Sunday, May 5, 2013

Ba Ria-Vung Tau danh 2.000 hec ta dat cho logistics

Bà Rịa-Vũng Tàu dành 2.000 héc ta đất cho logistics

Bà Rịa-Vũng Tàu dành 2.000 héc ta đất cho logistics

Đá Bàn

Cảng biển, vận tải biển là lĩnh vực Bà Rịa - Vũng Tàu có thế mạnh. Đó là tiền để cho tỉnh này phát triển dịch vụ logistics. Ảnh: Kinh Luân.

(TBKTSG Online) - Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu dành 2.000 héc ta đất cho phát triển dịch vụ logistics, theo dự thảo đề án phát triển dịch vụ logistics của tỉnh từ nay đến năm 2020.

Cái bánh logistics sẽ thuộc về ai?/

Theo ông Vũ Ngọc Thảo, Giám đốc Sở Giao thông vận tải tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, để phát triển hệ thống dịch vụ logistics, tỉnh đang tập trung đầu tư hoàn thiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật.

Theo dự thảo đề án phát triển dịch vụ logistics, đến năm 2020, Bà Rịa - Vũng Tàu sẽ hoàn thiện hệ thống cảng biển Thị Vải – Vũng Tàu (cụm cảng Cái Mép, Sao Mai – Bến Đình). Vì vậy, hiện tỉnh này ưu tiên đầu tư các dự án hạ tầng giao thông để tạo sự kết nối đồng bộ giữa hệ thống cảng với các tuyến quốc lộ, các trục đường chính đến các trung tâm, các nguồn hàng trong khu vực.

Cụ thể, các tuyến đường như quốc lộ 51, đường 965, đường liên cảng Cái Mép – Thị Vải, đường Phước Hòa – Cái Mép, đường 991B,… nối khu cảng Cái Mép - Thị Vải với các trung tâm của vùng TPHCM theo kế hoạch sẽ được đầu tư và mở rộng.

Tuy nhiên, để dịch vụ logistics phát triển hiệu quả, thì các tuyến đường cao tốc TPHCM – Long Thành - Dầu Dây, tuyến đường sắt TPHCM – Biên Hòa – Vũng Tàu (có bố trí ga chính tại khu vực cảng Cái Mép); sân bay quốc tế Long Thành, sân bay Gò Găng… cũng phải đầu tư cho đồng bộ (điều này không hoàn toàn phụ thuộc vào tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu).

Thực tế, hệ thống cảng khu vực Bà Rịa – Vũng Tàu đang trong giai đoạn đầu tư xây dựng. Đến nay đã đưa vào khai thác 26 dự án cảng biển, công suất khoảng 76,5 triệu tấn/năm; đang tiếp tục xây dựng 9 dự án và chuẩn bị đầu tư 18 dự án cảng khác.

Để phát triển dịch vụ cảng và dịch vụ logistics, Bà Rịa - Vũng Tàu đã dành riêng quỹ đất khoảng 800 héc ta tại khu vực Cái Mép, dự kiến sẽ đầu tư một Trung tâm dịch vụ logistics mang tầm quốc tế, phục vụ và kết nối với các trung tâm logistics trong khu vực Đông Nam Á.

Đồng thời tỉnh này cũng đang quy hoạch phát triển 26 dự án cảng thủy nội địa, dịch vụ kho bãi,… với tổng diện tích đất gần 1.100 héc ta. Tính chung, tổng diện tích đất quy hoạch dành cho phát triển dịch vụ logistics khoảng 2.000 héc ta và sẽ tiếp tục xem xét mở rộng thêm tại những vị trí thuận lợi, tuỳ theo nhu cầu phát triển trong tương lai.

Tất nhiên, đó chỉ mới là hạ tầng phần cứng, phát triển dịch vụ logistics còn cần hạ tầng mềm, đó là sử dụng công nghệ thông tin trong quản trị điều hành, cung cấp thông tin, giao dịch điện tử… quản lý hoạt động logistics.

No comments:

Post a Comment