Monday, July 16, 2012

Đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở Bà Rịa



Về đề án dạy nghề cho lao động nông thôn (LĐNT), đại biểu HĐND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu chất vấn: Đề án dạy nghề cho LĐNT hiệu quả rất thấp. Trên thực tế, việc thực hiện còn lãng phí trong đầu tư, học viên là LĐNT chủ yếu ghi danh để lấy tiền hỗ trợ. Kết quả các lớp đào tạo cuối kỳ có tới 80% học viên không đạt chứng chỉ đào tạo?





Normal
0


false
false
false







MicrosoftInternetExplorer4






/* Style Definitions */
table.MsoNormalTable
{mso-style-name:"Table Normal";
mso-tstyle-rowband-size:0;
mso-tstyle-colband-size:0;
mso-style-noshow:yes;
mso-style-parent:"";
mso-padding-alt:0cm 5.4pt 0cm 5.4pt;
mso-para-margin:0cm;
mso-para-margin-bottom:.0001pt;
mso-pagination:widow-orphan;
font-size:10.0pt;
font-family:"Times New Roman";
mso-ansi-language:
mso-fareast-language:
mso-bidi-language:}


Trả lời nội dung này, bà Vũ Thị Loan, Phó Giám đốc Sở Lao động – Thương binh – Xã hội (LĐTBXH) cho rằng ý kiến trên chưa thỏa đáng. Bà Loan cho biết, sau 1 năm thực hiện quyết định 3576 của UBND tỉnh về đề án đào tạo nghề cho LĐNT, trên địa bàn tỉnh đã tuyển sinh đào tạo cho 4.114 LĐNT, đạt 137% kế hoạch/năm, chuyển dịch hơn 2.000 lao động nông nghiệp sang nghề phi nông nghiệp. Đề án cũng góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động trong nông nghiệp xuống còn 20% tại các xã nông thôn mới; giảm tỷ lệ hộ nghèo trong nông thôn còn 10,51%.


Về việc đầu tư và sử dụng trang thiết bị, bà Vũ Thị Loan cho biết, từ tháng 4-2010, Trung ương mới phân bổ cho Bà Rịa – Vũng Tàu 14 tỷ đồng để mua thiết bị dạy nghề cho LĐNT. Sở đã phối hợp với các sở, ngành liên quan tham mưu UBND tỉnh phân bổ vốn đầu tư thiết bị cho 5 đơn vị có chức năng đào tạo nghề cho LĐNT. Ngay sau khi hoàn thành việc nghiệm thu bàn giao thiết bị dạy nghề, Trung tâm Giới thiệu Việc làm tỉnh đã đưa vào sử dụng đào tạo nghề cho LĐNT; Trung tâm Hỗ trợ Nông dân tỉnh mới chỉ nhận 50% số lượng thiết bị theo yêu cầu và đến nay đơn vị trúng thầu không hợp tác bàn giao thiết bị còn lại, không thanh quyết toán với chủ đầu tư số thiết bị đã cung cấp. Do chưa nghiệm thu nên đơn vị không thể đưa thiết bị vào sử dụng. Trung tâm Giáo dục thường xuyên dạy nghề huyện Châu Đức và huyện Xuyên Mộc mới được bổ sung chức năng dạy nghề vào tháng 7-2011 và đầu năm 2012 mới được bổ sung thêm 3 giáo viên dạy nghề. Trung tâm Giới thiệu Việc làm thanh niên đang chờ bổ sung giáo viên dạy nghề và cơ sở vật chất. Hiện nay huyện Xuyên Mộc đã đưa vào sử dụng thiết bị đào tạo nghề may công nghiệp. Đây là những đơn vị vừa mới được đầu tư máy móc thiết bị nhưng chưa có giáo viên, nguồn điện chưa bảo đảm nên đưa vào khai thác chậm, chưa đạt hiệu quả như đại biểu HĐND đã nêu.


Về nội dung học viên là LĐNT chủ yếu ghi danh để lấy tiền hỗ trợ, theo bà Vũ Thị Loan, người lao động được hưởng chế độ hỗ trợ tiền ăn và đi lại theo thực tế ngày học khi đủ các điều kiện sau: Tham gia khóa học đạt 75% số tiết của nghề đào tạo; phải tham gia thi kiểm tra cuối khóa học được thông báo trước khi khai giảng khóa học. Nếu không đáp ứng đủ điều kiện trên thì người học không được nhận tiền hỗ trợ.


Về ý kiến “kết quả các lớp đào tạo cuối kỳ có tới 80% học viên không đạt chứng chỉ đào tạo”, theo quy chế thì người học phải tham dự ít nhất 80% thời gian quy định của học lý thuyết trong chương trình học, môđun, 85% thời gian rèn luyện kỹ năng thực hành mới đủ điều kiện kiểm tra kết thúc khóa học. Tuy nhiên, trong thời gian qua có một số lao động ở các lớp đào tạo nghề phi nông nghiệp, do trình độ văn hóa thấp, ý thức chấp hành kỷ luật kém đã bỏ học giữa chừng, tham dự khóa học không đủ thời gian quy định, do đó không đủ điều kiện để được tham dự kiểm tra cuối khóa dẫn đến không được cấp chứng chỉ nghề như đại biểu có ý kiến. Theo đó, số liệu học viên ban đầu là 4.114 người; thực tế học viên tham gia lớp học là 3.870 người, chiếm tỷ lệ 90%. Số học viên đủ điều kiện dự thi kiểm tra cuối khóa là 2.830 người, trong đó số học viên tốt nghiệp được cấp chứng chỉ nghề là 2.100 người. Số học viên có việc làm và tự giải quyết việc làm sau khi tốt nghiệp là 1.739 người, đạt 82,81%.


 


No comments:

Post a Comment