Sunday, January 22, 2012

Thành phố Vũng Tàu: Giúp hộ nghèo ổn định cuộc sống



Năm 2011, TP.Vũng Tàu có 1.025 hộ thoát nghèo, trong đó có 726 hộ theo chuẩn nghèo của tỉnh, 299 hộ chuẩn nghèo Quốc gia, đạt 118% kế hoạch. Đặc biệt, Tết này, nhiều hộ nghèo đã được về nhà mới nhờ những chính sách quan tâm, hỗ trợ nhà ở cho người nghèo.





Normal
0


false
false
false







MicrosoftInternetExplorer4






/* Style Definitions */
table.MsoNormalTable
{mso-style-name:"Table Normal";
mso-tstyle-rowband-size:0;
mso-tstyle-colband-size:0;
mso-style-noshow:yes;
mso-style-parent:"";
mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt;
mso-para-margin:0in;
mso-para-margin-bottom:.0001pt;
mso-pagination:widow-orphan;
font-size:10.0pt;
font-family:"Times New Roman";
mso-ansi-language:
mso-fareast-language:
mso-bidi-language:}


Năm nay, bà Phạm Thị Quế đã 68 tuổi. Mắt không còn tinh tường, bà nhờ đứa cháu đọc cho bà nghe từng chữ in trên tờ quyết định trao nhà đại đoàn kết của UBND phường. Căn nhà của bà được xây trên mảnh đất nhỏ nằm trong hẻm 430, khu phố 4, phường Nguyễn An Ninh. Nhà có phòng khách, phòng ngủ, và bếp, trần lợp tôn có la phông bằng ván ép sơn màu xanh nhạt, cửa kính nẹp song sắt được phủ lên màu sơn trắng sáng. “Lúc anh Dũng, Phó Chủ tịch UBND phường báo là ngoài số tiền 20 triệu đồng hỗ trợ xây nhà cho hộ nghèo của thành phố, phường còn vận động mấy chú ở Liên doanh Dầu khí Việt Nga cho thêm 20 triệu đồng nữa để xây, mấy chú thợ xây nói là tết này về ở nhà mới nghe bà, tui đâu dám tin. Nhưng bữa ni thì tin rồi, nhà vừa mới vừa đẹp nữa”, bà Quế kể. Thấy các cô chú chụp ảnh cắt băng mừng nhà mới, mấy đứa cháu nội, ngoại của bà chạy ùa theo, giọng háo hức: “Cho con chụp ảnh với”, “Con nhỏ hơn, cho con đứng trước đi mà”. Niềm vui trong lòng bà Quế như được nhân lên theo tiếng cười rộn rã của đám trẻ.


Nằm sâu trong hẻm 442 Bình Giã, căn nhà của chị Vũ Thị Toan cũng tuy nhỏ nhưng ấm cúng khi cả 3 mẹ con chị dọn dẹp nhà cửa, chuẩn bị đón tết. Chị Toan kể: “Ba các cháu mất hơn chục năm nay, nhưng các cháu rất ngoan, chăm học, tôi cũng thấy được an ủi phần nào. Cháu trai học năm thứ 2 ngành Điện - Điện tử trường Đại học Bà Rịa - Vũng Tàu. Cháu gái năm nay học lớp 12 trường THPT Nguyễn Huệ. Hồi trước, tôi được vay 10 triệu đồng để chăn nuôi. May cái là mình mát tay, mấy năm gần đây toàn nuôi heo đẻ, bán heo con, thu nhập cũng khá. Tết nay đặt may cho con gái mấy chiếc áo mới, nó kêu “phí mẹ à”, nhưng mừng ra mặt. Tôi cũng vui lây”.


Chị Phạm Thị Vinh, chủ công ty TNHH Dịch vụ - Thương mại May Nam Bình (93/64, Lê Lợi) cũng hài lòng khi tổng kết một năm làm ăn, trừ tiền vốn và lãi trả cho chương trình vay vốn theo dự án giải quyết việc làm cho lao động của công ty, chị cũng có dư để mua thêm máy may, xe chở hàng, thuê mặt bằng mở rộng xưởng may, đóng gói sản phẩm tại 468/33 Bình Giã. Tuyết Trinh, công nhân khâu ra rập, may mẫu thử cho biết: “Thu nhập hằng tháng của em vào khoảng 3 triệu đồng. Tháng giáp Tết hàng nhiều, được gần 4 triệu đồng, cô Vinh còn thưởng thêm tháng lương 13 nữa, nên cũng có rủng rẻng đi chợ sắm tết”. Chị Vinh nói: “Thì mình cũng từ hộ nghèo được vay vốn mà thoát nghèo. Giờ làm ăn khấm khá, được tiếp tục vay vốn của Nhà nước, cũng phải cố gắng lo cho lao động ở xưởng tăng thu nhập, cải thiện mức sống, tiếp sức cùng địa phương đẩy mạnh chương trình giảm nghèo”.


Trong năm qua, nhiều chính sách hỗ trợ người nghèo được chính quyền thành phố và các phường, xã triển khai kịp thời và đồng bộ như: hỗ trợ tín dụng ưu đãi để sản xuất, trồng trọt, chăn nuôi, mua bán nhỏ; cấp thẻ Bảo hiểm y tế; miễn học phí, cho con hộ nghèo vay vốn học sinh – sinh viên; xây nhà đại đoàn kết; trợ giúp pháp lý cho người nghèo... Đặc biệt, từ nguồn vốn Ngân hàng chính sách xã hội, nhiều hộ nghèo đã được vay vốn làm ăn, hộ thoát nghèo vẫn tiếp tục được bồi vốn để vươn lên khá. Nhiều hộ còn mạnh dạn đầu tư vào dự án nhỏ sản xuất, kinh doanh đạt hiệu quả kinh tế và giải quyết việc làm cho nhiều lao động.


Ông Trương Đình Diệu, Phó BCĐ Giảm nghèo TP.Vũng Tàu phân tích: Kinh nghiệm cho thấy, các địa phương làm tốt công tác giảm nghèo đều bám sát, phân tích tình hình thực tế cụ thể của từng hộ dân, phân loại, tìm giải pháp phù hợp với khả năng, trình độ, tay nghề của lao động trong các hộ nghèo. Đa số người nghèo nhờ được hướng dẫn cách làm ăn, giới thiệu việc làm đã tìm được việc làm phù hợp, có thu nhập ổn định. “Sự gần gũi, động viên, tìm hiểu hoàn cảnh và chỉ ra cách làm ăn vươn lên thoát nghèo là rất quan trọng. Chính sách dành cho người nghèo là sự tác động tích cực, quan trọng, nhưng đó chỉ là một cú hích để đẩy người nghèo ngoi lên, hít thở, sau đó, chính họ phải bơi, phải quẫy để vượt qua con sóng một cách mạnh mẽ, tạo thành làn sóng thi đua về đích, tự tạo cho mình một cuộc sống ổn định, no ấm và vươn lên khá giả, thậm chí làm giàu. Đó là đích đến của chương trình giảm nghèo bền vững” – Ông Diệu khẳng định.


 


No comments:

Post a Comment