Wednesday, October 31, 2012

Mot chu tich UBND phuong bi khoi to

Một chủ tịch UBND phường bị khởi tố

Liên quan đến vụ việc, Phòng PC46 Công an tỉnh BR-VT cũng đã tống đạt quyết định khởi tố bị can và lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú đối với ông Nguyễn Thế Tiến (62 tuổi, nguyên cán bộ địa chính phường 8, TP.Vũng Tàu) về hành vi "Cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng" theo Điều 165 Bộ luật Hình sự. Trước đó, vào ngày 19-3-2012, Phòng PC46 Công an tỉnh BR-VT đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam ông Nguyễn Văn Đông (56 tuổi, trú tại 27A Phạm Văn Dinh, phường Thắng Nhất, TP.Vũng Tàu) về hành vi "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản".

Liên quan và diễn tiến của vụ việc như sau: Năm 1990, Bộ Giáo dục-Đào tạo làm chủ đầu tư xây dựng công trình nhà nghỉ cho cán bộ, giáo viên tại khu vực nay là Khách sạn Hoa Phượng Đỏ (đường Thi Sách, phường 8, TP.Vũng Tàu). Xí nghiệp Dịch vụ xây lắp Côn Đảo là đơn vị thi công. Trong quá trình thi công, Xí nghiệp Dịch vụ xây lắp Côn Đảo "mượn" khoảng 300m2 đất (đất lâm nghiệp, có rừng phi lao nằm liền kề với công trình) của phường 8, TP.Vũng Tàu để làm khu lán trại, nhà xưởng và kho chứa vật liệu xây dựng bằng xà gồ gỗ, tre, ván gỗ và tôn. Ngày 30-12-2005, UBND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu ra quyết định số 5129/QĐ-UBND thu hồi 2.274,2m2 đất tại đường Thi Sách (phường 8, TP.Vũng Tàu) để đầu tư xây dựng trụ sở Trung tâm Kỹ thuật tài nguyên môi trường và Trung tâm Phát triển quỹ đất tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu (trong đó có 248,28m2 mà Đông đang bao chiếm). Theo đó, ngày 29-8-2006, UBND TP.Vũng Tàu có quyết định số 2325/QĐ-UBND về việc phê duyệt kinh phí bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất, Đông đã được đền bù 46,67 triệu đồng (làm tròn số) tiền bồi thường hoa màu, nhà vật kiến trúc trên diện tích đất bị thu hồi. Tuy nhiên, theo điều tra của cơ quan công an, Đông đã "phù phép" nhiều loại giấy tờ để chứng minh mình là chủ sở hữu hợp pháp của lô đất 248,28m2 tại số 261B Thi Sách (phường 8, TP.Vũng Tàu) và được ông Nguyễn Xuân Lâm (Chủ tịch UBND phường 8, TP.Vũng Tàu) và ông Nguyễn Thế Tiến (cán bộ địa chính phường 8, TP.Vũng Tàu lúc bấy giờ) xác nhận sai thực tế nguồn gốc đất, thời gian sử dụng đất, thời gian cư ngụ trên đất, giúp Đông chiếm đoạt tiền đền bù của Nhà nước khi thu hồi là 2,42 tỷ đồng và một lô đất tái định cư như vừa nêu trên.

 

Bac Lieu, Phu Yen, Ba Ria

Bạc Liêu, Phú Yên, Bà Rịa

Tại hội nghị, các đại biểu đã được phổ biến nội dung cơ bản của những nghị quyết, kết luận của Ban Chấp hành T.Ư tại Hội nghị T.Ư 6 (khóa XI) về tình hình kinh tế - xã hội năm 2012 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2013; tiếp tục sắp xếp, đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước; đổi mới chính sách, pháp luật về đất đai; đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo; phát triển khoa học và công nghệ; quy hoạch Ban Chấp hành T.Ư, Bộ Chính trị, Ban Bí thư và các chức danh lãnh đạo chủ chốt của Ðảng, Nhà nước; việc thành lập Ban Kinh tế T.Ư; kết quả kiểm điểm tự phê bình và phê bình tập thể và cá nhân Bộ Chính trị, Ban Bí thư theo tinh thần Nghị quyết T.Ư 4 (khoá XI). Các tỉnh ủy yêu cầu các Huyện ủy, Thành ủy, Ðảng ủy trực thuộc tăng cường việc phổ biến, tuyên truyền kết quả Hội nghị T.Ư 6 (khóa XI); qua đó tạo sự thống nhất cao trong cán bộ, đảng viên, đồng thuận trong nhân dân; tập trung lãnh đạo, chỉ đạo phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; ra sức học tập, rèn luyện, làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; làm tốt công tác tự phê bình và phê bình theo tinh thần Nghị quyết T.Ư 4 (khóa XI) về xây dựng Ðảng.

Dem do, hai me con khong ai ngu duoc, ma dan do du chuyen, tu chuyen hoc hanh, den chuyen an o.

Đêm đó, hai mẹ con không ai ngủ được, má dặn dò đủ chuyện, từ chuyện học hành, đến chuyện ăn ở.

Ngôi sao RSS

Thu Trang(Dự thi 'Những lần đầu tiên đáng nhớ')

Cầm trên tay tấm giấy báo trúng tuyển vào trường trung cấp Thương nghiệp Vũng Tàu - ngành Kế toán, tôi nghe tất cả như sụp đổ dưới chân, vậy là ước mơ vào đại học, (nếu không đậu đại học hy vọng điểm thi của tôi cũng đủ vào nguyện vọng hai là trung cấp y sĩ, được mặc chiếc áo blu trắng), đã không thành hiện thực, người ta chuyển tôi vào Trung cấp Kế toán, một ngôi trường xa lạ và kế toán là nghề không có trong suy nghĩ của tôi.

Nhiều đêm trăn trở, tôi phải làm sao đây? Tiếp tục ôn tập để năm sau thi lại ư? Với hoàn cảnh gia đình, ba mất sớm, một tay má lo cho hai chị em ăn học, thiếu trước hụt sau, việc học lại một năm nữa sẽ tốn rất nhiều tiền, còn nhập học theo giấy báo của trường trung cấp Thương nghiệp, thật tình mà nói, tôi không có hứng thú gì với nghề kế toán. Nhưng bù lại, Vũng Tàu là địa danh tôi hằng ao ước có ngày mình sẽ đựợc đến đó, ngắm cảnh thơ mộng của biển lúc rạng đông cũng như lúc hoàng hôn, được nô đùa tung tăng trên bãi cát, ngâm mình trong làn nước biển trong xanh. Có lẽ biển sẽ làm cho môn học của tôi bớt khô khan, tôi tự an ủi mình và cuối cùng quyết định sẽ đi Vũng Tàu nhập học.

Thấy tôi buồn, má an ủi: "Thôi ráng học đi con, rồi từ từ cũng quen mà"... Hành lý của tôi ngoài mấy bộ quần áo cũ, còn có một hũ muối tiêu, một hũ muối đậu, má mới làm xong lúc sáng và chút ít tiền để đi xe. Đêm đó, hai mẹ con không ai ngủ được, má dặn dò đủ chuyện, từ chuyện học hành, đến chuyện ăn ở. Nghĩ thương má quá, lớn tuổi rồi mà vẫn cực khổ lo cho hai chị em tôi, tôi nguyện với lòng phải cố gắng học tốt, có việc làm để cho má được nghỉ ngơi.

Vừa chợp mắt một lúc thì gà gáy sáng, má lục đục vậy nấu cơm. Ăn xong, tôi một mình khăn gói lên đường, từ Tây Ninh đến Vũng Tàu hơn 300 cây số, phải đi hai chặng xe, mà từ hồi nào đến giờ, tôi có đi đâu xa một mình chứ! Thôi thì "nhắm mắt đưa chân", phó mặc cho trời đất vậy. Đến bến xe Miền Đông, trời đã xế trưa, tôi vào phòng bán vé mua vé đi Vũng Tàu, thì hỡi ơi, người ta bảo hết vé rồi, không còn vé có nghĩa là phải ở lại thành phố để chờ hôm sau, biết ở đâu đây chứ? Rất may, thấy chiếc xe đi Vũng Tàu sắp chuyển bánh, tôi liều chạy theo năn nỉ bác tài cho tôi đi với, dù phải đứng cũng được, thấy tôi vừa khóc vừa năn nỉ, bác tài xiêu lòng cho lên xe và lấy tiền xe bằng giá phòng vé đã bán...

Đến Vũng Tàu trời đã xế chiều, tôi đưa địa chỉ nhờ bác xích lô chở đến trường, đứng trước tấm biển Trường trung cấp Thương nghiệp Vũng Tàu, tôi mừng quá, nhảy cẫng lên, nước mắt lưng tròng. Tôi bước nhanh vào phòng giáo vụ, sau khi xem giấy báo nhập học, người ta đưa tôi về khu tập thể học sinh, trong phòng có 7 cái giường đôi, chỉ còn lại một chỗ trống, thì ra tôi là người đến muộn nhất. 14 đứa, mỗi đứa một nơi: Đà Lạt, Nha Trang, Phan Thiết... phút chốc chúng tôi đã quen nhau, chúng tôi cùng học chung lớp KT2A.

Sắp xếp đồ đạc gọn gàng trên chiếc giường cá nhân, tôi bắt đầu viết thư về kể mọi chuyện cho má an tâm. Giờ này không biết má và bé ba đã ngủ chưa, chắc má lo cho tôi lắm! Tôi thấy nhớ nhà, nhớ má, nhớ đêm đêm hai chị em giành nhau ôm má, nhớ con chó vện hay nằm ở cửa chờ mọi người về. Tôi phải cố kìm lại những giọt nước mắt chực trào ra, vậy mà bức thư cũng có đôi chỗ bị lấm lem nước mắt. Vào những năm đó liên lạc thật khó khăn, thông tin qua thư tín mà thư đi thư lại phải mất gần nửa tháng, ngày nào tôi cũng trông thư dài cả cổ.

Hơn 30 năm kể từ ngày tốt nghiệp, tôi mới có dịp trở lại Vũng Tàu. Khi khóa tôi tốt nghiệp, khoảng một năm sau thầy cô chuyển về trường mới ở TP HCM, trường ở Vũng Tàu được đổi lại thành trường chính trị. Dù tất cả đã đổi thay, nhìn trường xưa, chốn cũ, nơi tôi đã cùng thầy cô, bạn bè sống hơn hai năm, bao kỷ niệm chợt ùa về như mới hôm qua.

Sao quên được con đường từ trường đến bưu điện để gởi thư hoặc đôi khi nhận bưu phẩm từ nhà gởi ra. Lâu lâu mới có giấy báo nhận tiền, mấy chục đồng má gởi ra để tôi có tiền mua vé xe về nhà. Còn đây, bãi trước, mỗi chiều sau khi ăn cơm xong, chúng tôi thường rủ nhau đi dạo dọc theo bãi biển, nghe tiếng sóng vỗ rì rào hoặc ngắm những món quà lưu niệm làm từ vỏ sò, vỏ ốc, tôi thầm ước phải chi có tiền, mình sẽ mua cây kẹp đồi mồi về cho bé ba, chắc nó thích lắm!

Kể sao cho hết những kỷ niệm ngày ấy, chúng tôi - những đứa lần đầu xa nhà, xa cha mẹ, cùng sống dưới một mái trường, cùng những vui buồn, những giọt nước mắt nhớ nhà... Ôi! Nhớ quá các bạn của tôi ơi!

Nhung thuyen vien doi tren con tau nat

Những thuyền viên đói trên con tàu nát

Núi phế liệu khổng lồ trên biển

Có thể ví con tàu Vinashin Atlantic là một núi phế liệu mọc lên ngoài khơi biển Vũng Tàu. Theo các thuyền viên, trong hàng chục con tàu của Vinashin, thì Vinashin Atlantic thuộc hàng "đại ca". Nó có chiều dài 265,2m, rộng 47,80m và cao 22,80m. Nhưng đáng tiếc thay, nó là một đống phế liệu sừng sững, là xác một con tàu chết đang ''trơ gan cùng tuế nguyệt''. Mỗi ngày qua đi, nước biển gặm nhấm từng phần còn lại.

Bước lên giữa boong tàu, điều đập vào mắt là một bãi sắt thép hoen gỉ. Các lớp sơn bong tróc, không còn nơi nào nguyên vẹn. Từ phòng thuyền viên đến các phòng máy, cabin tàu đều có chung một tình rạng: "Nát". Anh Trần Đức Thọ - thuyền viên của tàu - cho biết, Atlantic được kéo về neo đậu ở đây từ tháng 5.2009. Nghe đâu nó được mua cả nghìn tỉ đồng, khai thác được đôi ba lần thì nằm chết từ đó đến nay. Con tàu bị chủ nhân của nó là Cty TNHH MTV vận tải viễn dương Vinashin bỏ bừa ngoài biển.

Tàu không có dầu nên không có điện, tất cả các thiết bị trên tàu đều ngừng hoạt động, một ngọn đèn cũng không thể thắp sáng. Các thuyền viên không kêu được tới ông chủ thì đành kêu người ngoài, cụ thể là nhiều lần gửi đơn cầu cứu khẩn cấp đến Cảng vụ Hàng hải Vũng Tàu.

Trong đơn gửi ngày 7.9 vừa qua có ghi rõ: "Hiện nay tàu chỉ còn một neo, không có nguồn điện để sử dụng trong trường hợp trôi neo hoặc đứt neo, đặc biệt là trong mùa mưa bão. Về ban đêm, tàu không có điện để chiếu sáng, điều này vô cùng nguy hiểm đối với khu vực có nhiều tàu thuyền thường xuyên qua lại như ở vùng neo Vũng Tàu".

Sự nguy hiểm mà các thuyền viên cảnh báo thực ra đã từng có trước. Ngày 2.1.2012, tàu Vinashin Atlantic đã bị trôi neo và va chạm với 2 hàng đáy tại vùng biển thuộc Cần Giờ (TPHCM) và mắc cạn cách mũi Vũng Tàu 7 hải lý về phía tây nam. Tai nạn làm hàng đáy bị sập hoàn toàn, ngư dân Trần Văn Hiền đang canh giữ đáy bị rơi xuống biển mất tích đến nay chưa tìm thấy.

Theo kết luận của Cảng vụ Hàng hải Vũng Tàu, nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tai nạn là tàu Vinashin Atlantic neo đậu đã lâu, nhưng chủ tàu không đầu tư sửa chữa, duy tu máy móc, trang thiết bị trên tàu. Nên khi xảy ra sự cố, thuyền viên và sĩ quan không thể sử dụng được các máy móc, thiết bị phù hợp để ứng phó và khống chế tình trạng tàu bị trôi dạt. Đó là câu chuyện cũ, còn chuyện mới thì sao, thuyền viên Phạm Hùng Trang (SN 1988) cho biết, neo còn lại đã hỏng, tàu có thể trôi dạt bất cứ lúc nào, có thể húc vào bất cứ con tàu nào trên biển.

Tuy nhiên, thuyền viên sẽ hoàn toàn bất lực vì trên tàu không có nổi một "giọt" điện để thông tin liên lạc. Một điều rất rõ khác, chưa cần tàu đứt neo trôi dạt, mà một ''ngọn núi phế liệu'' nằm lù lù giữa biển, ban đêm không có một ngọn đèn thì tàu khác đâm vào là điều không trước thì sau. Trao đổi với phóng viên Báo Lao Động, ông Lê Văn Chiến – Giám đốc Cảng vụ Hàng hải Vũng Tàu - nói rằng, cảng vụ đã gửi rất nhiều văn bản đến chủ tàu, đề nghị khẩn trương sửa chữa các trang thiết bị trên tàu.

Phải tổ chức kiểm tra, giám sát, đảm bảo máy chính, máy tời, máy điện sẵn sàng hoạt động. Lắp đặt thiết bị neo bên phải khắc phục hậu quả đứt neo. Có biện pháp ứng phó các tình huống khẩn cấp trong quá trình neo đậu tàu tại vùng neo Vũng Tàu. Nhưng chủ tàu không hề có bất cứ phản hồi nào.

Và đoàn thuyền viên đói rách

Thuyền viên kéo thùng hàng thực phẩm của Cảng vụ Hàng hải Vũng Tàu gửi tặng. Ảnh: Lê Thanh Phong Phải dùng từ đói rách mới đúng, bởi vì không còn từ nào khác diễn tả chính xác hơn về cuộc sống của 7 thuyền viên trên tàu Vinashin Atlantic. Trừ 2 thuyền viên được đưa từ Cty CP vận tải biển VN (Vosco) là được trả lương, còn 5 thuyền viên của Vinashin thì hoàn toàn trắng tay. Phạm Hùng Trang kể rằng, vào làm từ tháng 1.2012 đến nay chỉ nhận đúng một tháng lương 6 triệu đồng, còn lại là ngồi chờ. Không có một đồng dính túi, đói khát không biết kêu ai.

Nhà của Trang ở ngoài  Bắc, bây giờ cũng không biết về quê như thế nào. Còn ở lại, trong túi không có một đồng, nợ nần tiền thực phẩm ở chợ quá nhiều, nay mua thiếu nợ họ cũng không cho nữa. Được hỏi tại sao không đề xuất với lãnh đạo để kiếm cơm ăn. Anh em bảo rằng, từ khi xuống tàu đến nay không biết ai, không gặp ai, không có ông lãnh đạo nào bước lên tàu.

Các thuyền viên tìm cách sống qua ngày bằng câu cá, mua thực phẩm thiếu nợ, cử người vào bờ mượn tiền người quen. Có được đôi đồng, họ gửi ngư dân vào chợ mua cho hai - ba ngày thức ăn. Nhưng gặp lúc biển động, ngư dân không đi đánh cá, họ ngồi chịu đói, ăn mì gói qua ngày là chuyện thường.

Khổ nhất là không có điện, ban ngày nóng nực, ban đêm tối om. Tàu không có điện là con tàu chết. Người không có điện mà phải sống trên đống sắt vụn giữa biển thì coi như chết một nửa.

Không điện đài, không tin tức, báo chí, truyền hình. Tủ lạnh không có để giữ thức ăn, không máy lạnh, máy quạt. Điện không có nên không bơm được nước, phải hứng nước mưa xài qua ngày. Xin lỗi, đi vệ sinh thì cho "bay" xuống biển vì toalét không có nước để giội.

Boong tàu đã hoen gỉ toàn bộ. Ảnh: Lê Thanh Phong
Phạm Văn Phong - từng làm thuyền viên cho tàu Nash Sông Gianh từ năm 2009, đến năm 2012 sang Vinashin Atlantic- tổng cộng bị Cty thiếu nợ thời gian làm trên cả hai con tàu là 17 tháng lương. Phong nói, em vay mượn lung tung để mua thực phẩm chống chọi qua ngày. Đến nay nợ lên đến 40 triệu đồng nhưng chờ mãi Cty không trả lương và tiền ăn, nên không dám ra chợ mua thiếu nợ nữa.

Còn nhiều thuyền viên khác bị nợ lương, nhưng vẫn cố bám vì nuôi hy vọng có ngày được trả. Đào Xuân Nam bị nợ 19 tháng lương, Quân bị nợ 9 tháng lương. Ở trên tàu giữa biển, cách bờ 5 hải lý, ngoài khổ sở vì thiếu thốn, anh em sợ nhất là bị bệnh. Bệnh thì chỉ có chết.

Chia tay nhau ở boong tàu, thuyền viên Thọ nhắn rất thật lòng: "Lần sau các anh ra thăm, ngoài mấy món quà mì tôm, nước ngọt, thuốc lá, nhớ cho tụi em thêm vài ký thịt. Thèm thịt quá anh ạ".

Còn nhiều con tàu của Vinashin đang trở thành đống phế liệu trên khắp vùng biển, vùng sông VN. Trên những con tàu thê thảm đó có nhiều thuyền viên sống khổ sở và cùng cực. Nhìn con tàu Vinashin Atlantic to lớn giá nghìn tỉ đồng bị mục nát giữa biển khơi, mới thấy tội của những người sắm ra nó.

Tuesday, October 30, 2012

Doanh nghiep Nhat Ban kho khan khi dau tu o Ba Ria-Vung Tau

Doanh nghiệp Nhật Bản khó khăn khi đầu tư ở Bà Rịa-Vũng Tàu

Doanh nghiệp Nhật Bản đã đến trước ngõ - đó là thành công bước đầu của việc xúc tiến mời gọi doanh nghiệp Nhật Bản vào đầu tư lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Tuy nhiên, theo những người "trong cuộc" thì để từ ngõ mà "bước hẳn vào nhà" vẫn còn khoảng cách khá xa bởi còn lắm khó khăn về thủ tục hành chính khiến cho không ít nhà đầu tư nản lòng

Ông Ogawa Minoru, Chủ tịch hội đồng quản trị Công ty cổ phần nghiên cứu kỹ thuật Lead- Nhật Bản, đang hoạt động trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cho biết: "Công ty xin phép được liên doanh tại Việt Nam nhưng để xin được giấy phép phải mất hơn 1 năm. Đây là khoảng thời gian quá dài đối với bất kỳ một nhà đầu tư nào". Ông Ogawa Minoru nhận xét, thủ tục hành chính của Việt Nam, cụ thể là ở Bà Rịa Vũng Tàu quá cồng kềnh, nhiêu khê, các yêu cầu của nhà đầu tư chưa được quan tâm thực hiện. Do vậy, thách thức đầu tiên và lớn nhất là nên xây dựng cơ chế chính sách riêng cho các khu công nghiệp chuyên sâu để Việt Nam dần hình thành hẳn một ngành công nghiệp hỗ trợ.

 

Môi trường, thông tin,cải thiện cơ sở hạ tầng… là những vần đề cần tháo gỡ để doanh nghiệp Nhật Bản vào đầu tư ở Bà Rịa - Vũng Tàu - Ảnh minh họa

Theo thống kê, hiện trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu có 79 doanh nghiệp Nhật Bản đang hoạt động, chủ yếu làm gia công lắp ráp chứ chưa chế tạo nên tình trạng "vì 1 chi tiết nhỏ phải nhập khẩu cả 1 cỗ máy lớn" thường xuyên xảy ra.

Trên thực tế, người Nhật tuân thủ khá nghiêm ngặt qui tắc "khép kín" môi trường sống và làm việc với yêu cầu nơi làm việc phải đầy đủ mọi dịch vụ tiện ích. Trong khi hiện nay, các khu công nghiệp dự kiến làm công nghiệp chuyên sâu trên địa bàn tỉnh vẫn thuộc thuộc đối tượng áp dụng của Nghị định 29/2008/NĐ-CP, không được xây dựng các dịch vụ tiện ích bên trong như: nhà ở, dịch vụ ăn uống, vui chơi giải trí.... vì thế, vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của nhà đầu tư. Đây là những thách thức không nhỏ trên chặng đường đưa doanh nghiệp sản xuất công nghệ hỗ trợ Nhật Bản đầu tư vào tỉnh.

Bà Trần Thị Hường, Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cho biết: "Nhật Bản là nước có tiêu chuẩn rất khắt khe vì vậy để đáp ứng đầy đủ các yêu cầu thì mới mong họ mới vào đầu tư. Mình chưa sẵn sàng cho những điều kiện tiện ích đi theo... nên dù có lợi thế, cơ hội nhưng vì điều kiện và môi trường chưa săn sàng nên việc để tuột mất cơ hội rất dễ xảy ra".

Tìm đầu ra cho sản phẩm công nghiệp hỗ trợ, thông tin đầy đủ cho nhà đầu tư về thị trường và cải thiện cơ sở hạ tầng – đó là những điều mà các ngành chức năng tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cần nhanh chóng thực hiện để các nhà đầu tư Nhật Bản yên tâm bước chân hẳn vào đề đầu tư sản xuất kinh doanh. Có như vậy, việc "đón" doanh nghiệp Nhật Bản vào tỉnh mới dễ dàng  hơn./.

Hoi thao khoa hoc “Tu xu Mo Xoai xua den Ba Ria

Hội thảo khoa học "Từ xứ Mô Xoài xưa đến Bà Rịa

Ngày 30/10, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã tổ chức Hội thảo khoa học "Từ xứ Mô Xoài xưa đến Bà Rịa - Vũng Tàu ngày nay". Giáo sư Phan Huy Lê, Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam cùng nhiều giáo sư, tiến sĩ, nhà khoa học lĩnh vực lịch sử của các viện, trường đại học, bảo tàng các tỉnh trong cả nước đã đến dự, trình bày tham luận và đóng góp ý kiến.


Có 83 tham luận và nhiều ý kiến đóng góp trực tiếp tại hội thảo. Theo những nghiên cứu của các nhà khoa học đưa ra tại hội thảo, xứ Mô Xoài là tên gọi xưa nhất, đầu tiên của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ngày nay, trong đó TP Bà Rịa là trung tâm của vùng đất Mô Xoài. Đây là địa bàn dừng chân đầu tiên của người Việt vùng Thuận - Quảng trên hành trình vào khai khẩn đất hoang và lập nên những xóm làng người Việt trên vùng đất địa đầu Nam bộ.

 

Từ xứ Mô Xoài, cư dân người Việt mở rộng địa bàn khai phá, mở đất về Đồng Nai, Bến Nghé, rồi vượt sông Vàm Cỏ, vươn tới sông Tiền, sông Hậu, lãnh thổ Đại Việt nối liền một dải, từ ải Nam Quan đến mũi Cà Mau. Như vậy, có thể nói xứ Mô Xoài là vùng đất mở đầu trang sử khai phá và xác lập chủ quyền của người Việt Nam trên vùng đất Nam bộ ngày nay. Đoàn

 

Mạnh Dương


 

Hoi thao tu xu Mo Xoai xua den Ba Ria-Vung Tau

Hội thảo từ xứ Mô Xoài xưa đến Bà Rịa-Vũng Tàu

Ngày 30/10, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đã tổ chức Hội thảo khoa học "Từ xứ Mô Xoài xưa đến Bà Rịa-Vũng Tàu ngày nay."

Giáo sư Phan Huy Lê, Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam cùng nhiều giáo sư, tiến sỹ, nhà khoa học lĩnh vực lịch sử của các Viện, trường đại học, bảo tàng các tỉnh trong cả nước đã đến dự, trình bày tham luận và đóng góp ý kiến.

Với 83 tham luận và nhiều ý kiến đóng góp trực tiếp tại Hội thảo, xứ Mô Xoài là vùng đất được nhiều nhà nghiên cứu lịch sử, nhà khoa học Việt Nam đặc biệt quan tâm.

Theo những nghiên cứu của các nhà khoa học đưa ra tại Hội thảo, xứ Mô Xoài là tên gọi xưa nhất, đầu tiên của tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu ngày nay, trong đó thành phố Bà Rịa là trung tâm của vùng đất Mô Xoài. Đây là địa bàn dừng chân đầu tiên của người Việt vùng Thuận-Quảng trên hành trình vào khai khẩn đất hoang và lập nên những xóm làng người Việt trên vùng đất địa đầu Nam Bộ.

Từ xứ Mô Xoài, cư dân người Việt mở rộng địa bàn khai phá, mở đất về Đồng Nai, Bến Nghé, rồi vượt sông Vàm Cỏ, vươn tới sông Tiền, sông Hậu, lãnh thổ Đại Việt nối liền một dải, từ ải Nam Quan đến mũi Cà Mau. Như vậy, có thể nói xứ Mô Xoài là vùng đất mở đầu trang sử khai phá và xác lập chủ quyền của người Việt Nam trên vùng đất Nam Bộ ngày nay.

Cũng chính vì vậy, Bà Rịa được gọi là địa đầu trấn Biên Hòa và cũng là địa đầu của cả vùng đất Nam Bộ. Từ nhiều thế kỷ trước, các chúa Nguyễn và triều Nguyễn thường nhắc về xứ Mô Xoài-Bà Rịa như một vùng đất danh tiếng. Đến nay, nhiều nghiên cứu khảo cổ, di tích và tên làng, văn hóa đã chứng minh rõ sự hình thành và phát triển của xứ Mô Xoài. Tính từ thời điểm dinh điền xứ Mô Xoài được thành lập năm 1623 đến nay, vùng đất Bà Rịa ngày nay đã gần 400 năm tuổi.

Các tham luận tại Hội thảo của các nhà khoa học bên cạnh việc đưa ra những luận chứng rõ nét, chứng minh về vùng đất Mô Xoài; đồng thời làm sáng tỏ, khẳng định thêm những mối quan hệ về lịch sử, văn hóa, con người, về kinh tế của xứ này đối với các tỉnh khác của vùng đất phương Nam.

Những cơ sở khoa học trên đã giúp xác định rõ nguồn gốc, truyền thống của vùng đất Bà Rịa-Vũng Tàu, cũng như vùng đất phương Nam ngày nay để từ đó có phương án lưu giữ, tôn tạo, quản lý, giáo dục truyền thống và phát huy các giá trị lịch sử xứ Mô Xoài, cụ thể trước mắt là kỷ niệm 390 năm vùng đất Mô Xoài-Bà Rịa vào năm 2013 và sau đó là 400 năm khai mở xứ Mô Xoài-Bà Rịa vào năm 2023./.

Monday, October 29, 2012

Lan dau xa que (du thi)

Lần đầu xa quê (dự thi)

Đêm đó, hai mẹ con không ai ngủ được, má dặn dò đủ chuyện, từ chuyện học hành, đến chuyện ăn ở.

Cuộc thi 'Những lần đầu tiên đáng nhớ'

Thu Trang
(Dự thi 'Những lần đầu tiên đáng nhớ')

Cầm trên tay tấm giấy báo trúng tuyển vào trường trung cấp Thương nghiệp Vũng Tàu - ngành Kế toán, tôi nghe tất cả như sụp đổ dưới chân, vậy là ước mơ vào đại học, (nếu không đậu đại học hy vọng điểm thi của tôi cũng đủ vào nguyện vọng hai là trung cấp y sĩ, được mặc chiếc áo blu trắng), đã không thành hiện thực, người ta chuyển tôi vào Trung cấp Kế toán, một ngôi trường xa lạ và kế toán là nghề không có trong suy nghĩ của tôi.

Nhiều đêm trăn trở, tôi phải làm sao đây? Tiếp tục ôn tập để năm sau thi lại ư? Với hoàn cảnh gia đình, ba mất sớm, một tay má lo cho hai chị em ăn học, thiếu trước hụt sau, việc học lại một năm nữa sẽ tốn rất nhiều tiền, còn nhập học theo giấy báo của trường trung cấp Thương nghiệp, thật tình mà nói, tôi không có hứng thú gì với nghề kế toán. Nhưng bù lại, Vũng Tàu là địa danh tôi hằng ao ước có ngày mình sẽ đựợc đến đó, ngắm cảnh thơ mộng của biển lúc rạng đông cũng như lúc hoàng hôn, được nô đùa tung tăng trên bãi cát, ngâm mình trong làn nước biển trong xanh. Có lẽ biển sẽ làm cho môn học của tôi bớt khô khan, tôi tự an ủi mình và cuối cùng quyết định sẽ đi Vũng Tàu nhập học.

Thấy tôi buồn, má an ủi: "Thôi ráng học đi con, rồi từ từ cũng quen mà"... Hành lý của tôi ngoài mấy bộ quần áo cũ, còn có một hũ muối tiêu, một hũ muối đậu, má mới làm xong lúc sáng và chút ít tiền để đi xe. Đêm đó, hai mẹ con không ai ngủ được, má dặn dò đủ chuyện, từ chuyện học hành, đến chuyện ăn ở. Nghĩ thương má quá, lớn tuổi rồi mà vẫn cực khổ lo cho hai chị em tôi, tôi nguyện với lòng phải cố gắng học tốt, có việc làm để cho má được nghỉ ngơi.

Vừa chợp mắt một lúc thì gà gáy sáng, má lục đục vậy nấu cơm. Ăn xong, tôi một mình khăn gói lên đường, từ Tây Ninh đến Vũng Tàu hơn 300 cây số, phải đi hai chặng xe, mà từ hồi nào đến giờ, tôi có đi đâu xa một mình chứ! Thôi thì "nhắm mắt đưa chân", phó mặc cho trời đất vậy. Đến bến xe Miền Đông, trời đã xế trưa, tôi vào phòng bán vé mua vé đi Vũng Tàu, thì hỡi ơi, người ta bảo hết vé rồi, không còn vé có nghĩa là phải ở lại thành phố để chờ hôm sau, biết ở đâu đây chứ? Rất may, thấy chiếc xe đi Vũng Tàu sắp chuyển bánh, tôi liều chạy theo năn nỉ bác tài cho tôi đi với, dù phải đứng cũng được, thấy tôi vừa khóc vừa năn nỉ, bác tài xiêu lòng cho lên xe và lấy tiền xe bằng giá phòng vé đã bán...

Đến Vũng Tàu trời đã xế chiều, tôi đưa địa chỉ nhờ bác xích lô chở đến trường, đứng trước tấm biển Trường trung cấp Thương nghiệp Vũng Tàu, tôi mừng quá, nhảy cẫng lên, nước mắt lưng tròng. Tôi bước nhanh vào phòng giáo vụ, sau khi xem giấy báo nhập học, người ta đưa tôi về khu tập thể học sinh, trong phòng có 7 cái giường đôi, chỉ còn lại một chỗ trống, thì ra tôi là người đến muộn nhất. 14 đứa, mỗi đứa một nơi: Đà Lạt, Nha Trang, Phan Thiết... phút chốc chúng tôi đã quen nhau, chúng tôi cùng học chung lớp KT2A.

Sắp xếp đồ đạc gọn gàng trên chiếc giường cá nhân, tôi bắt đầu viết thư về kể mọi chuyện cho má an tâm. Giờ này không biết má và bé ba đã ngủ chưa, chắc má lo cho tôi lắm! Tôi thấy nhớ nhà, nhớ má, nhớ đêm đêm hai chị em giành nhau ôm má, nhớ con chó vện hay nằm ở cửa chờ mọi người về. Tôi phải cố kìm lại những giọt nước mắt chực trào ra, vậy mà bức thư cũng có đôi chỗ bị lấm lem nước mắt. Vào những năm đó liên lạc thật khó khăn, thông tin qua thư tín mà thư đi thư lại phải mất gần nửa tháng, ngày nào tôi cũng trông thư dài cả cổ.

Hơn 30 năm kể từ ngày tốt nghiệp, tôi mới có dịp trở lại Vũng Tàu. Khi khóa tôi tốt nghiệp, khoảng một năm sau thầy cô chuyển về trường mới ở TP HCM, trường ở Vũng Tàu được đổi lại thành trường chính trị. Dù tất cả đã đổi thay, nhìn trường xưa, chốn cũ, nơi tôi đã cùng thầy cô, bạn bè sống hơn hai năm, bao kỷ niệm chợt ùa về như mới hôm qua.

Sao quên được con đường từ trường đến bưu điện để gởi thư hoặc đôi khi nhận bưu phẩm từ nhà gởi ra. Lâu lâu mới có giấy báo nhận tiền, mấy chục đồng má gởi ra để tôi có tiền mua vé xe về nhà. Còn đây, bãi trước, mỗi chiều sau khi ăn cơm xong, chúng tôi thường rủ nhau đi dạo dọc theo bãi biển, nghe tiếng sóng vỗ rì rào hoặc ngắm những món quà lưu niệm làm từ vỏ sò, vỏ ốc, tôi thầm ước phải chi có tiền, mình sẽ mua cây kẹp đồi mồi về cho bé ba, chắc nó thích lắm!

Kể sao cho hết những kỷ niệm ngày ấy, chúng tôi - những đứa lần đầu xa nhà, xa cha mẹ, cùng sống dưới một mái trường, cùng những vui buồn, những giọt nước mắt nhớ nhà... Ôi! Nhớ quá các bạn của tôi ơi!

PXL dau tu du an hon 1.812 ty dong tai TP. Vung Tau

PXL đầu tư dự án hơn 1.812 tỷ đồng tại TP. Vũng Tàu

    CTCP Đầu tư xây dựng thương mại dầu khí - IDICO (PXL - sàn HOSE) vừa công bố Nghị quyết HĐQT.

     

    Theo đó, HĐQT PXL đã phê duyệt đầu tư Dự án Khu đô thị mới Chí Linh - Cửa Lấp với tổng mức đầu tư là 1.812,475 tỷ đồng (đã bao gồm VAT).

     

    Dự án có quy mô diện tích đất là 65,7 héc-ta tại phường 12, TP. Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

     

    Dự án Khu đô thị mới Chí Linh - Cửa Lấp có tổng mức vốn đầu tư dự kiến là 4.971 tỷ đồng. Theo quy hoạch, dự án bao gồm các khu chức năng chung cư cao tầng, nhà ở biệt thự, nhà liên kết tái định cư, trụ sở hành chính, trung tâm y tế, trường học cấp 1 - 2 và khu dịch vụ thương mại. Cùng với dự án Khu đô thị mới Chí Linh - Cửa Lấp, PXL hiện đang làm chủ đầu tư một số dự án nhà ở khác tại TP. HCM và Bình Dương.

     

    Báo cáo kết quả kinh doanh quý III và 9 tháng đầu năm 2012 của PXL cho thấy, quý III  vừa qua, PXL "sống nhờ" hoạt động tài chính khi doanh thu từ hoạt động này đạt 3,87 tỷ đồng, chiếm hơn 98% tổng doanh thu là 3,95 tỷ đồng. Doanh thu thuần trong kỳ của PXL chỉ đạt vỏn vẹn 38,5 triệu đồng, sụt giảm rất mạnh so với mức 21,5 tỷ đồng của cùng kỳ năm 2011. Lũy kế 9 tháng, doanh thu thuần chỉ đạt 72 tỷ đồng, giảm 41,8% so với 9 tháng đầu năm 2011 là 123,76 tỷ đồng.

     

    Lợi nhuận sau thuế quý III/2012 chỉ là 54 triệu đồng, giảm mạnh so với con số 2 tỷ đồng đạt được cùng kỳ. Lũy kế 9 tháng, con số lợi nhuận sau thuế của PXL cũng không khá hơn là mấy khi chỉ đạt 141 triệu đồng, trong  khi cùng kỳ con số này là 18,4 tỷ đồng. 

     

    Được biết, PXL đặt kế hoạch gần 48 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế cho cả năm 2012. Có thể thấy, con số này là "bất khả thi" đối với PXL trong quý còn lại của năm bởi các dự án đã đầu tư của PXL chủ yếu là các dự án trung và dài hạn, doanh thu và lợi nhuận được ghi nhận sau 1,5 đến 3 năm. Hơn nữa, đây đều là các dự án đang thực hiện đầu tư ở giai đoạn đầu, tuy giá trị đầu tư lớn nhưng chưa có doanh thu và lợi nhuận. Đối với các dự án đã triển khai bán hàng và thu hồi vốn thì PXL cũng chưa thực hiện được như kế hoạch vì thị trường bất động sản trầm lắng.

Tau du lich quoc te cap cang Ba Ria

Tàu du lịch quốc tế cập cảng Bà Rịa

Lúc 8 giờ ngày 28/10, tàu du lịch biển sang trọng bậc nhất thế giới Voyager Of The Seas (thuộc hãng tàu nổi tiếng thế giới Royal Caribean, quốc tịch Bahamas) đã cập tại cảng SP-PSA (huyện Tân Thành). Ngay sau đó, Biên phòng cửa khẩu cảng Bà Rịa - Vũng Tàu đã hướng dẫn và nhanh chóng làm các thủ tục nhập cảnh cho 3.200 du khách quốc tế của tàu Voyager Of The Seas.


Sáng cùng ngày, toàn bộ số du khách nêu trên (chủ yếu mang quốc tịch Anh, Mỹ, Úc, Singapore, Nhật, Hàn Quốc…) đã được Công ty Du lịch Destination Asia Việt Nam tiếp đón và đưa đi tham quan, mua sắm tại các địa danh nổi tiếng của Bà Rịa - Vũng Tàu và TP. Hồ Chí Minh. 18 giờ cùng ngày, tàu Voyager Of The Seas rời Bà Rịa - Vũng Tàu đi Úc.

 

Được biết, "siêu tàu" Voyager of the Seas là một trong những tàu du lịch biển lớn nhất thế giới hiện nay, với 15 tầng, 1.306 phòng, dài 311m, tổng trọng tải 138.000 tấn, tốc độ 24 hải lý/giờ, thủy thủ đoàn lên đến gần 2.000 người./.

1.000 ong gia Noel chinh phuc Nui Chua Kito Vung Tau

1.000 ông già Noel chinh phục Núi Chúa Kitô Vũng Tàu

Theo đó, tour du lịch kỷ lục dành cho các cặp đôi yêu nhau và sinh viên gồm 1.000 người trong trang phục ông già Noel sẽ đến Vũng Tàu tham gia chinh phục tượng chúa Kitô nằm trên đỉnh Núi Nhỏ, Vũng Tàu vào ngày 22/12. Đây cũng là tour du lịch thực hiện phá kỷ lục Việt Nam, xác lập kỷ lục châu Á năm 2012.

Sau khi chinh phục thành công tượng chúa Kitô trên Núi Nhỏ, tại Chợ Du lịch Vũng Tàu, 1.000 ông già Noel sẽ tiếp tục giao lưu 200 ông Đồ trong Hội ngộ ông Đồ của CLB Thư pháp kỷ lục. Cũng tại đây, 2 "núi" bánh kẹo do Ban tổ chức chuẩn bị sẽ được các ông già Noel tháo dỡ và tỏa đi tặng cho du khách và người dân thành phố biển

Sunday, October 28, 2012

Nha dau tu muon Viet Nam dinh huong ro hon ve casino

Nhà đầu tư muốn Việt Nam định hướng rõ hơn về casino

Nhà đầu tư muốn Việt Nam định hướng rõ hơn về casino

Tư Giang

Casino ở Singapore. Ảnh TL.

(TBKTSG Online) - Tháng 1-2013 tới, tòa tháp đầu tiên với 541 phòng  của Công ty MGM Grand Hồ Tràm Beach sẽ được khai trương dọc bờ biển Bà Rịa-Vũng Tàu. Tòa tháp thứ hai (559 phòng) vừa được khởi công dự kiến cũng sẽ đi vào hoạt động sau một năm rưỡi nữa.

Tuy vậy, điều mà người ta quan tâm nhất đến dự án này chính là khu casino và khuôn khổ hoạt động của nó, chứ không phải vì nó là dự án khu du lịch phức hợp lớn nhất Việt Nam từ trước đến nay, với năm khách sạn chuẩn 5 sao.

Dự kiến hai trung tâm "giải trí trò chơi có thưởng" với 180 bàn và 2.000 máy điện tử để đánh bạc sẽ lần lượt khai trương cùng với thời điểm hoạt động của hai tòa tháp chính kể trên.

"Người Việt Nam có được chơi hay không? Điều này do luật của Việt Nam quy định. Còn chúng tôi chỉ cho người nước ngoài chơi thôi", ông Lloyd Nathan, Tông giám đốc dự án Hồ Tràm Strip nói với Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online cuối tuần trước.

Câu chuyện về casino, một lần nữa, lại trở thành đề tài bàn cãi khi Bộ Tài chính gần đây công bố dự thảo nghị định về hoạt động kinh doanh casino, trong đó hai điểm nổi bật nhất là quy định người chơi phải có hộ chiếu nước ngoài, và nhà đầu tư nước ngoài phải có vốn đăng ký tối thiểu 4 tỉ đô la Mỹ.

Ngoài ra, thủ tục giấy phép sẽ rất nghiêm ngặt. Sau khi hoàn thành việc đầu tư xây dựng, doanh nghiệp mới được xem xét cấp giấy phép kinh doanh. Trước khi trình Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương, cơ quan cấp giấy phép phải lấy ý kiến thẩm định của ít nhất năm bộ bao gồm tài chính, kế hoạch và đầu tư, công an, văn hóa, và xây dựng.

Giải trình tại Ủy ban Thường vụ của Quốc hội đầu tháng 10, Bộ trưởng Tài chính Vương Đình Huệ cho rằng hoạt động kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng, một hình thức được cho là gần như bàn chơi trong casino, là nhằm tạo thêm loại hình dịch vụ đáp ứng nhu cầu vui chơi giải trí có thưởng cho người nước ngoài đang công tác và du lịch tại Việt Nam.

Tuy nhiên, nhiều ý kiến trong cuộc họp đã bày tỏ lo ngại về dịch vụ này. Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Nguyễn Văn Giàu nói: "Không nên đặt mục tiêu tạo nguồn thu cho ngân sách, vì nó không đúng định hướng chính trị của ta đối với loại hình kinh doanh này".

Trong khi đó, nhiều nhà đầu tư nước ngoài muốn Việt Nam có định hướng rõ ràng hơn về vấn đề casino.

Trả lời câu hỏi của Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online gần đây rằng nếu Chính phủ Việt Nam vẫn kiên định về việc cấm người Việt Nam vào sòng bài, các nhà đầu tư có tiếp tục thực hiện dự án tại Việt Nam hay không, ông George Tanasjevich, CEO của Marina Bay Sands, Giám đốc Phát triển toàn cầu của Las Vegas Sands cho rằng Việt Nam nên có những quy định rõ ràng.

Ông nói: "Chính phủ nên định hướng rõ đâu là những bộ phận xã hội không được phép vào casino và đâu là những người có thể. Thành thực mà nói, cơ hội mà chúng tôi nhìn thấy tại Việt Nam đó là có những bộ phận xã hội có thể chi trả được để tham gia một cách có trách nhiệm vào các hoạt động vui chơi có thưởng và vì vậy, họ không nên bị cấm".

Ông cho biết nếu được cấp phép, Las Vegas Sands không muốn những người có thu nhập thấp là khách hàng của mình. Vì lẽ đó, theo ông, Chính phủ cần có những quy định không cho phép đối tượng này.

Trong khi câu chuyện về casino đang tiếp tục được thảo luận, thì nhiều người dân Việt Nam được báo chí phản ánh là đang đổ sang Campuchia và các quốc gia, lãnh thổ khác để có thể vào chơi trong casino.

Chẳng hạn, Naga Corp, công ty đang quản lý chuỗi casino ở Campuchia và đang niêm yết trên thị trường chứng khoán Hồng Kông báo cáo trong bản cáo bạch rằng, có đến 40% doanh thu của họ là từ người Việt Nam.

Có vẻ như, trong khi Nhà nước đang lưỡng lự thì người Việt Nam vẫn đang là "khách hàng thân thiết" của nhiều nhà cung cấp dịch vụ này ở nước ngoài.

Ngoài Hồ Tràm ở Bà Rịa-Vũng tàu, theo Bộ Tài chính, còn có 5 doanh nghiệp kinh doanh trò chơi có thưởng trên máy và bàn chơi là Công ty Genting VinaCapital (Nam Hội An) có 180 bàn và 2.000 máy chưa đưa vào hoạt động; Công ty Silver Shores Hoàng Đạt (Đà Nẵng) có 8 bàn và 100 máy; Công ty Hải Ninh Lợi Lai (Quảng Ninh) có 20 bàn và 100 máy; Khách sạn Quốc tế Lào Cai có 8 bàn và 300 máy; Công ty Quốc tế Hoàng Gia có 18 bàn và 70 máy.

Gần đây, có thêm một số nhà đầu tư nước ngoài đã bày tỏ sự quan tâm đầu tư dịch vụ này ở Vân Đồn, Quảng Ninh và Phong Nha, Quảng Bình. Và các nhà đầu tư này sẽ phải vượt qua nhiều thủ tục, và hạn chế về tiếp cận thị trường nếu họ thực sự muốn vào làm ăn tại đây.

Trong khi Việt Nam còn do dự, thì các quốc gia và vùng lãnh thổ khác như Singapore, Campuchia , Macau, và một số quốc gia láng giềng khác đang thu hút được nhiều vốn đầu tư nước ngoài và khách du lịch nhờ những chính sách thực dụng hơn cho hoạt động này.

Them mot nguoi tu vong sau khi uong ruou

Thêm một người tử vong sau khi uống rượu

(TNO) Ngày 28.10, ông Nguyễn Văn Ba (46 tuổi, ngụ xã Long Sơn, TP.Vũng Tàu, Bà Rịa - Vũng Tàu) đã tử vong sau khi được gia đình đưa về nhà.

Một người chết, 2 người hôn mê sau khi uống rượu

Như Thanh Niên Online đã thông tin, trước đó, trong 2 ngày 23 - 24.10, ông Nguyễn Văn Ba, Y Cu (49 tuổi, quê Vĩnh Long), Phạm Quốc Phong (28 tuổi) cùng 2 anh Chí, Nghĩa (cùng ngụ xã Long Sơn) uống rượu tại nhà ông Ba.

Đến 16 giờ ngày 24.10, mọi người phát hiện ông Y Cu nằm bất tỉnh nên đưa vào Trạm Y tế xã Long Sơn cấp cứu nhưng ông Y Cu đã tử vong.


Bác sĩ điều trị cho ông Ba, trước khi bệnh nhân được đưa về nhà - Ảnh: N.L

Sau đó, ngày 25.10, gia đình của ông Ba và anh Phong phát hiện 2 người này hôn mê nên đưa vào Bệnh viện Bà Rịa cấp cứu.

Các bác sĩ đã tiến hành đặt nội khí quản, cho bệnh nhân thở máy và tiến hành lọc thận.

Đến 10 giờ 30 ngày 28.10, do bệnh tình ông Ba không có tiến triển tốt nên gia đình xin Bệnh viện Bà Rịa cho đưa về nhà và bệnh nhân tử vong sau đó.

Hiện tại, anh Phong vẫn đang điều trị tại Bệnh viện Bà Rịa trong tình trạng khá nguy kịch.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, loại rượu mà những người này uống được mua tại quán tạp hóa của bà T.H (gần nhà ông Ba).

Mồi nhậu của họ chỉ là vài loại trái cây như ổi, xoài…

Ngay sau khi vụ việc xảy ra, cơ quan chức năng tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã tiến hành điều tra vụ việc.

Theo đó, bà T.H mua rượu tại lò của ông B.Q.T (ngụ thôn 10, xã Long Sơn) về bán lại cho khách.

Tại nhà ông B.Q.T, cơ quan chức năng đã thu giữ nhiều can rượu mới nấu, trong đó có cả một gói men nấu rượu có nguồn gốc Trung Quốc.

Nguyễn Long - Thành Tín

Ngộ độc rượu giả, 19 người chết
19 người chết vì ngộ độc rượu tại CH Czech
Vụ ngộ độc rượu: Nạn nhân thứ 3 tử vong
Ngộ độc rượu, 2 người tử vong
Ngộ độc rượu, 2 người chết
Vụ ngộ độc rượu làm 3 người tử vong: Do uống quá nhiều rượu
Điều tra vụ ngộ độc rượu làm 3 người chết
Uống rượu nhiều có thể sớm bị đột quỵ
Chém người vì bị ép uống rượu
Phụ nữ thường uống rượu theo thói quen của chồng
Uống rượu pha nước tăng lực dễ bị bệnh tim

Them mot nguoi tu vong sau khi uong ruou

Thêm một người tử vong sau khi uống rượu

(TNO) Ngày 28.10, ông Nguyễn Văn Ba (46 tuổi, ngụ xã Long Sơn, TP.Vũng Tàu, Bà Rịa - Vũng Tàu) đã tử vong sau khi được gia đình đưa về nhà.

Một người chết, 2 người hôn mê sau khi uống rượu

Như Thanh Niên Online đã thông tin, trước đó, trong 2 ngày 23 - 24.10, ông Nguyễn Văn Ba, Y Cu (49 tuổi, quê Vĩnh Long), Phạm Quốc Phong (28 tuổi) cùng 2 anh Chí, Nghĩa (cùng ngụ xã Long Sơn) uống rượu tại nhà ông Ba.

Đến 16 giờ ngày 24.10, mọi người phát hiện ông Y Cu nằm bất tỉnh nên đưa vào Trạm Y tế xã Long Sơn cấp cứu nhưng ông Y Cu đã tử vong.


Bác sĩ điều trị cho ông Ba, trước khi bệnh nhân được đưa về nhà - Ảnh: N.L

Sau đó, ngày 25.10, gia đình của ông Ba và anh Phong phát hiện 2 người này hôn mê nên đưa vào Bệnh viện Bà Rịa cấp cứu.

Các bác sĩ đã tiến hành đặt nội khí quản, cho bệnh nhân thở máy và tiến hành lọc thận.

Đến 10 giờ 30 ngày 28.10, do bệnh tình ông Ba không có tiến triển tốt nên gia đình xin Bệnh viện Bà Rịa cho đưa về nhà và bệnh nhân tử vong sau đó.

Hiện tại, anh Phong vẫn đang điều trị tại Bệnh viện Bà Rịa trong tình trạng khá nguy kịch.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, loại rượu mà những người này uống được mua tại quán tạp hóa của bà T.H (gần nhà ông Ba).

Mồi nhậu của họ chỉ là vài loại trái cây như ổi, xoài…

Ngay sau khi vụ việc xảy ra, cơ quan chức năng tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã tiến hành điều tra vụ việc.

Theo đó, bà T.H mua rượu tại lò của ông B.Q.T (ngụ thôn 10, xã Long Sơn) về bán lại cho khách.

Tại nhà ông B.Q.T, cơ quan chức năng đã thu giữ nhiều can rượu mới nấu, trong đó có cả một gói men nấu rượu có nguồn gốc Trung Quốc.

Nguyễn Long - Thành Tín

Ngộ độc rượu giả, 19 người chết
19 người chết vì ngộ độc rượu tại CH Czech
Vụ ngộ độc rượu: Nạn nhân thứ 3 tử vong
Ngộ độc rượu, 2 người tử vong
Ngộ độc rượu, 2 người chết
Vụ ngộ độc rượu làm 3 người tử vong: Do uống quá nhiều rượu
Điều tra vụ ngộ độc rượu làm 3 người chết
Uống rượu nhiều có thể sớm bị đột quỵ
Chém người vì bị ép uống rượu
Phụ nữ thường uống rượu theo thói quen của chồng
Uống rượu pha nước tăng lực dễ bị bệnh tim

Nghi ngo con nhieu ca sau duoi suoi

Nghi ngờ còn nhiều cá sấu dưới suối

Ngày 26.10, PV Thanh Niên đến dòng suối cạnh Trường THCS Tân Phước (xã Tân Phước, H.Tân Thành, Bà Rịa-Vũng Tàu) tìm hiểu thêm về thông tin cá sấu xuất hiện và bị "tóm" vào chiều 25.10.

Anh Lê Văn Tỵ (23 tuổi, quê Quảng Ngãi), người phát hiện con cá sấu, cho biết đã thấy con cá sấu này từ tuần trước. Khi phát hiện, anh Tỵ lấy điện thoại chụp hình lại, sau đó báo cho Công an xã Tân Phước. Còn bà Lê Thị Kéo, nhà ngay sát dòng suối, cho hay đã phát hiện con cá sấu này cách đây gần 1 tháng. Theo anh Tỵ, một người công nhân tên Hiệp làm công trình trường học này cho hay đã nhìn thấy dưới dòng suối này có đến 3 con cá sấu từ gần 1 năm nay. Một giáo viên của Trường THCS Tân Phước cũng xác nhận thông tin như anh Tỵ.

 
Con cá sấu bị bắt vào ngày 25.10 - Ảnh: Nguyễn Long

Trao đổi với chúng tôi, Bí thư xã Tân Phước Nguyễn Thanh Toàn cho biết khi nghe dân phát hiện cá sấu, đã báo cáo UBND H.Tân Thành, kiểm lâm, công an để truy bắt nhiều ngày nhưng không được. "Ngày 25.10, sau khi xác định được vị trí cá sấu đang ẩn núp, chúng tôi đã cho xe cuốc vào lấp một đoạn suối rồi dùng 2 máy bơm vào hút nước mới bắt được. Nghe dân nói còn 1 - 2 con cá sấu nữa ở dưới suối này khiến chúng tôi rất lo lắng. Sắp tới đây, chúng tôi sẽ phát quang dòng suối để tiếp tục bắt chúng", ông Toàn nói.

Cũng theo ông Toàn, con cá sấu bị bắt ngày 25.10 đã chết sau đó. Còn ông Đào Văn Điền, cán bộ Pháp chế Hạt Kiểm lâm H.Tân Thành, thì nhận định: "Đây có thể là con cá sấu của người dân trong xã nuôi bị sổng chuồng chứ không phải là cá sấu tự nhiên".

Nguyễn Long

Bắt cá sấu nặng 30 kg gần trường học
Vụ cá sấu sổng chuồng, chỉ còn một con chưa tìm thấy
Vụ cá sấu sổng chuồng: Đã thương lượng được về bồi thường
Vụ cá sấu sổng chuồng: Cò kè tiền bồi thường
Chủ nuôi không đồng ý bỏ tiền bắt lại cá sấu

Saturday, October 27, 2012

Uong ruou de, 1 nguoi chet, 2 nguoi nguy kich

Uống rượu đế, 1 người chết, 2 người nguy kịch

Đến
Đến chiều 26/10, anh Phạm Quốc Phong, một trong 5 người tham gia buổi nhậu, vẫn hôn mê tại Bệnh viện Bà Rịa

 

Theo điều tra của cơ quan chức năng, ngày 24/10, năm người gồm: Nguyễn Văn Ba (46 tuổi), Phạm Quốc Phong (28 tuổi) cùng hai anh Chí, Nghĩa (đều ngụ xã Long Sơn) và ông Y Cu (49 tuổi, ngụ tỉnh Vĩnh Long) tổ chức nhậu tại nhà ông Ba.

 

Đến khoảng 16h cùng ngày, ông Y Cu bỗng than mệt rồi lăn ra giữa nhà bất tỉnh nhân sự. Ngay lập tức, mọi người đưa ông Y Cu đi cấp cứu tại Trạm y tế xã Long Sơn nhưng các y, bác sĩ ở đây đành bó tay. Ông Y Cu đã tử vong sau đó ít phút.

 

Những người nhậu chung với ông Y Cu thì ai nấy về nhà ngủ. Đến khoảng 4 giờ ngày 25/10, ông Ba thức dậy nói với gia đình là khó thở, mắt không nhìn thấy gì rồi hôn mê.

 

Vợ anh Phong là chị Phùng Thị Hoàng Oanh cũng cho biết: "Mặc dù đã sau một đêm ngủ dậy nhưng anh Phong vẫn ói liên tục, đến chiều ngày 25/10 thì hôn mê không biết gì nữa".

 

Đến lúc này, gia đình ông Ba và anh Phong  mới đưa hai người đi cấp cứu tại Bệnh viện Bà Rịa.

 

Tại đây, các bác sĩ đã tiến hành điều trị tích cực bằng cách đặt nội khí quản, cho bệnh bệnh nhân thở máy và tiến hành lọc thận. Tuy nhiên, đến ngày 26/10, cả hai bệnh nhân này vẫn đang hôn mê sâu.

 

Công an TP Vũng Tàu đã vào cuộc điều tra, tiến hành lấy mẫu rượu nơi bán để xét nghiệm làm rõ nguyên nhân.

 

Theo Gia Khánh

Người lao động

Mot nguoi chet, 2 nguoi hon me sau khi uong ruou

Một người chết, 2 người hôn mê sau khi uống rượu

Phần bình luận tạo điều kiện cho bạn thảo luận, nêu thắc mắc, và chia sẻ ý kiến. Sau đây là những điều cần lưu ý khi đăng lời bình:


1. Quan tâm và tôn trọng những người cùng bình luận, và cộng đồng bạn đọc ở Việt Nam nói chung.

2. Không dùng từ ngữ tục bậy, chửi bới, thô lỗ, hoặc khiêu dâm.

3. Không dùng ngôn ngữ có tính lăng mạ, sỉ nhục, chửi rủa.

4. Không quấy rối, gây phiền nhiễu cho người khác, hoặc đe dọa đến sự an toàn và tài sản của người khác; không vu khống, nói sai sự thật, làm mất danh dự, hoặc mạo nhận một ai đó.

5. Không đăng các quảng cáo thương mại.

6. Đây là một diễn đàn công cộng. Do đó không nên đăng các thông tin cá nhân như số điện thoại, địa chỉ email, tài khoản ngân hàng, thẻ tín dụng, hoặc các thông tin quan trọng khác.

7. Tất cả các ngôn ngữ html và đường link đều không được phép.


Yahoo! có quyền từ chối hoặc xóa bỏ bất cứ lời bình nào không phù hợp với các quy định nói trên hoặc không đúng với Quy tắc sử dụng dịch vụ của Yahoo! (Yahoo! Terms of Service), đồng thời có thể đình chỉ hay khóa hoàn toàn tài khoản Yahoo! của bạn (bao gồm cả email) nếu phát hiện vi phạm.


Các lời bình dưới đây do người sử dụng Yahoo! đăng tải, thể hiện quan điểm riêng của chính người đó. Yahoo! và các đối tác cung cấp nội dung của bài viết nói trên không xác nhận, chứng thực, và không chịu bất cứ trách nhiệm và nghĩa vụ pháp lý nào cho các lời bình này.

Friday, October 26, 2012

Di doi tau ca de “cuu” Bai Truoc

Di dời tàu cá để "cứu" Bãi Trước

Nhằm hạn chế tình trạng ô nhiễm Bãi Trước (TP.Vũng Tàu), cơ quan chức năng Bà Rịa – Vũng Tàu sẽ cưỡng chế các loại tàu cá có công suất 20cv trở lên neo đậu ở đây.

Trước đó, vào tháng 6.2012, UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã ra quyết định cấm tàu cá hoạt động, neo đậu tại khu vực Bãi Trước. Giao trách nhiệm cho UBND TP.Vũng Tàu chủ trì, phối hợp với Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng, Sở NN-PTNT, Sở TN-MT, Sở GT-VT, Cảng vụ hàng hải Vũng Tàu… tổ chức triển khai.

Ô nhiễm Bãi Trước

Ngày 25.10, trao đổi với PV Thanh Niên, một lãnh đạo UBND TP.Vũng Tàu cho biết, hàng ngày tại vùng biển Bãi Trước có hàng trăm tàu cá hoạt động, neo đậu gây ô nhiễm môi trường, mất an ninh trật tự. Những người thiếu ý thức xả rác sinh hoạt từ trên tàu xuống, phóng uế bừa bãi làm tất cả những thứ này trôi dạt vào bờ khiến người dân rất bức xúc. Nhiều chủ phương tiện, sau khi đánh bắt hải sản xong còn đưa lưới vào khu vực Bãi Trước rửa, giặt lưới làm nước khu vực này rất hôi thối…

 Tàu cá hoạt động, neo đậu ở Bãi Trước
Tàu cá hoạt động, neo đậu ở Bãi Trước khiến nơi này đang bị ô nhiễm - Ảnh Nguyễn Long

Anh Lê Ngọc Chung, nhà ở Bãi Trước nói: "Hàng ngày tôi hay ra Bãi Trước để tắm biển buổi sáng sớm. Nhiều lúc đang tắm thì gặp đủ loại bao ny lon, vết dầu, nhớt loang trên mặt nước dính vào người gây ngứa rất khó chịu". Người dân ở TP.Vũng Tàu cũng nhiều lần đề nghị cơ quan chức năng tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu nhanh chóng di dời các tàu cá ở đây để Bãi Trước không còn ô nhiễm, nhếch nhác như hiện nay...

 Di dời theo lộ trình

Giữa tháng 10, UBND TP.Vũng Tàu đã tổ chức buổi đối thoại trực tiếp với các chủ phương tiện đánh bắt hải sản chuẩn bị di dời ra khỏi nơi neo đậu ở Bãi Trước. Theo kế hoạch, có 3 nhóm đối tượng được di dời và sắp xếp lại nơi neo đậu tại Bãi Trước. Nhóm 1 là các ghe nhỏ dưới 20cv làm nghề lưới cá trích được tạm thời ở lại khu vực Bãi Trước, trong khi chờ sắp xếp hỗ trợ chuyển đổi nghề. Nhóm 2 là các ghe làm nghề rập ốc, cua, ghẹ, phải di dời về khu vực Sao Mai - Bến Đá - Bến Đình. Nhóm 3 là các ghe làm nghề đăng đáy, phải di dời về khu vực Bến Đá - Bến Đình và không được phép bốc dỡ hải sản ở khu vực Bãi Trước.

Tại buổi đối thoại, các chủ phương tiện đều chấp thuận chủ trương di dời tàu cá như phương án của UBND TP.Vũng Tàu. Tuy nhiên, một số chủ phương tiện vẫn còn băn khoăn, lo lắng về những khó khăn có thể gặp khi neo đậu ở vị trí mới như phí nhiên liệu tăng, an ninh trật tự, phải làm lại thủ tục tại các Đồn Biên phòng…Nhiều chủ phương tiện đề nghị UBND TP. Vũng Tàu cho phép được đưa hải sản tươi sống lên bờ tại khu vực Bãi Trước, sau đó mới di chuyển tàu về vùng neo đậu như quy định. Trong thời gian này, cam kết bảo đảm giữ gìn vệ sinh môi trường và an ninh trật tự. Các chủ phương tiện đề nghị thành lập các tổ tự quản để tổ chức cho ghe tàu ra vào và hoạt động một cách quy cũ, có kỷ luật…

 Trước các ý kiến này, UBND TP.Vũng Tàu chấp nhận chủ trương thành lập tổ tự quản, cho phép các chủ phương tiện lên sản phẩm ở khu vực Bãi Trước nhưng thời gian lưu lại không quá 3 giờ…Bà Trương Thị Hường- Phó chủ tịch UBND TP.Vũng Tàu (Trưởng Ban chỉ đạo giải tỏa tàu cá từ Cửa Lấp đến Sao Mai của TP.Vũng Tàu) cho biết, ngày 1.11 sẽ tổ chức các lực lượng chức năng có liên quan ra quân vận động, nhắc nhở bà con tiến hành di dời theo đúng quy định đối với từng nhóm đối tượng. Đồng thời, bố trí sắp xếp cho các nhóm phương tiện có nơi neo đậu phù hợp. Việc di dời và neo đậu của các phương tiện sẽ được theo dõi thường xuyên và duy trì ổn định. "Đến ngày 15.12, nếu hộ nào không chấp hành sẽ tổ chức cưỡng chế", bà Hường kiên quyết.

Nguyễn Long

Nhiều sông suối bị ô nhiễm nặng
Giám sát ô nhiễm môi trường sông Chà Và
Kênh rạch ở TP.HCM vẫn bị ô nhiễm nghiêm trọng

Mot nguoi chet, 2 nguoi hon me sau khi uong ruou

Một người chết, 2 người hôn mê sau khi uống rượu

(TNO) Ngày 26.10, cơ quan chức năng tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã tiến hành điều tra vụ uống rượu làm 1 người chết, 2 người hôn mê xảy ra tại thôn 10, xã Long Sơn, TP.Vũng Tàu.

Theo thông tin ban đầu, trong hai ngày 23 và 24.10, ông Y Cu (49 tuổi, quê Vĩnh Long) và Nguyễn Văn Ba (46 tuổi), Phạm Quốc Phong (28 tuổi) cùng hai anh Chí, Nghĩa (cùng ngụ xã Long Sơn) uống rượu tại nhà ông Ba.

Đến 16 giờ ngày 24.10, mọi người phát hiện ông Y Cu nằm bất tỉnh nên đưa vào Trạm Y tế xã Long Sơn cấp cứu nhưng ông Y Cu đã tử vong.

Sau đó, khoảng 4 giờ ngày 25.10, ông Ba thức dậy nói với gia đình là khó thở, mắt không nhìn thấy gì rồi hôn mê.

"Ngày 25.10, anh Phong cũng ói liên tục, đến chiều cùng ngày thì hôn mê không biết gì nữa", vợ anh Phong, chị Phùng Thị Hoàng Oanh cho biết.

Các bác sĩ Bệnh viện Bà Rịa cho biết, hai bệnh nhân Ba và Phong bị hôn mê sâu khi nhập viện cấp cứu.

Các bác sĩ đã tiến hành đặt nội khí quản, cho bệnh nhân thở máy và tiến hành lọc thận. Đến ngày 26.10, cả hai bệnh nhân vẫn còn hôn mê, đang được các bác sĩ điều trị tích cực.

Ngày 26.10, cơ quan công an đã tiến hành điều tra, lấy các mẫu rượu mà những người này uống, đồng thời làm việc với chủ lò rượu.

Nguyễn Long - Thành Tín

Cận "lò" rượu dỏm
Phá nhiều lò rượu dỏm
Cộng hòa Czech tịch thu hàng ngàn lít rượu độc
Trung Quốc đóng cửa hàng loạt hãng rượu độc
Rượu độc hơn heroin
125 người Ấn Độ chết do rượu độc
22 người chết vì rượu độc ở Ấn Độ
Tết cảnh giác với rượu độc
Rượu độc giết chết 25 người ở Czech và Ba Lan

Di doi tau ca de “cuu” Bai Truoc

Di dời tàu cá để "cứu" Bãi Trước

Nhằm hạn chế tình trạng ô nhiễm Bãi Trước (TP.Vũng Tàu), cơ quan chức năng Bà Rịa – Vũng Tàu sẽ cưỡng chế các loại tàu cá có công suất 20cv trở lên neo đậu ở đây.

Trước đó, vào tháng 6.2012, UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã ra quyết định cấm tàu cá hoạt động, neo đậu tại khu vực Bãi Trước. Giao trách nhiệm cho UBND TP.Vũng Tàu chủ trì, phối hợp với Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng, Sở NN-PTNT, Sở TN-MT, Sở GT-VT, Cảng vụ hàng hải Vũng Tàu… tổ chức triển khai.

Ô nhiễm Bãi Trước

Ngày 25.10, trao đổi với PV Thanh Niên, một lãnh đạo UBND TP.Vũng Tàu cho biết, hàng ngày tại vùng biển Bãi Trước có hàng trăm tàu cá hoạt động, neo đậu gây ô nhiễm môi trường, mất an ninh trật tự. Những người thiếu ý thức xả rác sinh hoạt từ trên tàu xuống, phóng uế bừa bãi làm tất cả những thứ này trôi dạt vào bờ khiến người dân rất bức xúc. Nhiều chủ phương tiện, sau khi đánh bắt hải sản xong còn đưa lưới vào khu vực Bãi Trước rửa, giặt lưới làm nước khu vực này rất hôi thối…

 
Tàu cá hoạt động, neo đậu ở Bãi Trước khiến nơi này đang bị ô nhiễm - Ảnh Nguyễn Long

Anh Lê Ngọc Chung, nhà ở Bãi Trước nói: "Hàng ngày tôi hay ra Bãi Trước để tắm biển buổi sáng sớm. Nhiều lúc đang tắm thì gặp đủ loại bao ny lon, vết dầu, nhớt loang trên mặt nước dính vào người gây ngứa rất khó chịu". Người dân ở TP.Vũng Tàu cũng nhiều lần đề nghị cơ quan chức năng tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu nhanh chóng di dời các tàu cá ở đây để Bãi Trước không còn ô nhiễm, nhếch nhác như hiện nay...

 Di dời theo lộ trình

Giữa tháng 10, UBND TP.Vũng Tàu đã tổ chức buổi đối thoại trực tiếp với các chủ phương tiện đánh bắt hải sản chuẩn bị di dời ra khỏi nơi neo đậu ở Bãi Trước. Theo kế hoạch, có 3 nhóm đối tượng được di dời và sắp xếp lại nơi neo đậu tại Bãi Trước. Nhóm 1 là các ghe nhỏ dưới 20cv làm nghề lưới cá trích được tạm thời ở lại khu vực Bãi Trước, trong khi chờ sắp xếp hỗ trợ chuyển đổi nghề. Nhóm 2 là các ghe làm nghề rập ốc, cua, ghẹ, phải di dời về khu vực Sao Mai - Bến Đá - Bến Đình. Nhóm 3 là các ghe làm nghề đăng đáy, phải di dời về khu vực Bến Đá - Bến Đình và không được phép bốc dỡ hải sản ở khu vực Bãi Trước.

Tại buổi đối thoại, các chủ phương tiện đều chấp thuận chủ trương di dời tàu cá như phương án của UBND TP.Vũng Tàu. Tuy nhiên, một số chủ phương tiện vẫn còn băn khoăn, lo lắng về những khó khăn có thể gặp khi neo đậu ở vị trí mới như phí nhiên liệu tăng, an ninh trật tự, phải làm lại thủ tục tại các Đồn Biên phòng…Nhiều chủ phương tiện đề nghị UBND TP. Vũng Tàu cho phép được đưa hải sản tươi sống lên bờ tại khu vực Bãi Trước, sau đó mới di chuyển tàu về vùng neo đậu như quy định. Trong thời gian này, cam kết bảo đảm giữ gìn vệ sinh môi trường và an ninh trật tự. Các chủ phương tiện đề nghị thành lập các tổ tự quản để tổ chức cho ghe tàu ra vào và hoạt động một cách quy cũ, có kỷ luật…

 Trước các ý kiến này, UBND TP.Vũng Tàu chấp nhận chủ trương thành lập tổ tự quản, cho phép các chủ phương tiện lên sản phẩm ở khu vực Bãi Trước nhưng thời gian lưu lại không quá 3 giờ…Bà Trương Thị Hường- Phó chủ tịch UBND TP.Vũng Tàu (Trưởng Ban chỉ đạo giải tỏa tàu cá từ Cửa Lấp đến Sao Mai của TP.Vũng Tàu) cho biết, ngày 1.11 sẽ tổ chức các lực lượng chức năng có liên quan ra quân vận động, nhắc nhở bà con tiến hành di dời theo đúng quy định đối với từng nhóm đối tượng. Đồng thời, bố trí sắp xếp cho các nhóm phương tiện có nơi neo đậu phù hợp. Việc di dời và neo đậu của các phương tiện sẽ được theo dõi thường xuyên và duy trì ổn định. "Đến ngày 15.12, nếu hộ nào không chấp hành sẽ tổ chức cưỡng chế", bà Hường kiên quyết.

Nguyễn Long

Nhiều sông suối bị ô nhiễm nặng
Giám sát ô nhiễm môi trường sông Chà Và
Kênh rạch ở TP.HCM vẫn bị ô nhiễm nghiêm trọng

Thursday, October 25, 2012

Truy na ke mua ban nguoi tron thi hanh an

Truy nã kẻ mua bán người trốn thi hành án

Trước đó, vào tháng 9-2011, Tài bị TAND Tối cao tuyên xử 21 năm tù giam về tội mua bán người và mua bán trẻ em. Tuy nhiên, trong thời gian tại ngoại chờ thi hành án, Tài đã bỏ trốn khỏi địa phương.

Theo bản án, tháng 12-2009, Dương Thị Hạnh (quê Trảng Bàng, Tây Ninh) giới thiệu một số phụ nữ, trẻ em trong đó có cháu NLND (16 tuổi) cho Lê Thị Thắm (ngụ thị trấn Long Hải, huyện Long Điền) đưa qua Trung Quốc hành nghề mại dâm. Do Hạnh biết Thắm từng đưa người qua Trung Quốc bán dâm nên Hạnh nhờ Thắm dẫn Hạnh và con gái của Hạnh đi luôn qua đó hành nghề. Riêng các nạn nhân đi cùng Hạnh là do tin tưởng lời của Hạnh "sang Trung Quốc bán quần áo thu nhập cao" nên không ai nghi ngờ gì. Thắm đã trả công cho Hạnh 2,5 triệu đồng tiền giới thiệu năm cô gái cho Thắm đưa đi bán dâm.

Sau khi nhận "hàng" từ Hạnh, Thắm giao cho Nguyễn Tài (làm nghề chạy xe ôm, đang chung sống như vợ chồng với Thắm) dẫn các cô gái lên TP.HCM rồi qua Lào đi thuyền vượt biên sang Trung Quốc. Khi đến Trung Quốc, các cô gái được giao cho con gái của Thắm là Phạm Thị Thùy Trang (còn tên gọi khác là Phạm Thị Bé, 30 tuổi). Trang giao thẳng các cô cho chủ chứa mại dâm, ép họ tiếp khách. Tiền thu được từ khách mua dâm, các chủ chứa chia lại phần trăm cho Trang theo thỏa thuận. Về phần mình, Trang trả cho các nạn nhân 5 triệu đồng gọi là "tiền lương" tháng đầu tiên nhưng trừ lại tiền đưa đi, mua sắm quần áo, son phấn… khoảng 2 triệu đồng/người. Từ các tháng tiếp theo, Trang chỉ trả cho mỗi người 50% từ số tiền mà các chủ chứa chia cho Trang.

Trong quá trình bị hành xác tủi nhục, em D. lợi dụng lúc chủ chứa sơ hở đã bỏ trốn về lại Việt Nam và làm đơn tố cáo. D. cho biết một người khác là chị Đ. cũng bỏ trốn nhưng bị bắt lại, chủ buộc tiếp tục "phục vụ" khách để trừ nợ. Hiện còn bốn cô gái khác do Hạnh, Thắm lừa đưa sang Trung Quốc vẫn đang phải chịu sự quản lý của Trang.

Khi Công an tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu vào cuộc điều tra, đã có một số nạn nhân khác trốn được về Việt Nam và làm đơn tố cáo cặp vợ chồng hờ Thắm, Tài.

Lê Thị Thắm bị tòa tuyên phạt tổng cộng 22 năm tù cho cả hai tội danh mua bán người và mua bán trẻ em; Dương Thị Hạnh bị tòa tuyên phạt 30 năm tù. Hạnh và Thắm hiện đang chấp hành hình phạt giam. Riêng Tài đã bỏ trốn.

Cơ quan điều tra thông báo ai biết thông tin về Nguyễn Tài xin liên hệ với cơ quan công an địa phương để tiến hành bắt giữ hoặc báo về Phòng CSĐT tội phạm về trật tự xã hội - Công an tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu qua số điện thoại 0643.858743.

TRÙNG KHÁNH

Pho phong giao dich ngan hang "om" 11 ti dong bo tron

Phó phòng giao dịch ngân hàng "ôm" 11 tỉ đồng bỏ trốn

Phần bình luận tạo điều kiện cho bạn thảo luận, nêu thắc mắc, và chia sẻ ý kiến. Sau đây là những điều cần lưu ý khi đăng lời bình:


1. Quan tâm và tôn trọng những người cùng bình luận, và cộng đồng bạn đọc ở Việt Nam nói chung.

2. Không dùng từ ngữ tục bậy, chửi bới, thô lỗ, hoặc khiêu dâm.

3. Không dùng ngôn ngữ có tính lăng mạ, sỉ nhục, chửi rủa.

4. Không quấy rối, gây phiền nhiễu cho người khác, hoặc đe dọa đến sự an toàn và tài sản của người khác; không vu khống, nói sai sự thật, làm mất danh dự, hoặc mạo nhận một ai đó.

5. Không đăng các quảng cáo thương mại.

6. Đây là một diễn đàn công cộng. Do đó không nên đăng các thông tin cá nhân như số điện thoại, địa chỉ email, tài khoản ngân hàng, thẻ tín dụng, hoặc các thông tin quan trọng khác.

7. Tất cả các ngôn ngữ html và đường link đều không được phép.


Yahoo! có quyền từ chối hoặc xóa bỏ bất cứ lời bình nào không phù hợp với các quy định nói trên hoặc không đúng với Quy tắc sử dụng dịch vụ của Yahoo! (Yahoo! Terms of Service), đồng thời có thể đình chỉ hay khóa hoàn toàn tài khoản Yahoo! của bạn (bao gồm cả email) nếu phát hiện vi phạm.


Các lời bình dưới đây do người sử dụng Yahoo! đăng tải, thể hiện quan điểm riêng của chính người đó. Yahoo! và các đối tác cung cấp nội dung của bài viết nói trên không xác nhận, chứng thực, và không chịu bất cứ trách nhiệm và nghĩa vụ pháp lý nào cho các lời bình này.

Pho phong giao dich ngan hang "om" 11 ti dong bo tron

Phó phòng giao dịch ngân hàng "ôm" 11 tỉ đồng bỏ trốn

Ngày 24.10, Phòng Cảnh sát truy nã tội phạm Công an Bà Rịa-Vũng Tàu ra quyết định truy nã toàn quốc đối với Phạm Văn Bình (32 tuổi, quê Hà Nội, tạm trú tại TP.Vũng Tàu) về hành vi "lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản". Bình nguyên là Phó trưởng phòng Tín dụng cá nhân Ngân hàng Thương mại cổ phần Đại Dương - Chi nhánh tại TP.Vũng Tàu (Bà Rịa-Vũng Tàu).

Theo điều tra ban đầu, do tin tưởng chức vụ Phó trưởng phòng Tín dụng cá nhân nên khi Bình vay tiền (thời gian vay từ 10 - 15 ngày, với lãi suất 5%), nhiều nạn nhân đã cho vay với số tiền lên đến 11,7 tỉ đồng (chỉ trong vòng 20 ngày). Các bị hại cho biết,  Bình nói vay tiền của họ để đáo hạn ngân hàng cho khách kiếm lời. Cụ thể, Bình vay của bà Trần Thị Kim Phương 1,4 tỉ đồng, Hoàng Thị Ánh Tuyết 2,6 tỉ đồng, Nguyễn Thị Kim Oanh 3,7 tỉ đồng, Nguyễn Mai Hoàng Diễm hơn 2 tỉ đồng, ông Phạm Duy Đức 1 tỉ đồng, Mai Văn Nho (tất cả đều ngụ tại TP.Vũng Tàu) 1 tỉ đồng. Sau khi vay tiền của các nạn nhân, Bình không đến cơ quan làm việc và bỏ trốn khỏi địa phương.

Theo xác minh tại nơi đăng ký hộ khẩu thường trú của Bình ở Hà Nội, được biết năm 2009, Bình từng phạm tội "lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản", bị TAND Q.Hoàn Kiếm (TP.Hà Nội) xử phạt 30 tháng tù nhưng cho hưởng án treo, thử thách 5 năm tại địa phương (tính từ ngày 9.12.2009). Tuy nhiên sau đó, Bình rời khỏi địa phương vào TP.Vũng Tàu và được nhận vào làm cán bộ ngân hàng, rồi lên làm Phó trưởng phòng Tín dụng cá nhân Ngân hàng Thương mại cổ phần Đại Dương - Chi nhánh tại TP.Vũng Tàu.

Nguyễn Long

Pho phong giao dich ngan hang "om" 11 ti dong bo tron

Phó phòng giao dịch ngân hàng "ôm" 11 tỉ đồng bỏ trốn

Ngày 24.10, Phòng Cảnh sát truy nã tội phạm Công an Bà Rịa-Vũng Tàu ra quyết định truy nã toàn quốc đối với Phạm Văn Bình (32 tuổi, quê Hà Nội, tạm trú tại TP.Vũng Tàu) về hành vi "lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản". Bình nguyên là Phó trưởng phòng Tín dụng cá nhân Ngân hàng Thương mại cổ phần Đại Dương - Chi nhánh tại TP.Vũng Tàu (Bà Rịa-Vũng Tàu).

Theo điều tra ban đầu, do tin tưởng chức vụ Phó trưởng phòng Tín dụng cá nhân nên khi Bình vay tiền (thời gian vay từ 10 - 15 ngày, với lãi suất 5%), nhiều nạn nhân đã cho vay với số tiền lên đến 11,7 tỉ đồng (chỉ trong vòng 20 ngày). Các bị hại cho biết,  Bình nói vay tiền của họ để đáo hạn ngân hàng cho khách kiếm lời. Cụ thể, Bình vay của bà Trần Thị Kim Phương 1,4 tỉ đồng, Hoàng Thị Ánh Tuyết 2,6 tỉ đồng, Nguyễn Thị Kim Oanh 3,7 tỉ đồng, Nguyễn Mai Hoàng Diễm hơn 2 tỉ đồng, ông Phạm Duy Đức 1 tỉ đồng, Mai Văn Nho (tất cả đều ngụ tại TP.Vũng Tàu) 1 tỉ đồng. Sau khi vay tiền của các nạn nhân, Bình không đến cơ quan làm việc và bỏ trốn khỏi địa phương.

Theo xác minh tại nơi đăng ký hộ khẩu thường trú của Bình ở Hà Nội, được biết năm 2009, Bình từng phạm tội "lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản", bị TAND Q.Hoàn Kiếm (TP.Hà Nội) xử phạt 30 tháng tù nhưng cho hưởng án treo, thử thách 5 năm tại địa phương (tính từ ngày 9.12.2009). Tuy nhiên sau đó, Bình rời khỏi địa phương vào TP.Vũng Tàu và được nhận vào làm cán bộ ngân hàng, rồi lên làm Phó trưởng phòng Tín dụng cá nhân Ngân hàng Thương mại cổ phần Đại Dương - Chi nhánh tại TP.Vũng Tàu.

Nguyễn Long

Nguoi nuoc ngoai dieu khien du bay gan dong co ngam canh Vung ...

Người nước ngoài điều khiển dù bay gắn động cơ ngắm cảnh Vũng ...

Tổng Biên tập: LÊ XUÂN SƠN

Địa chỉ: 15 Hồ Xuân Hương, Hà Nội - Điện thoại: (84-4)39431250 /(84-4)39434341 - Fax: (84-4) 39430693 - Email: online@tienphong.vn

GPXB số 449/GP-BC cấp ngày 18/10/2004. CQCQ: Báo Tiền Phong, Cơ quan Trung ương của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh

Wednesday, October 24, 2012

Chu hui om tien ti bo tron

Chủ hụi ôm tiền tỉ bỏ trốn

Đang tiến hành điều tra, xác minh đơn của nhiều người dân ngụ TP Bà Rịa tố giác bà Hoàng Thị Mai Linh (ngụ phường Phước Nguyên, Bà Rịa) có dấu hiệu lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản khi ôm số tiền hụi hơn 3,2 tỉ đồng bỏ trốn.

Theo đơn tố giác, từ năm 2011 đến nay, bà Linh đứng ra tổ chức nhiều dây hụi với khoảng 65 người. Thời gian đầu bà thu và giao tiền hụi sòng phẳng. Tuy nhiên, từ tháng 8-2012, bà Linh đi khỏi địa phương, không liên lạc được.

Cơ quan điều tra đã nhiều lần mời bà Linh lên làm việc nhưng bà Linh không đến trình diện. Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu yêu cầu bà Linh đến làm việc tại địa chỉ 14 Lê Lợi, TP Vũng Tàu, gặp điều tra viên Nguyễn Tuấn Dũng (số ĐT: 0643.858743 hoặc 0978397788). Nếu bà Linh không đến, cơ quan điều tra sẽ giải quyết vụ việc theo quy định của pháp luật.

T.KHÁNH

Nguoi nuoc ngoai dieu khien du bay gan dong co ngam canh Vung Tau

Người nước ngoài điều khiển dù bay gắn động cơ ngắm cảnh Vũng Tàu

Tổng Biên tập: LÊ XUÂN SƠN

Địa chỉ: 15 Hồ Xuân Hương, Hà Nội - Điện thoại: (84-4)39431250 /(84-4)39434341 - Fax: (84-4) 39430693 - Email: online@tienphong.vn

GPXB số 449/GP-BC cấp ngày 18/10/2004. CQCQ: Báo Tiền Phong, Cơ quan Trung ương của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh

Khan truong ung pho con bao moi dang tien vao bien Dong

Khẩn trương ứng phó cơn bão mới đang tiến vào biển Đông

Ngày 24/10, Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo phòng chống lụt bão Trung ương-Văn phòng Ủy ban quốc gia Tìm kiếm cứu nạn đã có Công điện số 47 yêu cầu Ban Chỉ huy phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn các tỉnh, thành phố ven biển từ Quảng Ninh đến Bà Rịa - Vũng Tàu; các Bộ: Quốc phòng, Giao thông Vận tải, Ngoại giao, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khẩn trương triển khai các biện pháp ứng phó với cơn bão có tên quốc tế là Sơn Tinh, có khả năng tiến vào Biển Đông và ảnh hưởng đến nước ta.

Trung tâm dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương cho biết: Hiện nay, một cơn bão đang hoạt động trên khu vực phía Nam quần đảo Philippin (tên quốc tế là Sơn Tinh), hồi 7h 24/10 vị trí tâm bão ở vào khoảng 10 độ Vĩ Bắc, 126,3 độ Kinh Đông, sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão cấp 8, giật cấp 9, cấp 10.

Dự báo trong 24 đến 48 giờ tới bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, đi vào khu vực giữa biển Đông và có khả năng mạnh thêm.

Để chủ động đối phó với diễn biến của bão, Văn phòng thường trực Ban chỉ đạo PCLBTW - Văn phòng Ủy ban Quốc gia TKCN đề nghị Ban chỉ huy PCLBTKCN các tỉnh, thành phố; các Bộ theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão, thông báo cho chủ các phương tiện đang hoạt động trên biển biết vị trí, hướng di chuyển và diễn biến của bão để chủ động phòng, tránh; Chủ động liên lạc thường xuyên với chủ các phương tiện để thông tin kịp thời; Sẵn sàng lực lượng, phương tiện cứu hộ, cứu nạn để ứng cứu khi có yêu cầu; Tổ chức trực ban nghiêm túc, thường xuyên báo cáo về Văn phòng thường trực Ban chỉ đạo PCLBTW và Văn phòng Ủy ban Quốc gia TKCN.

Lý Thanh Hương
TTXVN

Xiec TP.HCM luu dien

Xiếc TP.HCM lưu diễn

Xiếc TP.HCM lưu diễn

TT - Sau bốn suất Gala xiếc lần 2 diễn ra khá thành công vào các ngày 19, 20 và 21-10 tại rạp xiếc TP.HCM (công viên 23-9), Đoàn xiếc TP đã quyết định tổ chức chuyến lưu diễn đến các tỉnh lân cận.

Cụ thể, ngày 27-10 đoàn diễn tại sân vận động Bà Rịa (Bà Rịa - Vũng Tàu), ngày 3 và 4-11 tại nhà thi đấu đa năng Vũng Tàu, ngày 10-11 tại nhà thi đấu Trung tâm thể dục thể thao tỉnh Đồng Nai.

Tiết mục xiếc trăn của nghệ sĩ Tuấn Giang (CLB Thanh Hóa) - Ảnh: Nguyễn Lộc

Trong chuyến lưu diễn này, đoàn giới thiệu đến khán giả một số tiết mục chọn lọc từ Gala xiếc lần 2 như: tung hứng, tạo hình trên xe đạp, đu chồng đầu, nhào lộn trên cột, quay lụa, các tiết mục xiếc thú như trăn, gấu, khỉ, dê... Ngoài Đoàn xiếc TP, chương trình quy tụ khá nhiều đơn vị xiếc trên cả nước tham gia như xiếc nhân dân Long An, xiếc Đầm Sen, CLB Thanh Hóa...

LINH ĐOAN 

Tuesday, October 23, 2012

Danh nhau trong nha hang vi dan am thanh do

Đánh nhau trong nhà hàng vì dàn âm thanh dở

Theo điều tra ban đầu, tối 20-10 tại nhà hàng Hoa Biển, anh Nguyễn Phú Gia (ngụ TP Vũng Tàu) tổ chức tiệc thôi nôi cho con. Khi tan tiệc, anh Gia không chịu thanh toán riêng phần tiền dàn âm thanh là 1,3 triệu đồng. Lý do anh cho rằng dàn âm thanh rất dở.

Lúc này, quản lý của nhà hàng là anh Nguyễn Vĩnh Hà xuống nói chuyện với anh Gia rồi hai bên có nói qua lại. Khoảng 10 người đi cùng anh Gia xông vào đập phá, đánh anh Hà cùng một số nhân viên nhà hàng. Riêng anh Hà bị chấn thương khắp người, gãy ba cái răng, được đưa đi cấp cứu ở bệnh viện.

KHÁNH LY

Hai giam doc lua dao hang loat doanh nghiep sa luoi

Hai giám đốc lừa đảo hàng loạt doanh nghiệp sa lưới

(TNO) Ngày 23.10, Phòng CSĐT tội phạm về kinh tế và chức vụ cùng Phòng Cảnh sát truy nã (PC52), Công an tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đã bắt giữ Nguyễn Văn Hòa (56 tuổi, quê Bình Thuận) và Lê Thị Cơ (22 tuổi, quê Bạc Liêu) theo quyết định truy nã về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Truy nã 2 giám đốc lừa đảo hàng loạt doanh nghiệp

Như Thanh Niên Online đã đưa tin, Hòa và Cơ thành lập ra hai công ty tại TP.HCM, đặt chi nhánh ở TP.Vũng Tàu. Trong đó, Hòa làm Giám đốc Công ty TNHH HH Service Real Estate, còn Cơ làm Giám đốc Công ty cổ phần Hoa Cơ.

Hòa tự xưng là Việt kiều Mỹ, đại diện cho tập đoàn kinh doanh bất động sản tại Mỹ về Việt Nam đầu tư cùng với Cơ. Với cái mác này, Hòa đã lừa đảo nhiều doanh nghiệp số tiền hàng trăm triệu đồng bằng hình thức hứa cho vay vốn.

Tháng 10.2011, Hòa tự giới thiệu mình là Chủ tịch HĐQT, Cơ là thành viên HĐQT Tập đoàn HH Real Estate Group USA chi nhánh tại Việt Nam và nói có số vốn lớn ở nước ngoài, hứa cho bà T.T.M.C (giám đốc một công ty có trụ sở tại H.Tân Thành) vay 40 triệu USD.

Hòa yêu cầu trước khi ký hợp đồng vay, bà C. phải cung cấp hồ sơ dự án cần đầu tư và chi 450 triệu đồng tiền phí thẩm định hồ sơ. Bà N.T.T, chủ tịch HĐQT một công ty khác cũng có nhu cầu vay vốn nên đã nhờ bà C. chia sẻ bớt số tiền vay nói trên.

 
Hòa (trái) và Cơ

Theo đó, bà T. nộp 230 triệu đồng, bà C. nộp 90 triệu đồng cho Hòa. Ngày 19.10.2011, Hòa và Cơ gặp bà C. cùng nhau ký hợp đồng với nội dung Tập đoàn HH Real Estate Group đồng ý cho công ty bà C. vay 40 triệu USD để mở rộng kinh doanh (lãi suất 4%/năm, thời hạn vay 24 tháng).

Hòa và Cơ yêu cầu hai bà T. và C. tiếp tục nộp thêm 49.980.000 đồng. Toàn bộ số tiền này đều chuyển vào tài khoản của Cơ. Sau khi nhận được tiền, Hòa và Cơ nhiều lần lảng tránh việc giải ngân rồi bỏ trốn.

Cơ quan công an cũng xác định, với thủ đoạn tương tự, Hòa và Cơ đã ký hợp đồng hứa hẹn cho 6 doanh nghiệp khác trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu vay 90 triệu USD, chiếm đoạt số tiền gần 250 triệu đồng.

Qua điều tra, cơ quan công an biết Hòa và Cơ còn ký hợp đồng hứa cho vay tiền với nhiều doanh nghiệp khác ở các tỉnh Lâm Đồng, Khánh Hòa, Bình Thuận, Đồng Nai...

Hòa cũng đang là đối tượng bị truy nã của Cơ quan CSĐT, Công an H.Thống Nhất (Đồng Nai) về hành vi lừa đảo chiểm đoạt tài sản trước đó.

Tại cơ quan công an, Hòa cho biết sau khi lừa đảo nhiều người, Hòa và Cơ thuê phòng trọ ở TP.HCM để sinh sống và làm ăn.

Hằng ngày, Cơ phụ bán hàng quần áo tại một cửa tiệm ở Q.6, TP.HCM, còn Hòa do tuổi đã lớn nên không ai thuê việc.

Cơ quan công an bắt giữ Hòa khi Hòa đang giao dịch nhà đất với một công ty tại Bình Dương, còn Cơ đang bán quần áo thuê tại Q.6, TP.HCM.

Tin, ảnh: Nguyễn Long

Lãnh án vì chiếm đoạt tài sản
Tạm giữ hình sự một tổng giám đốc chiếm đoạt tài sản
Bắt chủ tịch hội đồng thành viên chiếm đoạt tài sản
Bắt chủ nhiệm HTX chiếm đoạt tài sản

Le hoi Trung Cuu Long Son

Lễ hội Trùng Cửu Long Sơn

Lễ hội Trùng Cửu được tổ chức hàng năm tại Nhà Lớn, xã Long Sơn, TP.Vũng Tàu (Bà Rịa – Vũng Tàu) vào 3 ngày 7, 8 và 9 Âm lịch. Đây là lễ hội cầu an, cầu cho nhân dân khỏe mạnh, hạnh phúc…

Đây là dịp để du khách, người dân địa phương về Nhà Lớn cầu an lành, tìm về với nguồn cội. Lễ hội thu hút hàng chục ngàn du khách các tỉnh, thành như: Đồng Nai, Bình Dương, TP.HCM, Bến Tre, Tiền Giang, An Giang… đến tham quan, cúng viếng.

 
Một góc quần thể Nhà Lớn - Ảnh: Nguyễn Long

Đêm 8.9 Âm lịch (22.10) gọi là lễ Tiên Thường kỉnh mặn (cúng mặn) chủ yếu là các sản vật do các bá tánh mang vào kỉnh (cúng). Ngày 9.9 Âm lịch (23.10) gọi là Chánh Giỗ kỉnh chay (cúng chay). Du khách đến với lễ hội chủ yếu là đi dâng hương, nguyện cầu khấn vái, và tưởng nhớ đến công đức của ông Trần.

 
Du khách thập phương xếp hàng cúng lễ - Ảnh: Nguyễn Long

Theo người dân xã Long Sơn, ông Trần, tên thật là Lê Văn Mưu, từng tham gia cuộc khởi nghĩa chống thực dân Pháp do quản cơ Trần Văn Thành làm thủ lĩnh. Sau khi khởi nghĩa thất bại, ông Trần đưa gia quyến về lánh nạn ở phía Đông núi Nứa, lập ấp Bà Trao (nay là xã Long Sơn). Ông cho xây cất quần thể kiến trúc Nhà Lớn để thờ trời, phật, tiên, thánh và xây những dãy phố cho dân tới tạm cư trong khoảng 6 tháng. Một thời gian sau, xã Long Sơn trở thành một nơi có đông dân cư sinh sống, lập nghiệp. Sinh thời, ông Mưu thường cởi trần tóc búi tó, đi chân đất, lao động suốt ngày nên người dân quen gọi là ông Trần. Khi ông mất, trong dân gian hình thành tín ngưỡng đạo Ông Trần, hay còn gọi là ông Nhà Lớn. Theo tục lệ, hàng năm cứ vào ngày mùng 9. 9 âm lịch, những người theo đạo ông Trần thường tụ hội về đây để cầu an và tưởng nhớ đến công đức của ông Trần.

Con cháu gia tộc của ông Nhà Lớn cho biết, Nhà Lớn là một cộng đồng tín ngưỡng hướng đến điều thiện chứ không phải là một tôn giáo. Đạo ông Trần không có kinh kệ, rước sách, kiêng kỵ, không cắt tóc ăn chay, không có chuông mõ. Những người theo đạo ông Trần đều mặc quần áo bà ba đen, đi chân đất, đầu để tóc dài búi củ hành. Tất cả các công việc trọng đại trong Nhà Lớn đều do những ông lớn (tức 8 vị kỳ lão hay còn gọi là hương chức) họp bàn, giải quyết. Hàng ngày có hội làng, bà con bá tánh cũng tự giác luân phiên nhau đến quét dọn, đèn nhang cúng kỉnh trong Nhà Lớn. Trước khi lễ hội diễn ra, người dân xã Long Sơn cùng nhau dọn dẹp, sửa sang lại 6 dãy phố cổ để bố trí chỗ nghỉ ngơi cho khách phương xa đến dự lễ. Mỗi dãy phố cổ chứa khoảng từ 500 – 800 người. Khách phương xa đến lễ hội ở qua đêm thì đến các dãy phố đăng ký chỗ để ngủ. Ông Trần Văn Bé (59 tuổi, ngụ xã Long Sơn), nói: "Khách phương xa ngủ ở đây hoàn toàn miễn phí. Chúng tôi luôn túc trực ở các dãy phố để bảo vệ tài sản cho họ".

Để chuẩn bị cho lễ Trùng Cửu, từ nhiều ngày trước, những người phụ nữ trong Nhà Lớn đã lo chuẩn bị nếp ngâm bột, đậu rồi cẩn thận xay và hấp lên để làm bánh quy, loại bánh truyền thống của Nhà Lớn để đãi khách trong mấy ngày lễ hội. Nhiều loại thức ăn, nước uống khác cũng được chuẩn bị sẵn để phục vụ khách miễn phí. Trước các dãy nhà cổ, nhà thờ đều được trang trí các câu liễn đỏ vuông và liễn dài. Tục viết liễn có từ trăm năm kể từ khi ông Nhà Lớn mở đất ở vùng Long Sơn này.

Lễ hội Trùng Cửu kết thúc vào 23.10, dự kiến có hàng chục ngàn du khách đến tham quan và cúng viếng.

Nguyễn Long

Monday, October 22, 2012

Quan ly nha hang bi thuc khach danh "hoi dong"

Quản lý nhà hàng bị thực khách đánh "hội đồng"

Phần bình luận tạo điều kiện cho bạn thảo luận, nêu thắc mắc, và chia sẻ ý kiến. Sau đây là những điều cần lưu ý khi đăng lời bình:


1. Quan tâm và tôn trọng những người cùng bình luận, và cộng đồng bạn đọc ở Việt Nam nói chung.

2. Không dùng từ ngữ tục bậy, chửi bới, thô lỗ, hoặc khiêu dâm.

3. Không dùng ngôn ngữ có tính lăng mạ, sỉ nhục, chửi rủa.

4. Không quấy rối, gây phiền nhiễu cho người khác, hoặc đe dọa đến sự an toàn và tài sản của người khác; không vu khống, nói sai sự thật, làm mất danh dự, hoặc mạo nhận một ai đó.

5. Không đăng các quảng cáo thương mại.

6. Đây là một diễn đàn công cộng. Do đó không nên đăng các thông tin cá nhân như số điện thoại, địa chỉ email, tài khoản ngân hàng, thẻ tín dụng, hoặc các thông tin quan trọng khác.

7. Tất cả các ngôn ngữ html và đường link đều không được phép.


Yahoo! có quyền từ chối hoặc xóa bỏ bất cứ lời bình nào không phù hợp với các quy định nói trên hoặc không đúng với Quy tắc sử dụng dịch vụ của Yahoo! (Yahoo! Terms of Service), đồng thời có thể đình chỉ hay khóa hoàn toàn tài khoản Yahoo! của bạn (bao gồm cả email) nếu phát hiện vi phạm.


Các lời bình dưới đây do người sử dụng Yahoo! đăng tải, thể hiện quan điểm riêng của chính người đó. Yahoo! và các đối tác cung cấp nội dung của bài viết nói trên không xác nhận, chứng thực, và không chịu bất cứ trách nhiệm và nghĩa vụ pháp lý nào cho các lời bình này.

Mot quan doc nha hang bi khach danh hoi dong

Một quản đốc nhà hàng bị khách đánh hội đồng

(TNO) Ngày 22.10, Công an P.Thắng Tam phối hợp với Công an TP.Vũng Tàu (Bà Rịa-Vũng Tàu) tiến hành điều tra vụ đập phá tài sản xảy ra tại nhà hàng Hoa Biển thuộc khu du lịch Biển Đông (P.Thắng Tam, TP.Vũng Tàu).

Anh Nguyễn Vĩnh Hà (37 tuổi), quản đốc nhà hàng Hoa Biển, kể: "Khoảng 22 giờ ngày 20.10, tôi nhận được thông tin của nhân viên báo có một nhóm hơn 10 người đang cự cãi với phó quản đốc nhà hàng nên đến tìm hiểu vụ việc. Trong lúc nói chuyện, tôi bị nhóm người này đánh hội đồng gây thương tích nặng".

Theo anh Hà, chiều 20.10, anh Nguyễn Phú Gia, cán bộ đang công tác tại Trường cao đẳng nghề Dầu khí tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đến nhà hàng đặt tiệc thôi nôi cho con.

Sau khi kết thúc tiệc, anh Gia không đồng ý trả tiền thuê dàn âm thanh 1,3 triệu đồng nên xảy ra mâu thuẫn với chị Nguyễn Thị Diệu, phó quản đốc nhà hàng.

"Tôi đến gặp anh Gia, nói rằng nếu dàn âm thanh không tốt thì bạn yêu cầu đổi ngay từ đầu chứ hết tiệc mới nói sao được. Giờ ý bạn sao để mình biết mà xử lý. Tôi chỉ nói như vậy, nhưng dứt lời liền bị những người đi cùng với anh Gia xông vào đánh. Riêng anh Gia thì cầm cái trống gỗ đựng rượu đập vào mặt tôi", anh Hà cho biết.

Anh Hà được mọi người đưa đến Bệnh viện Lê Lợi cấp cứu do bị gãy 3 cái răng, rách môi, nhiều vết thương ở tay phải khâu nhiều mũi.

Ngày 22.10, chúng tôi đến Trường cao đẳng nghề Dầu khí tìm hiểu vụ việc.

Ông Vũ Tiến Đạt, Trưởng khoa bộ môn An toàn cho biết, trước đây anh Gia là thợ lặn, sau đó được điều về làm nhân viên hỗ trợ trong bộ môn lặn. Việc anh Gia có mâu thuẫn như trên thì nhà trường chưa biết.

Sau khi đánh anh Hà, nhóm người này ra ngoài sân của nhà hàng Hoa Biển đánh tiếp 2 nhân viên bảo vệ khác rồi bỏ đi.

Theo nhà hàng Hoa Biển, nhóm người của anh Gia còn đập phá gây thiệt hại tài sản gồm 1 máy tính tiền cùng hàng chục ly, chén với tổng trị giá khoảng 26 triệu đồng.

Tin, ảnh: Nguyễn Long

Say xỉn, cán bộ đánh nhau
Đánh nhau vì gái, một người chết
Nghị sĩ Ukraine nhập viện vì đánh nhau tại quốc hội
Lãnh đạo trường xin lỗi phụ huynh vì học sinh đánh nhau
Phạt kiểm soát viên không lưu đánh nhau 7 triệu đồng
Hậu trường showbiz Việt - Kỳ 3: Bị sàm sỡ, đánh nhau và "chặt chém"
Thu hồi giấy phép kiểm soát viên không lưu đánh nhau
Mang súng đi đánh nhau
Tài xế đánh nhau
Kỷ luật 100 học sinh gây gổ đánh nhau
Xác định nữ sinh trong clip "Nữ sinh Hà Tĩnh đánh nhau
Đánh nhau mất mạng
Đánh nhau gây ùn tắc giao thông trên cầu sông Hàn
Khởi tố thêm 3 bị can trong vụ đánh nhau giữa dân và công nhân
Mang súng đi đánh nhau

Sap khao sat xay dung tuyen du lich Ba Ria-Vung Tau di Lao

Sắp khảo sát xây dựng tuyến du lịch Bà Rịa-Vũng Tàu đi Lào

Chuyến khảo sát được thực hiện bằng đường bộ, kết nối các điểm từ Vũng Tàu lên Buôn Ma Thuột - Pleiku - Măng Đen (Kon Tum) - Cửa khẩu Bờ Y - Lào. Tại Lào đoàn dự tính sẽ tới các tỉnh, thành như Champasak, Savanakhet, Vientiane… Ngoài việc thiết kế tour du lịch mới, chuyến đi này còn nhằm mở rộng thị trường, đa dạng các tour du lịch của Bà Rịa-Vũng Tàu, từ đó ký kết hợp tác thỏa thuận về xúc tiến du lịch giữa Sở với các cơ quan quản lý du lịch của Lào; hợp tác khai thác giữa các doanh nghiệp du lịch.

T.KHÁNH

Sunday, October 21, 2012

Ba Ria-Vung Tau hop mat cuu binh tau khong so

Bà Rịa-Vũng Tàu họp mặt cựu binh tàu không số

Đây là dịp để các các cựu binh gặp mặt, ôn lại những năm tháng hào hùng và chiến đấu anh dũng trên con đường Hồ Chí Minh trên biển huyền thoại.

Các chiến sĩ tàu không số tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu trong ngày hội ngộ. Ảnh: M.T.CƯỜNG

"Trở về với cuộc sống đời thường, chúng tôi vẫn không ngừng phát huy phẩm chất thủy thủ tàu không số năm xưa. Chúng tôi nguyện xứng danh với các chiến sĩ đã ngã xuống vì Tổ quốc" - cựu binh Huỳnh Văn Tiến thay mặt 16 cựu binh còn sống đến ngày hôm nay, xúc động nói.

MAI TUẤN CƯỜNG

Can khoanh vung muc tieu chong ngap

Cần khoanh vùng mục tiêu chống ngập

Cần khoanh vùng mục tiêu chống ngập

TT - Liên quan đến dự án "đê biển Vũng Tàu - Gò Công" và giải pháp chống ngập ở TP.HCM khi mưa lớn kết hợp triều cường, TS Võ Kim Cương - nguyên phó KTS trưởng TP.HCM - vừa gửi đến Tuổi Trẻ bài viết.

Xin được giới thiệu:

Mưa lớn gây ngập trên đường Đồng Đen, quận Tân Bình, TP.HCM (ảnh chụp ngày 1-10) - Ảnh: Minh Đức

Phương án đê biển Vũng Tàu - Gò Công chưa xác định đúng mục tiêu nếu chỉ là để "ngăn nước biển dâng, ngăn sóng biển..." chứ không phải chống lũ lụt. Mục tiêu thích ứng biến đổi khí hậu và nước biển dâng phải là chống ngập do triều cường cùng lúc với đỉnh lũ.

Vùng mục tiêu nhỏ

Chống ngập là làm cho vùng cần chống ngập (tạm gọi là vùng mục tiêu) không bị ngập. Điều dễ hiểu là vùng mục tiêu càng nhỏ thì chi phí chống ngập càng ít. Mục tiêu chống ngập phải là đảm bảo sao cho vùng mục tiêu không bị ngập trong mọi tình huống, trong đó tình huống xấu nhất là vào thời điểm vừa đỉnh lũ vừa đỉnh triều, tạm gọi đó là thời điểm thủy đỉnh. Nếu xây đê biển, chiều cao của mặt đê phải cao hơn thủy đỉnh. Khi triều cao sẽ đóng cửa cống để ngăn triều, khi lũ cao sẽ mở cống để xả lũ. Nhưng vào thời điểm thủy đỉnh, để chống ngập chỉ có cách duy nhất là bơm nước ra biển. Với phương án đê biển Vũng Tàu - Gò Công, vùng mục tiêu bao gồm toàn bộ vùng đất thấp thuộc lưu vực sông Đồng Nai. Vào thời điểm thủy đỉnh hoặc là phải bơm một khối nước gây ngập khổng lồ do mưa trên toàn bộ lưu vực sông Đồng Nai, hoặc là bó tay chịu ngập. Đây là sai lầm cơ bản của phương án đê biển. Cần nói thêm, thời tiết mấy năm gần đây cho thấy thời điểm thủy đỉnh xảy ra thường xuyên, thiệt hại do ngập gây ra cho người dân TP.HCM đã rất đáng kể.

Việc khoanh vùng mục tiêu quá lớn của dự án, bao gồm cả vùng không cần chống ngập như rừng ngập mặn, vùng đất nông nghiệp canh tác theo mùa, diện tích sông rạch... tạo nên sự bất khả thi của dự án.

Để chống ngập vào thời điểm thủy đỉnh, phải khoanh định lại vùng mục tiêu. Vùng mục tiêu lúc này là vùng có nguy cơ ngập vào thời điểm thủy đỉnh (đã không còn khả năng tôn cao nền). Giải pháp duy nhất vào thời điểm này là bơm lượng nước mưa rơi trên vùng mục tiêu đã được bao quanh bằng đê bao. Rõ ràng lượng nước mưa này rất nhỏ so với lượng nước phải bơm do mưa trên toàn lưu vực sông Đồng Nai.

Đê bao - phương án duy nhất

Hiện tượng biến đổi khí hậu xảy ra từ từ, nhưng phương án chống ngập cần được xác định gấp rút, càng sớm càng tốt vì ảnh hưởng tới các phương án quy hoạch phát triển đô thị và toàn bộ nền kinh tế khu vực. Chống ngập nói chung chỉ có hai phương án là đắp đê và tôn cao nền. Đối với khu vực đô thị hiện hữu của TP.HCM, kể cả một số khu đô thị mới đã và đang xây dựng hiện nay, không thể tôn cao nền được nữa. Khi khả năng tôn cao nền không còn thì phương án đê bao là phương án duy nhất để chống ngập vào thời điểm thủy đỉnh. Hơn nữa, phương án đê bao, với vùng mục tiêu nhỏ, hầu như không làm ảnh hưởng tới giao thông thủy và có thể đầu tư làm dần dần (không phải tập trung lượng vốn quá lớn vào thời kỳ cần dành vốn cho đầu tư phát triển).

Điều mấu chốt lúc này là phải dứt khoát từ bỏ ngay phương án đê biển để ngay lập tức khoanh vùng mục tiêu chống ngập cho toàn lưu vực. Trên cơ sở đó sẽ quy hoạch lại đô thị, quy hoạch lại sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp trong vùng, đồng thời phải nhanh chóng quy hoạch dành quỹ đất để đắp đê bao. Trừ khu vực nội thị phải đầu tư tập trung, khu vực ngoại thị có thể tiến hành từng bước, giống như ông cha ta đã đắp đê ở đồng bằng Bắc bộ.

TS VÕ KIM CƯƠNG

Hat nhan cua nhung phong trao

Hạt nhân của những phong trào

Tổng Giám đốc Oang Chi-en-ming cho biết: "Xây dựng mối quan hệ lao động hài hòa tại doanh nghiệp, để người lao động yên tâm sản xuất, cống hiến nhiều hơn nữa cho doanh nghiệp là điều chúng tôi quan tâm. Thực tế cho thấy, đảng viên là công nhân lao động luôn có ý thức tự giác, tinh thần, trách nhiệm cao, ham học hỏi và rất có uy tín đối với hầu hết người lao động".

Về những khó khăn trong công tác xây dựng Ðảng, đoàn thể trong các doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, đồng chí Bí thư Ðảng ủy Khối Doanh nghiệp Nguyễn Ðức Trọng cho biết: "Ngoài khác biệt về tổ chức, quản lý điều hành, thì sự khác biệt về ngôn ngữ, tập quán văn hóa cũng là một rào cản lớn". Tháng 12-2009, Ðảng ủy các Khu công nghiệp tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã tổ chức lễ kết nạp đảng đợt I cho 13 công nhân lao động thuộc các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Ðây là đợt kết nạp đảng viên đầu tiên là công nhân lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp FDI chưa có tổ chức đảng. Họ là những hạt nhân đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng quan hệ lao động hài hòa tại các doanh nghiệp, tạo đà phát triển đảng  viên trong đội ngũ công nhân lao động tại các doanh nghiệp này. Chị Nguyễn Thị Kim Oanh, Công ty TNHH Ðông Phương Vũng Tàu (100% vốn FDI), tâm sự: "Ðược đứng trong hàng ngũ của Ðảng là vinh dự lớn đối với người lao động chúng tôi, cổ vũ chúng tôi tiếp tục vươn lên trong công việc, thể hiện năng lực, trình độ chuyên môn của những người thợ Việt Nam, phẩm chất đạo đức, tinh thần vượt khó của người đảng viên". Năm 2008, chị Oanh được tuyển dụng vào làm việc tại công ty. Trong quá trình lao động sản xuất, bản thân chị Oanh đã không ngừng cố gắng, góp phần hoàn thành tốt nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh của đơn vị. Năm 2009, chị là đối tượng kết nạp Ðảng, được bổ nhiệm làm giám đốc một dây chuyền sản xuất. Nhận xét về chị Oanh, đồng chí Bí thư Chi bộ Công ty TNHH Ðông Phương Vũng Tàu Ðoàn Văn Diên cho biết, đó là một đảng viên gương mẫu cả trong công việc lẫn sinh hoạt hằng ngày. Với những nỗ lực không ngừng của bản thân, chị Oanh không chỉ là tấm gương để  những anh chị công nhân lao động người Việt mà cả với những lao động nước ngoài đang quản lý và điều hành doanh nghiệp noi theo. Theo anh Diên, việc thành lập chi bộ đảng tại doanh nghiệp đã tạo điều kiện thuận lợi cho đảng viên khi tham gia sinh hoạt. "Hiện công ty có 35 đảng viên là công nhân lao động sinh hoạt tại nơi cư trú. Thời gian tới, số đảng viên này sẽ chuyển về sinh hoạt cùng bốn đảng viên trong chi bộ. Với hơn 2.000 lao động, có thể khẳng định, nguồn kết nạp Ðảng của công ty là hết sức phong phú. Thông qua các hoạt động sản xuất, kinh doanh, phong trào thi đua tại đơn vị, chúng tôi sẽ phát hiện và lựa chọn những cá nhân có năng lực, đạo đức để bồi dưỡng, giới thiệu vào Ðảng".

Ðảng viên trẻ Lê Trọng Tú, vừa được kết nạp năm 2012, chi bộ Công ty giày Uy Việt, tâm sự: "Là một đảng viên trẻ, tôi luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, quyết tâm xây dựng chi bộ trong sạch, vững mạnh. Trong thời gian tới, tôi sẽ dành thời gian tìm hiểu kỹ hơn Luật Lao động, để góp phần cùng anh chị em trong công ty thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình một cách tốt nhất. Qua đó, xây dựng mối quan hệ hài hòa gắn kết quyền và trách nhiệm giữa Ban giám đốc người nước ngoài với công nhân lao động trong nước, tránh tình trạng đình công, lãn công hay các xung đột trong quan hệ lao động". Bí thư Ðảng ủy Khối Nguyễn Ðức Trọng khẳng định, đội ngũ đảng viên trong các doanh nghiệp FDI chính là những "hạt nhân" nòng cốt đi đầu trong các phong trào thi đua yêu nước, vận động, tuyên truyền để người sử dụng lao động, người lao động nghiêm chỉnh chấp hành chủ trương của Ðảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thực hiện tốt nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh của đơn vị.

Theo đánh giá của Tỉnh ủy Bà Rịa - Vũng Tàu, công tác phát triển đảng viên trong các doanh nghiệp FDI vẫn còn gặp không ít khó khăn. Thực tế, nhiều công nhân lao động mong muốn được đứng trong hàng ngũ của Ðảng nhưng do ở doanh nghiệp chưa có tổ chức đảng nên họ chưa có cơ hội. Một số doanh nghiệp chỉ chú trọng sản xuất, kinh doanh, không quan tâm phát triển đảng viên, xây dựng đoàn thể. Việc thành lập hai chi bộ tại hai doanh nghiệp FDI vừa qua cho thấy, chủ trương của Ðảng về đẩy mạnh công tác xây dựng Ðảng, đoàn thể trong các doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở Bà Rịa - Vũng Tàu là rất cần thiết, đã và đang đi vào cuộc sống.

Vuong mac trong kinh doanh du lich

Vướng mắc trong kinh doanh du lịch

Ngày 17.10, Sở KH-ĐT và Hiệp Hội du lịch tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu phối hợp tổ chức buổi tọa đàm với các doanh nghiệp (DN) nhằm trao đổi những vướng mắc, khó khăn trong đầu tư, kinh doanh du lịch. Khoảng 100 DN trong và ngoài nước kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu tham dự.

Tại buổi tọa đàm, các DN tập trung phản ánh việc giá cho thuê đất đối với các dự án đầu tư hiện tại tăng quá cao, khiến DN không còn đủ sức để triển khai dự án. Ngoài ra, một số ý kiến cho rằng, vẫn còn nhiều cơ quan chức năng của tỉnh "hành" DN; thủ tục đầu tư rườm rà, sự chậm chạp của các cơ quan chức năng trong quá trình giải quyết vụ việc đã làm nhiều nhà đầu tư nản lòng…

Nguyễn Long

Mở rộng điều tra vụ kinh doanh du lịch qua mạng
Bắt hai người kinh doanh du lịch đa cấp
Chương trình thạc sĩ quản trị kinh doanh du lịch
Phú Quốc chấn chỉnh kinh doanh du lịch biển
Quảng Nam: Chuyển gần 10 nghìn ha đất nông nghiệp ven biển sang kinh doanh du lịch
TP.HCM có 41 điểm kinh doanh du lịch đạt chuẩn

Saturday, October 20, 2012

Cuu GD chi nhanh Agribank Ba Ria

Cựu GĐ chi nhánh Agribank Bà Rịa

Theo đó đề nghị truy tố 12 bị can nguyên là nhân viên tín dụng, giao dịch viên kế toán, nguyên trưởng, phó phòng tín dụng, trưởng, phó phòng kế toán ngân quỹ. Trong số này có bà Nguyễn Thị Cẩm, Giám đốc phòng giao dịch số 2; Hồ Văn Hoàng, nguyên Giám đốc phòng giao dịch Long Sơn và Nguyễn Ngọc Khải, nguyên Quyền Giám đốc chi nhánh Agribank Bà Rịa-Vũng Tàu.

Theo kết luận điều tra, lợi dụng việc Thống đốc ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Thông tư số 02/2011/TT-NHNN quy định mức lãi suất huy động vốn bằng đồng Việt Nam, trong đó quy định rõ: lãi suất huy động vốn bằng đồng Việt Nam... bao gồm cả khoản chi phí khuyến mại không vượt quá 14%/năm, mức lãi suất huy động tối đa áp dụng với phương thức trả lãi cuối kỳ...

Phương thức trả lãi cuối kỳ tương ứng mức trả lãi suất tối đa. Nhưng với mục đích cạnh tranh khách hàng gửi tiền vào ngân hàng, ngày 14/7/2011, Hội đồng quản trị Agribank ra Nghị quyết ban hành quy chế chi hoa hồng môi giới, chi phí dịch vụ... Đến ngày 18/5/2011, ông Nguyễn Ngọc Khải đã ký văn bản quy định cho vay cầm cố giấy tờ có giá trị do Agribank phát hành lãi suất cho vay bằng lãi suất trên sổ tiết kiệm cộng thêm 3%/năm nhưng không quá 19% năm.

Lợi dụng chủ trương trên, nhiều cán bộ đã câu kết thực hiện việc gửi tiền vào 1 lần, sau đó dùng số tiền để tiếp tục đứng tên người khác trong gia đình quay vòng nhiều lần. Thực chất các lần quay vòng chỉ là doanh số ảo để chiếm hưởng cá nhân, khoản chênh lệch giữa lãi suất tiền gửi và lãi suất cầm cố.

Cụ thể, các đối tượng trên đã lập khống 110 sổ tiết kiệm có kỳ hạn 12 tháng trả lãi trước với tổng mệnh giá ghi trên sổ tiết kiệm là hơn 137 tỷ đồng và nhận được số tiền lãi trả trước là hơn 18 tỷ đồng. Qua đó lấy tên và thông tin giấy CMND của người khác để nhận tiền hoa hồng môi giới với tổng số hơn 4,4 tỷ đồng.

Đáng chú ý, ông Khải còn ký phê duyệt mở sổ và chi hoa hồng môi giới cho 3 hồ sơ với số tiền hơn 72 triệu đồng, cho vay cầm cố sổ tiết kiệm đối với người thân các bị can tại 13 hồ sơ hơn 9 tỷ đồng.

Cơ quan chức năng xác định, ông Khải là người đứng đầu chi nhánh, đã triển khai việc chi hoa hồng môi giới cho người gửi tiền trong khi không có việc môi giới, không điều chỉnh lãi suất cho vay cầm cố phù hợp với lãi suất huy động thực tế dẫn đến để các nhân viên dưới quyền lợi dụng sơ hở, chiếm đoạt tiền của ngân hàng.

Tuy nhiên, ông Khải đã chủ động phát hiện các sai phạm tại chi nhánh này, kịp thời điều chỉnh lãi suất cho vay, chi hoa hồng môi giới, đồng thời làm đơn tố cáo đến cơ quan điều tra. Do đó, CQĐT đề nghị xem xét tình tiết giảm nhẹ cho ông Khải

Tranh chap nha dat keo dai tai phuong Thang Nhat, TP Vung Tau: Su that cua nhung la don to cao?

Tranh chấp nhà đất kéo dài tại phường Thắng Nhất, TP Vũng Tàu: Sự thật của những lá đơn tố cáo?

Trước đây, do quản lí và sử dụng đất lỏng lẻo nên nhiều người dân "nhảy dù" vào canh tác, làm nhà ở, mua bán trái phép. Nhiều vụ tranh chấp, xảy ra khiếu kiện gay gắt. Khi chính quyền phường Thắng Nhất vào cuộc xác minh, ngăn chặn còn bị những người mua bán đất trái phép tố "ngược"…

San lấp, bán đất trái phép

Ông Nguyễn Thanh Sơn, ngụ tại 110 Trần Phú, Phường 5, TP Vũng Tàu liên tục gửi đơn tố cáo, kêu cứu. Năm 1989, ông và ông Đinh Đức Lạp mua chung một lô đất (không ghi diện tích) của ông Đinh Tiến Quang tại đường Biệt Chính (cũ) nay là 188b Lưu Chí Hiếu, thuộc phường Thắng Nhất do ông Quang "khai phá" từ năm 1984, đóng thuế đầy đủ, được UBND phường 9 (cũ) xác nhận). Ngày 16-9-2000, ông Lạp bán lại phần đất của mình cho ông Sơn, không có giấy mua bán. Năm 2002, ông Sơn cho anh Trần Văn Hưng vào ở nhờ và trông coi nhà, đất trên. Năm 2007, ông Vũ Thanh Tùng tự xưng là chủ đất, đuổi ông Hưng ra khỏi nhà và chiếm dụng nhà đất 188b Lưu Chí Hiếu của ông Sơn, làm nhà trái phép nhưng chính quyền phường làm ngơ. Ông Sơn "kiểm tra" giấy tờ nhà đất thì ông Tùng đưa ra bộ hồ sơ thể hiện ông Tùng mua lại của bà Nguyễn Thị Hiền, ông Sơn không tin.

UBND phường Thắng Nhất khẳng định khu đất ông Sơn tranh chấp với ông Tùng là đất do Nhà nước quản lí nên không thể tổ chức hòa giải mà giữ nguyên hiện trạng, chờ thành phố chỉ đạo giải quyết. Ông Sơn không đồng ý nên làm đơn gửi các cơ quan chức năng và báo chí tố cáo Chủ tịch và Phó Chủ tịch UBND phường Thắng Nhất bao che cho ông Tùng lấn chiếm đất, xây dựng nhà trái phép…

Nhà ông Tùng mua và sử dụng trước năm 1993.Phóng viên Báo Người cao tuổi nhận đơn tố cáo của ông Vũ Thanh Tùng, ngụ tại 188b Lưu Chí Hiếu có nội dung: Khoảng 13 giờ 30 ngày 12-3-2011, ông Nguyễn Thanh Sơn kéo một nhóm người xông vào nhà ông uy hiếp, đòi ông phải thương lượng chia đất. Ông Tùng nói nhà, đất của gia đình ông đã mua và ở ổn định từ trước năm 1993, không ai tranh chấp, được các hộ dân liền kề xác nhận giáp ranh. Trong khi chờ kết quả làm việc của phòng TNMT TP Vũng Tàu thì ngày 24-5-2011 và ngày 12-6-2012, ông Sơn cho người dùng xe chở đất san lấp phần ao phía sau, sát nhà ông Tùng đang ở. Chính quyền, Công an phường yêu cầu dừng việc làm trái pháp luật, nhưng họ không chấp hành. Sau đó, ông Sơn liên tục dùng nhiều hình thức khủng bố gia đình ông Tùng.

Nguyên nhân do đâu?

Phóng viên Báo Người cao tuổi xác minh việc ông Nguyễn Thanh Sơn tranh chấp lô đất 188b Lưu Chí Hiếu không có cơ sở pháp lí. Ông Sơn đòi lại phần đất trước đây ông Lạp chuyển nhượng lại sau khi đã cùng mua của ông Quang. Thực tế, ông Lạp không bán đất cho ông Sơn mà chỉ "ủy quyền" cho ông Sơn đứng ra tranh chấp. Ban đầu, ông Sơn đòi ông Minh và ông Thiêm trả lại lô đất 188b Lưu Chí Hiếu, nhưng không có căn cứ, ông lại đòi đất ông Tùng đang ở.

Theo tài liệu của các cơ quan chức năng, lô đất trên trước đây do đơn vị Quân đội (D95) quản lí. Sau khi đơn vị này chuyển đi, một số hộ dân vào khai thác trái phép nhưng được cán bộ UBND phường 9 (cũ) và đơn vị quân đội xác nhận. Nhiều người dân canh tác, làm nhà, mua bán, gây phức tạp về an ninh trật tự và quản lí đất đai tại khu vực. Các cơ quan bảo vệ pháp luật vào cuộc, kết luận sai phạm và khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với các cán bộ phường 9 có liên quan. Cho rằng đất này của mình nên ngày 28-4-2011, ông Nguyễn Thanh Sơn danh nghĩa Giám đốc Công ty TNHH Xây dựng thương mại Vinh Phú kí hợp đồng bán lô đất 188b Lưu Chí Hiếu cho ông Nguyễn Văn Dũng ngụ tại 199/2/9A Lưu Chí Hiếu, phường 10 nhưng không thành. Ngày 30-4-2011, ông Sơn lại bán lô đất trên cho ông Nguyễn Văn Dũng. Khẳng định ông Sơn không có quyền lợi, nghĩa vụ tại lô đất trên, chính quyền địa phương đã thông báo giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo, nhưng ông Sơn không chấp hành.

Gia đình ông Tùng đang sử dụng nhà và đất trên diện tích hơn 300m2, cũng là đất do Nhà nước quản lí. Nhà và đất 188b Lưu Chí Hiếu do ông mua lại của bà Nguyễn Thị Hiền ngụ tại 150, phường 10 từ ngày 10-8-1993. Danh sách thanh tra những hộ vi phạm sử dụng đất của Nhà nước có tên ông Vũ Thanh Tùng, không có tên ông Nguyễn Thanh Sơn. Do điều kiện công tác, ông Tùng gửi nhà cho ông Khoái (người nhà bà Hiền) trông giúp. Khi cơn bão số 9 (năm 2007) nhà ông Tùng bị tốc mái tôn và được Nhà nước hỗ trợ 2 triệu đồng, ông Khoái nhận số tiền này. Ông Sơn trình bày, năm 2002, ông cho anh Trần Văn Hưng đến trông coi lô đất này.

Từ đó cho thấy, lô đất 188b Lưu Chí Hiếu thuộc đất Nhà nước quản lí, việc ông Tùng mua lại của bà Hiền tháng 8-1993 và sử dụng đến nay là có cơ sở. Ông Nguyễn Thanh Sơn tranh chấp lô đất này là không có căn cứ. Chính quyền các cấp đã xác minh và bác đơn của ông Sơn là đúng quy định. Tuy nhiên, Công văn số 0373 ngày 7-11-2011 của UBND TP Vũng Tàu trả lời đơn của ông Nguyễn Thanh Sơn vô hình chung tạo tiền lệ để người dân khiếu nại theo kiểu "vòng quanh", khiến chính quyền phường chỉ lo "giải trình đơn khiếu nại, tố cáo" cũng đủ "mệt", còn đâu thời gian để lo việc khác?

Điều tra củaTuấn Tú