Wednesday, May 29, 2013

Ba Lang dang dung vo dua kho, dot lua xong khoi duoi chim yen.

Bà Lang đang dùng vỏ dừa khô, đốt lửa xông khói đuổi chim yến.

Xông khói vì sợ cúm A/H5N1

Trong đơn gửi Báo Lao Động, bà Lang cho biết: Bản thân bà Lang và nhiều người dân sống quanh khu vực nuôi yến trong TP.Vũng Tàu thấy bức xúc vì chim yến được nuôi nhiều trong khu dân cư. Nhiều người dân sống trong thấp thỏm lo lắng vì tại tỉnh Ninh Thuận đã từng xuất hiện dịch cúm A/H5N1 trên đàn chim yến.

Bởi vậy, bà Lang đã nhờ người làm 2 ống khói lớn, mỗi ống cao khoảng 5m, mỗi ngày 2 lần vào buổi sáng sớm (từ 5h30 – 8h) và chiều (từ 16h – 20h) bà dùng vỏ dừa khô tận thu xông khói liên tục để đuổi chim yến.
Theo bà Lang, từ năm 2011, bà đã nhiều lần gửi đơn đến cơ quan chức năng về hiểm họa dịch cúm A/H5N1 tại các điểm nuôi chim yến trong khu dân cư, cụ thể là hộ nuôi chim yến của ông Trần Thanh Hùng, số 342, đường Lê Lợi, P.7, TP.Vũng Tàu.

Ông Vũ Xuân Hóa – PCT UBND P.7, TP.Vũng Tàu - cho biết: UBND P.7 đã nhiều lần phối hợp với Phòng TNMT TP.Vũng Tàu để giải quyết. Tuy nhiên, gia đình ông Trần Thanh Hùng cũng có giấy phép nuôi yến, còn bà Lang xông khói bằng cách đốt vỏ dừa khô, không đốt chất độc hại nên cũng khó xử lý, muốn đo mức độ ô nhiễm do bà Lang gây ra qua việc xông khói phải có máy móc. Cán bộ môi trường UBND P.7 cũng cho rằng: Việc bà Lang lo sợ dịch bệnh lây lan là thực tế do nhà bà Lang nằm sát cạnh nhà nuôi chim yến của ông Hùng.

TP.Vũng Tàu đề nghị ngừng nuôi

Tháng 6.2011, UBND TP.Vũng Tàu có văn bản gửi UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu về nguy cơ gây ô nhiễm do việc nuôi chim yến trong khu dân cư. Nguyên nhân do trong thời gian vừa qua, UBND TP.Vũng Tàu nhận được nhiều đơn khiếu nại của các hộ dân về việc một số hộ dân nuôi chim yến trong khu dân cư gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến khu dân cư lân cận. Qua xác minh và kiểm tra thực tế cho thấy, trên địa bàn TP.Vũng Tàu hiện có một số hộ nuôi chim yến theo dự án "Nhân rộng mô hình nuôi chim yến trong nhà lấy tổ tại tỉnh BRVT" do Trung tâm ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ tỉnh BRVT (thuộc Sở KHCN tỉnh BRVT) chủ nhiệm dự án.

Tuy nhiên, việc nuôi chim yến trong khu dân cư trong thời gian qua đã phát sinh nguy cơ gây ô nhiễm về vệ sinh môi trường (phân chim thải ra), mỹ quan đô thị (sử dụng nhà ở làm nơi nuôi chim), đặc biệt là tiếng ồn từ máy phát âm tiếng chim hót để dụ chim trong thời gian dài liên tục gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người, ngoài ra có thể là nguyên nhân bùng phát các loại dịch bệnh. Do đó, xét thấy việc nuôi chim yến trong khu dân cư là chưa phù hợp, UBND TP.Vũng Tàu báo cáo UBND tỉnh BRVT xin ngừng việc nuôi chim yến trong khu dân cư. Đề nghị UBND tỉnh giao Sở KHCN xử lý ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi chim yến nhằm kiểm soát và phòng, chống dịch bệnh lây lan.

Theo ông Hà Lâm Quỳnh – Phó Chi cục trưởng Chi cục Thú y tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, nghề nuôi chim yến là nghề mới, chưa có quy định cụ thể, việc nuôi chim yến hiện nay là tự phát. Ông Quỳnh cũng khuyến cáo, việc nuôi chim yến trong khu dân cư là tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây ô nhiễm, dịch bệnh. Việc nuôi chim yến phải được thực hiện xa khu dân cư, nhà nuôi yến không có người ở, có tường cách âm.

Được biết, nhà nuôi yến tại số nhà 342, đường Lê Lợi, P.7, TP.Vũng Tàu của hộ ông Trần Thanh Hùng có diện tích khoảng 200m2. Ngoài hộ ông Hùng, còn 5 hộ khác tại TP.Vũng Tàu và TX.Bà Rịa đăng ký tham gia dự án. Thời gian thực hiện dự án từ tháng 8.2010 đến tháng 2.2014.

No comments:

Post a Comment