Thursday, February 2, 2012

Năm 2012, Bà Rịa



Năm 2011, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã tạo đủ việc làm cho 39.995 lượt lao động (đạt 119,3% so với kế hoạch). Theo dự báo, năm 2012, nhu cầu về lao động phổ thông lẫn lao động có tay nghề vẫn tiếp tục tăng cao, đặt ra nhiều thách thức về nguồn cung nhân lực cho tỉnh.





Normal
0


false
false
false







MicrosoftInternetExplorer4






/* Style Definitions */
table.MsoNormalTable
{mso-style-name:"Table Normal";
mso-tstyle-rowband-size:0;
mso-tstyle-colband-size:0;
mso-style-noshow:yes;
mso-style-parent:"";
mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt;
mso-para-margin:0in;
mso-para-margin-bottom:.0001pt;
mso-pagination:widow-orphan;
font-size:10.0pt;
font-family:"Times New Roman";
mso-ansi-language:
mso-fareast-language:
mso-bidi-language:}


Cần nhiều lao động phổ thông


Tình trạng thiếu hụt lao động vẫn tiếp tục diễn ra trong năm 2012, đặc biệt là trong quý I. Theo dự đoán của các cơ quan chức năng, trong quý I, nguồn lao động phổ thông có nhiều biến động và thiếu hụt trầm trọng. Nguyên nhân của tình trạng này là do công nhân lao động nghỉ Tết về quê không trở lại làm việc, chủ yếu là ở các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực giày da, may mặc, chế biến hải sản… Bên cạnh đó, vào đầu năm, các doanh nghiệp thường có nhiều đơn hàng hoặc mở rộng sản xuất kinh doanh, nhu cầu lao động tăng cao nên có sự cạnh tranh về nguồn nhân lực. Ghi nhận tại các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh ở thời điểm này cho thấy, các doanh nghiệp đã “rục rịch” đăng tuyển dụng lao động thông qua nhiều hình thức như: Treo băng rôn, tuyển dụng qua báo chí, trang Web của công ty và các trung tâm giới thiệu việc làm. Chủ một doanh nghiệp thuộc lĩnh vực sản xuất giày da cho hay, sau Tết, có khoảng 15-20% lao động không trở lại làm việc. Tình trạng lao động “di cư” ngược diễn ra phổ biến trong một vài năm trở lại đây đã khiến cho nhiều doanh nghiệp khó ổn định sản xuất. Thời gian qua, các tỉnh miền Bắc, miền Trung đã đầu tư xây dựng nhiều khu công nghiệp, mức lương, thưởng cũng khá nên phần lớn lao động khu vực này ở lại quê tìm việc. Do vậy, nguồn cung lao động từ các tỉnh như Bắc Ninh, Hải Hưng, Nghệ An, Thanh Hóa, Quảng Bình… không còn dồi dào như trước nữa.


Theo Trung tâm Giới thiệu Việc làm (Sở Lao động – Thương binh và Xã hội), năm 2011, toàn tỉnh có 5.243 người lao động đăng ký hưởng trợ cấp thất nghiệp, tăng gần gấp đôi so với năm 2010. Trong đó, có 4.556 lao động đủ điều kiện và được trợ cấp thất nghiệp, với tổng số tiền hơn 19 tỷ đồng. Mặc dù số lượng người thất nghiệp tăng nhưng các doanh nghiệp vẫn thiếu lao động, kể cả lao động phổ thông. Thống kê qua 9 phiên giao dịch việc làm được tổ chức trong năm 2011 cho thấy, 218 doanh nghiệp tham gia với nhu cầu hàng chục ngàn lao động nhưng chỉ tuyển dụng được 7.669 người. Thông tin từ Sở LĐTBXH cho biết, năm 2012, toàn tỉnh sẽ giải quyết việc làm cho 34.000 lao động, trong đó tạo việc làm mới cho 16.700 lao động. Dự kiến, để đáp ứng nhu cầu người tìm việc, việc tìm người của người lao động và các doanh nghiệp, trong năm 2012 sẽ có 12 phiên giao dịch việc làm được luân phiên tổ chức tại các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh. Tại các sàn giao dịch việc làm này, dự kiến sẽ có khoảng 3.500 lao động được tuyển dụng.


Còn nhiều biến động


Theo bà Vũ Thị Loan, Phó Giám đốc Sở LĐTBXH tỉnh, mặc dù trong những năm qua, các chính sách phát triển việc làm được các cơ quan quản lý Nhà nước chú trọng triển khai, tuy nhiên trên thực tế, nhiều doanh nghiệp vẫn phải đối mặt với bài toán thiếu lao động, không chỉ lao động qua đào tạo mà còn khó tuyển cả lao động phổ thông. Hơn 6.000 doanh nghiệp lớn và nhỏ đóng trên địa bàn đã thu hút một lực lượng lao động rất lớn vào làm việc tại tỉnh. Nếu trong quý I/2012, nhu cầu tuyển dụng nhiều nhất là lao động phổ thông cho các ngành may mặc, giày da, chế biến hải sản xây dựng, cơ khí, điện tử… thì đến quý II, III, thị trường lao động sẽ tập trung thu hút lao động có tay nghề, trình độ ở ngành nghề cơ khí, công nghệ thông tin, quản lý nhân sự, marketing, bán hàng, xây dựng, kiến trúc… Đặc biệt, trong thời gian tới, với chiến lược phát triển công nghiệp hỗ trợ của tỉnh, nhu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao thuộc các ngành như: Cơ khí chế tạo, điện – điện tử, nhựa – hóa chất… là rất lớn. Trong khi đó, nguồn cung lao động từ các trường nghề vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu này.


Tình trạng mất cân đối giữa cung – cầu lao động diễn ra phổ biến trong nhiều năm qua. Sự mất cân đối này có nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân chủ yếu là do hệ thống đào tạo còn nhiều bất cập, không bám sát diễn biến của thị trường. Tại các hội nghị, hội thảo về vấn đề lao động – việc làm được tổ chức trong năm 2011, vấn đề dự báo xác định nhu cầu nhân lực về các ngành nghề, số lượng lao động doanh nghiệp đang cần trong thời gian tới là bao nhiêu đã được các cơ quan chức năng đề ra. Định hướng phát triển thị trường lao động của ngành LĐTBXH trong những năm tới cũng “nhắm” tới mục tiêu hoàn thiện hệ thống thông tin thị trường lao động nhằm tăng cường kết nối cung – cầu lao động. Theo bà Vũ Thị Loan, thời gian tới, Sở LĐTBXH sẽ tăng cường hơn nữa việc thu thập và cập nhật thông tin cung – cầu lao động; thông tin liên quan đến lao động bị mất việc làm, thiếu việc làm; rà soát nhu cầu lao động trong các doanh nghiệp, phát triển hệ thống thông tin thị trường lao động để bảo đảm việc làm tốt hơn cho người lao động.


 


No comments:

Post a Comment