Tuesday, May 29, 2012

Tạo việc làm cho người khuyết tật ở Bà Rịa



Năm 2011, Hội Bảo trợ Người tàn tật, Trẻ mồ côi và bệnh nhân nghèo (NTTTMCBNN) TP. Vũng Tàu đã giới thiệu cho 12 người khuyết tật vào làm việc tại các doanh nghiệp. Ông Kim Ngọc Phưởng, Chủ tịch Hội Bảo trợ NTTTMCBNN TP. Vũng Tàu cho biết, trong số 12 người khuyết tật được giới thiệu làm việc tại các doanh nghiệp, có 8 người được nhận mức lương từ 5 đến 9 triệu đồng/tháng.





Normal
0


false
false
false







MicrosoftInternetExplorer4






/* Style Definitions */
table.MsoNormalTable
{mso-style-name:"Table Normal";
mso-tstyle-rowband-size:0;
mso-tstyle-colband-size:0;
mso-style-noshow:yes;
mso-style-parent:"";
mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt;
mso-para-margin:0in;
mso-para-margin-bottom:.0001pt;
mso-pagination:widow-orphan;
font-size:10.0pt;
font-family:"Times New Roman";
mso-ansi-language:
mso-fareast-language:
mso-bidi-language:}


Trên địa bàn TP. Vũng Tàu cũng có nhiều doanh nghiệp nhận dạy nghề và tạo việc làm cho hàng chục người khuyết tật như Công ty TNHH Truyền Tín, Công ty TNHH Hiền Tỷ… “Trước đây, nhiều doanh nghiệp khá e dè trong việc nhận người khuyết tật vào làm việc. Nhưng giờ đây thì khác hẳn, nhiều doanh nghiệp ngoài việc quan tâm hỗ trợ, đóng góp quỹ, còn tạo điều kiện nhận người khuyết tật vào làm việc. Bên cạnh đó, nhiều người khuyết tật đã nỗ lực vươn lên, phấn đấu học tập để có chuyên môn, tay nghề giỏi, tự khẳng định mình, hiệu quả công việc không thua kém đối với người bình thường”- ông Phưởng cho hay.


Trong những năm gần đây, công tác dạy nghề và tạo việc làm cho người khuyết tật được tỉnh đặc biệt quan tâm. Chương trình đào tạo tập trung vào các nghề phù hợp với khả năng học cũng như kinh phí đào tạo đối với học viên như tin học, sửa chữa điện tử, điện thoại di động, nghề làm mộc, may mặc…. Sau khi học xong, khả năng xin việc của người khuyết tật cũng dễ dàng hơn các nghề khác. Ông Nguyễn Văn Hàng, Chủ tịch Hội Bảo trợ NTTTMCBNN tỉnh cho biết, toàn tỉnh hiện có 15.281 người khuyết tật và trẻ mồ côi, trong đó chỉ có 605 người được chăm sóc tại các trung tâm, chùa và trường, hơn 2.000 trường hợp khác được trợ cấp hàng tháng. Hơn 12.000 người còn lại sống ở cộng đồng dân cư, phải tự lập, dựa vào gia đình và người thân. Chính vì vậy, khi Luật Người khuyết tật đi vào cuộc sống, đã mở ra nhiều cơ hội cho người khuyết tật về học nghề và tìm kiếm việc làm hơn, đặc biệt là tạo điều kiện để họ tự lập, không phải dựa vào gia đình, xã hội. Mặt khác, các cấp hội từ cơ sở đến tỉnh ngoài việc hướng nghiệp, dạy nghề cho hội viên đã chú trọng tập huấn, giúp họ chuẩn bị về tâm lý, cách tiếp cận với môi trường làm việc để nhanh chóng hòa nhập cộng đồng. Có việc làm, thu nhập ổn định, nhiều người khuyết tật đã xóa bỏ được mặc cảm, hòa nhập và cởi mở hơn trong giao tiếp, nhiều người không những tự nuôi sống được bản thân mà còn phụ giúp cho gia đình.


Theo chính sách của Nhà nước, cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng từ 30% tổng số lao động trở lên là người khuyết tật được hỗ trợ cải tạo điều kiện, môi trường làm việc phù hợp cho người khuyết tật; được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp; được vay vốn với lãi suất ưu đãi theo dự án phát triển sản xuất kinh doanh; được ưu tiên cho thuê đất, mặt bằng, mặt nước và miễn, giảm tiền thuê đất, mặt bằng, mặt nước phục vụ sản xuất, kinh doanh theo tỷ lệ lao động là người khuyết tật, mức độ khuyết tật của người lao động và quy mô doanh nghiệp. Theo ông Nguyễn Văn Hàng, đây là những điều khoản tạo nhiều cơ hội hơn đối với người khuyết tật trong việc tìm kiếm việc làm tại các doanh nghiệp. Bên cạnh đó, Luật Lao động cũng có nhiều điều khoản ưu tiên cho lao động là người khuyết tật như bố trí công việc phù hợp dựa trên tính chất, thể trạng, khả năng lao động…


 


No comments:

Post a Comment