ra, rất nhiều vũ khí của thời đại này được trưng bày trong phòng cũng giúp người thăm quan hình dung rõ hơn về các trận đánh trong thời kỳ binh khí lạnh.

Đặc biệt, ở phòng này, khách thăm quan còn được chiêm ngưỡng một số thanh gươm và sung của người Mường ở Việt Nam từ thế kỉ 19.

Bộ binh La Mã ở phòng 1.Các hiệp sĩ Dòng Đền trong Quân đội Thập Tự Chinh.Samurai và Shogun của Nhật Bản đứng cạnh các chiến binh  Mông Cổ dưới thời Thành Cát Tư Hãn.Bộ sưu tập súng của người Mường ở Việt Nam thế kỷ 19

Ở phòng thứ 2, khách thăm quan sẽ được chiêm ngưỡng các quân chủng của quân đội Anh thời cận đại.

Việc Quân đội Anh được ưu ái ở riêng 1 phòng có thể được giải thích là do ông chủ của bảo tàng là người Anh.

Ở tầng này, hầu hết các binh chủng của quân đội Anh thời cận đại như bộ binh, kỵ binh hoàng gia, pháo binh, linh hậu cần, hải quân hay cả những quân đội thuộc địa đều có mặt với lịch sử của từng sư đoàn nổi bật.

Các binh chủng quân đội Anh thời cận đại ở phòng thứ 2.

Một số bức tranh về các trận đánh nổi bật của quân đội Anh cũng được trưng bày xen kẽ trong phòng như bức tranh về trận đánh Waterloo, trận Balaclava..

Bức tranh về trận Balaclava giữa quân đội Nga và liên quân Anh - Pháp - Ottoman.

Trong phòng thứ 3, khách thăm quan sẽ dùng nhiều thời gian để chiêm ngưỡng những khẩu súng được sử dụng trong thời kỳ cận đại như súng côn, súng lục, súng trường, súng hỏa mai... của quân đội Anh, Pháp, Đức, Hà Lan,... trong các thế kỉ 17,18 và 19.

Súng trường của giới quý tộc châu Âu trưng bày trong phòng 3.Súng lục của Nữ hoàng Anh năm 1728 được trưng bày ở bảo tàng.Không gian trưng bày ở phòng 3.

Tiếp đó, quân đội các nước châu Âu như Nga, Pháp, Hà Lan và cả quận đội Nhật sẽ được dành nhiều không gian trong phòng thứ 4 của bảo tàng.

Trong gian đầu tiên của phòng thứ 4, khách thăm quan sẽ được chiêm ngưỡng kiểu cách cầu kỳ của giới tướng lĩnh quý tộc châu Âu qua trang phục và mũ.

Các binh chủng trong quân đội Hà Lan được trưng bày ở phòng thứ 4.Súng trường của quân đội các nước châu Âu sử dụng trong thời kỳ cận đại.

Trên phòng trên cùng của bảo tàng, khách thăm quan cũng sẽ có dịp được ngắm một số vũ khí của thời hiện đại như súng máy Maxim và súng tiểu liên PPS-43 của Nga, súng liên thanh Bren MKI và súng máy Vickers của Anh.

Bộ sưu tập súng đồ sộ ở tầng trên cùng của bảo tàng.Súng máy Hotchkiss của Pháp và súng liên thanh Bren MKI của Anh.Súng tiểu liên PPS-43 của Nga.

Súng máy Maxim phiên bản PM M1910 của Đế chế Nga và súng máy Vickers của Anh. Cả 2 mẫu súng máy đều sử dụng trong chiến tranh thế giới thứ nhất.

 Bảo tàng vũ khí đi vào hoạt động
 Tiêm kích Việt Nam tại bảo tàng Mỹ
 Hình ảnh Việt Nam tại Bảo tàng Quân đội Liên Xô

 Thăm quan bảo tàng quân sự quốc gia Ai Cập
 Thăm bảo tàng tăng - thiết giáp thế giới (kỳ 1)
 Thăm bảo tàng tăng - thiết giáp thế giới (kỳ 2)

 Thăm quan các bảo tàng quân sự Nga (kỳ 1)
 Thăm quan các bảo tàng quân sự Nga (kỳ 2)
 Thăm quan các bảo tàng quân sự Nga (kỳ 3)

Nhung manh khoe lam sup do VMG

Những mánh khóe làm sụp đổ VMG

Hơn hai năm thua lỗ, mất gần 2/3 tổng tài sản, 55% vốn điều lệ, VMG có nguy cơ bị đưa vào diện "lãng quên" vĩnh viễn trên sàn giao dịch chứng khoán, đồng nghĩa với việc Công ty không còn phải thực hiện các nghĩa vụ báo cáo tài chính và minh bạch thông tin theo luật. Nếu điều đó xảy ra, hơn 2.500 cổ đông sẽ bị "tước đoạt" hoàn toàn khả năng kiểm soát doanh nghiệp.

Kế hoạch: "Con cáo gửi chân"

Trước lúc trở thành cổ đông ở VMG, ông Nguyễn Quang Ninh từng có thời là Tổng giám đốc Công ty TNHH An Thuận, một tổng đại lý phân phối gas cho VMG có trụ sở tại phường Tân Đông Hiệp, thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương. Khi ông Ninh chuyển hướng thành "người của VMG", chức Tổng giám đốc Công ty An Thuận được "truyền" lại cho vợ ông là bà Trần Thị Lài tiếp quản.

Ngày 21-5-2010, sau sự kiện Chủ tịch cùng hai thành viên HĐQT, một thành viên Ban Kiểm soát của VMG bất thường từ chức, ông Nguyễn Quang Ninh, một cổ đông tí hon chỉ nắm giữ 0,125% cổ phần lúc bấy giờ đã trở thành tân Chủ tịch HĐQT. Kể từ đó, VMG liên tục thay đổi nhân sự. Chỉ trong tháng 7-2010, đã có thêm một thành viên HĐQT, một Phó tổng giám đốc và một kế toán trưởng bị miễn nhiệm. Ngày 5-11-2010, ông Ninh thâu tóm nốt chức Tổng giám đốc VMG.

Mặc dù có trong tay quyền lực và "ê-kíp người nhà", song ông Nguyễn Quang Ninh không nỗ lực để mang lại sự tăng trưởng cho VMG, trái lại, còn níu kéo Công ty mắc sâu vào chiếc bẫy phá sản.

Tháng 6-2011, lần đầu tiên Đoàn Kiểm tra của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) phát hiện doanh số giao dịch giữa VMG và Công ty An Thuận có xu hướng tăng không ngừng, đặc biệt trong quãng thời gian 2010-2011. Chỉ tính riêng năm 2010 và quý 1-2011, giá trị giao dịch giữa hai đối tác "vợ-chồng" này đã lên tới hơn 35 tỷ đồng. Đoàn Kiểm tra của UBCKNN cũng nhấn mạnh rằng, tất cả những giao dịch giữa An Thuận và VMG đều trái luật, vì không được sự chấp thuận của HĐQT hoặc Đại hội đồng cổ đông của VMG.

Tuy nhiên, tính nguy hiểm của những giao dịch nói trên không dừng ở đó, mà trong năm 2010, các cổ đông VMG còn sưu tầm được khá nhiều phiếu giao hàng LPG của VMG cho An Thuận có giá thấp hơn 15-20 USD/tấn so với các đối tác khác ở cùng thời điểm. Điều này chỉ ra rằng, ông Ninh đã có dấu hiệu chuyển giá về công ty gia đình, với ý đồ vụ lợi.

Tương tự, trong quãng thời gian từ tháng 3-2011 đến tháng 1-2012, các cổ đông VMG còn sao chụp được hàng loạt phiếu cân xe thể hiện VMG xuất bán gas không có tên, địa chỉ đối tác giao dịch. Hầu hết thông tin về khách hàng in trên phiếu đều giống nhau, với vẻn vẹn dòng chữ: "TRẢ HÀNG TÀU GỬI", còn hàng chở đi đâu, tiêu thụ thế nào tuyệt không ai hay biết. Các cổ đông phát hiện nghịch lý này chỉ có thể khẳng định, tất cả số hàng hóa ghi trên phiếu đều không được hạch toán vào sổ sách, không cộng doanh thu, tính lợi nhuận hay nộp bất cứ khoản thuế nào cho Nhà nước.

Chiến thuật: Tăng tốc... lỗ!

Đối với các cổ đông VMG, bản Báo cáo tài chính năm 2010 là một cú sốc thực sự.

Bản "cáo bạch" này lần đầu tiên đánh dấu khoản lỗ sau thuế khổng lồ, chiếm đến 41,5% tổng vốn điều lệ (96 tỷ đồng) của doanh nghiệp. Đáng ngạc nhiên là tất cả các năm tài chính trước đây, VMG chưa từng biết đến khoản hạch toán lỗ nào, dù là nhỏ nhất. Vậy mà, ngay sau khi ông Nguyễn Quang Ninh nắm quyền tại VMG, báo cáo tài chính đã được điều chỉnh với các khoản lỗ đột ngột tăng phi mã. Năm 2010, lỗ thuần từ hoạt động kinh doanh là 43,2 tỷ đồng, lỗ trước thuế 39,6 tỷ đồng. Năm 2011, lỗ thuần kinh doanh 16,5 tỷ đồng, lỗ trước thuế 12,3 tỷ đồng. Kết quả mới công bố của quý 1-2012, vẫn tiếp tục điệp khúc lỗ và lỗ...

Nguyên nhân thua lỗ được VMG lý giải là do thị phần bị thu hẹp, lợi nhuận gộp từ bán hàng và kinh doanh dịch vụ đạt thấp, trong khi các chi phí đều tăng... Cách giải thích này không có gì đáng phàn nàn, duy chỉ có mức độ tăng, giảm thì cần phải "đong đếm" cụ thể?

Trên cơ sở các tài liệu do Cục Thuế Bình Dương cung cấp, chúng tôi cũng thử tiến hành phép so sánh về chi phí kinh doanh giữa hai doanh nghiệp cùng ngành hàng là VMG và Công ty TNHH An Thuận. Theo đó, năm 2010, An Thuận có quy mô doanh thu 75 tỷ đồng, tổng chi phí 2,19 tỷ đồng. Cùng năm, VMG đạt doanh thu 288 tỷ đồng, tổng chi phí 62,4 tỷ đồng. Nếu quy đồng doanh thu và chi phí, so với An Thuận, VMG sẽ có mức chi phí trung bình lớn hơn gấp 7 lần, một số loại chi phí như quản lý doanh nghiệp lớn gấp 6 lần, bán hàng lớn gấp 15 lần. Hãy tiếp tục giả thiết rằng, nếu VMG thực hiện lợi nhuận gộp ở mức bình thường, đồng thời tiết giảm chi phí như công ty gia đình của mình là An Thuận, thì thử hỏi doanh nghiệp làm sao có thể kinh doanh thua lỗ được? Vậy bản chất lỗ đích thực của VMG dưới sự lãnh đạo, điều hành của ông Nguyễn Quang Ninh là gì?

Đóng băng VMG?

Có thể thấy, hơn hai năm qua, mỗi quý, tổng tài sản của VMG lại hao hụt hơn 10 tỷ đồng. Một năm rưỡi trở lại đây, vốn điều lệ doanh nghiệp cũng bị bào mòn với tốc độ tương tự. Như vậy, theo đà này, chẳng mấy chốc VMG sẽ bị rút ruột trống rỗng!

Nhưng sẽ là nguy hiểm hơn, nếu lý do thua lỗ trở thành điều kiện để chôn dấu mọi bí mật thông tin của VMG. Đó là khi doanh nghiệp bị mất vốn quá 50% hoặc thua lỗ liên tục trong 3 niên hạn kế toán, đồng nghĩa với việc nó bị cấm giao dịch trên thị trường chứng khoán. Khi ấy, doanh nghiệp sẽ trở về cơ chế tự quản. Cơ quan chức năng không còn bận tâm đến một công ty chờ phá sản. Các cổ đông cũng dần mất đi các công cụ kiểm soát. Chỉ còn các cán bộ điều hành làm nốt thủ tục xóa đi những dấu vết cuối cùng... Đây có lẽ là một kịch bản hoàn hảo dành cho VMG hiện tại?

Nhưng để thực thi trót lọt kịch bản này, điều quan trọng là trước khi đóng băng doanh nghiệp, nó phải được các cơ quan chức năng ủng hộ. Với VMG, dường như điều đó không quá khó. Bằng chứng là ngay từ khi VMG bộc lộ những dấu hiệu bất thường đã có một vài cơ quan chức năng ra vào, xem xét, nhưng đều không dẫn đến kết luận nào đáng kể. Gần đây nhất, ngày 5-3-2012, Cục Thuế tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu đã ra Quyết định kiểm tra việc thực hiện chính sách thuế tại VMG. Nhưng đáng tiếc, như lời ông Ngô Phước Thành, Phó cục trưởng Cục Thuế Bà Rịa- Vũng Tàu cho biết, quyết định chính thức chưa ráo mực, quyết định gia hạn đã liền kề. Cho nên đến nay, việc kiểm tra vẫn "án binh bất động".

Báo Thời Nay

Phat dong chuong trinh Sua hoc duong tinh Ba Ria

Phát động chương trình Sữa học đường tỉnh Bà Rịa

(DĐDN) - Mới đây, Uỷ ban Nhân dân và Sở Giáo dục Đào tạo tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (BR-VT), với sự hỗ trợ của công ty Sữa VN (Vinamilk) và Tetra Pak Việt Nam đã chính thức khởi động chương trình Sữa học đường giai đoạn 2 (2012-2016).


Ông Lê Thanh Dũng - Phó Chủ tịch UBND Tỉnh BR-VT phát buổi tại lễ phát động

Dự án được triển khai theo tinh thần của Chiến lược Quốc gia về Dinh Dưỡng giai đoạn 2011-2020 nhằm cải thiện hơn nữa tình trạng dinh dưỡng của trẻ em địa phương. Tổng kinh phí dự kiến cho giai đoạn 2 là 113 tỷ đồng, sẽ cung cấp sữa miễn phí cho hơn 270.000 trẻ ở lứa tuổi mầm non toàn tỉnh trong 5 năm. Cụ thể: trẻ em dưới 6 tuổi trong các trường mầm non được uống sữa miễn phí 2 lần/tuần trong suốt năm học (9 tháng); Trẻ từ 3-5 tuổi suy dinh dưỡng ngoài cộng đồng được uống sữa miễn phí 4 lần/tuần trong cả năm (12 tháng).

Như vậy, so với giai đoạn 1 (2007-2011), tổng kinh phí giai đoạn 2 cao hơn 30 tỷ đồng và số lượng trẻ được uống sữa miễn phí cao hơn 73.000 trẻ (giai đoạn 1 là 197.000 trẻ).

Tại buổi lễ, ông Lê Thanh Dũng - Phó Chủ tịch UBND Tỉnh BR-VT cho biết: "Chương trình Sữa học đường thể hiện sự quan tâm của các cấp lãnh đạo Đảng, Tỉnh ủy, Hội đồng Nhân dân, Uỷ ban Nhân dân tỉnh đến trẻ em, mong muốn xây dựng một thế hệ trẻ khỏe mạnh cả về tầm vóc lẫn trí tuệ. Chúng tôi rất vinh dự khi chương trình nhận được sự ủng hộ, học tập kinh nghiệm của các quốc gia khác và của các tỉnh bạn. Hy vọng, trong thời gian tới sẽ có thêm nhiều trẻ ở mọi miền tổ quốc được uống sữa miễn phí. Lễ phát động giai đoạn 2 này cũng nhằm kỷ niệm Ngày Sữa học đường thế giới 26/9, với mục đích kêu gọi sự ủng hộ của cộng đồng và xã hội".


Chương trình đã nhận được sự ủng hộ của nhiều tổ chức, doanh nghiệp
 
Hiện nay, BR-VT là tỉnh duy nhất trên cả nước, đi đầu thực hiện chương trình sữa học đường, cung cấp sữa miễn phí cho trẻ mầm non trong suốt năm học và trẻ cộng đồng nguyên năm. Đặc biệt, khác với giai đoạn 1 (kinh phí chương trình 50% từ nguồn ngân sách, 50% do phụ huynh đóng góp), chương trình giai đoạn 2 được chuyển sang một bước ngoặt mới, đó là sự kết hợp đồng thuận giữa nhà nước, nhân dân và doanh nghiệp, có thêm sự đóng góp hỗ trợ giá sữa từ Vinamilk.

Bà Bùi Thị Hương - Giám đốc đối ngoại, Công ty cổ phần sữa Việt Nam chia sẻ: "Vinamilk vinh dự đồng hành, hỗ trợ chương trình trong suốt 5 năm giai đoạn 1 và tiếp tục được chọn là nhà cung cấp sữa cho chương trình trong giai đoạn 2. Chính sách giá ưu đãi của Vinamilk cho sữa học đường chính là đóng góp của Vinamilk với mong muốn mọi trẻ em được uống sữa để nâng cao thể chất, học tập tốt hơn". 


Tỷ lệ dinh dưỡng của trẻ em tại BR-VT ngày càng cải thiện

Được biết, qua 5 năm thực hiện giai đoạn 1, chương trình Sữa học đường tại BR-VT đã được triển khai đại trà tại 82/82 xã/phường của tỉnh đã cho kết quả: tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ từ 3-5 tuổi giảm từ 26% xuống còn 15%; Số lượng trẻ tăng cân chiếm khá cao 66,2 %; Trẻ thoát suy dinh dưỡng đạt 21,7%; đặc biệt trẻ có cải thiện về chiều cao đạt 36,8%. Hiện tốc độ giảm suy dinh dưỡng trẻ em của tỉnh khá nhanh so với tình trạng chung của cả nước. Sự thành công của giai đoạn I đã thúc đẩy BR-VT tiếp tục đầu tư cho dự án Sữa học đường giai đoạn 2. Nền kinh tế hiện vẫn còn khó khăn, việc tỉnh BR-VT tiếp tục đầu tư ngân sách và sự quan tâm vào chương trình Sữa học đường đã nhận được sự đánh giá cao của bà Ulla Holm - Giám đốc cấp cao của tổ chức FfDO (Food for Development) đặt tại Thụy Điển, cũng như của ông Bert Jan Post - Giám đốc Tetra Pak Việt Nam, đơn vị hỗ trợ kỹ thuật cho chương trình. Ông Bert Jan Post khẳng định: "Đầu tư vào thế hệ tương lai sẽ luôn là một chủ trương đúng đắn và mang lại lợi ích xã hội lâu dài". Từ khi thực hiện chương trình đến nay, tỉ lệ trẻ mầm non ra lớp đã tăng gấp đôi (đạt 95% năm 2011) và tỉ lệ trẻ suy dinh dưỡng của tỉnh giảm từ vị trí 20 về vị trí thứ 5 trên cả nước, tỉnh đã được cộng đồng các tổ chức Sữa học đường ghi nhận tại Hội thảo Quốc tế Sữa học đường tổ chức tại Vũng Tàu năm 2011, với đại diện của 15 quốc gia tham dự. 


Tương lai của các em ngày càng tươi sáng nhờ sự chung tay góp sức của cộng đồng

Ngày Sữa học đường Thế giới do Tổ chức Nông lương thế giới (FAO) thuộc Liên Hiệp Quốc (UN) khởi xướng và kêu gọi ủng hộ, với lịch sử hơn 100 năm tại các nước phát triển và hơn 50 năm tại các nước đang phát triển. Chương trình hiện đang lan rộng trên toàn cầu, nhằm góp phần thúc đẩy chế độ dinh dưỡng hợp lý cho trẻ em, và được đánh giá là có khả năng làm giảm gánh nặng chi phí cho y tế, giải quyết vấn đề suy dinh dưỡng, đem lại sự phát triển lành mạnh cho trẻ em về thể chất lẫn trí tuệ, nâng cao kết quả học tập và cũng để giúp ngành chăn nuôi bò sữa và sản xuất sữa phát triển mạnh mẽ.

Be mac Tuan le van hoa Viet Nam - Han Quoc

Bế mạc Tuần lễ văn hóa Việt Nam - Hàn Quốc

Với chủ đề "Việt - Hàn: 20 năm hữu nghị và phát triển", Tuần lễ văn hóa Việt Nam – Hàn Quốc được tổ chức tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu trong suốt một tuần qua là một sự kiện rất có ý nghĩa trong bối cảnh quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa hai nước đã và đang phát triển tốt đẹp trên tất cả mọi lĩnh vực.

Đây là một sự kiện văn hóa đặc biệt hưởng ứng kỷ niệm 20 năm quan hệ ngoại giao Việt - Hàn, nhằm góp phần thúc đẩy quan hệ thân tình giữa hai nước, là cơ hội để tỉnh Bà Ria - Vũng Tàu ngày càng thắt chặt hơn nữa tình đoàn kết hữu nghị với các tổ chức và địa phương của Hàn Quốc./.

Sunday, September 23, 2012

Hop mat doanh nghiep Viet-Han: Tang cuong hop tac thuong mai

Họp mặt doanh nghiệp Việt-Hàn: Tăng cường hợp tác thương mại

(CAO) Nhân tuần lễ Văn hóa Việt Nam - Hàn Quốc diễn ra tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã tổ chức buổi họp mặt doanh nghiệp Việt-Hàn. Ã"ng Hồ Văn Niên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng ông Oh Jae Hack, Tổng lãnh sự Hàn Quốc tại TPHCM cùng đông đảo doanh nghiệp tham dự.

Tại buổi họp mặt, ông Oh Jae Hack, Tổng lãnh sự Hàn Quốc tại TPHCM cho biết, từ khi thiết lập mối quan hệ ngoại giao năm 1992 đến nay, mối quan hệ Việt Nam và Hàn Quốc đã và đang phát triển nhanh chóng khiến nhiều quốc gia khác ngưỡng mộ. Chưa tới 10 năm thiết lập quan hệ, hai nước đã tiến đến “Quan hệ đối tác toàn diệnâ€� vào năm 2001 và nâng quan hệ quốc gia lên tầm “Quan hệ đối tác hợp tác chiến lượcâ€� vào năm 2009.


Ã"ng Hồ Văn Niên tặng hoa các doanh nghiệp Hàn Quốc có nhiều đóng góp cho
tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

Từ mối quan hệ này khối lượng mậu dịch cũng được tăng gấp 37 lần từ 500 triệu USD khi mới thiết lập quan hệ lên tới 18,6 tỷ USD vào năm 2011. Quy mô đầu tư của Hàn Quốc vào Việt Nam cũng tăng 260 lần, từ 90 triệu USD khi mới thiết lập quan hệ lên tới 24 tỷ USD vào năm 2011. Hàn Quốc đã trở thành một trong những nhà đầu tư lớn nhất ở Việt Nam. Năm 2011, ước tính đạt hơn 500 ngàn du khách Hàn Quốc đến Việt Nam. Ngược lại, hàng năm cũng có khoảng hơn 100 ngàn du khách Việt Nam đến Hàn Quốc và hiện nay, con số đó ngày một tăng lên.

Ã"ng Hồ Văn Niên cho biết, trong sự phát triển của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, trong thời gian qua còn có sự đóng góp của các nhà đầu tư đến từ Hàn Quốc với nhiều dự án quy mô lớn. Dịp này ông Niên cũng biểu dương và đánh giá cao sự đóng góp của các nhà đầu tư Hàn Quốc đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, góp phần tạo nhiều việc làm cho người lao động, tham gia tích cực các hoạt động từ thiện và an sinh xã hội.

Nhân dịp này, Hội người Hàn tại TPHCM và Sở Ngoại vụ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã ký bản ghi nhớ nhằm tiếp tục tăng cường sự hợp tác giữa hai bên, trong đó tập trung vào lĩnh vực văn hóa xã hội, kinh tế, giáo dục, thể thao, du lịch… Để đạt được những mục tiêu đề ra, hai bên sẽ đẩy mạnh việc xúc tiến liên lạc, gặp gỡ giữa các doanh nghiệp với các đại diện trong khu vực Nhà nước; giữa đại diện các ngành dịch vụ trong những lĩnh vực thiết yếu cho xã hội; thúc đẩy đối thoại giữa các cấp chính quyền hoặc các bên thứ ba có liên quan về các dự án liên doanh.

Be mac Tuan le van hoa Viet Nam

Bế mạc Tuần lễ văn hóa Việt Nam

Với chủ đề "Việt - Hàn: 20 năm hữu nghị và phát triển", Tuần lễ văn hóa Việt Nam – Hàn Quốc được tổ chức tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu trong suốt một tuần qua là một sự kiện rất có ý nghĩa trong bối cảnh quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa hai nước đã và đang phát triển tốt đẹp trên tất cả mọi lĩnh vực.

Đây là một sự kiện văn hóa đặc biệt hưởng ứng kỷ niệm 20 năm quan hệ ngoại giao Việt - Hàn, nhằm góp phần thúc đẩy quan hệ thân tình giữa hai nước, là cơ hội để tỉnh Bà Ria - Vũng Tàu ngày càng thắt chặt hơn nữa tình đoàn kết hữu nghị với các tổ chức và địa phương của Hàn Quốc./.

Hang chuc con do tan cong nha dan

Hàng chục côn đồ tấn công nhà dân

(TNO) Ngày 23.9, Công an H.Long Điền (Bà Rịa - Vũng Tàu) tiến hành điều tra vụ côn đồ xông vào nhà dân, tấn công khiến 2 người bị thương nặng.

Theo lời kể của anh Phạm Bạn, ngụ nhà số i11, tổ 4, ấp Tân Lập, xã Phước Tỉnh, khoảng 19 giờ 30 ngày 22.9, hàng chục người đã dùng đá chọi vào nhà làm anh bị gãy ngón tay.

"Khi gia đình tôi đang ở trong nhà thì có 4 thanh niên đi trên xe máy chạy vô nhà. Họ nói con tôi vay tiền họ 10 triệu đồng, rồi đòi trả thêm 3 triệu đồng tiền lãi nữa. Lúc đầu, tôi định trả nhưng họ lại đòi thêm 20 triệu nữa nên tôi không trả. Tôi thấy họ vừa nói vừa hăm dọa nên gọi cho em ruột xuống cùng bàn bạc", anh Bạn kể

Trao đổi với chúng tôi ngày 23.9, anh Phạm Văn Thành (em ruột anh Bạn), cho biết: "Khi tôi chạy xuống thì thấy trong hẻm có hàng chục thanh niên đứng phía ngoài nhà anh Bạn. Họ cầm đá trên tay rất nhiều. Lúc tôi và anh Bạn nói chuyện thì người tên Đỏ hùng hổ đòi đánh gia đình anh tôi. Chúng tôi mời họ ra về, nhất quyết không đưa tiền thì bị Đỏ gọi cho đàn em ở ngoài hẻm chạy đến. Họ chọi đá như mưa vào nhà…".

Anh Bạn bị chọi đá trúng vào chân và tay làm ngón tay bị gãy. Anh Thành bị chọi trúng mặt, phải khâu gần 10 mũi và một số viên đá trúng chân.


Anh Thành bị vết thương trên mặt, phải khâu gần 10 mũi

Anh Bạn bị gãy ngón tay

Công an H.Long Điền dựng lại hiện trường vụ việc

Mẹ anh Bạn thấy những người này ném đá vào nên vội vàng đóng cửa nhà, thế nhưng vẫn bị chọi trúng một số viên vào bụng.

Những kẻ ra tay còn làm bể các phụ tùng bằng nhựa của 2 xe máy biển kiểm soát 72K1-051.72 và 72K1-004.96, nhưng là xe của nhóm Đỏ để trong sân nhà anh Bạn.

Anh Thành bức xúc: "Khi những người này đến nhà, chúng tôi gọi điện thoại báo cho Công an xã Phước Tỉnh nhưng họ không đến. Gần 1 tiếng sau, tôi phải gọi báo cho Công an H.Long Điền nhờ can thiệp. Nhóm người của tên Đỏ bỏ đi thì lực lượng công an mới xuất hiện".

Ngay sau đó, Công an xã Phước Tỉnh đến hiện trường thu gom hàng chục cục đá và đưa 2 xe máy trên về trụ sở công an.

Ngày 23.9, Công an H.Long Điền đến nhà anh bạn dựng lại hiện trường, điều tra vụ việc.

Tin ảnh: Nguyễn Long

Côn đồ tấn công cả nhà chủ doanh nghiệp
Bắt thêm nghi can vụ côn đồ tấn công tài xế
Bị côn đồ tấn công, một công nhân tử vong
Côn đồ tấn công Cảnh sát 113

Saturday, September 22, 2012

Suoi nong Hoi Van

Suối nóng Hội Vân

Nếu Ninh Bình có kênh Gà, Bà Rịa - Vũng Tàu có Bình Châu, Lâm Đồng có Đam Rông… thì Bình Định có Hội Vân (xã Cát Hiệp, H.Phù Cát). Đây là một trong những suối nước nóng nổi tiếng ở Việt Nam.

Dòng suối này được nhiều người nhắc đến với một huyền thoại: Một nàng công chúa Chămpa xinh đẹp bị bệnh lạ, da dẻ nổi mụn xù xì, ngứa ngáy khiến nàng trở nên xấu xí. Nàng xấu hổ, nhốt mình trong cung cấm, suốt ngày rầu rĩ, héo hon. Để giúp công chúa vơi bớt nỗi buồn, trong một lần đi săn, nhà vua đã đưa nàng đi theo. Khi mặt trời sắp lặn, đến một góc rừng hoang vu, nhà vua nhìn thấy giữa dòng suối mát có những mạch nước ngầm trào lên trong vắt. Người bèn ra lệnh vây màn cho công chúa tắm. Kỳ lạ thay, nàng hết ngứa, trong người cảm thấy khoan khoái dễ chịu. Công chúa xin vua cha cho hạ trại, nán lại bên suối một thời gian để được ngày ngày ngâm mình trong dòng nước nóng. Thế rồi ngày qua ngày, bệnh tình của nàng qua khỏi lúc nào không biết, da dẻ trở lại hồng hào, xinh đẹp hơn xưa. Chẳng biết thực hư câu chuyện thế nào nhưng đến Hội Vân bây giờ người làng vẫn còn truyền miệng giai thoại ấy.

 
 Suối nước nóng Hội Vân - Ảnh: Minh Úc

Đến cầu Tràn cách thị trấn Ngô Mây, H.Phù Cát chừng 4 km, một dòng suối hiện ra sau làn hơi nước mỏng manh. Khi hoàng hôn buông xuống cũng là lúc mặt suối được phủ một lớp vàng óng ả của ánh chiều tà. Làn hơi lúc này bốc lên thấy rõ mồn một.

Theo dân làng, 3 năm trở lại đây, nước suối chảy ít hơn xưa, cát lộ thiên tạo thành bờ ở hai bên lòng suối, độ sâu mực nước chừng 1 mét. Khoảng tháng 10 trở đi, vào mùa mưa nước ngập cả mặt suối nên nhiều gia đình thường đến đây ngâm mình. Những ngày hè oi ả, bóng mát từ những hàng tràm tỏa xuống hai bên bờ là nơi thích hợp cho những buổi dã ngoại theo nhóm. Nhiều bạn trẻ thích thú mang theo trứng để luộc trong "nồi nước" khổng lồ Hội Vân. Theo cảm nhận chủ quan có lẽ trứng được luộc ở đây có vị bùi, đậm đà hơn luộc ở nhà.

Mạch ngầm tạo nên hơi nóng phân bố không đều. Chính vì thế đã làm xuất hiện nhiều khu vực nước nóng nằm rải rác dọc con suối. Tại chỗ cầu Tràn có lẽ do địa thế đẹp và rộng, nên thu hút khách hơn cả. Khi bước chân ra khỏi khu vực này nước bắt đầu mát dần. Một cảm giác khá thích thú cứ dần lan tỏa… 

Minh Úc

Giếng nước nóng bất thường
Tắm nước nóng da sẽ bị khô?
Cẩn thận với việc tắm nước nóng
Nước nóng có thể giảm đau

 

Vinamilk khoi dong chuong trinh Sua hoc duong tai Ba Ria

Vinamilk khởi động chương trình Sữa học đường tại Bà Rịa

Buổi lễ khởi động diễn ra tại trường Mầm non Họa Mi (TP. Bà Rịa) dưới sự chứng kiến của lãnh đạo các sở ban ngành của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu (BR-VT), đại diện của một số tỉnh thành khác trong cả nước, giáo viên và hơn 1.000 trẻ mầm non, trẻ cộng đồng. Dự án được triển khai theo tinh thần của Chiến lược Quốc gia về Dinh Dưỡng giai đoạn 2011-2020.

Lễ phát động diễn ra ở trường Họa Mi

Tổng kinh phí dự kiến cho giai đoạn 2 là 113 tỷ đồng, dự kiến cung cấp sữa miễn phí cho hơn 270.000 trẻ ở lứa tuổi mầm non trên phạm vi toàn tỉnh trong suốt 5 năm, từ 2012 đến 2016. Như vậy, so với giai đoạn 1 (2007-2011), tổng kinh phí giai đoạn 2 cao hơn 30 tỷ đồng và số lượng trẻ được uống sữa miễn phí cao hơn 73.000 trẻ (giai đoạn 1 là 197.000 trẻ).

Nhờ chương trình này, từ năm học 2012, trẻ em dưới 6 tuổi trong các trường mầm non được uống sữa miễn phí 2 lần/tuần trong suốt năm học (9 tháng). Trẻ em 3-5 tuổi suy dinh dưỡng ngoài cộng đồng sẽ được uống sữa miễn phí 4 lần/tuần trong cả năm (12 tháng).

Ngoài ra, trong giai đoạn 2, chương trình chuyển sang một bước ngoặt mới, đó là sự kết hợp và đồng thuận giữa nhà nước, nhân dân và doanh nghiệp. Khác với giai đoạn 1 (kinh phí chương trình 50% từ nguồn ngân sách, 50% do phụ huynh đóng góp), trong giai đoạn 2 có thêm sự đóng góp hỗ trợ giá sữa từ doanh nghiệp.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu đánh giá cao chương trình

Ông Lê Thanh Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh BR-VT cho biết: "Chương trình Sữa học đường thể hiện sự quan tâm của các cấp lãnh đạo đến trẻ em, mong muốn xây dựng một thế hệ trẻ khỏe mạnh cả về tầm vóc lẫn trí tuệ. Chúng tôi rất vinh dự khi chương trình nhận được sự ủng hộ, học tập kinh nghiệm của các quốc gia khác và của các tỉnh bạn. Hy vọng, trong thời gian tới sẽ có thêm nhiều trẻ ở mọi miền tổ quốc được uống sữa miễn phí".

Bà Bùi Thị Hương, Giám đốc đối ngoại, Công ty cổ phần sữa Việt Nam Vinamilk chia sẻ thêm: "Vinamilk vinh dự đồng hành, hỗ trợ chương trình trong suốt 5 năm giai đoạn 1 và tiếp tục được chọn là nhà cung cấp sữa cho chương trình trong giai đoạn 2. Chính sách giá ưu đãi của Vinamilk cho sữa học đường chính là đóng góp của Vinamilk với mong muốn mọi trẻ em được uống sữa để nâng cao thể chất, học tập tốt hơn".

Vũ Văn Tiến

Study Bus

Study Bus

Du học ngày càng trở nên phổ biến và là sự lựa chọn hàng đầu của nhiều bạn trẻ hiện nay. Thế hệ học sinh sinh viên (HSSV) ngày càng năng động, vốn ngoại ngữ tốt, dễ dàng thích nghi với cuộc sống mới là những thuận lợi cho việc du học. Tuy nhiên, bạn có thực sự sẵn sàng cho hành trình du học sắp tới và tìm hiểu kỹ về đất nước mình sắp du học ngoài những kiến thức qua Internet, sách báo, bạn bè.

Quyết định du học là không dễ dàng

Nói đến du học, dường như đó là một bức tranh màu hồng của không ít bạn, nơi đó sẽ là một thiên đường về kiến thức, kỹ năng sống và về những vùng đất mà mình có thể khám phá cũng như sự đảm bảo cho thành công trong tương lai.

Thế nhưng trên thực tế sẽ không như chúng ta nghĩ nếu như các bạn chưa có sự chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi bước chân du học. Có một điều chắc chắn rằng có rất nhiều du học sinh đã thành công vượt bậc, tuy nhiên không thể phủ nhận việc không ít du học sinh đã phải chuyển đổi nhiều trường, ngành học trong suốt thời gian du học. Chúng ta hoàn toàn có thể tránh những sai lầm đó nếu như ngay từ đầu có sự tìm hiểu chu đáo, cũng như có sự hỗ trợ của chính văn phòng đại diện các trường tại Việt Nam hay những trung tâm tư vấn uy tín.

Khi được hỏi, hầu hết các bạn du học sinh đều trả lời đã không có những trải nghiệm thực tế trước quyết định du học của mình. Nhiều du học sinh đã bị sốc trong thời gian đầu xa nhà bởi có quá nhiều khác biệt về ngôn ngữ, văn hoá và lối sống… Vì vậy việc có những "trải nghiệm du học" bổ ích, thiết thực cùng "Thế giới du học Study Bus" ngay tại Nhà Thiếu nhi Tỉnh BR-VT, TP.Vũng Tàu: Chủ Nhật, ngày 30/9 lúc 8g30 – 12g00 là vô cùng cần thiết.

Study Bus – Cơ hội trải nghiệm để du học thành công

Study Bus thoạt nhìn giống những chiếc xe buýt thông thường khác, nhưng bên trong là một thế giới với những hình ảnh sống động. Điều thú vị nhất trên Study Bus chính là "Không gian trải nghiệm Experience Dome" – một sự hòa quyện độc đáo của mùi vị, hình ảnh và âm thanh sẽ đưa ta đến với hành trình du học của chính mình. Bên cạnh đó, màn hình "Tư vấn cảm ứng Touch Screen" và "Rạp chiếu mini 3D" sẽ giúp ta hiểu hơn về hệ thống giáo dục các nước cùng với những chia sẻ, lời khuyên bổ ích về du học.

study-bus-trai-nghiem-du-hoc-thuc-te-vung-tau
Học sinh theo dõi thông tin trong rạp chiếu 3D mini

study-bus-trai-nghiem-du-hoc-thuc-te-vung-tau
Touch screen - Tư vấn cảm ứng

study-bus-trai-nghiem-du-hoc-thuc-te-vung-tau
Touch screen - Trao đổi thông tin


Đến với "Ngày hội khám phá Study Bus" tại TP.Vũng Tàu, các bạn HSSV sẽ được hỗ trợ lập ra một kế hoạch du học phù hợp nhất với đại diện của hơn 30 trường Anh, Úc, Mỹ, Canada, New Zealand, Hà Lan và Ireland thuộc Study Group. Đây còn là cơ hội để chúng ta tham gia kiểm tra trình độ tiếng Anh ngay tại chỗ và tìm hiểu về HỌC BỔNG lên đến 50% học phí.

Study Group - Chắp cánh ước mơ du học

Hơn 10 năm qua, Tập đoàn giáo dục quốc tế Study Group với văn phòng đại diện tại TP.HCM đã trở thành địa chỉ uy tín được nhiều bậc phụ huynh, HSSV tin tưởng để "chọn mặt gửi vàng". Study Group chuyên cung cấp nhiều chương trình học đa dạng từ bậc PTTH đến Thạc sĩ với hơn 60.000 HSSV đến từ hơn 130 quốc gia đang theo học.

Bằng những nổ lực hết mình, Study Group đã mở cánh cửa cho nhiều sinh viên Việt Nam bước vào các trường đại học danh tiếng thế giới như Đại học Cambridge, Oxford, Sydney, Auckland... Vừa qua, bạn Nguyễn Xuân Dũng (TP.Vinh) sau khi hoàn thành xuất sắc chương trình A Level tại trường Bellerbys College (UK) với số điểm gần như tuyệt đối (A*A*A*A), Xuân Dũng đã vinh dự bước vào Đại học Cambridge trứ danh để tiếp tục hành trình khẳng định chính mình.

study-bus-trai-nghiem-du-hoc-thuc-te-vung-tau

Vui lòng liên hệ VPĐD Study Group tại Việt Nam:
Lầu 10 - 60 Nguyễn Đình Chiểu, Q.1, TP.HCM
Tel: 08. 3910 2084 - Hotline: 0938 60 0909 – 0933 88 7703
Email: infovn@studygroup.com 

Chinh tri - Xa hoi

Chính trị - Xã hội

Sở Thông tin - Truyền thông và  Bộ đội biên phòng tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu hôm qua ký kết chương trình phối hợp công tác thông tin truyền thông và thông tin đối ngoại ở khu vực biển, đảo giai đoạn 2011-2015. (Nguyễn Long)

Trong 2 ngày 20-21.9, tại TP.Đà Lạt (Lâm Đồng), Viện KSND tối cao tổ chức hội nghị tập huấn công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử hình sự án kinh tế - chức vụ. (Lâm Viên)

Hôm qua, tại Đà Nẵng, Bộ Xây dựng, Bộ Đất đai - Hạ tầng - Giao thông và Du lịch Nhật Bản cùng Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản - JICA tổ chức hội thảo Việt - Nhật lần thứ 3 về quản lý dự án và chất lượng xây dựng. (Hữu Trà)

Đêm 20 và sáng 21.9, Hải đội Biên phòng 2 (Bộ đội Biên phòng Cà Mau) phát hiện, bắt giữ, chờ xử lý 4 tàu đánh cá sử dụng kích điện để khai thác thủy sản và 8 tàu đánh cá khác hoạt động sai vùng tuyến, gây hủy diệt nguồn tài nguyên biển. (Anh Vy)

Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ Công an TP.Đà Nẵng đã tiêu hủy gần 1.000 chiếc mũ bảo hiểm giả mạo, kém chất lượng bị phát hiện, thu giữ trong năm 2012. (Ng.Tú)

Công ty Việt Nam Suzuki đã khai trương Suzuki World (số 2 Phổ Quang, Q.Tân Bình, TP.HCM), là cửa hàng trực tiếp đầu tiên trên cả nước của công ty này, trưng bày, kinh doanh tất cả các loại xe máy, ô tô, phụ tùng chính hãng Suzuki. (Hoàng Việt)

Năm học 2012-2013, Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Quảng Ngãi sẽ giải ngân số tiền khoảng 75 tỉ đồng cho 15.000 lượt học sinh, sinh viên trong tỉnh vay theo chương trình tín dụng đối với học sinh, sinh viên để trang trải chi phí học tập, sinh hoạt. (Hiển Cừ)

Theo Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Phú Yên, hiện bọ dừa đã gây hại 1.800 ha dừa ở TX.Sông Cầu và H.Tuy An, với tỷ lệ hại từ 40-52% ở cấp nguy hiểm. (Đức Huy)

UBND tỉnh Quảng Nam vừa yêu cầu phân kỳ 3 giai đoạn để thực hiện quy hoạch đầu tư tổng thể bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di sản văn hóa thế giới Hội An (giai đoạn 2012-2025) do nguồn kinh phí dự án lên đến 2.133 tỉ đồng. (H.X.H)

UBND H.Kiên Hải (Kiên Giang) hôm qua khánh thành, đưa 2 cầu cập tàu Bãi Nhà (dài 134 m) và Bãi Bấc (dài 180 m, cùng rộng 8 m; tổng vốn đầu tư 330 tỉ đồng) thuộc xã đảo Lại Sơn vào hoạt động. (H.Cúc)

Sáng qua, Bệnh viện đa khoa T.Ư Cần Thơ phối hợp với Chi hội Nội soi tiêu hóa miền Nam tổ chức hội thảo Nội soi tiêu hóa miền Nam lần thứ 2 tại TP.Cần Thơ, với sự tham gia của khoảng 100 bác sĩ, chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực này. (Hương Giang)

UBND tỉnh Quảng Trị vừa ra quyết định đóng cửa mỏ khai thác vàng sa khoáng tại khu vực xã Tà Long và Đakrông (H.Đakrông), yêu cầu Công ty cổ phần xây dựng số 6 trước ngày 30.9 phải di dời trang thiết bị máy móc, san ủi lại mặt bằng khu vực khai thác. (Nguyễn Phúc)

UBND tỉnh Quảng Nam đã phân bổ 299 tỉ đồng từ khoản ứng trước vốn ngân sách nhà nước và trái phiếu chính phủ kế hoạch năm 2013 để thực hiện 13 công trình, dự án lớn thuộc lĩnh vực giao thông, y tế, giáo dục, môi trường... (H.X.H)

Friday, September 21, 2012

Tiep tuc chuong trinh sua hoc duong tai Vung Tau

Tiếp tục chương trình sữa học đường tại Vũng Tàu

(VTC News) - Buổi lễ khởi động diễn ra tại trường Mầm non Họa Mi (thành phố Bà Rịa) dưới sự chứng kiến của lãnh đạo các sở ban ngành của địa phương, đại diện của một số tỉnh thành khác trong cả nước, giáo viên và hơn 1.000 trẻ mầm non, trẻ cộng đồng. 

Ngày 20/9/2012, Uỷ ban Nhân dân và Sở Giáo dục Đào tạo tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã chính thức khởi động chương trình Sữa học đường giai đoạn 2 (2012-2016). Cho tới thời điểm này, Bà Rịa - Vũng Tàu là tỉnh duy nhất trên cả nước, đi đầu thực hiện chương trình sữa học đường, cung cấp sữa miễn phí cho trẻ mầm non trong suốt năm học và trẻ cộng đồng nguyên năm. 

Tổng kinh phí dự kiến cho giai đoạn 2 là 113 tỷ đồng, dự kiến cung cấp sữa miễn phí cho hơn 270.000 trẻ ở lứa tuổi mầm non trên phạm vi toàn tỉnh trong suốt 5 năm, từ 2012 tới 2016. 

Như vậy, so với giai đoạn 1 (2007-2011), tổng kinh phí giai đoạn 2 cao hơn 30 tỷ đồng và số lượng trẻ được uống sữa miễn phí cao hơn 73.000 trẻ (giai đoạn 1 là 197.000 trẻ). 

Được biết, qua 5 năm thực hiện ở giai đoạn 1, chương trình Sữa học đường tại Bà Rịa - Vũng Tàu đã được triển khai đại trà tại 82/82 xã/phường của tỉnh. Kết quả là tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ từ 3-5 tuổi tại tỉnh giảm từ 26% xuống còn 15%.

Chương trình Sữa học đường giai đoạn 2 tại Bà Rịa - Vũng Tàu do Sở GD-ĐTSở Y tế Bà Rịa - Vũng Tàucác sở, ngành liên quan triển khai thực hiện theo tinh thần của Chiến lược Quốc gia về Dinh Dưỡng giai đoạn 2011-2020. Hai nhà tài trợ chính của chương trình là Tetra Pak Việt Nam và Vinamilk.

Chùm ảnh do phóng viên VTC News thực hiện tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu:

 Mở đầu bằng các tiết mục ca nhạc của các bé và cô giáo trường mần non Các em biểu diễn thời trang với trang phục bao bì ,hộp sữa "tái chế"
Hàng trăm em háo hức, vui mừng với chương trìnhTrong giai đoạn 2, chương trình chuyển sang một bước ngoặt mới, đó là sự kết hợp và đồng thuận giữa nhà nước, nhân dân và doanh nghiệp. Khác với giai đoạn 1 (kinh phí chương trình 50% từ nguồn ngân sách, 50% do phụ huynh đóng góp), trong giai đoạn 2 có thêm sự đóng góp hỗ trợ giá sữa từ doanh nghiệp. Đại diện Công ty sữa Vinamilk: "Chính sách giá ưu đãi của Vinamilk cho sữa học đường chính là đóng góp của Vinamilk, với mong muốn mọi trẻ em được uống sữa để nâng cao thể chất, học tập tốt hơn".Ông Lê Thanh Dũng, Phó Chủ tịch UBND Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu cho biết: "Chương trình Sữa học đường thể hiện sự quan tâm của các cấp lãnh đạo Đảng, Tỉnh Uỷ, Hội Đồng Nhân Dân, Uỷ Ban Nhân Dân tỉnh đến trẻ em, mong muốn xây dựng một thế hệ trẻ khỏe mạnh cả về tầm vóc lẫn trí tuệ" Ông Dũng bấm nút khởi động chương trình giai đoạn 2 (2012 - 2016) Nhờ chương trình, từ năm học 2012, trẻ em dưới 6 tuổi trong các trường mầm non được uống sữa miễn phí 2 lần/tuần trong suốt năm học (9 tháng). Trẻ em 3-5 tuổi suy dinh dưỡng ngoài cộng đồng sẽ được uống sữa miễn phí 4 lần/tuần trong cả năm (12 tháng)Ngày Sữa học đường Thế giới do Tổ chức Nông lương thế giới (FAO) thuộc Liên Hiệp Quốc (UN) khởi xướng, được tổ chức lần đầu vào năm 2000. Góp phần thúc đẩy chế độ dinh dưỡng hợp lý cho trẻ em, đem lại sự phát triển lành mạnh cho trẻ về thể chất lẫn trí tuệ, nâng cao kết quả học tập.  MC Phương Thảo hướng dẫn cách xếp hộp sữa sau khi dùng xong để thuận tiện khi bỏ vào sọt rác, tái chế Hướng dẫn các em bỏ rác đúng nơi quy định Một trong những mô hình dùng hộp sữa đã dùng xong, tạo ra những "sản phẩm" ngộ nghĩnh, lạ mắt phục vụ cho việc học tập, vui chơi giải trí cho các em Tận dụng những gì có thế... Lâu đài trong câu chuyện cổ tích được dựng lên từ các hộp... sữa

Tin, ảnh: Phan Cường

Ba Ria

Bà Rịa

2008 © Bản quyền thuộc về Giadinh.net.vn, Báo Gia đình và Xã hội, Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình
Giấy phép số: 79/GP-TTĐT ngày 20/4/2011 của Cục Quản lý PTTH TTĐT, Bộ TTTT
Điện thoại: 042.2120681 | Fax: 043.8463556
Điện thoại báo in Gia đình và Xã hội: 043.8463567 – Fax: 043.8463556
Đường dây nóng: Hà Nội: 043.8235807 máy lẻ 24 - 0904852222
Đường dây nóng: TP HCM: 082.2405776 – 0125.043.777
Toà soạn: 138A Giảng Võ, Ba Đình, Hà Nội - Email: toasoan@giadinh.net.vn
® Ghi rõ nguồn "Giadinh.net.vn" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này