Friday, May 31, 2013

Tinh trang xay dung trai phep giam dang ke

Tình trạng xây dựng trái phép giảm đáng kể

Theo báo cáo của Thành ủy Vũng Tàu, từ khi thực hiện Nghị quyết 03 đến nay, số vụ vi phạm trên lĩnh vực quản lý đất đai và xây dựng giảm đáng kể so với giai đoạn trước, nhất là ở các phường trọng điểm. Cụ thể, năm 2012 số vụ vi phạm giảm 60,5% so với năm 2011. Tình trạng đầu cơ trục lợi, sang nhượng, san lấp, xây dựng trái phép đã giảm mạnh; đến nay không còn tình trạng san lấp, phân lô bán nền trái phép. Tính từ ngày Thành ủy Vũng Tàu ban hành Nghị quyết 03 đến 15-5-2013 đã có 441 trường hợp vi phạm bị phát hiện, trong đó đã xử lý 382 trường hợp.

Tại hội nghị, đại diện lãnh đạo các phường trên địa bàn TP. Vũng Tàu cũng nêu một số khó khăn trong việc xử lý vi phạm trong lĩnh vực quản lý đất đai và xây dựng như: tình trạng quy hoạch "treo" khiến người dân bức xúc; người vi phạm tụ tập đông người để kích động chống đối quyết liệt và manh động; cơ quan chức năng thiếu trang thiết bị và phương tiện khi cưỡng chế, phá dỡ công trình xây dựng sai phép; cán bộ làm công tác kiểm tra xây dựng bị đe dọa, khủng bố tinh thần; chế độ chi trả cho cán bộ kiểm tra xây dựng thấp, không bảo đảm cuộc sống…

NGUYỄN ĐỨC

Giai co vua cac lua tuoi tinh Ba Ria

Giải cờ vua các lứa tuổi tỉnh Bà Rịa

Sáng 30-5, giải cờ vua các lứa tuổi tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu năm 2013, do Sở VHTTDL tổ chức đã khởi tranh tại trường Tiểu học Nguyễn Thanh Đằng (TP. Bà Rịa).

VĐV lứa tuổi U11 so tài tại giải.

Tham gia giải có 200 VĐV nam, nữ đến từ 16 đơn vị thuộc các CLB, các huyện, thành phố và các trường học trên địa bàn tỉnh. Các VĐV thi đấu ở nội dung cá nhân và đồng đội theo các nhóm: 7 tuổi, 9 tuổi, 11 tuổi, 13 tuổi, 15 tuổi và hệ đội tuyển (không phân biệt lứa tuổi).

Bế mạc giải vào hôm nay (31-5), Ban tổ chức sẽ trao huy chương và tiền thưởng cho VĐV đạt thành tích nhất nhất, nhì, ba ở nội dung cá nhân và đồng đội theo mỗi nhóm tuổi.

Theo Nam Phương (baobariavungtau)

Giam doc Cong ty Phu An Sinh tiep tuc bi khoi to

Giám đốc Công ty Phú An Sinh tiếp tục bị khởi tố

Từ tháng 8 đến tháng 10-2010, Công ty Phú An Sinh được Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cấp 35 tỉ đồng từ vốn ngân sách với lãi suất 0% để mua, giết mổ trữ đông nhằm bình ổn giá và phòng chống dịch heo tai xanh trên địa bàn tỉnh.

Thế nhưng theo kết quả điều tra, công ty chỉ sử dụng tiền đúng mục đích hơn 10 tỉ đồng, còn lại gần 25 tỉ đồng đã sử dụng vào việc khác mà không được phép của cơ quan và người có thẩm quyền. Đến nay Phú An Sinh mới hoàn trả 1,5 tỉ đồng cho ngân sách nhà nước và mất khả năng hoàn trả.

Trước đó, tháng 7-2012, ông Minh đã bị Công an tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu khởi tố, bắt tạm giam cũng với tội danh trên khi sử dụng trái phép 15 tỉ đồng tiền hỗ trợ bán hàng bình ổn giá của UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

Theo kết quả điều tra, vào cuối năm 2010, doanh nghiệp của ông Minh được Sở Công thương tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu tạm ứng 16,5 tỉ đồng để thực hiện chương trình bán hàng bình ổn giá tại tỉnh này. Thế nhưng, ông Minh chỉ dùng gần 1,5 tỉ đồng để mua hàng và bán tại Bà Rịa - Vũng Tàu, còn 15 tỉ đồng đưa đi tỉnh khác.

Đến nay công ty mới trả được gần 6 tỉ đồng. Quá trình điều tra vụ án này, cơ quan chức năng đã củng cố chứng cứ và quyết định tiếp tục truy tố ông Minh về hành vi "sử dụng tài sản trái phép" trong việc tạm ứng 35 tỉ đồng của Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. 

ĐÔNG HÀ

Thursday, May 30, 2013

Ba Ria

Bà Rịa

Tại lớp tập huấn, cán bộ của Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh đã giải đáp những câu hỏi vướng mắc của ND nhằm thực hiện hiệu quả Chỉ thị 26 của Thủ tướng Chính phủ ("Về việc tạo điều kiện để Hội ND tham gia giải quyết khiếu nại tố cáo có liên quan đến nông dân"); Luật Đất đai, nhất là về giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ tái định cư; quy trình khiếu kiện, khiếu nại đúng pháp luật...

 

Nao vet song Thi Vai

Nạo vét sông Thị Vải

Tuổi thọ cao, tỷ lệ việc làm nhiều, người dân hài lòng và cân bằng giữa cuộc sống với công việc, Australia, Thụy Sĩ, Anh, Mỹ... được đánh giá là những quốc gia phát triển hạnh phúc nhất thế giới.

Nang cao hieu qua khai thac cang bien

Nâng cao hiệu quả khai thác cảng biển

UBND tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu phối hợp với Bộ GT-VT vừa tổ chức hội thảo "Giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư, khai thác cảng biển Bà Rịa-Vũng Tàu" nhằm giải quyết tình trạng đình trệ trong hoạt động cảng biển như hiện nay.

 

So sánh với các nước thì chi phí vào cụm cảng Cái Mép-Thị Vải khá cao. Với tàu 14.000TEU là 47.000USD, tàu 16.000TEU là 53.000USD… Trong khi đó nếu cập cảng Malaysia, tàu 14.000TEU chỉ phải chi phí có 4.466USD, rẻ hơn rất nhiều cảng ở Cái Mép-Thị Vải

Ông Dương Quốc Chiến - giám đốc hãng tàu CMA CGM Việt Nam

Theo các chuyên gia dự hội thảo, nguyên nhân dẫn đến tình trạng các cảng biển ở khu vực Cái Mép - Thị Vải đình trệ là do suy thoái kinh tế thế giới; cơ sở hạ tầng giao thông kết nối và giao thông nội vùng yếu kém... Bên cạnh đó, các dịch vụ hỗ trợ sau cảng (logistics) chưa hình thành để tạo điều kiện thuận lợi trong tập kết và thu gom phân phối hàng hóa. Để hệ thống cảng nước sâu Cái Mép-Thị Vải trở thành một điểm đến tin cậy của các hãng tàu, cũng như trở thành cửa ngõ cảng quốc tế, tiến sĩ khoa học Võ Đại Lược cho rằng, Bà Rịa-Vũng Tàu cần có một cơ chế đặc thù cho việc đầu tư cảng biển. Nghĩa là cần có một khu kinh tế mở, khu kinh tế tự do, có các cơ chế phù hợp với các nhà đầu tư.

Nhiều cảng chuyển công năng

Theo thống kê, năm 2012 lượng hàng trung chuyển qua hệ thống cảng ở Cái Mép-Thị Vải giảm khoảng 5,4% so với năm 2011. Hiện tại công suất của các cảng ở đây chỉ đạt khoảng 12-15% công suất hiện có. Để duy trì hoạt động, ông Hồ Văn Niên, Phó chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu cho biết một số cảng container phải chuyển đổi công năng làm hàng rời. Đây là một trong những bất cập cần phải được tháo gỡ bằng cơ chế chính sách và điều tiết của nhà nước để phát huy hiệu quả của hệ thống cảng Bà Rịa -Vũng Tàu. Hiện tại cảng quốc tế Cái Mép (TCIT) là cảng lớn nhất, thế nhưng thực tế mỗi tuần chỉ có khoảng 5 chuyến tàu mẹ vào làm hàng. Gần như 95% container tại cảng đều trung chuyển bằng xà lan về TP. Hồ Chí Minh mà không làm thủ tục tại Bà Rịa - Vũng Tàu.

Hoặc như cảng SP-PSA đi vào hoạt động đầu tiên tại khu vực Cái Mép - Thị Vải. Những năm đầu hoạt động, cảng luôn nhộn nhịp đón những con tàu container có tải trọng hơn 100.000 tấn vào làm hàng. Tuy nhiên, từ giữa năm 2012 đến nay, cảng SP-PSA chưa có một chuyến tàu container lớn nào vào làm hàng, do đó, cảng này cũng đã chuyển đổi công năng sang làm hàng rời.


Cảng Cái Mép đang hoạt động hiệu quả nhất trong cụm - Ảnh N.L

Chi phí quá cao

Theo các doanh nghiệp, một trong những trở ngại lớn cho các hãng tàu khi ra vào cảng chính là phí và lệ phí hàng hải quá cao. Ông Thạch Toàn An, giám đốc công ty TNHH Mitsui O.S.K. Lines Việt Nam cho biết, số tàu hàng của hãng vào cụm cảng Cái Mép-Thị Vải giảm là do biểu phí hàng hải tại đây cao hơn so với các cảng vùng lân cận như Hồng Kông, Singapore. Cụ thể, một chuyến tàu 70.000  MOL Partner (71,902 GRT) làm hàng tại khu vực cảng Cái Mép-Thị Vải thì tổng cảng phí cao hơn cảng ở Hồng Kông là 11.000 USD/chuyến và cao hơn cảng ở Singapore là 8.616 USD/chuyến. Ông Dương Quốc Chiến, giám đốc hãng tàu CMA CGM Việt Nam cũng có đồng quan điểm: "So sánh với các nước thì chi phí vào cụm cảng Cái Mép-Thị Vải khá cao. Với tàu 14.000TEU là 47.000USD, tàu 16.000TEU là 53.000USD… Trong khi đó nếu cập cảng Malaysia, tàu 14.000TEU chỉ phải chi phí có 4.466USD, rẻ hơn rất nhiều cảng ở Cái Mép-Thị Vải"- ông Chiến nói.

Theo thứ trưởng Bộ GT-VT Nguyễn Văn Công, thời gian qua rất nhiều doanh nghiệp khai thác cảng và các hãng tàu đã gửi kiến nghị giảm phí, lệ phí hàng hải và bình ổn giá dịch vụ cảng biển khu vực cảng Cái Mép-Thị để thu hút tàu vào làm hàng. Bộ GT-VT cũng đã nghiên cứu và đề xuất tính phí theo lượng hàng làm thực tế tại cảng, thời gian tới sẽ kiến nghị Bộ Tài chính giảm phí, lệ phí cho tàu biển.

Nguyễn Long - Trúc Vũ

Wednesday, May 29, 2013

Nang cao hieu qua khai thac cang bien

Nâng cao hiệu quả khai thác cảng biển

UBND tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu phối hợp với Bộ GT-VT vừa tổ chức hội thảo "Giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư, khai thác cảng biển Bà Rịa-Vũng Tàu" nhằm giải quyết tình trạng đình trệ trong hoạt động cảng biển như hiện nay.

 

So sánh với các nước thì chi phí vào cụm cảng Cái Mép-Thị Vải khá cao. Với tàu 14.000TEU là 47.000USD, tàu 16.000TEU là 53.000USD… Trong khi đó nếu cập cảng Malaysia, tàu 14.000TEU chỉ phải chi phí có 4.466USD, rẻ hơn rất nhiều cảng ở Cái Mép-Thị Vải

Ông Dương Quốc Chiến - giám đốc hãng tàu CMA CGM Việt Nam

Theo các chuyên gia dự hội thảo, nguyên nhân dẫn đến tình trạng các cảng biển ở khu vực Cái Mép - Thị Vải đình trệ là do suy thoái kinh tế thế giới; cơ sở hạ tầng giao thông kết nối và giao thông nội vùng yếu kém... Bên cạnh đó, các dịch vụ hỗ trợ sau cảng (logistics) chưa hình thành để tạo điều kiện thuận lợi trong tập kết và thu gom phân phối hàng hóa. Để hệ thống cảng nước sâu Cái Mép-Thị Vải trở thành một điểm đến tin cậy của các hãng tàu, cũng như trở thành cửa ngõ cảng quốc tế, tiến sĩ khoa học Võ Đại Lược cho rằng, Bà Rịa-Vũng Tàu cần có một cơ chế đặc thù cho việc đầu tư cảng biển. Nghĩa là cần có một khu kinh tế mở, khu kinh tế tự do, có các cơ chế phù hợp với các nhà đầu tư.

Nhiều cảng chuyển công năng

Theo thống kê, năm 2012 lượng hàng trung chuyển qua hệ thống cảng ở Cái Mép-Thị Vải giảm khoảng 5,4% so với năm 2011. Hiện tại công suất của các cảng ở đây chỉ đạt khoảng 12-15% công suất hiện có. Để duy trì hoạt động, ông Hồ Văn Niên, Phó chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu cho biết một số cảng container phải chuyển đổi công năng làm hàng rời. Đây là một trong những bất cập cần phải được tháo gỡ bằng cơ chế chính sách và điều tiết của nhà nước để phát huy hiệu quả của hệ thống cảng Bà Rịa -Vũng Tàu. Hiện tại cảng quốc tế Cái Mép (TCIT) là cảng lớn nhất, thế nhưng thực tế mỗi tuần chỉ có khoảng 5 chuyến tàu mẹ vào làm hàng. Gần như 95% container tại cảng đều trung chuyển bằng xà lan về TP. Hồ Chí Minh mà không làm thủ tục tại Bà Rịa - Vũng Tàu.

Hoặc như cảng SP-PSA đi vào hoạt động đầu tiên tại khu vực Cái Mép - Thị Vải. Những năm đầu hoạt động, cảng luôn nhộn nhịp đón những con tàu container có tải trọng hơn 100.000 tấn vào làm hàng. Tuy nhiên, từ giữa năm 2012 đến nay, cảng SP-PSA chưa có một chuyến tàu container lớn nào vào làm hàng, do đó, cảng này cũng đã chuyển đổi công năng sang làm hàng rời.

Nâng cao hiệu quả khai thác cảng biển
Cảng Cái Mép đang hoạt động hiệu quả nhất trong cụm - Ảnh N.L

Chi phí quá cao

Theo các doanh nghiệp, một trong những trở ngại lớn cho các hãng tàu khi ra vào cảng chính là phí và lệ phí hàng hải quá cao. Ông Thạch Toàn An, giám đốc công ty TNHH Mitsui O.S.K. Lines Việt Nam cho biết, số tàu hàng của hãng vào cụm cảng Cái Mép-Thị Vải giảm là do biểu phí hàng hải tại đây cao hơn so với các cảng vùng lân cận như Hồng Kông, Singapore. Cụ thể, một chuyến tàu 70.000  MOL Partner (71,902 GRT) làm hàng tại khu vực cảng Cái Mép-Thị Vải thì tổng cảng phí cao hơn cảng ở Hồng Kông là 11.000 USD/chuyến và cao hơn cảng ở Singapore là 8.616 USD/chuyến. Ông Dương Quốc Chiến, giám đốc hãng tàu CMA CGM Việt Nam cũng có đồng quan điểm: "So sánh với các nước thì chi phí vào cụm cảng Cái Mép-Thị Vải khá cao. Với tàu 14.000TEU là 47.000USD, tàu 16.000TEU là 53.000USD… Trong khi đó nếu cập cảng Malaysia, tàu 14.000TEU chỉ phải chi phí có 4.466USD, rẻ hơn rất nhiều cảng ở Cái Mép-Thị Vải"- ông Chiến nói.

Theo thứ trưởng Bộ GT-VT Nguyễn Văn Công, thời gian qua rất nhiều doanh nghiệp khai thác cảng và các hãng tàu đã gửi kiến nghị giảm phí, lệ phí hàng hải và bình ổn giá dịch vụ cảng biển khu vực cảng Cái Mép-Thị để thu hút tàu vào làm hàng. Bộ GT-VT cũng đã nghiên cứu và đề xuất tính phí theo lượng hàng làm thực tế tại cảng, thời gian tới sẽ kiến nghị Bộ Tài chính giảm phí, lệ phí cho tàu biển.

Nguyễn Long - Trúc Vũ

Trai he cho tre khuyet tat o Vung Tau

Trại hè cho trẻ khuyết tật ở Vũng Tàu

Kết nối trái tim

Khởi đầu từ mùa hè năm 1995 với một hội trại mang tên "Hoa Phượng Đỏ" dành cho con em của những bệnh nhân phong ở bốn làng phong tại TP HCM và hai nhóm khuyết tật Hồng Ân – Hoa Hồng với tổng số người tham dự trại chỉ nhỉnh hơn 100 người. Con số 100 ấy mỗi năm lại nhân đôi, nhân ba cho đến hôm nay đã lên tới 600 nhưng chắc chắn đây không phải là con số cuối cùng khi mà còn rất nhiều hoàn cảnh khiếm khuyết từ các mái ấm tình thương mong được hướng vào đời.

Mong muốn của mỗi lần tổ chức trại hè là tạo ra sân chơi lớn, kết nối các em từ nhiều đơn vị khác nhau. Hiện nay, thành viên của nhóm là 80 người (chưa kể lực lượng tình nguyện viên phục vụ trại hè). Ngoài công tác kêu gọi đóng góp kinh phí cho trại hè, tổ chức vui chơi cho hai trại hè mang tên "Hoa Nhân Ái và Kết Thân", nhóm còn thường xuyên tổ chức các chuyến thăm khám và phát thuốc cho người nghèo ở các tỉnh xa, trao học bổng cho các em học sinh giỏi tại các mái ấm ở TP HCM.

Cùng chung một mục đích hoạt động, chị Đỗ Thị Thanh Nga – trại trưởng cho biết: "Với chúng tôi các em là những con người bình thường. Chúng tôi mong muốn đơn giản là được nhìn thấy những nụ cười hồn nhiên ở các em, mở ra cho các em một tầm nhìn rộng hơn, không chỉ giới hạn trong môi trường sống quen thuộc chung quanh mà còn có cơ hội giao lưu, kết thân với các bạn mới khác cùng hoàn cảnh, suy nghĩ để cùng cảm thông cũng như trân trọng với những gì mình đang có".

Ông Tiến Lộc – trại trưởng danh dự cũng là người sáng lập ra hai trại hè "Kết Thân và Hoa Nhân Ái" – người được mọi người gọi bằng cái tên thân thuộc và đáng kính "Bố Voi" cho biết: "Các em đã nhận được rất nhiều vật chất từ những nhà hảo tâm. Các em có thể được học hành, có nơi che mưa che nắng, được tạo điều kiện rất nhiều để tiến xa trong sự nghiệp… nhưng cái các em thiếu đó là tinh thần mà chỉ có những người gần gũi các em mới hiểu nhưng họ không đủ lực để làm".

Một cuộc vui chưa khép lại

Thi cắm hoa là một hoạt động luôn luôn có trong mỗi lần trại tổ chức. Ban giám khảo cũng như nhiều người tham gia đã xúc động thật sự trước các thông điệp mộc mạc mà các em gửi gắm trong mỗi tác phẩm dự thi, đó như là lời tri ân chân thành từ những mầm non tương lai đối với tấm lòng thiện nguyện của các nhà hảo tâm trong và ngoài nước.

Ngoài ra, chương trình văn nghệ do các em trình diễn đã khiến nhiều người nghe xúc động. Ngôi nhà chung này đã luôn mang đến tiếng cười cho các em, đây có thể coi như là một tài sản vô giá đối với những con người sinh ra với nhiều nỗi bất hạnh. Dẫu các em có mang trong mình hội chứng down hay thiếu vắng ánh sáng từ đôi mắt, hoặc không thể nào cất tiếng gọi ba mẹ như người khác, nhưng chính tiếng cười giòn tan, những cái bắt tay nắm chặt đã xua đi những khoảng cách lớn lao mà các em gặp phải.

Trại hè diễn ra lần này đã giúp cho chúng tôi, những người đã có mặt nơi đây hiểu rằng, các trẻ em khuyết tật là những người hơn ai hết cần được giao tiếp với xã hội để hoàn thiện mình một cách bình đẳng như những trẻ em khác.

Trại hè không kết thúc, chỉ là một cuộc chia tay tạm để mọi người trở về với cuộc sống thường ngày của mình để rồi cùng động viên nhau đạt được những thành tích học tập cao, những kết quả công việc như ý và năm sau, năm sau nữa những đứa con trong ngôi nhà mang tên "Kết Thân" ấy lại hội ngộ.


Các em hào hứng tham gia vui chơi.

Ba Lang dang dung vo dua kho, dot lua xong khoi duoi chim yen.

Bà Lang đang dùng vỏ dừa khô, đốt lửa xông khói đuổi chim yến.

Xông khói vì sợ cúm A/H5N1

Trong đơn gửi Báo Lao Động, bà Lang cho biết: Bản thân bà Lang và nhiều người dân sống quanh khu vực nuôi yến trong TP.Vũng Tàu thấy bức xúc vì chim yến được nuôi nhiều trong khu dân cư. Nhiều người dân sống trong thấp thỏm lo lắng vì tại tỉnh Ninh Thuận đã từng xuất hiện dịch cúm A/H5N1 trên đàn chim yến.

Bởi vậy, bà Lang đã nhờ người làm 2 ống khói lớn, mỗi ống cao khoảng 5m, mỗi ngày 2 lần vào buổi sáng sớm (từ 5h30 – 8h) và chiều (từ 16h – 20h) bà dùng vỏ dừa khô tận thu xông khói liên tục để đuổi chim yến.
Theo bà Lang, từ năm 2011, bà đã nhiều lần gửi đơn đến cơ quan chức năng về hiểm họa dịch cúm A/H5N1 tại các điểm nuôi chim yến trong khu dân cư, cụ thể là hộ nuôi chim yến của ông Trần Thanh Hùng, số 342, đường Lê Lợi, P.7, TP.Vũng Tàu.

Ông Vũ Xuân Hóa – PCT UBND P.7, TP.Vũng Tàu - cho biết: UBND P.7 đã nhiều lần phối hợp với Phòng TNMT TP.Vũng Tàu để giải quyết. Tuy nhiên, gia đình ông Trần Thanh Hùng cũng có giấy phép nuôi yến, còn bà Lang xông khói bằng cách đốt vỏ dừa khô, không đốt chất độc hại nên cũng khó xử lý, muốn đo mức độ ô nhiễm do bà Lang gây ra qua việc xông khói phải có máy móc. Cán bộ môi trường UBND P.7 cũng cho rằng: Việc bà Lang lo sợ dịch bệnh lây lan là thực tế do nhà bà Lang nằm sát cạnh nhà nuôi chim yến của ông Hùng.

TP.Vũng Tàu đề nghị ngừng nuôi

Tháng 6.2011, UBND TP.Vũng Tàu có văn bản gửi UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu về nguy cơ gây ô nhiễm do việc nuôi chim yến trong khu dân cư. Nguyên nhân do trong thời gian vừa qua, UBND TP.Vũng Tàu nhận được nhiều đơn khiếu nại của các hộ dân về việc một số hộ dân nuôi chim yến trong khu dân cư gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến khu dân cư lân cận. Qua xác minh và kiểm tra thực tế cho thấy, trên địa bàn TP.Vũng Tàu hiện có một số hộ nuôi chim yến theo dự án "Nhân rộng mô hình nuôi chim yến trong nhà lấy tổ tại tỉnh BRVT" do Trung tâm ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ tỉnh BRVT (thuộc Sở KHCN tỉnh BRVT) chủ nhiệm dự án.

Tuy nhiên, việc nuôi chim yến trong khu dân cư trong thời gian qua đã phát sinh nguy cơ gây ô nhiễm về vệ sinh môi trường (phân chim thải ra), mỹ quan đô thị (sử dụng nhà ở làm nơi nuôi chim), đặc biệt là tiếng ồn từ máy phát âm tiếng chim hót để dụ chim trong thời gian dài liên tục gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người, ngoài ra có thể là nguyên nhân bùng phát các loại dịch bệnh. Do đó, xét thấy việc nuôi chim yến trong khu dân cư là chưa phù hợp, UBND TP.Vũng Tàu báo cáo UBND tỉnh BRVT xin ngừng việc nuôi chim yến trong khu dân cư. Đề nghị UBND tỉnh giao Sở KHCN xử lý ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi chim yến nhằm kiểm soát và phòng, chống dịch bệnh lây lan.

Theo ông Hà Lâm Quỳnh – Phó Chi cục trưởng Chi cục Thú y tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, nghề nuôi chim yến là nghề mới, chưa có quy định cụ thể, việc nuôi chim yến hiện nay là tự phát. Ông Quỳnh cũng khuyến cáo, việc nuôi chim yến trong khu dân cư là tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây ô nhiễm, dịch bệnh. Việc nuôi chim yến phải được thực hiện xa khu dân cư, nhà nuôi yến không có người ở, có tường cách âm.

Được biết, nhà nuôi yến tại số nhà 342, đường Lê Lợi, P.7, TP.Vũng Tàu của hộ ông Trần Thanh Hùng có diện tích khoảng 200m2. Ngoài hộ ông Hùng, còn 5 hộ khác tại TP.Vũng Tàu và TX.Bà Rịa đăng ký tham gia dự án. Thời gian thực hiện dự án từ tháng 8.2010 đến tháng 2.2014.

Ba Ria

Bà Rịa

Tham dự hội thao có trên 400 vận động viên ND đến từ 16 cơ sở hội trong huyện tham gia thi đấu các bộ môn: Chạy việt dã (nam, nữ), kéo co nam nữ, xe đạp chậm, đẩy cây. Kết thúc hội thao, giải Nhất toàn đoàn thuộc về xã Bàu Chinh. Đây là hoạt động chào mừng Đại hội Hội NDVN lần thứ VI và kỷ niệm 83 năm Ngày thành lập Hội NDVN.

 

Tuesday, May 28, 2013

Trao tang Danh hieu Anh hung LLVTND cho chien si cach mang nha tu Con Dao

Trao tặng Danh hiệu Anh hùng LLVTND cho chiến sĩ cách mạng nhà tù Côn Đảo

Đến dự có các đồng chí: Chủ tịch nước Trương Tấn Sang ; Trương Mỹ Hoa, nguyên Phó Chủ tịch nước; Nguyễn Tuấn Minh, Bí thư Tỉnh ủy Bà Rịa- Vũng Tàu; đại diện lãnh đạo nhiều bộ, ngành T.Ư, Quân khu 7, các Mẹ Việt Nam Anh hùng, Anh hùng Lao động, Anh hùng LLVTND, cùng nhiều thế hệ các chiến sĩ cách mạng từng bị địch bắt và giam cầm tại nhà tù Côn Đảo.

Tại buổi lễ, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cùng các đại biểu đã ôn lại công lao to lớn của tập thể và các cá nhân chiến sĩ cách mạng nhà tù Côn Đảo. Lịch sử Côn Đảo luôn gắn liền với hai cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc. Trong suốt 113 năm (1862-1975), kể từ khi thực dân Pháp biến vùng đất này thành nơi giam giữ những người con yêu nước, những chiến sĩ cách mạng, là từng ấy năm máu xương của biết bao thế hệ trung kiên đã nhuộm thắm từng tấc đất.

Dưới chế độ lao tù khốc liệt của thực dân, đế quốc, 20 nghìn tù nhân là những người Việt Nam yêu nước và các chiến sĩ cộng sản đã lần lượt bị kẻ thù sát hại, anh dũng hy sinh và vĩnh viễn nằm lại nơi này. Côn Đảo từng được mệnh danh là "địa ngục trần gian" lớn nhất ở xứ Đông Dương. Lịch sử di tích nhà tù Côn Đảo được ghi nhận như một thiên anh hùng ca về lòng yêu nước, ý chí đấu tranh kiên cường, bất khuất của những người cộng sản.

Đọc diễn văn tại buổi lễ, đồng chí Phạm Quang Khải, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Bà Rịa-Vũng Tàu, khẳng định: Lễ đón nhận danh hiệu Anh hùng LLVTND cho tập thể và các cá nhân chiến sĩ cách mạng nhà tù Côn Đảo đã đáp ứng niềm khát khao, mong đợi của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân trong tỉnh. Đây là niềm vui lớn, là niềm vinh dự, tự hào của những chiến sĩ cách mạng nhà tù Côn Đảo năm xưa, của quân và dân Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, hôm nay.

Thay mặt lãnh đạo Đảng và Nhà nước, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và đồng chí Nguyễn Tuấn Minh đã trao tặng Danh hiệu Anh hùng LLVTND cho tập thể chiến sĩ cách mạng nhà tù Côn Đảo và cá nhân đồng chí Phan Trọng Bình, nguyên Phó Bí thư Tỉnh ủy Bà Rịa; truy tặng Danh hiệu Anh hùng LLVTND cho các đồng chí Lê Văn Một, Nguyễn Minh, Phạm Quốc Sắc.

Trai he cho tre khuyet tat o Vung Tau

Trại hè cho trẻ khuyết tật ở Vũng Tàu

Kết nối trái tim

Khởi đầu từ mùa hè năm 1995 với một hội trại mang tên "Hoa Phượng Đỏ" dành cho con em của những bệnh nhân phong ở bốn làng phong tại TP HCM và hai nhóm khuyết tật Hồng Ân – Hoa Hồng với tổng số người tham dự trại chỉ nhỉnh hơn 100 người. Con số 100 ấy mỗi năm lại nhân đôi, nhân ba cho đến hôm nay đã lên tới 600 nhưng chắc chắn đây không phải là con số cuối cùng khi mà còn rất nhiều hoàn cảnh khiếm khuyết từ các mái ấm tình thương mong được hướng vào đời.

Mong muốn của mỗi lần tổ chức trại hè là tạo ra sân chơi lớn, kết nối các em từ nhiều đơn vị khác nhau. Hiện nay, thành viên của nhóm là 80 người (chưa kể lực lượng tình nguyện viên phục vụ trại hè). Ngoài công tác kêu gọi đóng góp kinh phí cho trại hè, tổ chức vui chơi cho hai trại hè mang tên "Hoa Nhân Ái và Kết Thân", nhóm còn thường xuyên tổ chức các chuyến thăm khám và phát thuốc cho người nghèo ở các tỉnh xa, trao học bổng cho các em học sinh giỏi tại các mái ấm ở TP HCM.

Cùng chung một mục đích hoạt động, chị Đỗ Thị Thanh Nga – trại trưởng cho biết: "Với chúng tôi các em là những con người bình thường. Chúng tôi mong muốn đơn giản là được nhìn thấy những nụ cười hồn nhiên ở các em, mở ra cho các em một tầm nhìn rộng hơn, không chỉ giới hạn trong môi trường sống quen thuộc chung quanh mà còn có cơ hội giao lưu, kết thân với các bạn mới khác cùng hoàn cảnh, suy nghĩ để cùng cảm thông cũng như trân trọng với những gì mình đang có".

Ông Tiến Lộc – trại trưởng danh dự cũng là người sáng lập ra hai trại hè "Kết Thân và Hoa Nhân Ái" – người được mọi người gọi bằng cái tên thân thuộc và đáng kính "Bố Voi" cho biết: "Các em đã nhận được rất nhiều vật chất từ những nhà hảo tâm. Các em có thể được học hành, có nơi che mưa che nắng, được tạo điều kiện rất nhiều để tiến xa trong sự nghiệp… nhưng cái các em thiếu đó là tinh thần mà chỉ có những người gần gũi các em mới hiểu nhưng họ không đủ lực để làm".

Một cuộc vui chưa khép lại

Thi cắm hoa là một hoạt động luôn luôn có trong mỗi lần trại tổ chức. Ban giám khảo cũng như nhiều người tham gia đã xúc động thật sự trước các thông điệp mộc mạc mà các em gửi gắm trong mỗi tác phẩm dự thi, đó như là lời tri ân chân thành từ những mầm non tương lai đối với tấm lòng thiện nguyện của các nhà hảo tâm trong và ngoài nước.

Ngoài ra, chương trình văn nghệ do các em trình diễn đã khiến nhiều người nghe xúc động. Ngôi nhà chung này đã luôn mang đến tiếng cười cho các em, đây có thể coi như là một tài sản vô giá đối với những con người sinh ra với nhiều nỗi bất hạnh. Dẫu các em có mang trong mình hội chứng down hay thiếu vắng ánh sáng từ đôi mắt, hoặc không thể nào cất tiếng gọi ba mẹ như người khác, nhưng chính tiếng cười giòn tan, những cái bắt tay nắm chặt đã xua đi những khoảng cách lớn lao mà các em gặp phải.

Trại hè diễn ra lần này đã giúp cho chúng tôi, những người đã có mặt nơi đây hiểu rằng, các trẻ em khuyết tật là những người hơn ai hết cần được giao tiếp với xã hội để hoàn thiện mình một cách bình đẳng như những trẻ em khác.

Trại hè không kết thúc, chỉ là một cuộc chia tay tạm để mọi người trở về với cuộc sống thường ngày của mình để rồi cùng động viên nhau đạt được những thành tích học tập cao, những kết quả công việc như ý và năm sau, năm sau nữa những đứa con trong ngôi nhà mang tên "Kết Thân" ấy lại hội ngộ.


Các em hào hứng tham gia vui chơi.

Ba Ria

Bà Rịa

 Tiềm ẩn nguy cơ ô nhiễm môi trường

  Ðoàn công tác của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu do Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Lê Văn Sâm vừa có chuyến khảo sát, tìm hiểu năng lực xử lý bụi lò phát sinh trong quá trình luyện thép tại Hải Dương. Xử lý bụi lò và xỉ thép đang là bài toán nan giải đặt ra đối với ngành tài nguyên và môi trường cũng như chính quyền tỉnh. Theo các nhà khoa học, để sản xuất một tấn thép, với công nghệ hiện nay, phải thải ra ít nhất hàng trăm kg chất thải rắn, xỉ thép, nước độc hại, các loại khí CO, SO2, bụi và bụi kim loại... Nếu các loại chất thải này không được xử lý tốt sẽ gây ô nhiễm môi trường, cùng với bụi kim loại gây nguy hại cho sức khỏe người dân trong khu vực. Thực tế, nhiều năm qua, hàng chục hộ dân ở thôn Ngọc Hà, thị trấn Phú Mỹ, huyện Tân Thành, đã gửi đơn, thư đến nhiều cơ quan chức năng phản ánh về tình trạng ô nhiễm môi trường do một số nhà máy thép gây ra. Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cũng đã có kế hoạch di dời những hộ này ra khỏi vùng ô nhiễm. Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Lê Văn Sâm cho biết: Tổng công suất các dự án sản xuất thép trên địa bàn Bà Rịa - Vũng Tàu đang chiếm một tỷ lệ lớn trong tổng công suất chung của ngành thép cả nước. Như vậy, đây cũng chính là nơi lưu giữ lượng xỉ thép và bụi lò lớn. Nhưng việc xử lý nguồn chất thải nguy hại này không thể một sớm, một chiều thực hiện được.

  Tương tự như vậy, hiện chính quyền tỉnh đang "đau đầu" với một số dự án dệt nhuộm đã được cấp phép. Không chỉ là những dự án sử dụng diện tích lớn, tiêu tốn nguyên, nhiên liệu đầu vào nhiều, mà tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Không ít trường hợp, sau khi tiến hành kiểm tra, các cơ quan chức năng đã phải niêm phong, yêu cầu chủ đầu tư dừng hoạt động. Có dự án, sau nhiều năm triển khai, đến nay chính quyền và các ngành liên quan vẫn chưa thể thống nhất hướng xử lý, điển hình là dự án dệt nhuộm Eclat Fabrics Việt Nam, 100% vốn đầu tư nước ngoài, tại Khu công nghiệp Mỹ Xuân A2, huyện Tân Thành.

  Thống kê trong mười năm (từ năm 2000 đến năm 2010), Bà Rịa - Vũng Tàu luôn là địa phương đứng trong tốp đầu về thu hút đầu tư cả nước. Ðến thời điểm hiện tại, tỉnh có hơn 300 dự án đầu tư nước ngoài còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký hơn 28 tỷ USD, hơn 400 dự án đầu tư trong nước với số vốn đăng ký gần 200 nghìn tỷ đồng. Dù không thể phủ nhận hiệu quả và tầm ảnh hưởng của những dự án thuộc lĩnh vực công nghiệp đang hoạt động, nhưng nếu đi sâu phân tích, ngay với những dự án thành công nhất, nhiều mục tiêu quan trọng mà địa phương kỳ vọng, từ khi dự án còn manh nha, vẫn chưa thành hiện thực.

 Ưu tiên "công nghiệp xanh"

  Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía nam, cửa ngõ hàng hải của các tỉnh Ðông Nam Bộ, với hệ thống cảng nước sâu hiện đại bậc nhất nước ta hiện nay, Bà Rịa - Vũng Tàu đang sở hữu những lợi thế vượt trội để phát triển các ngành công nghiệp, dịch vụ so với các tỉnh, thành phố khác. Nghị quyết Ðại hội Ðảng bộ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu nhiệm kỳ 2010-2015 xác định: công nghiệp, dịch vụ vẫn là hai mũi nhọn quan trọng, chiếm tới 97% cơ cấu kinh tế của địa phương. Tuy nhiên, do thiếu quy hoạch chi tiết, thiếu những tiêu chí lựa chọn rõ ràng nên hầu hết các dự án công nghiệp trên địa bàn hoặc là công nghiệp nặng, tiêu tốn nhiều năng lượng, hoặc là công nghiệp gia công, sử dụng nhiều nhân lực, tập trung chủ yếu ở một số ngành nghề, như: luyện cán thép, cơ khí, may mặc, giày da, điện tử... Hầu hết các nguyên vật liệu, linh kiện phục vụ sản xuất của các dự án này phải nhập khẩu từ nước ngoài. Tính cạnh tranh của sản phẩm không cao. Một chuyên gia kinh tế nhận định, trong suốt thời gian dài, hầu hết các địa phương đều "trải thảm đỏ", thu hút đầu tư bằng mọi giá. Hậu quả là, các dự án mời gọi về phần lớn sử dụng công nghệ trung bình và thấp, gây ô nhiễm môi trường, tiêu tốn nhiều năng lượng. Ðó là chưa kể những hệ quả khó lường do phá vỡ quy hoạch tổng thể của địa phương, mà các dự án thép ở Bà Rịa - Vũng Tàu là một minh chứng rõ ràng nhất.

  Nhận thức rõ những hạn chế trong thu hút đầu tư thời gian qua, Giám đốc Sở Kế hoạch và Ðầu tư Nguyễn Phước Lễ phân tích: Lợi thế lớn nhất của Bà Rịa - Vũng Tàu là cảng biển. Ðây sẽ là động lực để địa phương phát triển các ngành khác, mà trọng tâm là logistics và công nghiệp. Tuy nhiên, kể từ nay, Bà Rịa - Vũng Tàu không lấy quy mô vốn đầu tư trên từng dự án làm chỉ tiêu mà những tiêu chí về công nghệ, môi trường sẽ là những yếu tố quyết định. Theo Chương trình xúc tiến đầu tư vừa được UBND tỉnh phê duyệt, năm 2013, Bà Rịa - Vũng Tàu sẽ tập trung thu hút vốn vào các lĩnh vực đang có nhiều tiềm năng và không ảnh hưởng đến môi trường. Ðó là công nghiệp hỗ trợ và công nghiệp sử dụng công nghệ cao. Giám đốc Sở Công thương Trần Thị Hường chia sẻ: Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã có sự thay đổi toàn diện, cả trong cách tiếp cận, mời gọi và thu hút đầu tư. Nếu trước đây tỉnh tập trung vào những doanh nghiệp, tập đoàn lớn thì nay sẽ chú trọng hơn đến các doanh nghiệp nhỏ và vừa, trên các lĩnh vực cơ khí, điện - điện tử, hóa chất - nhựa. Nhưng tất cả các dự án đầu tư mới phải sử dụng công nghệ sạch, thân thiện với môi trường, bảo đảm các chất thải khi thải ra môi trường đạt quy chuẩn kỹ thuật theo quy định. Các khu công nghiệp chuyên sâu phục vụ các dự án công nghiệp công nghệ cao cũng đã được tiến hành xây dựng theo mô hình khu công nghiệp đô thị, không chỉ có hệ thống nhà xưởng phục vụ sản xuất mà có cả hệ thống dịch vụ phục vụ nhu cầu sinh hoạt của người lao động, bao gồm cả y tế, giáo dục, ngân hàng...

  Việc để xảy ra những bất cập trong thu hút đầu tư thời gian qua, mà điển hình là các dự án thép và dệt nhuộm, là bài học không chỉ đối với Bà Rịa - Vũng Tàu. Hướng tới một nền "công nghiệp xanh", sử dụng công nghệ hiện đại, giá trị gia tăng cao, thân thiện môi trường, vừa là yêu cầu bức thiết, vừa là mục tiêu tất yếu của sự phát triển. Những thay đổi trong nhận thức, đồng thuận cao trong cấp ủy, chính quyền, mà trực tiếp là những người hoạch định chính sách tại địa phương, sẽ là tiền đề quan trọng để ngành công nghiệp Bà Rịa - Vũng Tàu có bước đột phá.

Monday, May 27, 2013

Co the BHYT cung nhu khong

Có thẻ BHYT cũng như không

Anh Bùi Văn Đài (đường Hoàng Văn Thụ, phường 7, TP Vũng Tàu) đang là nhân viên bảo vệ của Công ty Cổ phần Dịch vụ Bảo vệ An ninh Dầu khí Việt Nam (viết tắt là PVS). Trước đây, anh Đài và gần 80 nhân viên khác làm việc tại Công ty Chế biến khí Vũng Tàu (trực thuộc Tổng Công ty Khí Việt Nam). Thế nhưng từ năm 2011 đến nay, nhóm người này được chuyển qua Công ty PVS. Công ty này có trụ sở chính tại Hà Nội và đại diện chi nhánh tại TP.HCM. Anh Đài và các nhân viên khác thì làm việc tại các công trình dầu khí, nhà máy khí tại Bà Rịa-Vũng Tàu.

Theo anh Đài, trước năm 2013, anh và các nhân viên khác của công ty đều được cấp thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) do BHXH TP Hà Nội cấp với nơi đăng ký khám, chữa bệnh ban đầu là Trung tâm Y tế Vietsovpetro. Thời hạn sử dụng thẻ mới đến ngày 31-12-2013. "Trong năm 2012, chúng tôi vẫn đi khám, chữa bệnh ban đầu tại Trung tâm Y tế Vietsovpetro theo diện có BHYT. Song không hiểu sao từ đầu năm đến nay, khi chúng tôi đến khám, trung tâm đều từ chối tiếp nhận khiến chúng tôi phải khám và mua thuốc ở ngoài rất tốn kém" - anh Đài lo lắng.

Được cấp thẻ BHYT từ tháng 1-2013 nhưng nhiều nhân viên Công ty PVS phải đi khám, chữa bệnh ở bên ngoài. Ảnh: TK

Ông Đặng Lê Thanh, Phó Giám đốc Trung tâm Y tế Vietsovpetro, cho biết: Trung tâm Y tế Vietsovpetro là cơ sở y tế của Liên doanh Việt-Nga, có nhiệm vụ chính là chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cho cán bộ, nhân viên Liên doanh Vietsovpetro. Trung tâm chỉ thực hiện khám, chữa bệnh BHYT ban đầu cho một số cán bộ, nhân viên của một số đơn vị thuộc Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam đóng trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Hiện nay, trung tâm thường xuyên tiếp nhận các trường hợp có thẻ BHYT với nơi đăng ký khám, chữa bệnh ban đầu tại trung tâm nhưng do cơ quan BHXH tỉnh khác ngoài Bà Rịa-Vũng Tàu cấp. Trong số đó có các cán bộ, nhân viên của Công ty PVS đang công tác tại TP Vũng Tàu vốn là nhân viên của Công ty Petrosetco cũ. Tuy nhiên, khi BHXH TP Hà Nội cấp thẻ lại không thông báo với BHXH tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu để quản lý. Từ chỗ đó, trung tâm bị động trong việc khám, chữa bệnh, thanh toán chế độ BHYT. Trung tâm đã gửi văn bản báo cáo BHXH tỉnh về các trường hợp này và sẽ tiếp nhận lại theo sự đồng ý của BHXH tỉnh. "Chúng tôi đã đề nghị các cán bộ, nhân viên Công ty PVS sớm có ý kiến lại với công ty ở Hà Nội để ngoài đó làm việc lại với BHXH TP Hà Nội nhằm giúp họ được điều trị đúng tuyến" - ông Thanh nói thêm.

TRÙNG KHÁNH

Doan thanh nien dieu hanh chao mung TP. Vung Tau tro thanh do thi loai I

Đoàn thanh niên diễu hành chào mừng TP. Vũng Tàu trở thành đô thị loại I

5931.zip Đoàn viên, thanh niên Khối cơ quan đơn vị diễu hành tuyên truyền TP. Vũng Tàu trở thành đô thị loại I trực thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu trên tuyến đường Thùy Vân.

100 đoàn viên của 15 cơ sở Đoàn đã diễu hành tuyên truyền dọc theo các tuyến đường Thùy Vân -Lê Hồng Phong - Bacu- Quang Trung - Hạ Long - Thùy Vân. Sau hoạt động diễu hành, Đoàn khối cơ quan đơn vị đã tổ chức giao lưu văn nghệ giữa các cơ sở Đoàn.

*Trong 2 ngày 25 và 26-5, tại trường THCS Huỳnh Khương Ninh, Thành Đoàn Vũng Tàu đã tổ chức Lớp tập huấn kỹ năng sinh hoạt hè năm 2013 cho 220 đoàn viên, thanh niên phụ trách sinh hoạt hè tại các khu phố - thôn và cán bộ Đoàn phường - xã.

Lớp tập huấn đã hướng dẫn, bồi dưỡng các kỹ năng: Sinh hoạt hè, tiếp cận và thu hút thanh thiếu nhi tham gia sinh hoạt hè, sinh hoạt tập thể, phương pháp làm việc nhóm, trò chơi đội nhóm. Lớp tập huấn nhằm nâng cao nghiệp vũ, kỹ năng sinh hoạt hè cho đội ngũ phụ trách, tạo một mùa hè vui khỏe, bổ ích cho thiếu nhi ở cơ sở.

Tin, ảnh: NGUYÊN CHƯƠNG

 

Noi hoi tu cua nhung "thu linh nhi"

Nơi hội tụ của những "thủ lĩnh nhí"

5931.zip Em Đinh Thúy Nga, chỉ huy Đội trường THCS Vũng Tàu tổ chức trò chơi "Dài - ngắn-cao - thấp" trong hội thi.

Ngày hội có sự tham gia của 300 chỉ huy Đội giỏi, phụ trách Sao Nhi đồng giỏi và đội viên ưu tú đến từ 5 huyện: Long Điền, Đất Đỏ, Châu Đức, Xuyên Mộc, Tân Thành và 2 thành phố: Vũng Tàu, Bà Rịa. Mỗi huyện, thành phố có 5 em tham gia thi chỉ huy Đội giỏi (khối THCS) và 5 em tham gia thi phụ trách Sao giỏi (khối tiểu học). Do chỉ diễn ra trong ngày và số lượng thí sinh tham gia đông nên Ban Tổ chức đã tổ chức thi tại 6 địa điểm. Các phụ trách Sao giỏi thi tại 3 trường tiểu học (TH): Trưng Vương, Nguyễn Thái Học và Quang Trung (TP. Vũng Tàu). Các em thi chỉ huy Đội giỏi tại Nhà Văn hóa Thanh niên tỉnh, Nhà Thiếu nhi tỉnh và Công viên Bãi Trước.

Ở phần thi phụ trách Sao giỏi, các thủ lĩnh thiếu nhi khối TH phải thể hiện tài năng của mình để tổ chức một tiết sinh hoạt Sao cho các nhi đồng theo chủ đề sinh hoạt tháng 5: "Em là cháu ngoan Bác Hồ, yêu Sao, yêu Đội". Các Sao nhi đồng tham dự tiết sinh hoạt là học sinh của trường khác, chưa quen biết nên các phụ trách Sao phải thể hiện tất cả năng khiếu về giao tiếp, hát, múa, tổ chức trò chơi và kiến thức, kinh nghiệm để tạo nên tiết sinh hoạt Sao vui vẻ, bổ ích và thu hút tất cả các Sao nhi đồng tham gia.

Em Chế Ngọc Thảo, Liên đội trưởng trường TH Phước Hội (huyện Đất Đỏ) cho biết, phụ trách Sao là linh hồn của Sao nhi đồng. Do Sao nhi đồng là học sinh lớp 1, lớp 2 nên người phụ trách Sao phải nhiệt tình, hiểu tâm lý nhi đồng, có nghiệp vụ công tác và biết hát, múa, chơi, kể chuyện một cách hấp dẫn. Sự gương mẫu, nhiệt tình và phương pháp tổ chức hướng dẫn của phụ trách Sao có tác dụng giáo dục sâu sắc và nâng cao chất lượng hoạt động của Sao nhi đồng, hướng các em phấn đấu trở thành đội viên Đội TNTP Hồ Chí Minh.

Phần thi chỉ huy Đội giỏi có nhiều nội dung hơn. Các thủ lĩnh thiếu nhi khối THCS thi lý thuyết nghi thức Đội và thực hành điều hành chào cờ theo nghi thức Đội; thi quản trò, tổ chức sinh hoạt tập thể với các trò chơi. Theo em Nguyễn Khánh Hưng, Liên đội phó Trường THCS Vũng Tàu, người chỉ huy Đội phải luôn đi đầu trong việc chấp hành nội quy nhà trường, biết lập kế hoạch, nắm vững kiến thức Đội TNTP Hồ Chí Minh, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và luôn quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhiều bạn để cùng tiến bộ trong học tập. Bên cạnh đó, ở bậc THCS, các đội viên rất cần những trò chơi vui, vận động tay chân để thư giãn, giải tỏa áp lực học tập. Do đó, chỉ huy Đội phải luôn suy nghĩ, tìm tòi cập nhật các trò chơi mới qua sách báo, trên mạng Internet để tổ chức, thu hút đội viên tham gia.

Chị Võ Ngọc Thanh Trúc, Phó Bí thư Tỉnh Đoàn, Chủ tịch Hội đồng Đội tỉnh cho biết, hội thi cũng nhằm tuyên truyền, giáo dục cho đội viên, thiếu niên về truyền thống vẻ vang của dân tộc Việt Nam, của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và Đội TNTP Hồ Chí Minh, giúp thiếu nhi phấn đấu trở thành con ngoan, trò giỏi, đội viên tốt, cháu ngoan Bác Hồ và trở thành đoàn viên Đoàn TNCS Hồ Chí Minh. Đồng thời, qua đó Hội đồng Đội tỉnh rút ra những kinh nghiệm, những điểm yếu trong công tác Đội để khắc phục, bổ sung.

Bài, ảnh: PHÚC LƯU

 

Ba Ria-Vung Tau: Hai vo chong bi sat hai da man tai nha

Bà Rịa-Vũng Tàu: Hai vợ chồng bị sát hại dã man tại nhà


TƯ VẤN TÂM LÝ - KHÁM BỆNH MIỄN PHÍ TẠI AloBacsi.vn

Sunday, May 26, 2013

Bao dam an toan hang hai cho tau ca

Bảo đảm an toàn hàng hải cho tàu cá

5931.zip Bộ đội Biên phòng tỉnh hướng dẫn bà con ngư dân xã Phước Tỉnh (huyện Long Điền) cách mặc áo phao an toàn.

NHỮNG TỌA ĐỘ "CHẾT"

Tối 5-3-2013, khi đang đánh bắt hải sản tại tọa độ 10o21'N-107o10'E, cách Vũng Tàu khoảng 40 hải lý về phía Đông, tàu BR 95010TS bị phá nước và chìm, khiến 7 ngư dân của tàu trôi dạt trên biển. Nhận được thông tin báo nạn của cơ quan chức năng, tàu cá BT 95366TS đang hoạt động gần đó đã kịp thời đến khu vực tàu BR 95010TS bị chìm và cứu sống được 6 ngư dân, riêng ngư dân Trần Công Thanh (25 tuổi) bị sóng biển cuốn trôi và tử nạn.

Tiếp đó, ngày 16-4, tàu cá BT 89709TS (do bà Trần Thị Kim Huệ, sinh năm 1978, trú tại thị trấn Long Hải, huyện Long Điền, làm chủ) đang đánh bắt hải sản tại tọa độ 9o20'N-107o43'E, cách Vũng Tàu khoảng 70 hải lý về phía Đông Nam thì bất ngờ bị một tàu hàng đâm chìm, khiến 7 ngư dân lênh đênh trên biển. Rất may sau đó, toàn bộ 7 ngư dân này đã được tàu cá BV 74008TS phát hiện và cứu vớt kịp thời.

Gần đây nhất, đầu tháng 5 vừa qua, tàu BTh 99044TS cùng 6 thuyền viên rời bến Phước Tỉnh ra khơi đánh bắt hải sản. Khi đang thả lưới tại vùng biển cách Vũng Tàu khoảng 40 hải lý về phía Đông, tàu BTh 99044TS bất ngờ bị một tàu lạ đâm chìm. Nhận được thông tin báo nạn, tàu cá BTh 96982TS đang hoạt động gần đó đã khẩn trương đến hiện trường và cứu vớt thành công cả 6 thuyền viên của tàu BTh 99044TS.

Trên đây là 3 trong số hàng chục vụ tai nạn tàu cá xảy ra trên vùng biển Bà Rịa - Vũng Tàu trong thời gian đây. Theo thống kê của Bộ đội Biên phòng tỉnh, chỉ tính riêng từ đầu năm 2013 đến nay, trên vùng biển Bà Rịa - Vũng Tàu đã xảy ra gần 20 vụ tai nạn liên quan đến ghe, tàu đánh bắt hải sản, khiến hàng chục ngư dân chết và mất tích. Bên cạnh một số yếu tố khách quan (thời tiết, thủy văn…) thì nguyên nhân chính dẫn đến các vụ tai nạn tàu cá là do ý thức chủ quan của bà con ngư dân.

ĐỂ CÓ NHỮNG CHUYẾN TÀU RA KHƠI AN TOÀN

"Để có những chuyến tàu ra khơi được thuận buồm xuôi gió, ý thức về công tác bảo đảm an toàn của bà con ngư dân cần phải đặt lên hàng đầu" - đại tá Trương Văn Tài, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh lưu ý. Theo Đại tá Trương Văn Tài, ngoài việc phương tiện phải được đăng ký, đăng kiểm theo đúng các quy định hiện hành, trước khi ra khơi, bà con ngư dân cần kiểm tra kỹ tình trạng kỹ thuật của phương tiện như vỏ tàu, máy, lái; trang bị đầy đủ phao cứu sinh, hệ thống thông tin liên lạc; thuyền viên phải được trang bị kiến thức về bảo đảm an toàn; thường xuyên cập nhật tình hình thời tiết trên biển... Bên cạnh đó, trong quá trình hành nghề hay neo đậu tàu để nghỉ ngơi, thuyền trưởng cần cắt cử người tổ chức cảnh giới, tránh tình trạng bị tàu lớn đâm phải, nhất là vào thời điểm đêm tối.

Ông Lương Trường Phi, Phó Giám đốc Trung tâm Phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải khu vực III, cho biết: Để kịp thời ứng cứu và phối hợp tìm kiếm cứu nạn trên biển, đơn vị này đã điều 2 tàu tìm kiếm cứu nạn chuyên dụng SAR 272 và SAR 413 thay phiên nhau ra chốt trực tại Côn Đảo. Khi gặp sự cố trên biển, bà con ngư dân hãy gọi cấp cứu trên tần số 7903KHZ cho các Đài thông tin duyên hải (trực canh 24/24h) để nhận được sự hỗ trợ của Trung tâm Phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải khu vực III và các cơ quan chức năng khác, hoặc điện thoại đến số 064.3850950 (trực 24/24h).

Bài, ảnh: BÙI CẢNH

Truy tim o to gay tai nan

Truy tìm ô tô gây tai nạn

Từ lúc sinh ra đến nay đã tròn 40 mươi năm anh Vàng Seo Chúng ở bản Tả Lử Thận(xã Pà Vầy Sủ, huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang) mang bên mình chiếc đuôi dài nửamét.

Saturday, May 25, 2013

Dam thue chem muon lanh 10 nam tu

Đâm thuê chém mướn lãnh 10 năm tù

(CATP) Ngày 23-5-2013, TAND TP. Vũng Tàu đã mở phiên tòa xét xử đối tượng Nguyễn Xuân Tín (SN 1986, ngụ TP. Vũng Tàu) về tội "cố ý gây thương tích" và "cướp tài sản". Theo cáo trạng, Tín và một số đối tượng khác nhận "hợp đồng" đánh dằn mặt chị Phạm Thị Kiều Lan (cán bộ địa chính phường 10, TP. Vũng Tàu) và anh Nguyễn Ngọc Tuấn (nhân viên Công ty CP lâm viên cây xanh TP. Vũng Tàu) với giá 30 triệu đồng. Ngày 19-1-2011, Tín cùng đồng bọn dàn cảnh chém chị Lan và anh Tuấn gây thương tích, sau đó chiếm đoạt giỏ xách của nạn nhân trong đó có 12 triệu đồng. Xét hành vi côn đồ của đối tượng, TAND TP. Vũng Tàu tuyên phạt Nguyễn Xuân Tín 10 năm tù giam.

Du khach Vung Tau tho o voi canh bao

Du khách Vũng Tàu thờ ơ với cảnh báo

"Hiện tượng ao xoáy ở các bãi tắm (đặc biệt ở biển Bãi Sau), lực lượng cứu hộ thiếu và chưa được trang bị đầy đủ… là những nguyên nhân dẫn tới mất an toàn cho du khách khi tắm biển Vũng Tàu. Nhưng đáng lo nhất là việc không ít du khách rất chủ quan, coi thường các cảnh báo nguy hiểm, thờ ơ với tính mạng của chính mình" - một số chủ bãi tắm, khu du lịch tại TP Vũng Tàu cảnh báo khi mùa du lịch đang đến gần.

Bơi ra… nghịch cờ cảnh báo nguy hiểm

Ông Trần Văn Trường, Giám đốc Ban Quản lý Các khu du lịch TP Vũng Tàu, cho hay: Trong năm 2012, lực lượng cứu hộ đã cứu được gần 800 khách tắm biển lọt vào ao xoáy. Cũng trong năm này, có tám du khách chết khi tắm biển. Trong đó, sáu người chết vì tắm trước 6 giờ sáng, cố tình bơi ra xa và lọt vào ao xoáy. Hai người còn lại tắm biển vào buổi tối.

Để ngăn ngừa các trường hợp tương tự, hiện hầu hết bãi tắm, khu du lịch ở Vũng Tàu đều cắm bảng ghi rõ nội quy và giờ tắm biển an toàn để du khách được biết. Các vùng nước nguy hiểm (ao xoáy) cũng được cắm cờ đen cảnh báo. Nhưng nhiều du khách vẫn không quan tâm tới những tín hiệu cảnh báo này. Thậm chí một số người còn cố tình bơi lại gần để nghịch những lá cờ đen.

Dù nhân viên cứu hộ ở Vũng Tàu thường xuyên nhắc nhở nhưng nhiều du khách vẫn không quan tâm. Ảnh: K.LY

Anh Nguyễn Công Minh, nhân viên cứu hộ thuộc Khu du lịch Nghinh Phong, Bãi Sau, nói thêm: Do vị trí ao xoáy liên tục thay đổi nên lực lượng cứu hộ phải thường xuyên theo dõi để cắm cờ cảnh báo kịp thời. Các nhân viên cũng thường trực ở ngay mép nước để nhắc nhở những du khách bơi vào vùng nguy hiểm. "Nhiều du khách rất chủ quan, chúng tôi phất cờ, thổi còi hoài cũng không vô. Có người còn cự nự chúng tôi. Vào buổi tối, vẫn có rất nhiều du khách xuống tắm biển dù đã được cảnh báo là rất nguy hiểm" - anh Minh cho hay.

Tăng cường lực lượng cứu hộ

Trước và trong dịp lễ 30-4 vừa qua, lực lượng cứu hộ đã cứu được nhiều trường hợp gặp nguy hiểm, chủ yếu ở vùng biển Bãi Sau. Tuy nhiên, vẫn có một người bị chết khi cùng nhóm bạn tắm biển trễ. "Trời tối nên cả nhóm không thấy biển cảnh báo nguy hiểm. Còn quy định về cấm tắm biển sau 6 giờ chiều tụi tôi cũng không hay biết" - một thành viên trong nhóm trên cho hay.

Được biết nhóm bạn này đã tắm tại bãi tắm thuộc HTX Thùy Vân. Bảng báo giờ cấm tắm biển và nội quy bãi tắm được HTX này gắn đầy đủ nhưng đặt rất khiêm tốn bên hông khu nhà tắm, xa lối xuống biển nên ít ai đọc được. "HTX sẽ gắn lại các biển thông báo giờ tắm biển, nội quy bãi tắm, đồng thời tăng thêm lực lượng cứu hộ" - bà Nguyễn Thị Kim Liên, Chủ nhiệm HTX Thùy Vân, nói.

Ông Trần Tuấn Việt, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, cho rằng trong thời gian tới, bảng giờ quy định cấm tắm biển cần được thiết kế to, rộng và có phản quang đặt ở các lối đi dẫn xuống biển. Có như vậy du khách mới dễ dàng đọc được và sẽ cảnh giác hơn.

"Vấn đề an toàn cho du khách ở các bãi tắm thường xuyên được TP Vũng Tàu nhắc nhở các doanh nghiệp. Từ đầu năm nay, TP Vũng Tàu đã chỉ đạo cử lực lượng cấp cứu chuyên nghiệp xuống trực tiếp phối hợp cùng các khu du lịch để hoạt động cứu hộ đạt hiệu quả hơn. Sắp tới, các biển báo sẽ được làm to hơn, phản quang để du khách dễ dàng quan sát" - bà Trương Thị Hường, Phó Chủ tịch UBND TP Vũng Tàu, cho hay.

TRÙNG KHÁNH

Ba Ria- Vung Tau: Truy tim chu co so moc tron no hon 3 ty dong

Bà Rịa- Vũng Tàu: Truy tìm chủ cơ sở mộc trốn nợ hơn 3 tỷ đồng

Theo đơn tố cáo, tháng 11/2012, ông Quý trúng thầu mua gỗ cao su thanh lý với số lượng 10 lô của nông trường cao su huyện Long Thành, Đồng Nai. Ông Sáng (chủ cơ sở mộc) đến gặp ông Quý để thỏa thuận về việc mua lại toàn bộ số gỗ này. Hai bên thống nhất khi cưa gỗ sẽ cử người cùng giám sát chất lượng, sau khi trả tiền đầy đủ bên ông Sáng sẽ đưa gỗ đi.

Lần đầu tiên, phía ông Quý đã thực hiện đầy đủ cam kết, giao gỗ cho ông Sáng với tổng số tiền là hơn 3 tỷ. Ông Sáng trả được 800 triệu. Số còn lại ông nói sẽ trả sau khi khách hàng thanh toán tiền. Vì tin tưởng nên ông Quý cho ông Sáng nợ và giao tiếp một đợt gỗ khác với số tiền hơn 900 triệu. Một thời gian sau ông Sáng bỏ đi đâu không liên lạc.

Cơ quan điều tra yêu cầu ông Sáng ở đâu đến Phòng PC45, Công an tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu (địa chỉ số 14 Lê Lợi, TP Vũng Tàu. Điện thoại 0643.858.743- 0934059779) để làm rõ vụ việc. Sau 30 ngày kể từ ngày thông báo, nếu ông không đến làm việc, cơ quan điều tra sẽ xử lý theo quy định của pháp luật

Friday, May 24, 2013

Xem bai theo ngay:

Xem bài theo ngày:

Tổng biên tập: NGUYỄN QUANG THÔNG

Phó tổng biên tập phụ trách Thanh Niên Online: HẢI THÀNH

Phụ trách tòa soạn Thanh Niên Online:

- Ủy viên Ban biên tập - Phó tổng Thư ký tòa soạn: ĐÀO HỒNG HẠNH

- Phó tổng Thư ký tòa soạn: ĐỖ HÙNG

- Thư ký tòa soạn: NGUYỄN MINH GIAO

- Thư ký tòa soạn: NGUYỄN ĐÌNH HUÂN

- Thư ký tòa soạn: NGUYỄN XUÂN TOÀN

Giấy phép xuất bản số 14GP/BC cấp ngày 25.9.2003

© 2003-2012 Bản quyền thuộc về Báo Thanh Niên

Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản

Do công ty Vũ Thảo phát triển <!-- -->

To chuc le truy dieu 26 liet si hy sinh trong chien dich Binh Gia

Tổ chức lễ truy điệu 26 liệt sĩ hy sinh trong chiến dịch Bình Giã

QĐND Online - Ngày 24-5, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu phối hợp với Sư đoàn 9 (Quân đoàn 4) tổ chức trọng thể lễ truy điệu và an táng 26 hài cốt liệt sĩ tại nghĩa trang tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, thuộc địa bàn phường Phước Hưng (TP Bà Rịa). 26 hài cốt liệt sĩ là cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn 1 (Sư đoàn 9, Quân đoàn 4) hy sinh trong chiến dịch Bình Giã (từ tháng  cuối tháng 12-1964 đến đầu tháng 1-1965), tại ấp Bình Giã, xã Xuân Sơn, huyện Châu Đốc, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu trong kháng chiến chống Mỹ. Trong số 26 hài cốt liệt sĩ, có 25 hài cốt liệt sĩ có danh tính.

Quang cảnh lễ truy điệu

Phát biểu tại lễ truy điệu, lãnh đạo huyện Châu Đốc và chỉ huy Trung đoàn 1 đã ghi nhận công lao to lớn của các anh hùng liệt sĩ và bày tỏ lòng biết ơn vô hạn đối với các anh hùng liệt sĩ đã anh dũng chiến đấu hi sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc, vì hạnh phúc nhân dân. Trong không khí nghiêm trang của buổi lễ, các đại biểu tổ chức dâng hương, dâng hoa tưởng niệm và đưa hài cốt liệt sĩ về nơi an nghỉ cuối cùng.

Tin, ảnh: NGUYỄN DUY HIỂN

Danh sách các liệt sĩ Trung đoàn 1 (Sư đoàn 9, Quân đoàn 4) hi sinh trong trận đánh Bình Giã

1 - Phạm Văn Kỉnh, sinh năm 1944, nhập ngũ 9-1963, chức vụ chiến sĩ, quê quán xã Tân Khánh, huyện Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp

2 - Trần Mạnh, sinh năm 1938, nhập ngũ 1961, chức vụ chiến sĩ, quê quán xã Tân Thuận, huyện Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp

3 - Nguyễn Văn Bảy, sinh năm 1941, nhập ngũ tháng 7-1963, chức vụ chiến sĩ,  quê quán xã  Tân Quới, huyện Bình Minh, tỉnh Đồng Tháp

4-Phạm Văn Năm, sinh năm 1945, nhập ngũ 7-1963, chức vụ chiến sĩ, quê quán xã An Thuận, huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp

5 - Võ Văn Lực, nhập ngũ 10-1964, chức vụ Tiểu đội trưởng, quê quán xã Hiệp Hưng, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang

6 - Nguyễn Văn Ly, nhập ngũ 7-1962, chức vụ chiến sĩ, quê quán xã Vĩnh Hưng, huyện Hồng Dân, tỉnh Hậu Giang

7 - Lê Hữu Phước, nhập ngũ tháng 3-1964, chức vụ chiến sĩ, quê quán xã Xuyên Trường, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng

8 - Lương Văn Mười, sinh năm 1936, nhập ngũ tháng 3-1954, chức vụ Trung đội trưởng, quê quán xã Long Tiên, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang

9 - Lê Văn Thường, sinh năm 1940, chức vụ chiến sĩ, quê quán xã Mỹ Phước, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiềng Giang

10 - Lương Văn Mười, nhập ngũ tháng 3-1954, chức vụ Trung đội phó, quê quán xã Long Tiên, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang

11 - Nguyễn Văn Ngọt, sinh năm 1940, nhập ngũ tháng 8-1961, chức vụ Tiểu đội trưởng, quê quán xã Tân Thạnh Đông, huyện Củ Chi, TP Hồ Chí Minh

12 - Nguyễn Văn Giãi, sinh năm 1938, nhập ngũ tháng 6-1961, chức vụ Tiểu đội trưởng, quê quán huyện Hóc Môn, TP Hồ Chí Minh

13 - Kiều Văn Hội, sinh năm 1935, nhập ngũ tháng 8-1961, chức vụ Tiểu đội trưởng, quê quán xã Đông Thạnh, huyện Hóc Môn, TP Hồ Chí Minh

14 - Phạm Văn Đức, sinh năm 1942, nhập ngũ tháng 9-1961, chức vụ chiến sĩ, quê quán Hóc Môn, TP Hồ Chí Minh

15 - Lê Văn Me, sinh năm 1936, nhập ngũ tháng 5-1962, chức vụ chiến sĩ, quê quán xã Tân Xuân, huyện Hóc Môn, TP Hồ Chí Minh

16-Nguyễn Văn Sẻng, sinh năm 1940, nhập ngũ 1961, chức vụ chiến sĩ, quê quán xã Bình Hưng Hòa, quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh

17 - Trần Văn Ngộ, sinh năm 1941, nhập ngũ tháng 1-1962, chức vụ chiến sĩ, quê quán xã Xuân Thới Thượng, huyện Hóc Môn, TP Hồ Chí Minh

18 - Ngô Văn Bằng, sinh năm 1942, nhập ngũ tháng 10-1964, chức vụ chiến sĩ, quê quán quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh

19 - Nguyễn Văn Doi, sinh năm 1946, nhập ngũ tháng 7-1964, chức vụ chiến sĩ, quê quán Tân Bình, TP Hồ Chí Minh

20 - Đỗ Văn Nhưng, sinh năm 1945, nhập ngũ tháng 10-1964, chức vụ chiến sĩ, quê quán xã Phước Hiệp, huyện Củ Chi, TP Hồ Chí Minh

21 - Nguyễn Văn Phon, nhập ngũ tháng 5-1961, chức vụ chiến sĩ, quê quán xã Bình Đại, huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre

22 - Châu Văn Út, nhập ngũ năm 1948, chức vụ Trung đội phó, quê quán xã Bình Hòa, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre

23 - Nguyễn Văn Quang, sinh năm 1943, nhập ngũ tháng 10-1963, chức vụ chiến sĩ, quê quán xã Hòa Phú, huyện Châu Thành, tỉnh Long An

24 - Hồ Văn Đức, sinh năm 1945, chức vụ chiến sĩ, quê quán xã Đức Lập, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An

25 - Nguyễn Văn Du, sinh năm 1942, nhập ngũ tháng 2-1964, chức vụ chiến sĩ, quê quán xã Khánh Hòa, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An

Trao hoc bong cho hoc sinh ngheo o TP Vung Tau

Trao học bổng cho học sinh nghèo ở TP Vũng Tàu

Tổng Biên tập: LÊ XUÂN SƠN

Địa chỉ: 15 Hồ Xuân Hương, Hà Nội - Điện thoại: (84-4)39431250 /(84-4)39434341 - Fax: (84-4) 39430693 - Email: online@tienphong.vn

GPXB số 449/GP-BC cấp ngày 18/10/2004. CQCQ: Báo Tiền Phong, Cơ quan Trung ương của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh

Xu ly cong ty chiem dung tien BHXH

Xử lý công ty chiếm dụng tiền BHXH

TTO - Khi những đứa trẻ sống sót được đưa ra khỏi một trường tiểu học ở Moore bị lốc xoáy đánh sập, câu chuyện về cô giáo gốc Việt dũng cảm Jennifer Doan, người lấy thân mình che chắn cho hai học trò trong đống đổ nát, bắt đầu lan truyền rộng khắp thành phố Oklahoma.

Thursday, May 23, 2013

Danh thuc tiem nang du lich sinh thai

Đánh thức tiềm năng du lịch sinh thái

VTCN 19.zip Du khách nước ngoài tìm hiểu quy trình nấu rượu Hòa Long.

TỪ LỢI THẾ TỰ NHIÊN

Một trong những địa danh nổi tiếng ở Bà Rịa - Vũng Tàu được nhiều người biết đến là Khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu - Phước Bửu (huyện Xuyên Mộc). Với diện tích gần 12.000ha, Khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu - Phước Bửu có 661 loài thực vật và 178 loài động vật có xương sống, trong đó có nhiều loài động vật quý hiếm đã được liệt kê vào sách đỏ thế giới và Việt Nam. Mặt khác, trong khu vực còn có gần 70 điểm phun nước nóng lộ thiên đã đưa nơi đây đã trở thành điểm tham quan nghỉ dưỡng và nghiên cứu về bảo tồn đa dạng sinh học, cảnh quan môi trường của hàng triệu lượt học sinh, sinh viên, nhà khoa học, du khách trong và ngoài nước.

Cạnh bên, hai huyện Đất Đỏ và Long Điền cũng có nguồn tài nguyên du lịch sinh thái đa dạng và phong phú không kém. Ngoài cảnh quan rừng biển, hai địa phương này còn bảo tồn được những nghề thủ công truyền thống, lễ hội văn hoá và di tích lịch sử cách mạng qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ như: bến tàu không số Lộc An, di tích lịch sử núi Minh Đạm, lễ hội Dinh Cô… Ngược lên hướng quốc lộ 51, khu vực xã đảo Long Sơn (TP. Vũng Tàu) bạt ngàn những cánh rừng ngập mặn, khu nuôi trồng thủy hải sản và cảnh quan thiên nhiên kỳ vĩ, hoang sơ của khu vực núi Dinh, núi Thị Vải (huyện Tân Thành)… Hay xa hơn nữa là Vườn quốc gia Côn Đảo có tổng diện tích 20.000ha, trong đó, 14.000ha mặt biển và 6.000ha rừng được công nhận là Khu bảo tồn thiên nhiên từ năm 1984 với hàng chục loại sinh vật biển, hàng ngàn loài thực vật quý hiếm.

Nắm bắt được các lợi thế này, từ năm 2001, UBND tỉnh đã có chính sách thu hút đầu tư phát triển du lịch sinh thái tại các khu rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất. Sau hơn 10 năm kêu gọi đầu tư, dòng đầu tư vào loại hình du lịch sinh thái cũng bắt đầu có kết quả, nhưng tiến độ khá chậm. Số dự án du lịch đi vào hoạt động chưa nhiều, hoặc có cũng chỉ dừng lại ở việc khai thác lợi thế tự nhiên mà chưa có thêm các sản phẩm, dịch vụ mang tính đột phá, mới lạ, dẫn đến chỉ thu hút khách địa phương là đối tượng học sinh. 

VTCN 19.zip Một du khách nước ngoài làm thử bánh tráng Long Điền.

CẦN SỰ ĐỘT PHÁ

Du lịch sinh thái là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên gắn với bản sắc văn hóa địa phương, có sự cộng hưởng của cộng đồng dân cư nhằm phát triển bền vững, đáp ứng nhu cầu hiện tại nhưng không phá vỡ hệ thống cảnh quan tự nhiên. Theo định nghĩa trên thì trên địa bàn tỉnh hiện nay mới chỉ có khu du lịch Sài Gòn - Bình Châu và khu nghỉ dưỡng Hồ Cóc (thuộc Công ty CP Sài Gòn - Bình Châu) tận dụng điều kiện tự nhiên để tạo thêm các dịch vụ bổ trợ như tắm biển, nghỉ dưỡng, tắm bùn, ngâm chân, massage vật lý trị liệu, câu cá sấu, cưỡi ngựa trong rừng… Còn các khu du lịch khác dù mang tên du lịch sinh thái như: Suối Đá, Suối Tiên (Tân Thành); Ngọc Xương (Long Điền); Du Sơn (Long Sơn)… nhưng hoạt động kinh doanh vẫn còn mang tính thụ động. "Nếu chỉ cắm trại, tắm sông, leo núi, câu cá, ăn uống, nghỉ ngơi… thì khách thường lựa chọn đến Đồng Nai chứ không đi Bà Rịa-Vũng Tàu. Nếu biết tận dụng lợi thế biển để đầu tư đa dạng thêm sản phẩm gắn liền với sinh hoạt miền biển thì du lịch sinh thái của Bà Rịa-Vũng Tàu sẽ hấp dẫn hơn" - đại diện một doanh nghiệp du lịch tại TP.Hồ Chí Minh cho biết.

Ông Phan Xuân Anh, Chủ tịch HĐTV Công ty Du ngoạn Việt (TP.Hồ Chí Minh) cho rằng, chính bản thân ngành du lịch và các địa phương chưa năng động trong việc khai thác các yếu tố đặc thù, độc đáo của địa phương để phát triển du lịch sinh thái đã khiến du lịch sinh thái Bà Rịa-Vũng Tàu dậm chân tại chỗ. Theo ông Phan Xuân Anh, nhiều năm liền đón khách quốc tế đến các vùng biển của Việt Nam, trong đó có Bà Rịa-Vũng Tàu, ông nhận thấy một điểm chung là khách quốc tế rất thích về vùng quê, tham quan thắng cảnh, khám phá sinh hoạt, văn hóa và mua sắm sản phẩm do cư dân bản địa làm ra. "Để tăng sức sống cho loại hình du lịch sinh thái, Bà Rịa - Vũng Tàu cần có chủ trương quy hoạch một số làng nghề truyền thống kết hợp du lịch thăm vườn cây ăn trái, biểu diễn văn hóa, sản xuất quà lưu niệm phục vụ nhu cầu mua sắm của du khách. Mặt khác, việc kết nối với các đơn vị lữ hành đưa du khách đến tham quan làng dân tộc, hòa mình cùng các lễ hội vừa tạo công ăn việc làm, thu nhập cho người dân, góp phần đa dạng các sản phẩm du lịch và tạo ấn tượng cho du khách. Và để ý tưởng trở thành hiện thực đòi hỏi sự quyết tâm, đột phá trong cách nghĩ và cách làm của doanh nghiệp cũng như chính quyền địa phương" - ông Phan Xuân Anh nói.

Bài, ảnh: ĐAN CHÂU

Ba Ria-Vung Tau: May phat dien chay, hang tram tre mam non ...

Bà Rịa-Vũng Tàu: Máy phát điện cháy, hàng trăm trẻ mầm non ...


TƯ VẤN TÂM LÝ - KHÁM BỆNH MIỄN PHÍ TẠI AloBacsi.vn

Ba Ria- Vung Tau: Hoat dong xuat nhap khau giam manh

Bà Rịa- Vũng Tàu: Hoạt động xuất nhập khẩu giảm mạnh

Theo Cục Hải quan BR-VT, tình hình sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu (XNK) của các doanh nghiệp lớn trên địa bàn trong 4 tháng đầu năm đều giảm. Trong tổng số 15 mặt hàng NK có số thu chủ yếu tại Cục Hải quan BR-VT thì chỉ có 3 mặt hàng có số thu tăng so với cùng kì năm 2012, còn lại 12 mặt hàng có số thu giảm so với cùng kì năm 2012. Trong đó các mặt hàng có kim ngạch lớn, có số thu thuế lớn đều giảm mạnh.

Cụ thể, mặt hàng ô tô giảm 41% về lượng, 40% về trị giá; lúa mì, hoá chất đều giảm trên 60% về lượng, 20% về trị giá; sắt thép giảm 23% về trị giá, xăng dầu giảm 33% về lượng, 46% về giá.

Theo số liệu thống kê trong 4 tháng đầu năm, số thu ngân sách tại Cục Hải quan BR-VT đã giảm 10,88% so với cùng kì, trong đó số thuế thu từ các mặt hàng chủ lực giảm 16%. Số thu từ hàng hóa khác cũng giảm gần 21% với cùng kì 2012.

Bên cạnh đó, theo phân tích của Cục Hải quan BR-VT, tuy kim ngạch XK dầu thô trong 4 tháng đầu năm tăng 44% về lượng, tăng 24% về trị giá nhưng số thuế thu từ mặt hàng này vẫn giảm 16% so với số  cùng kì năm 2012. Nguyên nhân là do số thuế XK dầu thô tại nhà máy lọc dầu Dung Quất đã chuyển vào thuế nội địa. Mặt khác, giá dầu thô trong 4 tháng đầu năm 2013 là 110 USD/thùng, thấp hơn nhiều so với giá bình quân 4 tháng đầu năm 2012 là 128 USD thùng.

Trong 4 tháng đầu năm 2013, lượng xăng dầu NK tại Cục Hải quan BR-VT khoảng 106 ngàn tấn,  giảm 33%, kéo theo kim ngạch NK mặt hàng này giảm 46% so với cùng kì 2012. Đồng thời, giá NK bình quân mặt hàng này trong 4 tháng đầu năm của năm 2012 cũng giảm mạnh, chỉ còn 890 USD tấn so với giá bình quân của 4 tháng đầu năm 2012 là 1.106 USD/tấn. Do đó số thu từ mặt hàng này giảm 21% so với năm 2012. 

Ông Lê Văn Thung, Phó Cục trưởng Cục Hải quan BR-VT cho biết, căn cứ tình hình XNK hàng hóa và hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp trên địa bàn từ đầu năm đến nay, dự kiến 6 tháng đầu năm 2013 số thu của Cục Hải quan BR-VT chỉ đạt khoảng 8.000 tỉ đồng bằng 81,85% so với cùng kì năm 2012.

Dự kiến cả năm 2013, kim ngạch XNK trên địa bàn tỉnh BR-VT sẽ giảm so với năm 2012 do cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới vẫn còn kéo dài. Tình hình kinh tế trong nước gặp nhiều khó khăn khiến cho nhu cầu NK hàng hóa ít.Trong khi đó, các dự án đầu tư trên địa bàn cũng đã đi vào hoạt động nên nhu cầu NK máy móc thiết bị dự kiến cũng sẽ giảm. Hiện tại trên địa bàn tỉnh BR-VT chỉ còn một dự án đầu tư mới với kim ngạch NK thấp.

Mặc dù có nhiều khó khăn, nhưng ông Lê Văn Thung cho biết, đơn vị sẽ tập trung thực hiện đồng bộ các giải pháp để công tác thu ngân sách đạt hiệu quả cao nhất.

Theo đó, bên cạnh việc đôn đốc các chi cục nỗ lực phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu được giao, tạo mọi điều kiện thuận lợi để thu hút DN về làm thủ tục hải quan tại đơn vị, Cục Hải quan BR-VT còn xây dựng kế hoạch kiểm tra sau thông quan cho từng doanh nghiệp, thực hiện tốt quy chế phối hợp với các đơn vị có liên quan về thu ngân sách, tăng cường đôn đốc, thu hồi nợ thuế không để phát sinh nợ khó đòi…./.

 Nguyễn Huế

Dia oc Vung Tau thay chu tich

Địa ốc Vũng Tàu thay chủ tịch

Công ty cổ phần Xây lắp và Địa ốc Vũng Tàu (Mã CK: VRC) thông báo đổi chủ tịch HĐQT. Theo đó, ông Lưu Ngọc Thanh sẽ đảm nhiệm chức vụ Chủ tịch HĐQT Địa ốc Vũng Tàu từ 21/5. Trước đó, Chủ tịch công ty này là ông Lê Hồng Đức đã từ nhiệm vì lý do sức khỏe.

Ông Thanh đồng thời giữ chức Trưởng tiểu ban lương, thưởng, nhân sự và quản trị nội bộ của HĐQT Địa ốc Vũng Tàu.

Ngoài ra, Địa ốc Vũng Tàu cũng thông báo bổ nhiệm chức vụ cụ thể cho các thành viên ban lãnh đạo khác. Trong đó, ông Nguyễn Vân Chính - Thành viên HĐQT giữ chức Tổng giám đốc; ông Hoàng Đình Lợi thành viên HĐQT phụ trách đối ngoại.

Tác giả: Hàn Phi

Wednesday, May 22, 2013

Dia oc Vung Tau thay chu tich

Địa ốc Vũng Tàu thay chủ tịch

Bạn chưa nhập nội dung bình luận.

Tu hinh ke giet nguoi, cuop tai san

Tử hình kẻ giết người, cướp tài sản

Theo nguồn tin của VietNamNet, đây là đường dây mại dâm nam, chuyên phục vụ cho các phụ nữ lớn tuổi, người đồng tính có quy mô, lần đầu tiên bị công an bắt quả tang, điều tra ở TP.HCM.

Vi sao phai hoan cuong che cong trinh xay dung trai phep tai phuong 9, TP. Vung Tau?

Vì sao phải hoãn cưỡng chế công trình xây dựng trái phép tại phường 9, TP. Vũng Tàu?

Bà Trần Thị Nhâm, trú tại số nhà 35A9, đường 30-4, phường 9 (TP. Vũng Tàu) gửi đơn đến Báo Bà Rịa-Vũng Tàu trình bày về việc UBND TP.Vũng Tàu đã ra Quyết định cưỡng chế số 2728/QĐCC-UB buộc gia đình bà tháo dỡ không bồi hoàn công trình mái che bằng tôn có diện tích 43,92m2 trước nhà là chưa hợp lý, thiếu công bằng.

5925.zip

Phần diện tích mái tôn mà UBND TP. Vũng Tàu ra quyết định cưỡng chế đối với hộ bà Trần Thị Nhâm.

Theo quyết định 2728 của UBND TP.Vũng Tàu, lý do cưỡng chế là gia đình bà Nhâm đã cất mái che trái phép trên phần đất do Nhà nước quản lý. Nhưng theo bà Nhâm, việc cưỡng chế không công bằng vì: Lán tạm là do gia đình lợp và sử dụng từ trước năm 1997 không tranh chấp với ai. Trong khi đó, các hộ dân xung quanh cũng cơi nới đất Nhà nước để sử dụng như gia đình bà nhưng lại không bị cưỡng chế. Việc cưỡng chế này thực chất chỉ nhằm để giải quyết mâu thuẫn giữa gia đình bà và gia đình bà Trần Thị Yến (nhà sát vách nhà bà Nhâm). Bà Nhâm khẳng định, nếu khi nào Nhà nước thu hồi đất làm công trình công cộng thì gia đình bà sẽ tự nguyện tháo dỡ mà không đòi hỏi đền bù.

Còn bà Trần Thị Yến thì cho rằng, tuy phần lấn chiếm của bà Nhâm không nằm trong đất gia đình bà, nhưng nó đã che một phần mặt tiền của mảnh đất. Vì vậy, bà Yến đề nghị các cơ quan chức năng dỡ bỏ mái che này để trả lại mặt tiền thông thoáng cho mảnh đất để gia đình bà xây nhà.

Trước vụ việc nêu trên, ngày 27-3-2013, Phòng Quản lý đô thị TP.Vũng Tàu đã có báo cáo số 184/BC-QLĐT, xác minh khu đất tiếp giáp giữa hẻm 35 (tạm gọi vì chưa có quy hoạch chi tiết 1/500), đường 30-4, phường 9, TP.Vũng Tàu, với nhà bà Nhâm bà Yến là đất chưa sử dụng đang do Nhà nước quản lý. Khu đất này có diện tích khoảng 1.800m2, trước đây do Tổng công ty CP Dịch vụ tổng hợp dầu khí (Petrosetco) quản lý và cho 12 hộ gia đình là công nhân viên của công ty thuê để ở từ trước năm 2000. Qua thời gian, do công tác quản lý thiếu chặt chẽ nên các hộ thuê nhà tự ý cơi nới, lấn chiếm một phần diện tích đất còn trống.

Năm 2009, UBND tỉnh có chủ trương bán hóa giá khu nhà ở của 12 hộ gia đình tại đây theo Nghị định 61. Thủ tục bán hóa giá nhà số 35A9 (hiện nay thuộc sở hữu của gia đình bà Nhâm) và nhà số 35A2 (thuộc sở hữu của bà Yến) được hoàn tất vào tháng 12-2010. Gia đình bà Yến và bà Nhâm được mua nhà hóa giá theo Quyết định số 3608/QĐ-UBND và Quyết định số 3609/QĐ-UBND ngày 31-12-2010. Theo quyết định trên, diện tích nhà ở của bà Yến là 103m2, diện tích đất ở là 205,8m2, gia đình bà Nhâm có diện tích nhà ở 42m2, diện tích đất ở 55,9m2.

Trước việc nhà bà Nhâm không đồng ý thực hiện cưỡng chế, ngày 8-5, UBND phường 9 và đại diện các sở, ban, ngành đã tổ chức cuộc họp đánh giá tình hình vụ việc. Tại cuộc họp, có 2 ý kiến trái chiều, một là: tạm hoãn việc cưỡng chế, tiếp tục kiến nghị lên UBND TP.Vũng Tàu xem xét lại vụ việc. Hai là: cần thực hiện cưỡng chế theo quyết định đã có hiệu lực.

Ông Nguyễn Văn Xuân, đại diện Công an TP.Vũng Tàu cho biết, việc cưỡng chế xây dựng trái phép là đúng quy định nhưng cần xem xét lại. Nếu UBND TP.Vũng Tàu ra quyết định cưỡng chế tháo dỡ công trình vi phạm để thu hồi đất thì nên tổ chức cưỡng chế đồng loạt chứ không nên chỉ thu hồi đất của một hộ bà Nhâm. Gia đình bà Nhâm xây dựng quán tạm che mặt trước của nhà bà Yến, nhưng phần đất xây tạm đó là do Nhà nước quản lý, không nằm trong diện tích được cấp sổ đỏ của gia đình bà Yến, nên không thể tổ chức cưỡng chế vì quyền lợi của gia đình bà Yến.

Ông Vũ Văn Bắc, đại diện Sở Xây dựng cũng có ý kiến: "Nếu đã cưỡng chế thì cưỡng chế hết tất cả những hộ vi phạm. Nếu không thì cũng nên chờ đến khi quy hoạch chi tiết 1/500 khu tập thể Thông tin 3, phường 9 được phê duyệt, lúc ấy sẽ tiến hành cưỡng chế toàn bộ các hộ vi phạm để phục vụ cho các công trình công cộng".

Xác định đây là vụ việc phức tạp nên UBND phường 9 đã tạm hoãn việc cưỡng chế đối với gia đình bà Nhâm và có văn bản kiến nghị UBND TP.Vũng Tàu xem xét, giải quyết vụ việc một cách hợp tình, hợp lý.

Bài, ảnh: LÊ NGUYỄN

Tuesday, May 21, 2013

Uu tien cho cac cong trinh dap ung tieu chi dua Ba Ria len do thi loai II vao nam 2015

Ưu tiên cho các công trình đáp ứng tiêu chí đưa Bà Rịa lên đô thị loại II vào năm 2015

Tại cuộc họp, lãnh đạo TP.Bà Rịa đã kiến nghị UBND tỉnh cho chủ trương đầu tư một số dự án trọng điểm như 20km đường đô thị trong khu vực nội thị TP.Bà Rịa, công viên Bà Rịa, nhà tang lễ TP.Bà Rịa, đường quy hoạch trung tâm xã Long Phước, hệ thống cống hộp sông Thủ Lựu, kè bờ sông Dinh và việc điều chỉnh địa giới hành chính giữa huyện Tân Thành và TP.Bà Rịa. Sau khi nghe báo cáo và trên cơ sở ý kiến của các sở, ngành, ông Trần Minh Sanh chỉ đạo các ngành liên quan rà soát và xác định những công trình cần ưu tiên đầu tư, lộ trình đầu tư phù hợp với khả năng cân đối vốn ngân sách của tỉnh để đáp ứng được các tiêu chí đưa TP.Bà Rịa lên đô thị loại II vào năm 2015; trong đó tập trung ưu tiên cho các công trình: 20 km đường nội thị, nhà tang lễ thành phố, dự án cống hộp rạch Thủ Lựu, công viên Bà Rịa, công viên rừng ngập mặn trước Trung tâm Hành chính - Chính trị tỉnh, kè bờ sông Dinh.

MỸ PHƯỢNG

Ba Ria

Bà Rịa

(CATP) Thời gian qua, trên địa bàn thị trấn Long Hải (huyện Long Điền, Bà Rịa - Vũng Tàu) liên tục xảy ra các vụ đột nhập cướp tài sản và hiếp dâm. Nạn nhân đều là những phụ nữ có chồng đi làm xa, một mình ở nhà nuôi con nhỏ. Theo trình báo của các nạn nhân, tên cướp đột nhập vào nhà khi họ đang ngủ say, dùng hung khí đe dọa để cưỡng hiếp và cướp tài sản. Thậm chí, nạn nhân còn bị hắn làm nhục ngay cả khi có con nhỏ đang nằm ngủ bên cạnh.

NỖI ÁM ẢNH

Khoảng 2 giờ ngày 9-4, chị N. (SN 1967, ngụ KP.Hải Lộc, TT.Long Hải, huyện Long Điền) đang mơ màng ngủ thì phát hiện thấy bóng đen mò mẫm bên giường. chị N. định la lên thì bị hắn bịt miệng và kề dao vào cổ buộc chị phải nằm yên. Sợ nguy hiểm đến tính mạng của mình và đứa con đang nằm bên cạnh, chị N. đành cắn răng "chịu trận". Sau khi thỏa mãn dục vọng, kẻ đồi bại cướp điện thoại và 60.000 đồng của chị N. rồi nhanh chân tẩu thoát.

Trước đó, trên địa bàn KP.Hải Phong cũng xảy ra một vụ cướp - hiếp với hình thức và thủ đoạn tương tự, nạn nhân cũng có chồng đi làm xa. Theo trình báo của chị Đ. (SN 1984, ngụ KP.Hải Phong, TT.Long Hải, Long Điền), khoảng 23 giờ ngày 30-3, chị đang ngủ cùng hai đứa con nhỏ thì bất ngờ bị một thanh niên đột nhập vào nhà gí dao vào cổ. Sau khi đe dọa buộc chị phải nằm yên, hắn làm nhục nạn nhân rồi cướp điện thoại di động và 700.000 đồng.

Các vụ cướp - hiếp liên tục xảy ra trên cùng một địa bàn khiến người dân không khỏi hoang mang. Tin đồn về "bóng đen" có tài đột vòm hiếp dâm phụ nữ lan truyền khiến nhiều gia đình đã phải gia cố lại nhà cửa đề phòng kẻ gian đột nhập. Thậm chí khi tối trời, nhiều phụ nữ ở thị trấn Long Hải không dám ra khỏi nhà. Ở các khu phố trực thuộc thị trấn, người dân và tổ bảo vệ dân phố thay nhau đi tuần và mở các "chiến dịch" truy tìm, phục kích để bắt kẻ đồi bại này, tuy nhiên hắn vẫn bặt vô âm tín.

THỦ PHẠM GIẢ "NAI"

Trước tình hình trên, Công an huyện Long Điền và Phòng CSĐT TP về TTXH Công an tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã vào cuộc, quyết truy tìm bằng được kẻ đồi bại nguy hiểm này.

Qua điều tra, cơ quan công an xác định được hung thủ chính là Trần Tấn Ngọc (ảnh, tự Cu Lỳ, SN 1984, ngụ KP.Hải Phong, thị trấn Long Hải - ngay địa bàn xảy ra các vụ việc). Chiều 28-4, Ngọc bị bắt giữ khi đang cập kè với một cô gái tại khu vực ấp Phước Thọ (xã Phước Hưng, huyện Long Điền). Khi bị bắt giữ, Ngọc tỏ ra "nai tơ" không biết chuyện gì xảy ra. Tuy nhiên trước những chứng cứ thuyết phục, y đành cúi đầu nhận tội và khai nhận đã thực hiện cả hai vụ đột nhập hiếp dâm và cướp tài sản kể trên.

Ngọc khai do không có việc làm, vợ bị bệnh tim cần tiền chữa trị nên hắn nảy sinh ý định trộm cắp tài sản. Chờ khi mọi người ngủ say, hắn mặc bộ quần áo màu đen, thủ sẵn cây kéo rồi lượn lờ khắp các con đường trong khu vực tìm nhà nào sơ hở thì đột nhập. Trong hai vụ trên, sau khi vào nhà lục lọi tài sản, hắn nảy sinh dục vọng khi thấy nữ gia chủ nằm ngủ say sưa. Sợ chủ nhà la lớn sẽ bị lộ, hắn gí cây kéo vào cổ đe dọa để thực hiện hành vi đồi bại rồi cướp tài sản. Do là người địa phương thông thuộc các ngã đường trong khu vực, hắn gây án và chuồn đi rất nhanh.

Ngoài hai vụ nêu trên, Ngọc khai nhận đã gây ra ba vụ cướp giật tài sản khác tại thị trấn Long Hải và thị trấn Phước Hải (cùng thuộc huyện Long Điền). Toàn bộ tài sản cướp được hắn đều mang đi bán rẻ. Bản thân Ngọc từng có một tiền án và một tiền sự, bị TAND phạt 8 năm tù về tội "Trộm cắp tài sản" và "Cướp tài sản".

Hiện CQĐT Công an tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã bàn giao "bóng đen" dâm đãng Trần Tấn Ngọc cho Công an huyện Long Điền để hoàn tất hồ sơ truy tố đối tượng.

Chon 23 hieu truong, hieu pho qua thi tuyen

Chọn 23 hiệu trưởng, hiệu phó qua thi tuyển

Ông Võ Văn Lương - Trưởng phòng GD-ĐT TP Vũng Tàu (Bà Rịa-Vũng Tàu) cho biết: Địa phương đã có kết quả sơ bộ của kỳ thi tuyển chọn 23 cán bộ quản lý vào vị trí hiệu trưởng, phó hiệu trưởng cho 18 trường THCS địa bàn TP Vũng Tàu năm học 2012-2013.

Theo ông Lương, từ cuối năm 2012, phòng GD-ĐT đã đề xuất và TP Vũng Tàu đã đồng tình với việc thi tuyển các chức danh trên cho các trường THCS. Sau đó có 33 ứng viên đang là phó hiệu trưởng, bí thư chi bộ, tổ trưởng bộ môn, giáo viên dạy giỏi đang công tác tại các trường THCS đăng ký tham gia.

Tiêu chuẩn để các giáo viên, cán bộ quản lý tham gia thi là có thâm niên, kinh nghiệm giảng dạy, công tác quản lý ở tổ, bộ môn, kể cả vị trí lãnh đạo; có đạo đức phẩm chất và trình độ, có chính kiến, quyết đoán, có khả năng hoạch định, đoàn kết nội bộ của trường.

Có nhiều ứng viên còn rất trẻ (thế hệ 8X) tham gia thi tuyển.

Các ứng viên trải qua các phần thi như làm bài kiểm tra về nhận thức về quan điểm phát triển GD-ĐT; kỹ năng quản lý trường học; lập đề án xây dựng nhà trường phù hợp với điều kiện cụ thể của từng trường và địa phương, đưa ra giải pháp để phát triển giáo dục tại trường đó. Đề án này được hội đồng xét tuyển gồm đại diện lãnh đạo TP Vũng Tàu, các phòng ban liên quan chấm, phản biện. Ngoài ra, các ứng viên phải bốc thăm trả lời câu hỏi của hội đồng.

Dự kiến tuần sau, phòng GD-ĐT sẽ tổ chức họp với hội đồng để đánh giá lại từng cán bộ trúng tuyển để từ đó đưa ra kết luận cuối cùng.

Theo ông Lương, một số cán bộ trúng tuyển sẽ được bổ nhiệm ngay. Còn lại một số sẽ được đưa đi học quản lý để tạo nguồn hoặc luân chuyển giữa các trường cho phù hợp.

Năm 2008, TP Vũng Tàu cũng tổ chức thi tuyển và có 10 ứng viên trúng tuyển chức danh hiệu trưởng, phó hiệu trưởng. Những người này đều được phụ huynh đánh giá tốt về năng lực quản lý.

(Theo Pháp luật TP.HCM)

Ba Ria

Bà Rịa

5926.zip

Nguyễn Thị Cẩm Hằng nhận HCV hạng cân 42kg nữ, lứa tuổi 15-16.

300 VĐV tham dự giải đến từ 28 tỉnh, thành phố và hai ngành Công an, Quân đội; chia theo lứa tuổi 13-14 tuổi, 15-16 tuổi, 17-18 tuổi (đối với nam); 15-16 tuổi và 17-18 tuổi (đối với nữ). VĐV tranh tài ở 46 hạng cân theo thể thức đấu loại trực tiếp.

Theo các nhà chuyên môn, đây là giải đấu mang tính cạnh tranh cao do tập trung nhiều võ sĩ có chuyên môn tốt đến từ những địa phương có truyền thống và thành tích trong phong trào tập luyện Boxing.

Tin, ảnh: ĐOÀN VIÊN

Monday, May 20, 2013

TP.Vung Tau: Thi tuyen de bo nhiem ban giam hieu truong THCS

TP.Vũng Tàu: Thi tuyển để bổ nhiệm ban giám hiệu trường THCS

Các ứng viên phải trải qua 3 vòng thi. Vòng thứ nhất, mỗi ứng viên làm bài kiểm tra về nhận thức về đường lối quan điểm phát triển giáo dục - đào tạo của Đảng và Nhà nước; Luật Giáo dục; điều lệ trường học; nghiệp vụ quản lý… Vòng thi thứ 2, ứng viên lập một đề án trong thời gian 1 tháng xây dựng và phát triển trường mình ở vị trí, lĩnh vực ứng tuyển. Vòng thi thứ 3, thuyết trình đề án, bảo vệ đề án và trả lời chất vấn của ban giám khảo.

Đây là lần thứ hai Phòng GD-ĐT TP. Vũng Tàu thi tuyển cán bộ lãnh đạo cho các trường học. Hiện nay trên toàn tỉnh mới chỉ có TP.Vũng Tàu là địa phương đi tiên phong trong công tác này.

MINH THIÊN

Loi khai cua ke thu ac giet hai tai xe xe om de cuop tai san. Phong ...

Lời khai của kẻ thủ ác giết hai tài xế xe ôm để cướp tài sản. Phóng ...


You have attempted to access this site with an invalid User Agent.

If you think this is a mistake you can contact the site webmaster at webmaster(at)xaluan(dot)com.

Be SURE to include the following information in any email!
User Agent: none
Remote Address: 12.158.188.36
Client IP: none
Forwarded For: 12.158.188.36

Sunday, May 19, 2013

Duong rong va dep, nhung van lam tai nan

Đường rộng và đẹp, nhưng vẫn lắm tai nạn

5925.zip

Đường 3-2 ở TP.Vũng Tàu là một trong những tuyến đường đẹp nhất nhưng tai nạn giao thông luôn rình rập. Trong ảnh: Trên đường 3-2, một số trường hợp điều khiển xe ba gác máy (loại phương tiện đã bị cấm lưu thông) vẫn không bị phát hiện và xử phạt.

TỪ QUỐC LỘ …

Bà Rịa-Vũng Tàu có ba tuyến quốc lộ 51, 55 và 56 với chiều dài hơn 150km. Trong đó, quốc lộ 51 (từ huyện Tân Thành đến ngã ba Ẹo Ông Từ, TP.Vũng Tàu) mới được nâng cấp và đưa vào sử dụng có chiều dài gần 50km với hệ thống cọc tiêu, biển báo hiệu đường bộ và đèn chiếu sáng đầy đủ, nhưng tai nạn giao thông cứ xảy ra mà đa số lỗi thuộc về người điều khiển phương tiện. Ngày 22-1-2013, tại km48+100 (đoạn ấp Song Vĩnh, xã Tân Phước, huyện Tân Thành), anh Phạm Ngọc Quang (26 tuổi, trú tại huyện Tân Thành) điều khiển xe ôtô 72N-9091, trên xe chở anh Huỳnh Ngọc Dũng (31 tuổi, quê Đồng Nai), theo hướng từ TP.Hồ Chí Minh về TP.Vũng Tàu, khi đến địa điểm trên đã tự đâm vào dải phân cách cứng giữa đường dẫn đến lật xe. Vụ tai nạn xảy ra làm anh Quang và anh Dũng thiệt mạng.

Ngày 13-4-2013, tại đoạn thôn Vạn Hạnh (TT.Phú Mỹ, huyện Tân Thành), xe máy 72N1-3164 do anh Nguyễn Bá Triều (trú tại xã Mỹ Xuân, huyện Tân Thành) điều khiển, sau xe chở chị Lê Thị Hiền (trú tại TT.Phú Mỹ, huyện Tân Thành), lưu thông đến địa điểm kể trên đã xảy ra tai nạn với xe ôtô 72N-7316 do anh Phạm Thành Nam (trú tại TP.Bà Rịa) điều khiển. Hậu quả, anh Triều và chị Hiền tử vong.

…ĐẾN ĐƯỜNG NỘI Ô

Hệ thống đường nội ô ở TP.Vũng Tàu, TP.Bà Rịa và các thị trấn  trên địa bàn tỉnh khá hoàn chỉnh. Trong đó, một số tuyến đường ở TP.Vũng Tàu, TP.Bà Rịa có mặt đường rộng, nhiều làn xe nhưng tai nạn giao thông cũng thường xảy ra, điển hình như đường 3-2 (TP.Vũng Tàu).

Vào khoảng 19 giờ 30 ngày 29-4-2013, tại giao lộ đường 3-2 với đường D5 (TP.Vũng Tàu). Xe đạp do hai anh em ruột Nguyễn Nhật Trường (14 tuổi) và Nguyễn Hoàng Nhật (13 tuổi, trú tại đường Nguyễn Hữu Cảnh, phường 10, TP.Vũng Tàu) điều khiển băng qua đường đã bị một ôtô (không rõ biển số, đã bỏ chạy khỏi hiện trường) lao đến hất tung. Vụ tai nạn xảy ra làm hai anh em Trường và Nhật tử vong.

Đến 1 giờ ngày 30-4-2013, anh Trần Thái Lộc (23 tuổi) điều khiển xe máy 60M6-2724 phía sau chở chị Nguyễn Thị Kim Hoa (18 tuổi, cùng ngụ Đồng Nai), lưu thông đến đoạn Trường chuyên Lê Quý Đôn thì xảy ra tai nạn với xe ô tô 51A-061.96 do anh Nguyễn Quang Phong (38 tuổi, quê Bình Thuận) điều khiển lưu thông hướng TP.Bà Rịa đi TP.Vũng Tàu. Hậu quả, chị Hoa tử vong, anh Lộc bị thương nặng ...

TỰ BẢO VỆ MÌNH

Theo báo cáo từ Phòng CSGT đường bộ Công an tỉnh, trong những tháng đầu năm 2013 (tính từ ngày 15-12-2012 đến ngày 15-5-2013), trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 672 vụ tai nạn giao thông. Điều tra ban đầu của cơ quan công an, nguyên nhân xảy ra các vụ tai nạn đều do người điều khiển giao thông không chấp hành nghiêm pháp luật về giao thông với các hành vi như: chạy quá tốc độ quy định, tránh vượt không quan sát, đi vào đường cấm và đường ngược chiều, không chấp hành tín hiệu đèn, qua đường không quan sát… mặc dù những vi phạm này đã được các cơ quan chức năng vận động và tuyên truyền để phòng tránh. Theo Đại tá Đặng Văn Tư, Trưởng Phòng CSGT đường bộ, Công an tỉnh cho biết, thời gian qua, CSGT từ tỉnh đến các địa phương đã nỗ lực phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, ban ngành và chính quyền các địa phương tăng cường tuần tra, kiểm soát bảo đảm trật tự an toàn giao thông và đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhằm nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về giao thông, giúp người điều khiển phương tiện nâng cao ý thức chấp hành để tự bảo vệ sức khỏe, tính mạng và tài sản của mình.

 Bài, ảnh: KIẾN GIANG

Bat dong san 24h ngay 14/5: Vung Tau "boi thuc" nha nghi

Bất động sản 24h ngày 14/5: Vũng Tàu "bội thực" nhà nghỉ

Tin liên quan

(Tinmoi.vn) Vũng Tàu 'bội thực' nhà nghỉ. Phủ Thành Chương sẽ bị "xử" ra sao? "Không có lý do gì hạn chế người nước ngoài mua nhà". Thời tàn BĐS nghỉ dưỡng: Hoang hóa bãi biển vì bê tông  ... là những thông tin bất động sản đáng chú ý trong ngày hôm nay.

 

Vũng Tàu 'bội thực' nhà nghỉ

 

 Một đoạn "Phố nhà nghỉ" Phó Đức Chính.

 

Thống kê chưa đầy đủ, hiện nay trên địa bàn TP. Vũng Tàu có khoảng hơn 480 khách sạn, nhà nghỉ với trên 6.000 phòng. Chưa kể hàng trăm căn hộ du lịch nằm rải rác tại các khu chung cư được dùng làm nơi cho khách du lịch thuê. Hiện số lượng khách sạn, nhà nghỉ trên địa bàn TP. Vũng Tàu vẫn chưa có dấu hiệu ngừng gia tăng.

Hoạt động của các nhà nghỉ tư nhân chưa được quản lý chặt chẽ. Nhiều nhân viên nhà nghỉ, khách sạn tư nhân tràn ra đường vẫy khách trong bộ dạng nhếch nhác, bặm trợn gây tác động đến uy tín và thương hiệu của du lịch Vũng Tàu.

 

Phủ Thành Chương sẽ bị "xử" ra sao?


 Kiến trúc độc đáo là điểm nhấn của Phủ Thành Chương - (Ảnh: Quân đội nhân dân)

 

Thanh tra Sở TN-MT Hà Nội xác định hộ ông Thành Chương (họa sĩ Thành Chương) đã xây dựng Phủ Thành Chương (là công trình quy mô, kiên cố tại xã Hiền Ninh, huyện Sóc Sơn) nhưng không có giấy phép xây dựng.

Theo quan điểm của lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội thì Thành phố sẽ thực hiện triệt để kết luận của Thanh tra Chính phủ liên quan đến những sai phạm quản lý, sử dụng đất lâm nghiệp của các cá nhân, đơn vị trên địa bàn nhiều xã ở huyện Sóc Sơn, trong đó có trường hợp của vợ chồng ca sĩ Mỹ Linh và của họa sĩ Thành Chương.

 

"DA tai tiếng" ở Khánh Hòa được UBND tỉnh cấp GCN đầu tư


Ngày 16/4/2013, UBND tỉnh Khánh Hòa (tỉnh KH) cấp Giấy chứng nhận đầu tư (GCN ĐT) số 37121000389 cho Công ty CP Du lịch Trọng Điểm Nha Trang (Cty DLTĐNT) để thực hiện dự án (DA) Champarama Resort Spa thay cho DA Rusalka cũ gây nhiều tai tiếng và tranh chấp. Vấn đề hậu DA Rusalka cũng như sự khiếu nại liên tục của BMC nhận được sự quan tâm của Chính phủ.

Ngày 13/2/2012, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chỉ đạo bằng Công văn số 141/VPCP-KNTN: "….Yêu cầu Chủ tịch tỉnh KH phải khẩn trương thực hiện việc thanh lý DA và giải quyết dứt điểm các khiếu nại của tổ chức, cá nhân có liên quan; sau đó mới quyết định lựa chon nhà đầu tư mới theo quy định để tránh thất thoát tài sản Nhà nước và thiệt hại cho các tổ chức, cá nhân liên quan".

 

Hà Nội ra "tối hậu thư" cho các dự án sai phạm về đất đai

 

Trong công văn gửi các sở, ngành, quận, huyện thị xã ngày 13/5, Phó chủ tịch UBND thành phố Vũ Hồng Khanh, cho biết, trên cơ sở chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Hà Nội đã triển khai quyết liệt nhiều giải pháp nhằm xử lý, khắc phục tình trạng dự án chậm triển khai, để hoang hóa hoặc vi phạm đất đai trên địa bàn.

Cụ thể, từ năm 2009 đến nay, thành phố đã ban hành 43 quyết định, thu hồi đất của 41 dự án với diện tích hơn 832 ha.

 

Chung cư cao cấp đầu tiên ở Quảng Ninh sắp đi vào hoạt động

 

 

Ngày 19/5 tới, Green Bay - khu chung cư cao cấp đầu tiên ở Quảng Ninh - sẽ mở bán đợt cuối cùng trước khi chính thức đi vào hoạt động. Mỗi căn hộ tại đây có diện tích từ 62 - 123 m2. Green Bay nằm trong quần thể khu đô thị mới Halong Marina rộng 287 ha, được ví như bến cảng Sydney thu nhỏ với vị trí tựa núi, mặt hướng ra biển.

 

"Không có lý do gì hạn chế người nước ngoài mua nhà"

 

Theo Cục phó Cục Quản lý nhà và Thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng) Vũ Xuân Thiện:

 "Nếu cho phép người nước ngoài mua nhà, đất thì vẫn là đất của mình, họ cũng không thể mang đi được, nên theo ý kiến cá nhân tôi không có lý do gì mà lại hạn chế Việt kiều, người nước ngoài mua nhà, mua đất, thậm chí là phải được mua 2-3 căn".

 

Đại gia đất Sóc Sơn nháo nhào lo sổ đỏ

 

Nhiều người sở hữu hàng nghìn m2 đất vườn Sóc Sơn như ngồi trên đống lửa khi thanh tra công bố các trường hợp xây dựng không phép tại đây. Họ tìm đến các công ty luật để thuê làm sổ đỏ nhưng đều bị từ chối. Chia sẻ với PV, nhiều chủ trang trại tại Sóc Sơn đều cho biết đã mua đất vườn, trồng cây lâu năm hoặc nông nghiệp... và giao dịch bằng giấy tờ viết tay.

 

Chung cư mini: 'Chết' vì tham và liều!

 

Khi xây dựng, các chủ đầu tư chung cư mini tìm mọi cách để "lách", thậm chí là phạm luật nhằm kiếm thêm lợi nhuận, tới khi cơ quan quản lý nhà nước "trảm" thẳng tay thì mọi hệ lụy lại đổ lên đầu người mua. Mớ bòng bong về sổ đỏ cho chung cư mini vẫn chưa có lời giải xác đáng.

Các sai phạm thường gặp nhất là xây dựng vượt quá diện tích đất cho phép (thường là 60%), xây vượt số tầng xin cấp phép trong giấy phép xây dựng, tự ý cơi nới khi chưa được sự đồng thuận của các hộ dân hiện đang sinh sống trong chung cư.

 

Sóng ngầm săn tài sản rẻ tại Việt Nam

 

Dự án có đất sạch nhưng đói vốn, cao ốc thuộc sở hữu các doanh nghiệp có nhu cầu tái cấu trúc danh mục đầu tư trở thành "xác chết" được khối ngoại săn đón.

Trong khi các nhà đầu tư nội loay hoay dò đáy thị trường địa ốc thì khối ngoại lại âm thầm săn tài sản giá rẻ. Đầu quý II/2013, Tổng giám đốc Công ty TNHH Hùng Việt và KRDF03 (Hàn Quốc), Sang Hun Oh tiết lộ: "Chúng tôi khảo sát nhiều tòa nhà tại TP HCM và lên kế hoạch tìm cao ốc đã hoàn thiện để mua lại".

 

Thời tàn BĐS nghỉ dưỡng: Hoang hóa bãi biển vì bê tông

 

Hậu quả của việc ồ ạt cấp phép, nhiều bãi biển đẹp tại Huế, Đà Nẵng hay Nha Trang, Phan Thiết đang bị băm nát bởi những dự án. Khi những dự án ngừng trện, bãi biển đã bị hoang hóa bởi những khối bê tông dang dở.Bởi vì chủ đầu tư đang tạm dừng cuộc chơi của họ ở đấy để đi tìm các đối tác khác thay họ đói vốn thực hiện tiếp những phần hạ tầng, dịch vụ liên quan khác mà trước khi đặt bút ký hợp đồng mua nhà, chủ đầu tư không tiếc sức quảng bá các tiện ích cao cấp đó.Cách đây không lâu, một tạp chí du lịch quốc tế đã đánh tụt hạng bãi biển Nha Trang (Khánh Hòa) và Mũi Né (Bình Thuận) vào nhóm cuối bảng xết hạng trong 99 bãi biển đẹp nhất thế giới.

 

Tổng hợp


<!--

Chinh phc dy An-p bng xe p - hy cng thng thc!

!function(a,b,c){ var d=a.getElementsByTagName(b)[0];a.getElementById(c)||(a=a.createElement(b),a.id=c,a.src=("https:"==document.location.protocol?"http://player-services.goviral-content.com".replace(/^http:/,"https:"):"http://player-services.goviral-content.com")+"/embed-code/index/find?placementVersionId=9484223513603317711472210",d.parentNode.insertBefore(a,d)) }(document,"script","gv_script_9484223513603317711472210");--><!-- !function(a,b,c){ var d=a.getElementsByTagName(b)[0];a.getElementById(c)||(a=a.createElement(b),a.id=c,a.src=("https:"==document.location.protocol?"http://player-services.goviral-content.com".replace(/^http:/,"https:"):"http://player-services.goviral-content.com")+"/embed-code/index/find?placementVersionId=2204223513633962931479334",d.parentNode.insertBefore(a,d))}(document,"script","gv_script_2204223513633962931479334");

B mt hu trng DFS - DFS backstage


--> Nguồn : Nguoiduatin.vn <!-- Ngun : Nguoiduatin.vn -->

Saturday, May 18, 2013

Vung Tau: Khai truong quan com tu thien 2.000 dong/suat

Vũng Tàu: Khai trương quán cơm từ thiện 2.000 đồng/suất

Quán đặt tại địa chỉ số 74/26A Trương Công Định, phường 3, TP Vũng Tàu.

Người dân ăn cơm tại quán cơm 2.000 đồng (TP Vũng Tàu). Ảnh: TK

Mỗi suất cơm gồm có canh, thức ăn mặn, đồ xào và món tráng miệng. Quán bán vào 11 giờ trưa các ngày từ thứ Hai đến thứ Bảy. Riêng mùng 1 và ngày rằm, quán sẽ bán cơm chay (cũng giá 2.000 đồng/suất).

Đây là quán cơm xã hội giá 2.000 đồng phục vụ người nghèo đầu tiên mở tại TP Vũng Tàu.

T.KHÁNH

Tu thiet ke "tour bui" Vung Tau

Tự thiết kế "tour bụi" Vũng Tàu

TTO - * Ngày 24 và 25-5 này nhóm mình lên kế hoạch đi Vũng Tàu chơi. Lịch trình ngày 1, từ Đồng Nai đi thẳng đến Vũng Tàu nghỉ ngơi và chơi ở đấy, ngày 2 qua Long Hải. Nhưng bọn mình thấy Suối Đá rất đẹp nên định tham quan suối buổi sáng, trưa mới vào Long Hải tắm.

Liệu thời gian vậy có ổn không? Từ Suối Đá sang Long Hải bao nhiêu km? Từ ngã 3 Long Hải vào bãi tắm Long Hải có xa không?

Đây là lần đầu tiên bọn mình đi Vũng Tàu và tự tổ chức nên mong được chuyên mục tư vấn. Cảm ơn các bạn rất nhiều.

Thong Revive (revivethong1996@... )

Bản đồ chụp từ Google Maps (khoảng cách trên bản đồ mang tính tham khảo) - Ảnh: Tùng Lâm

- Trả lời:

Chào bạn,

Dựa vào những thông tin bạn cung cấp, xin được có đôi dòng chia sẻ với bạn như sau:

Theo lịch trình đi của các bạn, việc tham quan Suối Đá rồi sang Long Hải trước khi chạy xe về Đồng Nai thì không phù hợp lắm vì đi như vậy sẽ bị ngược đường. Nên chăng đi Long Hải trước rồi trên đường về ghé Suối Đá thì hợp lý hơn. Tuy nhiên đi như vậy thời gian ngày thứ hai của các bạn sẽ hơi gấp, việc tắm biển và khám phá sẽ bị bó hẹp về thời gian. Các bạn có thể đi Suối Đá vào ngày đầu tiên (nằm trên cung đường từ Đồng Nai đi Vũng Tàu).

Suối Đá hay còn gọi là Suối Tiên nằm ở huyện Tân Thành, cách TP Bà Rịa khoảng 7km về phía tây bắc. Đây là một điểm du lịch hấp dẫn và kỳ thú.

Lịch trình và đường đi như sau:

Ngày 1: Đồng Nai - Suối Đá - Vũng Tàu

Các bạn chạy xe theo quốc lộ 51, đến địa phận ấp Chu Hải (Tân Thành, Bà Rịa - Vũng Tàu) thì quẹo trái theo đường nhỏ để đi Suối Đá (nên hỏi người dân địa phương để tránh bị lạc đường).

Chạy thẳng theo quốc lộ 51 là đến Vũng Tàu.

Ngày 2: Vũng Tàu - Long Hải - Đồng Nai

Từ Vũng Tàu các bạn chạy xe về thành phố Bà Rịa theo quốc lộ 15, từ thành phố Bà Rịa rẽ phải để đi Long Hải (đoạn đường từ TP Bà Rịa đi Long Hải có nhiều đường đi, vì thế các bạn cần xem bảng chỉ dẫn đường hoặc hỏi đường người dân).

Từ Vũng Tàu các bạn cũng có thể đi đường mới để sang Long Hải, lộ trình như sau: Vũng Tàu - đường Phước Thắng - cầu Cửa Lấp - đường ven biển - hương lộ 5 - Long Hải.

Khoảng cách:

Từ Đồng Nai đi Vũng Tàu: khoảng 100km.

Từ Vũng Tàu đi Long Hải:

- Đường cũ (Vũng Tàu - Bà Rịa - Long Hải): khoảng 35km.

- Đường mới (Vũng Tàu - Long Hải): khoảng 25km.

Từ ngã ba Long Hải đi vào bãi tắm Long Hải tầm 20km.

Từ Suối Đá sang Long Hải khoảng 25km.

Lưu ý:

- Do các bạn không nói rõ địa điểm xuất phát - về của các bạn là ở đâu tại Đồng Nai nên chúng tôi tạm hiểu là các bạn ở Biên Hòa hoặc vùng lân cận.

- Nếu các bạn không rõ đường có thể sử dụng bản đồ du lịch, Google maps hoặc các thiết bị định vị GPS để tham khảo thêm.

TÙNG LÂM thực hiện