Thursday, May 16, 2013

Ky thoa thuan nghien cuu dau tu xay dung tuyen duong sat Binh Phuoc - Ba Ria

Ký thỏa thuận nghiên cứu đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Bình Phước - Bà Rịa

Ký thỏa thuận nghiên cứu đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Bình Phước - Bà Rịa-Vũng Tàu 1Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng Công ty đường sắt Việt Nam Trần Ngọc Thành, Phó Chủ tịch thứ nhất Công ty đường sắt Nga Vadim Morozov và Chủ tịch HĐQT CTCP An Viên Phạm Nhật Vũ đã ký vào bản cam kết cùng nhau nghiên cứu, lập báo cáo đầu tư xây dựng tuyến đường sắt nối Bình Phước và Bà Rịa Vũng Tàu với chiều dài 170 km, có tính đến việc kết nối thêm 80 km từ Bình Phước lên Đak Nông để giải quyết nhu cầu vận chuyển hàng hóa, nông - lâm sản và khoáng sản bô xit ở khu vực này xuống phía biển cũng như vận chuyển nguyên nhiên vật liệu và hàng tiêu dùng từ phía đồng bằng lên Tây Nguyên.

Trước đó, Tổng công ty đường sắt Việt Nam, CTCP An Viên đã được Thủ tướng Chính phủ cho phép nghiên cứu lập báo cáo đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Bình Phước - Bà Rịa Vũng Tàu theo công văn số 2250/VPCP-KTN ngày 6.4.2010.  Sau gần 1 năm nghiên cứu và làm việc nghiêm túc, 2 bên đã quyết định mời Công ty cổ phần Đường sắt Nga cùng tham gia nghiên cứu và lập phương án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt quan trọng này để vận chuyển bô xit và alumin từ Bình Phước xuống các cảng nước sâu ở khu vực Đông Nam Bộ.

Ký thỏa thuận nghiên cứu đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Bình Phước - Bà Rịa-Vũng Tàu 2

Dự án đường sắt nối Bình Phước và cảng biển ở khu vực Bà Rịa Vũng Tàu khi được đầu tư sẽ giúp gỡ nút thắt về vận chuyển khoáng sản và nông - lâm sản từ Bình Phước và các tỉnh lân cận xuống các cảng biển ở Đông Nam Bộ, phục vụ xuất khẩu. Đặc biệt, nếu được nối thêm 1 đoạn từ Bình Phước lên Đak Nông (khoảng 80km) thì tuyến đường sắt này sẽ đặc biệt hiệu quả vì giải quyết được bài toán vận chuyển nguyên, nhiên vật liệu khai khoáng cho nhà máy alumin Nhân Cơ, tạo điều kiện mở rộng năng lực khai thác chế biến bô xit tại Đak Nông nói riêng và vùng Tây Nguyên nói chung, đồng thời mang lại các lợi ích kinh tế xã hội tổng thể cho vùng Tây Nguyên.

P.V

No comments:

Post a Comment