Wednesday, January 2, 2013

Phu nu Ba Ria

Phụ nữ Bà Rịa

Báo cáo điển hình sau 3 năm thực hiện Đề án Xóa đói giảm nghèo (XĐGN), Thị xã Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu nhấn mạnh vai trò phối hợp của các tổ chức Hội nông dân, Hội Liên hiệp phụ nữ, Đoàn Thanh niên và các cấp chính quyền địa phương. "Vừa cho vay, vừa theo sát, hướng dẫn cách thức làm ăn, động viên bà con tiết kiệm chi tiêu, thu vén, sớm hoàn vốn thì cơ hội thoát nghèo mới sớm thực hiện" - ông Phạm Tuấn Thành, Phó Phòng Thương binh - Lao động - Xã hội TX. Bà Rịa nhấn mạnh.

Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4 /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0cm 5.4pt 0cm 5.4pt; mso-para-margin:0cm; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language: mso-fareast-language: mso-bidi-language:}


ĐỒNG VỐN SINH LỢI

Tìm hoài vẫn không thấy lối vào căn nhà 704/12, đường Cách Mạng Tháng Tám, khu phố 7, phường Long Toàn, chúng tôi bèn gọi to: "Anh Lạc ơi, anh Lạc!". Một người đàn ông gầy gò lấp ló sau cửa sổ lên tiếng: "Cứ đứng yên đó, tôi đuổi mấy con bò rồi ra liền". Anh đi băng ngang chuồng bò, vừa phẩy phẩy nhánh nhãn, vừa phân trần: "Đất không mấy rộng, thành thử tính đi tính lại lấy đại khoảnh sân trước quây lại làm chuồng nuôi bò, đi ra đi vô hơi khó chút. Nhưng cũng nhờ vay vốn nuôi đàn bò này mà kinh tế gia đình xoay xở mấy năm nay khá hẳn". Anh Lạc kể, lúc trước, cả nhà anh sống nhờ thùng cà rem bán dạo của anh, nên bữa đói bữa no. Bản thân anh cũng vất vả, đạp xe rạc cả người năm bảy chục cây số mỗi ngày từ Bà Rịa đi Châu Pha, Bà Tô bán cà rem là chuyện thường. Năm 2004, được xét cho vay 10 triệu đồng theo chính sách đối với hộ nghèo, anh mua 1 con bò gầy về nuôi thúc, sau đó bán đi mua 2 con nhỏ khác. Thấy anh chịu khó làm ăn, khu phố lại đứng ra bảo lãnh cho anh vay thêm 2 đợt nữa, anh dần dà gầy dựng mỗi năm thêm 1 – 2 con, nay lên tới 12 con. Buổi sáng anh lùa bò đi ăn, trưa cột lại gửi, về nhà ăn trưa rồi ra dắt bò chuyển qua đồng cỏ khác. Quanh năm suốt tháng, anh ở ngoài đồng với đám bò, tranh thủ cắt thêm cỏ về nhà cho chúng gặm thêm buổi tối. Anh còn chịu khó thu gom phân bò bán cho nhà nông, một xe cũng được 170.000 đồng. Ngày tết anh mua sẵn xe rơm để dành cho bò ăn nhưng qua mùng 2 là anh lại lùa bò ra đồng, sợ "bò ăn rơm đỡ bữa, chớ ăn dài ngày xót ruột lắm, ảnh hưởng tới sức lớn của nó". Anh Lạc kể: "Gần 4 năm nay, kể từ khi được vay vốn XĐGN, tui hết nuôi rẻ, đổi bò, rồi bán, sau đó lại mua thêm con nhỏ nuôi lớn. Cực một chút mà xoay xở được kinh tế gia đình, trong nhà cũng có thêm xe máy, quạt máy. Nay cũng vừa trả hết nợ vay mà đàn bò cũng còn được 12 con làm vốn, còn được công nhận thoát hộ nghèo, tôi mừng lắm".

DẠY NGHỀ VÀ TẠO CÔNG VIỆC ỔN ĐỊNH

Đến tổ may gia công của chị Nguyễn Thị Hoàng (tổ 8, ấp Phước Tân 2, xã Tân Hưng) lúc các chị đang hoàn tất những chiếc túi xách, cặp bằng vải xinh xinh có hình những con thú cưng nhiều màu sắc, chị Hoàng vừa hãnh diện giới thiệu từng sản phẩm vừa kể: Lúc đầu chỉ có 5 chị em, mỗi tháng may chừng dăm bảy ngàn sản phẩm. Bây giờ thì lên tới 40 lao động rồi, người thì may tại chỗ, người thì mang về nhà làm, mỗi tháng vài chục ngàn sản phẩm, thu nhập mỗi người cũng xấp xỉ 2 triệu đồng/tháng. "Đa số chị em làm ở đây là do tôi đào tạo tay nghề. Nhưng cũng có nhiều chị được Hội Phụ nữ và Ban Giảm nghèo thị xã cho đi học may miễn phí, vào làm nhanh hơn và thu nhập cũng cao nếu chịu khó sắp xếp thời gian làm việc. Điều quan trọng là nhiều chị trước chỉ ở nhà giữ con, đi chợ, mọi thứ chi tiêu phụ thuộc đồng tiền làm ra của chồng, đôi lúc cũng bi quan, thiếu tự chủ. Nay đã có việc làm và thu nhập ổn định, chủ động trong chi tiêu và sắp xếp cuộc sống nên gia đình cũng vui vẻ, đầm ấm hơn" – Chị Hoàng cho biết.

Tại điểm gia công hạt điều ở tổ 7, ấp Phước Tân 4, xã Tân Hưng do chị Lam Thảo làm chủ, gần 5 giờ chiều, 25 máy bóc tách hạt điều vẫn chạy rào rào. Vẫn giữ đôi tay thoăn thoắt bóc tách hạt điều, chị Nguyễn Thị Mai kể: Trước đây, chị làm công nhân giày da. 2 đứa con còn nhỏ, chị phải nghỉ làm vì không đáp ứng thời gian làm việc ở xưởng. Đầu năm nay, được Hội phụ nữ xã giới thiệu, chị học việc rồi tìm được việc làm ổn định ở đây, chị rất mừng, vừa làm việc nhà, vừa kiếm thêm tiền chi tiêu. "Mỗi ngày làm chừng 15 – 18 kg hạt thành phẩm thì tới tháng lãnh được 1,6 – 1,8 triệu đồng. Đó là số tiền lớn và ổn định, trang trải được khá nhiều việc như học phí, sữa cho các con, đi chợ hàng ngày nên cuộc sống gia đình em đã khá hơn lên" - chị Mai chia sẻ.

No comments:

Post a Comment