Tuesday, April 30, 2013

Bat duoc 'ninja' chui mai nha, cuop - hiep o Vung Tau

Bắt được 'ninja' chui mái nhà, cướp - hiếp ở Vũng Tàu

Mâu thuẫn gia đình vì phân chia ruộng đất

Rơi máy bay nhiều nơi, 13 người thiệt mạng

Triều Tiên không muốn đóng hẳn Kaesong

Bước nhảy hoàn vũ có nhiều thứ "khó hiểu"!

Cưa đầu pháo lấy thuốc nổ, 2 người bị thương

"Sốt"... xe Future đời đầu

Đòi hối lộ, người thân cận ông Mã Anh Cửu ngồi tù

TPHCM: Tưng bừng pháo hoa mừng ngày 30-4

Bị truy đuổi, một thanh niên ngã xe tử vong

Mời giao lưu trực tuyến tuyển sinh lớp 10 tại TPHCM

Truy tim o to tong 2 anh em chet tham

Truy tìm ô tô tông 2 anh em chết thảm

(TNO) Một số quan niệm quen thuộc, được nhiều người biết, lâu nay về "chuyện ấy" - chẳng hạn phụ nữ dường như quan tâm đến kích cỡ "phương tiện" của đối tác khi làm "chuyện ấy" hay như quan hệ tình dục thì khỏi cần tập thể dục… - chưa chắc đã chính xác, sau nhiều cuộc khảo sát được công bố mới đây,

Thue o to cho “xe do” xuong Vung Tau... dao mat

Thuê ô tô chở "xế độ" xuống Vũng Tàu... dạo mát

Ý kiến bạn đọc

Viết phản hồi

Bạn có thể gửi nhận xét, góp ý hay liên hệ về bài viết Thuê ô tô chở "xế độ" xuống Vũng Tàu... dạo mát bằng cách gửi thư điện tử tới Lien He Bao Viet Nam. Xin bao gồm tên bài viết Thue o to cho xe do xuong Vung Tau dao mat ở dạng tiếng Việt không dấu. Hoặc Thuê ô tô chở "xế độ" xuống Vũng Tàu... dạo mát ở dạng có dấu. Bài viết trong chuyên đề Tin Xã Hội của chuyên mục Xã Hội.

Rental carrying "the driver" to Vung Tau ... esplanade
Vung Tau, duty, automotive, forces, police, Captain, esplanade, motorcycles, drivers, degrees, down, down, racing

dawn on the night of 29 and 30.4, for workforce services in Vung Tau detained more than 100 motorcycles zigzagging violation errors zigzagging reshape car ....

Thue o to cho “xe do” xuong Vung Tau... dao mat

Thuê ô tô chở "xế độ" xuống Vũng Tàu... dạo mát

(TNO) Trong đêm 29 đến rạng sáng 30.4, nhiều người ngồi trên xe máy dọc hai bên đường ven biển Thùy Vân - Hạ Long (TP.Vũng Tàu, Bà Rịa-Vũng Tàu) để xem "biểu diễn" lạng lách, đua xe trái phép.

Bốn "quái xế" hầu tòa, lãnh án
Quái xế vùng ven lộng hành

Tuy nhiên, lực lượng CSGT Công an TP.Vũng Tàu đã phối hợp với các lực lượng chức năng ngăn chặn không để xảy ra đua xe trái phép.

Trên tuyến đường 3.2, cửa ngõ đi vào TP.Vũng Tàu, lực lượng chức năng đã lập chốt bắt nhiều "xế độ" khác.

Theo báo cáo nhanh, trong đêm 29 và rạng sáng 30.4, lực lượng làm nhiệm vụ đã tạm giữ hơn 100 xe máy vi phạm các lỗi lạng lách đánh võng, thay đổi hình dáng xe…

Đặc biệt, khoảng 0 giờ 15 ngày 30.4, đại úy Nguyễn Đình Cường thuộc Đội CSGT Công an TP.Vũng Tàu phát hiện ô tô biển số 54U - 24 do Nguyễn Huy Hoàng (33 tuổi, ngụ Phú Thọ) điều khiển trên đường ven biển, đoạn gần dốc Nghinh Phong nên tiến hành kiểm tra.

Các cửa thùng ô tô được đóng kín và niêm chì rất cẩn thận. Đại úy Cường yêu cầu lái xe mở cửa các thùng xe nhưng lái xe không chịu, nói cửa bị niêm chì nên không mở được.

Khi đại úy Cường nhất quyết yêu cầu mở cửa thì một người trên xe bước xuống đưa cho đại úy Cường 1,4 triệu đồng để "bồi dưỡng".

Đại úy Cường báo cáo cho chỉ huy và yêu cầu lái xe, người đưa hối lộ về cơ quan công an để điều tra làm rõ.

Lúc mở cửa thùng xe, lực lượng làm nhiệm vụ phát hiện bên trong có sáu xe máy đã được "độ" lại.

Công an TP.Vũng Tàu đã triệu tập sáu chủ nhân của những chiếc xe này lại. Ban đầu những người này khai nhận thuê ô tô để chở "xế độ" từ Long An xuống Vũng Tàu… dạo mát.

Hiện Công an TP.Vũng Tàu đang làm rõ vụ việc. 

 
Lực lượng làm nhiệm vụ trắng đêm

 
Lập biên bản những người lạng lách, đánh võng...

 
Đại úy Cường kiểm tra các "xế độ" trên ô tô

 
Bộ đồ nghề để sửa xe

 
Cửa ô tô được niêm chì cẩn thận  hòng qua mặt lực lượng làm nhiệm vụ

 
Một "xế độ" chỉ có khung sắt

Tin, ảnh: Nguyễn Long

Bốn "quái xế" hầu tòa, lãnh án
Nổ súng, bắt hai quái xế
Quái xế vùng ven lộng hành
Nữ quái xế đường 5" bị phạt 7 triệu đồng
Sử dụng ống phóng lưới bắt đua xe trái phép...
Truy bắt hai băng "thi" đua xe với hơn 50 đối tượng tham gia
Truy bắt hai băng nhóm đua xe ở Bạc Liêu

Monday, April 29, 2013

Bat doi tuong nhieu lan dot nhap nha cuop, hiep dam nan nhan

Bắt đối tượng nhiều lần đột nhập nhà cướp, hiếp dâm nạn nhân

 

Tin liên quan

Công an tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu vừa bắt được nghi can thực hiện hàng loạt vụ đột nhập nhà cướp của, hiếp dâm nạn nhân gây hoang mang dư luận trong thời gian gần đây.

 

Bắt đối tượng nhiều lần đột nhập nhà cướp, hiếp dâm nạn nhân

Nghi can Trần Tấn Ngọc đang khai nhận tại cơ quan điều tra. (Ảnh TTO)


Xử thế nào khi nam giới bị... hiếp dâm? Giáo viên bị hiếp dâm và hành hung dã man trong đêm 36 năm tù cho 3 kẻ "hiếp dâm trẻ em" 13 tuổi vác mã tấu đi... hiếp dâm thiếu nữ Nên đọc Chiều tối ngày 28-4, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội (PC 45)- Công an tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu đã bắt được Trần Tấn Ngọc (29 tuổi, còn gọi Tý hoặc Cu Lì, 29 tuổi, thường trú tại KP Hải Phong 1, thị trấn Long Hải, huyện Long Điền, tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu) khi Ngọc đang ở cùng với một cô gái tại ấp Phước Thọ, xã Phước Hưng, huyện Long Điền. 

Ngọc chính là nghi can đã gây ra hai vụ cướp, hiếp dâm tại thị trấn Long Hải, huyện Long Điền, tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu.

Qua lời khai ban đầu, Ngọc thừa nhận hành vi phạm tội. Cụ thể, tối 30-3, Ngọc đã lẻn phòng trọ của N.T.Đ (thị trấn Long Hải) qua đường cửa sổ, rồi dùng kéo uy hiếp nạn nhân lấy khoảng 700.000 đồng. Sau khi lấy tiền, Ngọc còn hiếp dâm nạn nhân rồi bỏ đi. Chưa hết, đêm 7-4, Ngọc tiếp tục mở cửa sau nhà chị C.T.N (thị trấn Long Hải) trộm được một điện thoại di động và 60.000 đồng của mẹ chị N. Sau khi lấy xong, Ngọc còn vào phòng trong, dùng kéo uy hiếp chị N. để lấy tiếp tài sản. Khi không có tài sản, Ngọc đã hiếp dâm chị N.

Ngoài 2 vụ cướp, hiếp trên, Ngọc còn khai nhận đã thực hiện trót lọt 3 vụ cướp giật điện thoại ở Long Hải và Phước Hải (huyện Long Điền).

Công an Long Điền cho biết, Ngọc từng bị tòa án phạt 8 năm tù về tội trộm cắp và cướp tài sản. Mãn hạn tù gần 1 năm nay, Ngọc lại tiếp tục phạm tội như trên.

Công an tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu đã bàn giao nghi can cho Công an huyện Long Điền để điều tra làm rõ.

PV (tổng hợp)



<!--

Chinh phc dy An-p bng xe p - hy cng thng thc!

!function(a,b,c){ var d=a.getElementsByTagName(b)[0];a.getElementById(c)||(a=a.createElement(b),a.id=c,a.src=("https:"==document.location.protocol?"http://player-services.goviral-content.com".replace(/^http:/,"https:"):"http://player-services.goviral-content.com")+"/embed-code/index/find?placementVersionId=9484223513603317711472210",d.parentNode.insertBefore(a,d)) }(document,"script","gv_script_9484223513603317711472210");--><!-- !function(a,b,c){ var d=a.getElementsByTagName(b)[0];a.getElementById(c)||(a=a.createElement(b),a.id=c,a.src=("https:"==document.location.protocol?"http://player-services.goviral-content.com".replace(/^http:/,"https:"):"http://player-services.goviral-content.com")+"/embed-code/index/find?placementVersionId=2204223513633962931479334",d.parentNode.insertBefore(a,d))}(document,"script","gv_script_2204223513633962931479334");

B mt hu trng DFS - DFS backstage


--> Nguồn : Nguoiduatin.vn <!-- Ngun : Nguoiduatin.vn -->

Bat duoc 'ninja' chui mai nha, cuop

Bắt được 'ninja' chui mái nhà, cướp

Thông tin từ phòng cảnh sát hình sự, công an tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu xác nhận, sau 1 thời gian xác lập chuyên án đến đêm 28/4 đã bắt giữ đối tượng Trần Tấn Ngọc (SN 1984, ngụ khu phố Hải Phong 1, thị trấn Long Hải, huyện Long Điền, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu) để điều tra về hàng loạt hành vi gồm: "cướp tài sản", hiếp dâm" và "cướp giật tài sản".

Được biết Ngọc có tiền án 8 năm tù can tội "trộm cắp tài sản", vừa mãn hạn tù trở về địa phương hơn 1 năm nay.

Như đã thông tin, liên tiếp từ giai đoạn cuối tháng 3 đến nay tại các khu phố của thị trấn miền biển Long Hải, huyện Long Điền đã thật sự bị đảo lộn bởi thông tin kinh hoàng: ninja chui nóc nhà, đột nhập vào nhà để khống chế phụ nữ có chồng đã đi biển, nhằm cướp tài sản rồi hiếp dâm nạn nhân.


Đối tượng Trần Tấn Ngọc tại cơ quan công an

Thông tin dân chúng đồn thổi gây hoang mang khắp nơi, thậm chí chính quyền địa phương đã vào cuộc, dân chúng tự phục kích nhưng chẳng thấy ninja đâu, các vụ cướp – hiếp vẫn diễn ra.

Trước thực trạng đó ban chỉ huy công an tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu chỉ đạo phòng cảnh sát hình sự và công an huyện Long Điền xác lập chuyên án để đấu tranh.

Theo đó, khi vào cuộc, ban chuyên án đã tổ chức lấy lời khai của các nạn nhân, tuy nhiên các nạn nhân khai báo trong đêm tối, ánh sáng lờ mờ không nhận ra được kẻ đã khống chế, hãm hại mình.

Riêng công tác khám nghiệm hiện trường, ban chuyên án nhận định có khả năng hung thủ là người địa phương vì các căn nhà của nạn nhân đều đường hẻm nhỏ hẹp, kẻ gây án phải là dân bản địa mới am hiểu, luồn lách đột nhập mà không bị phát hiện và đến khi bị động thì tẩu thoát 1 cách nhanh lẹ không ai ngờ đến.

Bằng các biện pháp nghiệp vụ, mới đây ban chuyên án đã đưa vào tầm ngắm đối tượng Trần Tấn Ngọc, hiện đang thuê trọ ở địa phương với 1 cô gái. Sau đó ban chuyên án đã mời Ngọc lên làm việc.

Bước đầu Ngọc thừa nhận không biết gì, nhưng khi trinh sát ban chuyên án đưa ra 1 số vật chứng thu giữa tại hiện trường thì Ngọc cúi đầu, xin khai báo hành vi phạm tội.

Ngọc chỉ khai nhận, đã thực hiện 2 vụ cướp – hiếp ở địa phương. Cụ thể đêm 30/3, Ngọc đột nhập vào nhà chị Đ ở KP. Hải Phong, thị trấn Long Hải.

Lúc này chị Đ đang ngủ với 2 con nhỏ, nhưng bị Ngọc chĩa mũi kéo nhọn khống chế cướp 700 ngàn đồng, 1 ĐTDĐ, sau đó Ngọc hãm hiếp chị Đ ngay trong ngôi nhà của chị rồi tẩu thoát vào bóng đêm.

Tiếp sau đó rạng sáng 9/4, Ngọc tiếp tục lẻn vào nhà chị N ở KP.Hải Lộc, thị trấn Long Hải bằng con đường trèo qua cửa sổ. Chị N đang ngủ với con nhỏ cũng bị Ngọc dùng mũi kéo kê cổ lấy 60 ngàn đồng. Trước khi tẩu thoát Ngọc cũng đã hãm hiếp chị N.

Các vụ khác xảy ra cũng từ giai đoạn cuối tháng 3 đến nay mà người dân có trình báo cơ quan công an địa phương, Ngọc không thừa nhận.

Ngoài 2 vụ cướp – hiếp như trên, Ngọc còn khai trước đó có gây ra 3 vụ cướp giật chiếm đoạt được 3 ĐTDĐ của những người đi đường ở thị trấn Long Hải và thị trấn Phước Hải cùng thuộc huyện Long Điền.

Hiện phòng cảnh sát hình sự, công an tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã bàn giao Ngọc và tang vật cho công an huyện Long Điền để điều tra, xử lý theo thẩm quyền.

Vung Tau tro thanh do thi loai I truc thuoc tinh

Vũng Tàu trở thành đô thị loại I trực thuộc tỉnh

TP Vũng Tàu có tổng diện tích tự nhiên 15 nghìn ha; với 17 đơn vị hành chính, gồm 16 phường và một xã; dân số hơn 400 nghìn người.

Trong những năm gần đây, kinh tế thành phố phát triển mạnh, cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực: công nghiệp xây dựng 86,54%; dịch vụ du lịch 11,5% và 0,52% là nông nghiệp; thu nhập bình quân đầu người (không tính dầu khí) đạt 6.000 USD/người/năm, gấp 5,2 lần so với thu nhập bình quân của cả nước.

Sở hữu nhiều bãi biển đẹp như Bãi Trước, Bãi Sau, Bãi Dứa… và nhiều di tích lịch sử văn hóa đặc sắc, Vũng Tàu là điểm đến hấp dẫn của nhiều du khách gần xa, cả trong và ngoài nước. Vũng Tàu phấn đấu đến năm 2015 đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 18%/năm; thu nhập bình quân đầu người đạt từ 10.600 USD/người/năm trở lên; quy mô dân số đạt hơn 450 nghìn người.

"Chat chem" khach: khach "tu cuu" con Vung Tau lam gi?

"Chặt chém" khách: khách "tự cứu" còn Vũng Tàu làm gì?

Bạn đọc đã chia sẻ nhiều cách thức để chính quyền Vũng Tàu thực hiện, với nhiều ví dụ từ các địa phương du lịch khác là buộc các nhà hàng, khách sạn có bảng giá rõ ràng ngay từ cổng.

Chia sẻ kinh nghiệm chống "chặt chém" ở Vũng Tàu
Cư dân Vũng Tàu bày kinh nghiệm chống "chặt chém"
Chống "chặt chém" ở Vũng Tàu: chính quyền ở đâu?

TTO xin trích đăng:

+ Việc này là do cơ quan quản lý. Các cấp quản lý du lịch của Vũng Tàu ra Hội An học hỏi. Tại Hội An 99% người ở đó là khách du lịch nhưng hoàn toàn không có chuyện "chặt chém". Tất cả các nhà hàng đều đưa thực đơn và ghi giá rõ ràng ngay từ cổng, khách có thể xem giá cả và món ăn trước khi bước vào nhà hàng. Đồ lưu niệm cũng bán với giá rất hữu nghị, tất nhiên là không rẻ nhưng với một địa điểm du lịch thì như vậy là quá được.

Tại sao Quảng Nam làm được điều đó mà nhiều nơi khác không thể làm được?

truong@...

+ Du lịch Vũng Tàu nổi tiếng "chặt chém" vào ngày lễ và thứ bảy, chủ nhật. Xử lý tình trạng này là ở việc chính quyền có muốn làm hay không. Hiện nay nhiều thành phố du lịch, những nhà hàng, quán ăn dành cho khách nước ngoài thường có bảng giá từng món ăn. Như khi du lịch tại Sa Pa tôi cũng ghé vào các nhà hàng này để dùng cơm và yên tâm không bị "chặt chém". Họ có bảng giá rõ ràng. Trên bảng giá có ghi số điện thoại của sở văn hóa - thể thao và du lịch, nếu có "chặt chém" cứ điện thoại sẽ có người đến giải quyết.

hunght.tg@...

+ Chính quyền Vũng Tàu nên công khai những quán, địa chỉ "chặt chém" du khách trên mạng Intenet, báo, đài,... nơi mọi người đều nhìn thấy. Nếu chính quyền không làm dứt điểm thì e là người dân sẽ tẩy chay Vũng Tàu.

SYLONGNT@...

+ Không thiếu nơi an toàn, sạch đẹp, các bạn đừng quá bi quan như vậy. Vũng Tàu đâu thiếu những bãi tắm đẹp, những nhà hàng giá cả công khai, dịch vụ hoàn chỉnh... 

Vấn đề là đừng để đám "cò" lợi dụng, dẫn dắt, đặc biệt là tránh bị lừa ngay từ khi thuê nhầm lái xe vì không ít trong số họ đã thông đồng trước với những bãi tắm hay nhà hàng... "chặt chém" như các bạn đã nêu.

Cho nên để có kỳ nghỉ thoải mái ở bất kỳ nơi đâu, bất kỳ chỗ nào, các bạn hãy tìm đến những bãi tắm do các công ty du lịch lâu đời, có uy tín quản lý và điều hành.

ntb@...

+ Thấy xấu hổ thay cho quê hương. Tôi là dân Vũng Tàu, trước đây tôi từng đọc các bài báo nói về vấn đề "chặt chém" du khách khi đến đây. Giá cả phòng khách sạn thì đội trên trời, du khách bước vào là... "máy cưa" chờ sẵn. Tôi thấy rất xấu hổ vì sự việc "chặt chém" này ảnh hưởng không nhỏ đến ngành du lịch, hình ảnh Vũng Tàu trong mắt người du lịch.

Phải giải quyết cái gốc, xảy ra hiện tượng "chặt chém" thì tịch thu giấy phép kinh doanh, nghiêm cấm kinh doanh trong 1-2 năm trở lên. Tăng mức phạt từ 30 triệu đồng trở lên. Đừng phải giải quyết cái ngọn thì mới mong thay đổi được hình ảnh biển Vũng Tàu.

ngoctam1011@....

+ Tôi là dân Vũng Tàu mà còn ngán huống chi người tỉnh khác. Chính quyền đang muốn phát triển hàng quán loại này thì phải? Chỉ cần giả làm khách du lịch vào các quán "chặt chém" là có thể bắt quả tang ngay mà sao không chịu làm? Dễ vậy mà chính quyền không dẹp được thì sao dân tin?

tranduythanh1208@...

+ Không ít cá thể kinh doanh hoạt động du lịch tại Vũng Tàu vì cái lợi trước mắt mà làm mất đi hình ảnh du lịch của địa phương. Chính những thói kinh doanh chụp giựt thế này khiến khách du lịch "một đi không trở lại". Quản lý yếu kém, ai là người chịu trách nhiệm đây?

mieunguyen1975@...

+ Ăn một miếng nhưng bỏ cả mâm. Thời gian gần đây nếu đi du lịch thì tôi không đến Vũng Tàu vì lý do đắt đỏ rất vô lý! Ai cũng như tôi thì sau này lấy đâu mà "chặt chém"! Chính quyền không biết hay sao?

huutam246@...

+ Tôi nghĩ chính quyền Vũng Tàu nên có 1 dự án, đầu tư xây dựng khu ăn uống và nhà nghỉ lớn cho du khách với giá cả ổn định, phải chăng. Có như vậy những quán xá, nhà nghỉ khác tự khắc phải điều chỉnh giá cả của mình thôi.

huynhhong1985@...

+ Mong chính quyền địa phương sớm có những biện pháp hiệu quả hơn nữa cũng như những hình thức xử phạt nghiêm khắc hơn để dẹp hẳn tình trạng này, mang lại niềm tin cho du khách khi đến Vũng Tàu.

vothanhphuong@...

TTO tổng hợp

Sunday, April 28, 2013

Bat ke “chay” trung tam cai nghien

Bắt kẻ "chạy" trung tâm cai nghiện

Ngày 26-4, Cơ quan CSĐT Công an TP Vũng Tàu cho biết đơn vị này đang tạm giam Nguyễn Thùy Diễm Trang (42 tuổi, ngụ đường Hoàng Việt, TP Vũng Tàu) để điều tra về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Trang bị người nhà của một học viên đang cai nghiện tại Trung tâm Giáo dục-Lao động và Dạy nghề tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu (trung tâm) tố cáo đã nhận tiền để "chạy" cho học viên này về trước hạn.

Theo tìm hiểu, tháng 11-2011, học viên Quách Đình Thắng (37 tuổi) bị đưa vào cai nghiện tại trung tâm. Qua giới thiệu, Thắng nhắn cho người nhà liên hệ với Trang để chạy cho mình về nhà trước hạn. Vợ của học viên Thắng gặp Trang hỏi về vấn đề "chạy" và Trang nhận lời là lo được.

Sau đó, Trang nhiều lần nhận tiền từ người này, tổng cộng hơn 100 triệu đồng. Tuy nhiên, dù đã đưa nhiều lần tiền nhưng học viên Thắng vẫn không được về nhà nên người nhà nghi ngờ, đòi lại tiền nhưng Trang khất và gia đình đã tố giác tới công an. Bước đầu Trang thừa nhận có nhận 55 triệu đồng và phủ nhận số tiền còn lại dù có viết biên nhận.

Trung tâm Giáo dục-Lao động và Dạy nghề tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, nơi có nhiều học viên về nhà chữa bệnh sai quy định. Ảnh: HP

Trong thời gian nhờ "chạy" trung tâm cai nghiện, Trang đã đưa người nhà học viên Thắng đến gặp một phụ nữ tên H. ở TP Vũng Tàu giới thiệu là chuyên "chạy" trung tâm cai nghiện. Điều đáng nói là người tên H. đã từng xuất hiện trong loạt bài "Thực hư về những "bất thường" tại một trung tâm cai nghiện" mà chúng tôi từng phản ánh.

Ngoài học viên Thắng, Trang còn có dấu hiệu lừa đảo một số gia đình học viên khác nên Công an TP Vũng Tàu đang điều tra mở rộng vụ án.

Liên quan đến việc cho học viên về nhà chữa bệnh, UBND tỉnh chính thức kết luận "Trung tâm đã làm sai quy định trong việc cho học viên về nhà điều trị bệnh, đúng như báo Pháp Luật TP.HCM đã phản ánh". Tỉnh yêu cầu các đơn vị liên quan nhanh chóng xây dựng quy chế phối hợp trong việc xét cho học viên được hoãn, tạm đình chỉ cai nghiện để về nhà điều trị bệnh; nhanh chóng đưa các học viên đã hết thời hạn tạm đình chỉ để về chữa bệnh phải quay về trung tâm chấp hành tiếp.

Ngày 22-4, Sở LĐ-TBXH tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu có công văn chấn chỉnh việc xét giảm thời hạn cai nghiện cho các học viên và chuyển viện cho học viên về nhà điều trị bệnh tại trung tâm.

Theo đó, khi xét giảm thời hạn cho học viên phải có đại diện của hội đồng tư vấn của trung tâm, Chi cục Phòng, chống tệ nạn xã hội tỉnh và đại diện cấp huyện. Học viên mắc bệnh nặng, bệnh hiểm nghèo, vượt quá khả năng điều trị của trung tâm muốn về nhà chữa bệnh thì trung tâm phải làm đầy đủ hồ sơ, bệnh án gửi đến Chi cục Phòng, chống tệ nạn xã hội kiểm tra rồi gửi qua Sở xem xét trước khi các địa phương ra quyết định. Trước đây trung tâm tự lập hồ sơ "thả" học viên trong khi bệnh viện chưa biết bệnh tình, cấp huyện chưa biết.

HUY PHONG - LINH TUYỀN

"Chat chem" khach: khach "tu cuu" con Vung Tau lam gi?

"Chặt chém" khách: khách "tự cứu" còn Vũng Tàu làm gì?

TTO - Bạn đọc tiếp tục tham gia ý kiến sau những chia sẻ kinh nghiệm chống "chặt chém" ở Vũng Tàu. Vấn đề đặt ra là phải giải quyết gốc rễ vấn đề: giải quyết triệt để tình trạng "chặt chém" du khách chứ không phải để du khách căng thẳng tự chống "chặt chém" khi du lịch.

Một gia đình ở TP.HCM chuẩn bị bữa ăn mang theo vừa tiết kiệm vừa tránh bị "chặt chém" khi đi du lịch Vũng Tàu - Ảnh tư liệu

Bạn đọc đã chia sẻ nhiều cách thức để chính quyền Vũng Tàu thực hiện, với nhiều ví dụ từ các địa phương du lịch khác là buộc các nhà hàng, khách sạn có bảng giá rõ ràng ngay từ cổng.



TTO xin trích đăng:

+ Việc này là do cơ quan quản lý. Các cấp quản lý du lịch của Vũng Tàu ra Hội An học hỏi. Tại Hội An 99% người ở đó là khách du lịch nhưng hoàn toàn không có chuyện "chặt chém". Tất cả các nhà hàng đều đưa thực đơn và ghi giá rõ ràng ngay từ cổng, khách có thể xem giá cả và món ăn trước khi bước vào nhà hàng. Đồ lưu niệm cũng bán với giá rất hữu nghị, tất nhiên là không rẻ nhưng với một địa điểm du lịch thì như vậy là quá được.

Tại sao Quảng Nam làm được điều đó mà nhiều nơi khác không thể làm được?

truong@...

+ Du lịch Vũng Tàu nổi tiếng "chặt chém" vào ngày lễ và thứ bảy, chủ nhật. Xử lý tình trạng này là ở việc chính quyền có muốn làm hay không. Hiện nay nhiều thành phố du lịch, những nhà hàng, quán ăn dành cho khách nước ngoài thường có bảng giá từng món ăn. Như khi du lịch tại Sa Pa tôi cũng ghé vào các nhà hàng này để dùng cơm và yên tâm không bị "chặt chém". Họ có bảng giá rõ ràng. Trên bảng giá có ghi số điện thoại của sở văn hóa - thể thao và du lịch, nếu có "chặt chém" cứ điện thoại sẽ có người đến giải quyết.

hunght.tg@...

+ Chính quyền Vũng Tàu nên công khai những quán, địa chỉ "chặt chém" du khách trên mạng Intenet, báo, đài,... nơi mọi người đều nhìn thấy. Nếu chính quyền không làm dứt điểm thì e là người dân sẽ tẩy chay Vũng Tàu.

SYLONGNT@...

+ Không thiếu nơi an toàn, sạch đẹp, các bạn đừng quá bi quan như vậy. Vũng Tàu đâu thiếu những bãi tắm đẹp, những nhà hàng giá cả công khai, dịch vụ hoàn chỉnh...

Vấn đề là đừng để đám "cò" lợi dụng, dẫn dắt, đặc biệt là tránh bị lừa ngay từ khi thuê nhầm lái xe vì không ít trong số họ đã thông đồng trước với những bãi tắm hay nhà hàng... "chặt chém" như các bạn đã nêu.

Cho nên để có kỳ nghỉ thoải mái ở bất kỳ nơi đâu, bất kỳ chỗ nào, các bạn hãy tìm đến những bãi tắm do các công ty du lịch lâu đời, có uy tín quản lý và điều hành.

ntb@...

+ Thấy xấu hổ thay cho quê hương. Tôi là dân Vũng Tàu, trước đây tôi từng đọc các bài báo nói về vấn đề "chặt chém" du khách khi đến đây. Giá cả phòng khách sạn thì đội trên trời, du khách bước vào là... "máy cưa" chờ sẵn. Tôi thấy rất xấu hổ vì sự việc "chặt chém" này ảnh hưởng không nhỏ đến ngành du lịch, hình ảnh Vũng Tàu trong mắt người du lịch.

Phải giải quyết cái gốc, xảy ra hiện tượng "chặt chém" thì tịch thu giấy phép kinh doanh, nghiêm cấm kinh doanh trong 1-2 năm trở lên. Tăng mức phạt từ 30 triệu đồng trở lên. Đừng phải giải quyết cái ngọn thì mới mong thay đổi được hình ảnh biển Vũng Tàu.

ngoctam1011@....

+ Tôi là dân Vũng Tàu mà còn ngán huống chi người tỉnh khác. Chính quyền đang muốn phát triển hàng quán loại này thì phải? Chỉ cần giả làm khách du lịch vào các quán "chặt chém" là có thể bắt quả tang ngay mà sao không chịu làm? Dễ vậy mà chính quyền không dẹp được thì sao dân tin?

tranduythanh1208@...

+ Không ít cá thể kinh doanh hoạt động du lịch tại Vũng Tàu vì cái lợi trước mắt mà làm mất đi hình ảnh du lịch của địa phương. Chính những thói kinh doanh chụp giựt thế này khiến khách du lịch "một đi không trở lại". Quản lý yếu kém, ai là người chịu trách nhiệm đây?

mieunguyen1975@...

+ Ăn một miếng nhưng bỏ cả mâm. Thời gian gần đây nếu đi du lịch thì tôi không đến Vũng Tàu vì lý do đắt đỏ rất vô lý! Ai cũng như tôi thì sau này lấy đâu mà "chặt chém"! Chính quyền không biết hay sao?

huutam246@...

+ Tôi nghĩ chính quyền Vũng Tàu nên có 1 dự án, đầu tư xây dựng khu ăn uống và nhà nghỉ lớn cho du khách với giá cả ổn định, phải chăng. Có như vậy những quán xá, nhà nghỉ khác tự khắc phải điều chỉnh giá cả của mình thôi.

huynhhong1985@...

+ Mong chính quyền địa phương sớm có những biện pháp hiệu quả hơn nữa cũng như những hình thức xử phạt nghiêm khắc hơn để dẹp hẳn tình trạng này, mang lại niềm tin cho du khách khi đến Vũng Tàu.

vothanhphuong@...

TTO tổng hợp

Vung Tau tang 20-30% gia dich vu bien

Vũng Tàu tăng 20-30% giá dịch vụ biển

Theo UBND tỉnh, từ thực tế các yếu tố hình thành giá hàng hóa, dịch vụ điều chỉnh tăng, trong đó có lương tối thiểu vùng từ năm 2010 đến 2013 tăng 138%, điện và nước tăng 25%, nên mức giá dịch vụ du lịch biển do Hiệp hội Du lịch đề xuất điều chỉnh tăng bình quân từ 20-30% (riêng giá dịch vụ dù biển tăng 65%) là phù hợp với thực tế.

Giá mới được điều chỉnh sẽ có hai khung, từ thứ hai đến Chủ nhật và mùa lễ, tết.

Các doanh nghiệp, đơn vị và cá nhân kinh doanh dịch vụ du lịch biển được quyền tự điều chỉnh giá dịch vụ phù hợp với tình hình thực tế giá cả thị trường và chấp hành đúng các quy định về quản lý giá của Nhà nước như: đăng ký giá, kê khai giá, thực hiện niêm yết giá công khai tại nơi dễ nhìn và bán đúng giá niêm yết.


Vung Tau quyet tranh tinh trang "chat chem" du khach

Vũng Tàu quyết tránh tình trạng "chặt chém" du khách

Lỗi:

Hiện trang web đang được xây dựng lại khá nhiều phần nên có thể đây chính là nguyên nhân gây ra lỗi. Vấn đề này sẽ sớm được giải quyết, mời bạn quay lại sau một thời gian ngắn nữa hoặc ấn vào đây để thử lại


Error:

Please remember that this Web site is currently under heavy rebuild, and that is the likely cause of the error. This problem will bee solved soon so please comeback later.

Saturday, April 27, 2013

Ba Ria-Vung Tau: Tang gia dich vu bien tu 30-4

Bà Rịa-Vũng Tàu: Tăng giá dịch vụ biển từ 30-4

Giá mới sẽ được áp dụng ngay trong dịp lễ 30-4 và 1-5.

Theo UBND tỉnh, trong ba năm qua các yếu tố hình thành giá hàng hóa, dịch vụ như lương, điện, nước, xăng dầu… đều tăng. Vì vậy đề xuất tăng giá dịch vụ biển gồm phao dù, ghế bố, dịch vụ tắm biển lên 20%-30% (riêng giá dù biển tăng 65%) của Hiệp hội là phù hợp thực tế. Giá mới sẽ có hai khung: Từ thứ Hai đến thứ Sáu và thứ Bảy, Chủ nhật, ngày lễ.

UBND tỉnh lưu ý theo Luật Giá đã có hiệu lực từ 1-1-2013, giá dịch vụ biển không thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ bình ổn giá và không thuộc thẩm quyền quyết định của UBND tỉnh. Các đơn vị và cá nhân kinh doanh được quyền tự điều chỉnh giá dịch vụ cho phù hợp thực tế nhưng phải chấp hành các quy định về quản lý giá (như đăng ký giá, kê khai giá, niêm yết giá công khai tại nơi dễ nhìn và bán đúng giá niêm yết). Cơ quan chức năng phải tổ chức kiểm tra, kiểm soát và kiên quyết xử lý các trường hợp vi phạm.

TRÙNG KHÁNH

Vung Tau tang 20-30% gia dich vu bien

Vũng Tàu tăng 20-30% giá dịch vụ biển

(TNO) UBND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu hôm qua 26.4 đã có văn bản cho phép điều chỉnh tăng giá dịch vụ du lịch biển trên cơ sở kiến nghị của Hiệp hội Du lịch và đề xuất của Sở Tài chính.

Theo UBND tỉnh, từ thực tế các yếu tố hình thành giá hàng hóa, dịch vụ điều chỉnh tăng, trong đó có lương tối thiểu vùng từ năm 2010 đến 2013 tăng 138%, điện và nước tăng 25%, nên mức giá dịch vụ du lịch biển do Hiệp hội Du lịch đề xuất điều chỉnh tăng bình quân từ 20-30% (riêng giá dịch vụ dù biển tăng 65%) là phù hợp với thực tế.

Giá mới được điều chỉnh sẽ có hai khung, từ thứ hai đến chủ nhật và mùa lễ, tết.

Các doanh nghiệp, đơn vị và cá nhân kinh doanh dịch vụ du lịch biển được quyền tự điều chỉnh giá dịch vụ phù hợp với tình hình thực tế giá cả thị trường và chấp hành đúng các quy định về quản lý giá của Nhà nước như: đăng ký giá, kê khai giá, thực hiện niêm yết giá công khai tại nơi dễ nhìn và bán đúng giá niêm yết.

Nguyễn Long

Du lịch Vũng Tàu khó hút khách cao cấp
Khởi công xây dựng chợ du lịch Vũng Tàu
Để ngành du lịch Vũng Tàu có đô la!

Canh giac voi nhung "tuyet chieu chat chem" khi du lich Vung Tau ...

Cảnh giác với những "tuyệt chiêu chặt chém" khi du lịch Vũng Tàu ...

Vũng Tàu: "Đêm luyện kiếm, ngày múa đao, chực khách vào là chém"

Nổi tiếng bởi chặt chém, cư dân mạng đã truyền tụng nhau câu ca: "Vũng Tàu đất thánh, tụ nghĩa anh hùng, đêm luyện kiếm, ngày múa đao, chực khách vào là chém".

Câu ca đó không phải ngẫu nhiên mà có, nó bắt nguồn từ nạn chặt chém kinh hoàng của những người kinh doanh dịch vụ du lịch nơi đây và được sáng tác từ những bài học xương máu của những nạn nhân của nạn chặt chém.

Những quán ăn khu vực gần biển ở Vũng Tàu chưa bao giờ có hóa đơn dưới tiền triệu. Anh Mạnh (Bắc Giang) kể mà vẫn chưa hết bực tức, gia đình anh có 8 người cả trẻ con vào quán ăn Như Ý trên đường Hoàng Hoa Thám, lúc về bị "chém đẹp" với hóa đơn gần 6 triệu đồng.

Trong đó, tô canh cá (dân miền Nam hay gọi là lẩu) chỉ với 2,3 khoanh cá mỏng dính và ít rau có giá tới 1,3 triệu đồng. Tôm sú một đĩa mà tới 1,4 triệu mà tính ra được 8 con cho 8 người. Riêng khoản khăn lạnh, quán cũng tính 20.000 đồng/cái.

Cảnh giác với những tuyệt chiêu chặt chém khi du lịch Vũng Tàu, Phan Thiết 1

"Đôi co một hồi với chủ quán, bỗng đâu một đám xăm trổ đầy mình lượn qua lượn lại trước bàn ăn. Thức ăn thì đã ăn rồi, không trả lại được, thế là đành cắn răng rút ví đưa tiền mà bụng thì cứ ấm ức như vừa bị mất cắp", anh Mạnh kể. Cũng theo anh Mạnh, vào quán ăn thì thế, đến lúc ra tắm biển, có quán hét 100.000 đồng/ lần thuê ghế ngồi ngắm biển.

Một người bạn làm tour guide kể lại câu chuyện, có ông Việt kiều Mỹ đưa gia đình về Vũng Tàu chơi. Ông cũng cảnh giác lắm, xem kỹ giá cả và mặc cả rồi mới gọi đồ ăn. Dự trù ban đầu bữa ăn hôm đó khoảng 2, 3 triệu nhưng lúc hóa đơn đưa ra tới 5 triệu đồng. Ông không khỏi giật mình khi nhìn giá 250.000 đồng cho một bát cơm. Thắc mắc với chủ quán thì được câu phán giọng lạnh lùng: "Cơm Mỹ giá nó thế!"

Theo thổ dân Vũng Tàu đúc kết kinh nghiệm tránh du khách tự đưa đầu vào máy chém, các quán ăn trên trục đường Hoàng Hoa Thám cần phải tránh xa như: Cu đất nướng ngói, Thu Mai (Như Ý cũ), Hưng Phát 2, Hiệp Ký 1, Tùng Ngọc Thủy, Phượng Vỹ, Du Thuyền, Hải Nam, Bạc Liêu...

Cũng theo tư vấn của người dân nơi đây, Vũng Tàu cũng công khai các số điện thoại của Trưởng đoàn kiểm tra liên ngành TP, Trưởng công an Phường, Chủ tịch UBND Phường... tuy nhiên du khách cần cảnh giác, chứ đừng tự đưa mình vào sự đã rồi thì khi gọi điện cũng "tiền mất tật mang" khó giải quyết được vấn đề gì.

Phan Thiết: Ở khách sạn gặp trộm, ra chợ gặp đầu gấu

Chia sẻ trên diễn đàn về kinh nghiệm xương máu khi đi du lịch Phan Thiết, một du khách kể lại "kỷ niệm nhớ đời" ở khu Resort Cham Pa. Tưởng gắn mác resort thì có thể yên tâm về chất lượng nhưng khi ở đây, du khách này mới giật mình, phòng ốc chật chội, phòng tắm thì hay bị ngập nước. Buổi tối thì đèn tắt tối om vì tiết kiệm điện. Resort ở xa trung tâm Phan Thiết lại không có phương tiện công cộng nên việc đi lại rất bất tiện.

Chưa hết, khu nghỉ dưỡng này hoàn toàn không có các dịch vụ: spa, karaoke, chèo thuyền như trong quảng cáo. Ăn uống bắt buộc phải ăn ngay tại đây mà vừa không ngon vừa đắt đỏ. "Giá đồ ăn ở đây nghe mà hết hồn. 1 kg ghẹ sống 1,2 triệu đồng. Mang bia vào uống là bị thu phí 200.000 đồng/thùng. Tôi ra ngoài chợ mua ghẹ sống loại nhỏ giá 120.000 đồng/kg, nhờ bếp của Resort luộc giùm. Họ tính phí 200.000 đồng/kg. Luộc ghẹ còn mắc hơn giá ghẹ ngoài chợ", du khách này nhớ lại.

Cảnh giác với những tuyệt chiêu chặt chém khi du lịch Vũng Tàu, Phan Thiết 2

Nhưng mọi việc vẫn chưa dừng lại ở đó. Du khách này còn bị trộm đột nhập vào phòng và bị mất chiếc Ipod. Cô bạn đi cùng còn bị tên trộm sờ soạng khắp người. Khi quản lý Resort xem lại camera mới phát hiện ra kẻ trộm chính là.... anh nhân viên bảo trì của Resort. Tuy lấy lại được đồ đã mất nhưng du khách này cạch mặt không bao giờ quay trở lại resort này nữa.

Một kinh nghiệm đau thương khác cũng được chia sẻ khi đến Phan Thiết là cẩn trọng ở chợ hải sản không rất dễ bị tráo hàng xịn thành hàng rởm, hàng hư hỏng. Chị Lan, sống ở TP. HCM sau khi đi Mũi Né có ghé vào chợ Phan Thiết mua hải sản về làm quà.

Sau khi chọn lựa ghẹ và trả giá xong, người bán hàng rất nhiệt tình giới thiệu qua chỗ dịch vụ đóng gói để "đảm bảo hải sản tươi ngon khi về đến nhà". Mặc dù chị đã từ chối vì trên xe đã có thùng đá và quay sang đi mua mực nhưng người ở dịch vụ đóng gói lẽo đẽo bám đuôi chị từng bước.

Quay trở lại hàng ghẹ để chờ bạn, chị tiếp tục bị chủ hàng ghẹ thuyết phục và khuyến mãi chi phí đóng thùng. Lại thêm mọi người xung quanh vào hùa, cuối cùng chị cũng phải gật đầu đồng ý. "Thợ đóng thùng trông rất bặm trợn, có một hình xăm lớn trên cánh tay, cầm theo con dao thái lan và thao tác rất chuyên nghiệp", chị Lan nhớ lại.

Tuy nhiên, về đến nhà mở thùng ghẹ ra thì những con ghẹ tươi rói chẳng hiểu sao đã trở thành một đóng ghẹ đã chảy nhớt bốc mùi hôi kinh khủng. Không chỉ mình chị mà 2 chị nữa trong đoàn cũng bị tình cảnh tương tự.

Mất tiền lại rước thêm cục tức nhưng chị Lan vẫn vui vẻ: "Nghĩ lại lúc đó nhà mình không kiểm lại cũng may, vì nếu phát hiện bị tráo không biết những người "bặm trợn" đó có để nhà mình đi yên ổn không nữa. Coi như mất tiền để có một bài học vậy. Các mẹ hãy cảnh giác nhé!"

Anh Vũ Văn Quyền, hướng dẫn viên du lịch của một công ty du lịch ở Hà Nội cho rằng, để tránh nạn chặt chém, khách du lịch cần lên kế hoạch đi du lịch từ sớm, tránh đi vào những tầm cao điểm như các dịp nghỉ lễ để có được nhiều lựa chọn và có dịch vụ tốt hơn.

Theo anh Quyền, du khách cần hỏi kinh nghiệm du lịch, tìm hiểu giá cả và có thể thuê tour và sử dụng những dịch vụ trọn gói để được phục vụ tốt nhất. Ngoài ra, khi đi du lịch, điều quan trọng nhất là phải để ý và bảo quản đồ đạc, tránh tình trạng bị mất cắp để có một chuyến du lịch thực sự.

Friday, April 26, 2013

Vung Tau tang 20-30% gia dich vu bien

Vũng Tàu tăng 20-30% giá dịch vụ biển

(TNO) UBND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu hôm qua 26.4 đã có văn bản cho phép điều chỉnh tăng giá dịch vụ du lịch biển trên cơ sở kiến nghị của Hiệp hội Du lịch và đề xuất của Sở Tài chính.

Theo UBND tỉnh, từ thực tế các yếu tố hình thành giá hàng hóa, dịch vụ điều chỉnh tăng, trong đó có lương tối thiểu vùng từ năm 2010 đến 2013 tăng 138%, điện và nước tăng 25%, nên mức giá dịch vụ du lịch biển do Hiệp hội Du lịch đề xuất điều chỉnh tăng bình quân từ 20-30% (riêng giá dịch vụ dù biển tăng 65%) là phù hợp với thực tế.

Giá mới được điều chỉnh sẽ có hai khung, từ thứ hai đến chủ nhật và mùa lễ, tết.

Các doanh nghiệp, đơn vị và cá nhân kinh doanh dịch vụ du lịch biển được quyền tự điều chỉnh giá dịch vụ phù hợp với tình hình thực tế giá cả thị trường và chấp hành đúng các quy định về quản lý giá của Nhà nước như: đăng ký giá, kê khai giá, thực hiện niêm yết giá công khai tại nơi dễ nhìn và bán đúng giá niêm yết.

Nguyễn Long

Du lịch Vũng Tàu khó hút khách cao cấp
Khởi công xây dựng chợ du lịch Vũng Tàu
Để ngành du lịch Vũng Tàu có đô la!

TP. Ba Ria khoi cong 3 cong trinh trong diem

TP. Bà Rịa khởi công 3 công trình trọng điểm

  • Khánh thành 4 công trình đường, trường học

Chiều 25-4, TP.Bà Rịa đã tổ chức lễ kỷ niệm 38 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975 - 30-4-2013); đồng thời khởi công xây dựng 3 công trình trọng điểm và khánh thành, đưa vào sử dụng 4 công trình đường, trường học.

Các ông Phạm Quang Khải, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy; Lê Thanh Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã đến dự.

Tại buổi lễ, ông Phạm Chí Lợi, Tỉnh ủy viên, Chủ tịch UBND TP.Bà Rịa đã đọc diễn văn ôn lại truyền thống đấu tranh cách mạng của quân và dân TP.Bà Rịa qua các thời kỳ. Trong đó nhấn mạnh tinh thần đoàn kết, dũng cảm và sự hy sinh anh dũng của đồng bào, chiến sĩ cách mạng giành chính quyền về tay nhân dân, đi đến thắng lợi vẻ vang Đại thắng Mùa Xuân 1975. Đồng thời báo cáo kết quả quá trình xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội năm 2012 và hướng phát triển năm 2013, tầm nhìn 2020 xây dựng TP.Bà Rịa phát triển kinh tế, văn hóa và trở thành trung tâm Hành chính - Chính trị của tỉnh.

Trong không khí phấn khởi kỷ niệm chiến thắng lịch sử 30-4-1975, TP.Bà Rịa đã khởi công xây dựng 3 công trình, tổng trị giá 906 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách tỉnh, gồm: Mở rộng Khu tái định cư Đông Quốc lộ 56 (12,5ha) tại phường Phước Nguyên (308 tỷ đồng); Cải tạo nâng cấp Hương lộ 10 dài 4,6km (411 tỷ đồng); Chung cư tái định cư H20 cao 14 tầng với 182 căn hộ tại phường Phước Hưng (187 tỷ đồng). Dịp này, TP.Bà Rịa cũng tổ chức khánh thành và đưa vào sử dụng 4 công trình, gồm: Đường Bạch Đằng nối dài (phường Phước Hưng) dài 470m, rộng 30m; Đường Hà Huy Tập (phường Phước Trung) dài 480m, rộng 20,5m; Nâng cấp trường Tiểu học Điện Biên (phường Long Toàn); Xây mới trường THCS Tân Hưng (phường Tân Hưng) có quy mô 27 lớp học, 22 phòng chức năng, có khả năng đón 1.000 học sinh. 4 công trình này có tổng mức đầu tư 180 tỷ đồng.

GIA AN - THÀNH HUY

Vung Tau chinh thuc tro thanh do thi loai I

Vũng Tàu chính thức trở thành đô thị loại I

SGTT.VN - Thủ tướng Chính phủ vừa ký Quyết định (số 612, ngày 23-04-2013) công nhận Thành phố Vũng Tàu là đô thị loại I trực thuộc tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, theo tin từ TBKTSG.

Trước đó, 30.3.2013, bộ Xây dựng đã tổ chức Hội đồng thẩm định đề án công nhận thành phố Vũng Tàu là đô thị loại một.

Sau khi xem xét, đối chiếu với các quy định hiện hành (Nghị định 42 và Thông tư 34) về tiêu chuẩn và chỉ tiêu của đô thị loại một, các thành viên hội đồng đã nhất trí công nhận Vũng Tàu là đô thị loại một với điểm số trung bình 89,86 (theo quy định 70 điểm trở lên là đạt).

Đánh giá của Hội đồng thẩm định cho thấy đô thị Vũng Tàu hiện tại có 39/49 chỉ tiêu đạt và vượt so với quy định; 9/49 chỉ tiêu đạt ở mức tối thiểu; chỉ có 1/49 chỉ tiêu chưa đạt.

Cụ thể, các chỉ tiêu về mật độ dân số (10.161 người/cây số vuông), thu nhập bình quận đầu người (hơn 6.000 đô la Mỹ/người), tỷ lệ hộ nghèo (5,3%), diện tích sàn nhà ở nội thành (19,94 mét vuông sàn/người), nước sạch (150 lít/người/ngày đêm), y tế, giáo dục, cây xanh đô thị… đều đạt.

Chỉ một chỉ tiêu mà Vũng Tàu chưa đạt đó là thành phố chưa có nhà tang lễ (hiện đang triển khai dự án xây dựng nhà tang lễ với diện tích 19.907m2 sẽ đưa vào sử dụng trong năm 2014).

Với vị trí là trung tâm kinh tế, văn hoá, khoa học kỹ thuật, giáo dục – đào tạo, du lịch dịch vụ, đầu mối giao thông, giao lưu trong nước và quốc tế… đồng thời là một trong năm cực phát triển của vùng TPHCM, Hội đồng thẩm định cho rằng việc nâng cấp Vũng Tàu lên đô thị loại 1 là việc cần thiết.

Với việc Vũng Tàu trở thành đô thị loại một thì hiện Việt Nam có 10 đô thị loại một trực thuộc tỉnh (Vũng Tàu, Huế, Vinh, Đà Lạt, Nha Trang, Quy Nhơn, Buôn Ma Thuột, Thái Nguyên, Nam Định, Việt Trì) và 3 đô thị loại một trực thuộc trung ương (Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ).

TBKTSG

Kinh nghiem chong “chat chem” o Vung Tau

Kinh nghiệm chống "chặt chém" ở Vũng Tàu

Đề nghị phạt quán Hương Việt "chém" khách 12,5 triệu đồng
 Vũng Tàu: Liên tục kiểm tra quán "chặt chém" trước dịp lễ
 Vũng Tàu: kiểm tra quán bị du khách tố "chặt chém"

Lên kế hoạch du lịch trước

Trong các chương trình tour đến Vũng Tàu, hướng dẫn viên chúng tôi luôn nhắc nhở du khách khi có nhu cầu thưởng thức ẩm thực hay các dịch vụ tại Vũng Tàu đều phải chọn các cửa hàng, cửa hiệu có bảng hiệu với tên, địa chỉ, số điện thoại... rõ ràng. Du khách cần hỏi giá, thậm chí trả giá cho tất cả các sản phẩm, dịch vụ, món ăn mình chuẩn bị chọn lựa để không há miệng mắc quai, vì còn một vài thứ chưa xác định giá cũng sẽ bị "chém" như thường.

Tuy nhiên, điều có thể hạn chế phần nào khả năng "chặt chém" này chính là phải lên kế hoạch đi du lịch trước, ít nhất 2-3 tuần. Rất nhiều người đến Vũng Tàu trong tư thế chiều nay quyết định và sáng mai đi luôn, do du lịch Vũng Tàu đối với dân ở những tỉnh thành lân cận đã quá thuận tiện trong việc di chuyển với ôtô, xe đò, tàu cánh ngầm, xe máy, thuê xe cùng đi... Phần lớn nạn nhân các vụ "chặt chém" này là những nhóm khách bỗng nhiên xuất hiện ở Vũng Tàu, không có nhiều lựa chọn khi đến Vũng Tàu nên đành chịu giá đắt, dễ dẫn đến tình trạng nói qua nói lại và cuối cùng khách luôn phải chịu thiệt.

Khi đã xác định chắc chắn thời gian đi, du khách cần chủ động liên hệ tìm hiểu và lựa chọn giá cả dịch vụ (phòng nghỉ khách sạn, nhà hàng ăn uống...) rồi chuyển tiền, đặt cọc trước sẽ hạn chế được việc bị đẩy giá lên cao quá mức. Có nhiều kênh thông tin để du khách có thể tìm hiểu giá cả và đặt dịch vụ trước: các công ty dịch vụ lữ hành có uy tín vẫn có gói sản phẩm bán dịch vụ phòng khách sạn, đặt nhà hàng... cho khách có nhu cầu; các mạng bán phòng trực tuyến... Du khách có thể nhờ các đơn vị này tìm hiểu và đặt chỗ, dịch vụ trước một tháng, vài tuần là có thể tránh khỏi nạn "chặt chém". Thói quen này cũng nên có cho tất cả các chương trình nghỉ ngơi, du lịch không chỉ ở Vũng Tàu mà cả những nơi khác.

Có một thực tế là các ngày từ thứ hai đến thứ sáu trong tuần, các khách sạn, nhà hàng... không chỉ ở Vũng Tàu mà nhiều nơi khác đều rất vắng khách và chỉ đón khách nhiều vào thứ bảy, chủ nhật... Nếu lấy giá bình thường thì những nơi này không thể choàng được chi phí của các ngày còn lại, nên nếu đi vào cuối tuần du khách sẽ phải chấp nhận một thực tế là giá cao hơn chút ít. So với ngày thường, giá cả cuối tuần bình thường có thể tăng 30-40%, còn những ngày cuối tuần trùng với ngày nghỉ quốc gia giá có thể cao hơn 50-70%.

Cao Minh Hải
(trưởng phòng du lịch nội địa Công ty dịch vụ lữ hành Saigontourist)

L.N. ghi

Chọn điểm ăn uống tin cậy

Ngoài các địa điểm như bạn Duy Minh hướng dẫn, nếu muốn ăn hải sản ngon, rẻ, nhiều chủng loại, du khách có thể ra khu vực Sao Mai (tại ngã tư Giếng Nước: từ TP.HCM xuống đi đường 30-4 thì quẹo phải, đi quốc lộ 51C - Nguyễn An Ninh thì đi thẳng). Khu vực Sao Mai có nhiều quán ăn với hải sản sống bơi trong hồ, ăn con nào chỉ con đó, nhà quán cân rồi tính tiền nấu. lamphucap@...

Du khách có thể mua vé buffet tại hai khách sạn trên đường Thùy Vân. Từ bãi Sau, du khách có thể đi bộ đến khách sạn thưởng thức nhiều món ăn tự chọn khá đa dạng trong không gian khá sang trọng. Khi đến Vũng Tàu, tôi thường đến hai khách sạn này vì địa điểm ăn khá đáng đồng tiền mà giá cả lại vừa túi, dù ăn sáng, trưa hay chiều. Tuy nhiên, du khách nên liên hệ qua điện thoại của khách sạn để tìm hiểu giá cả trước cho chắc ăn.

Ruby_146@...

Thursday, April 25, 2013

Chong "chat chem" o Vung Tau: chinh quyen o dau?

Chống "chặt chém" ở Vũng Tàu: chính quyền ở đâu?

TTO tin trích đăng:

+ Tôi thật buồn cười khi chính quyền sở tại không có biện pháp khắc phục tình trạng mà phải để người dân tự bày kế chống "chặt chém". Thật ra không chỉ riêng Vũng Tàu, ở nhiều nơi trên đất nước này, nạn chặt chém cứ diễn ra thường nhật mà chính quyền chẳng làm được gì.

Hay vì những nguyên nhân nào khác mà chính quyền không thể mạnh tay với bọn chặt chém này?

Trọng Thức

+ Lịch đi tham quan ở cơ quan tôi hoặc vợ hoặc bạn bè đều không đưa Vũng Tàu vào danh sách lựa chọn vì vấn đề "chặt chém" này, mặc dù rất muốn đến. Chuyện "chém chặt" cứ xảy ra, điều đó chứng tỏ chính quyền nơi đây bất lực?

kieuquanganh@...

+ Cảm ơn bạn Duy Minh chia sẻ. Đọc xong chia sẻ của bạn, càng không muốn đi Vũng Tàu. Mục đích đi du lịch là để thư giãn, cuối cùng trở thành trò chơi đấu trí bất phân thắng bại.

Xin thưa, nếu không dẹp được chặt chém lừa đảo thì Vũng Tàu tự đuổi khách, tự giết mình thôi. Chuyện nhan nhản trước mắt chính quyền bao lâu nay vẫn không giải quyết được thì tôi chẳng dám đến đâu.

vinhpham@...

+ Chính quyền thành phố Vũng Tàu nên lấy lại niềm tin của mọi người. Theo tôi, chính quyền địa phương phải có kế hoạch và phương án nhằm giúp du khách không bị những phiền toái như vậy. Ví dụ: chúng ta nên cử lực lượng đoàn viên thanh niên và các ban ngành đoàn thể khác của các phường trong thành phố Vũng Tàu và các điểm tắm biển lập điểm chốt và tư vấn giới thiệu các quán ăn và những nơi có giá cả ổn định. Song song đó các quán bán giá cả ổn định đăng ký với phường về giá cả, địa điểm, phương thức thanh toán và hỗ trợ kinh phí cho lực lượng ấy hoạt động.

evisl_vuong82@...

+ Vấn nạn này lặp đi lặp lại nhiều lần ở một thành phố du lịch. Vai trò quản lý ở đâu trong những vụ này? Đi du lịch là muốn thư giãn sau những ngày lao động, không khí cần thoải mái thân thiện, đâu phải đi để đối phó với nạn "chặt chém", lừa đảo.

Nguyenkimngoc.csv@...

Mời xem thêm:

Đề nghị phạt quán Hương Việt "chém" khách 12,5 triệu đồng
 Vũng Tàu: Liên tục kiểm tra quán "chặt chém" trước dịp lễ
 Vũng Tàu: kiểm tra quán bị du khách tố "chặt chém"

Giai phong Ba Ria

Giải phóng Bà Rịa

Thời cơ giải phóng miền Nam đã tới. Nhưng cũng không phải là dễ dàng, vì sau khi mất 2 quân khu phía Bắc, tàn quân ngụy dồn về Nam bộ, cùng với quân ngụy ở Quân khu 3, lập phòng tuyến ngăn chặn ở Tây Ninh, Phan Rang và Xuân Lộc.

Ngày 7-4-1975, Trung ương Cục, Quân ủy và Bộ Chỉ huy Miền quyết định sử dụng Quân đoàn 4 và Sư đoàn 6 (Quân khu 7) phối hợp tiến công tuyến phòng thủ Xuân Lộc và cùng lực lượng địa phương giải phóng Long Khánh, mở cửa hướng Đông vào Sài Gòn. Cùng ngày, Trung ương Cục chỉ đạo Tỉnh ủy Bà Rịa - Long Khánh chuẩn bị giải phóng Bà Rịa - Vũng Tàu.

Rạng sáng ngày 9-4-1975, cuộc tiến công giải phóng Xuân Lộc bắt đầu. Cuộc chiến đấu giằng co quyết liệt, đến ngày 21-4-1975 mới kết thúc, chính quyền ngụy ở Long Khánh tan rã, "cánh cửa thép" Xuân Lộc bị đập tan, cửa ngõ hướng đông Sài Gòn đã mở.

Bà Rịa - Vũng Tàu được xem là hướng ngoại vi, quan trọng trong cuộc tiến công vào TP. Sài Gòn. Ngày 23-4-1975, Tỉnh ủy và Bộ chỉ huy Tỉnh Đội Bà Rịa họp ở Cẩm Mỹ, triển khai nhiệm vụ giải phóng tỉnh cho các địa phương, quán triệt phương châm tự lực của Quân ủy, Bộ chỉ huy Miền là: "Tỉnh giải phóng tỉnh lỵ, huyện giải phóng huyện lỵ, chi khu, xã giải phóng xã, ấp giải phóng ấp". Cùng ngày 23-4-1975, Thị ủy Vũng Tàu họp bàn với Sư đoàn 3 về giải phóng Vũng Tàu. Ở Bà Rịa, ngày 26-4, Sư đoàn 3 phối hợp đại đội 34 Châu Đức tiến công chi khu Đức Thạnh. Tiểu đoàn 445 tiến công chi khu Long Điền, đại đội 25, 26 (Long Đất) tiến công chi khu Đất Đỏ. Đại đội 41 Châu Đức tiến công chi khu Long Lễ. Chiều ngày 27-4-1975, thị xã Bà Rịa được hoàn toàn giải phóng. Cùng ngày 27-4, đoàn 10 Rừng Sác và Z22 thuộc Lữ đặc công 316 nhanh chóng giải phóng xã Long Sơn. Đêm 27-4, đại đội 25, 26 Long Đất làm chủ chi khu Đất Đỏ. Ở huyện Xuyên Mộc, du kích và nhân dân bao vây chi khu. Quân ngụy bỏ chạy, Xuyên Mộc được giải phóng. Ngày 28-4, ở Long Đất, tiểu đoàn 445, đại đội 25, 26 làm tan rã hai tiểu đoàn bảo an, hỗ trợ du kích và nhân dân các xã Long Mỹ, Phước Lợi, Phước Hòa Long, Phước Thọ, Phước Thành chiếm các trụ sở tề xã, giải phóng xã ấp. 10 giờ ngày 28-4, Long Đất được giải phóng. Như vậy, đến ngày 28-4, tỉnh Bà Rịa đã hoàn toàn được giải phóng.

Trưa 28-4, Sư đoàn 3 chia làm hai hướng đường bộ và đường biển tiến xuống Vũng Tàu. Tiểu đoàn 445 cũng được chuyển về trực thuộc thị xã Vũng Tàu để tham gia giải phóng Vũng Tàu và Côn Đảo.

Tiểu đoàn 3, Trung đoàn 2 (Sư đoàn 3) đảm nhận hướng chính của trận đánh, tiến theo QL 51 vào Vũng Tàu, nhưng đến cầu Cỏ May thì bị chặn lại. Trung đoàn đã nhiều lần tổ chức tiến công vượt qua khu vực này nhưng bị thương vong cao. Bộ chỉ huy sư đoàn quyết định chuyển giao hướng tiến công chủ yếu cho trung đoàn 12 đang tiến theo đường biển. Sau khi đánh chiếm Phước Tỉnh, Long Hải, được cán bộ, nhân dân địa phương cho mượn tàu thuyền, trung đoàn 12 đã vượt sông Cửa Lấp đánh vào trại Nhái, giải phóng Bãi Sau và khu Chí Linh. Ngày 29-4, trung đoàn 12 chia làm hai cánh đánh vào thị xã Vũng Tàu. Một cánh đánh thọc vào khu trung tâm, tiêu diệt bọn đầu sỏ còn kháng cự. Một cánh vòng lên phía bắc đánh vào sau lưng lực lượng quân ngụy còn chốt lại tại cầu Rạch Bà và Cỏ May, mở đường cho tiểu đoàn 3, trung đoàn 2, tiếp tục tiến vào thành phố. Được sự hỗ trợ của bộ đội, lực lượng vũ trang và cơ sở cách mạng các phường Thắng Nhất, Thắng Nhì, Thắng Tam nổi dậy khởi nghĩa, treo cờ cách mạng, dẫn đường cho bộ đội đánh chiếm các vị trí quân sự quan trọng, chiếm tòa thị chính và các công sở. Tự vệ nhà máy điện đóng cửa nhà máy, canh gác bảo vệ chặt chẽ chờ bộ đội tiếp quản, nhờ vậy, nhà máy đã không bị phá hoại. Sáng 30-4-1975, những tên ngụy ngoan cố cuối cùng trụ lại ở khách sạn Palace bị tiêu diệt. Cờ cách mạng tung bay trên nóc tòa thị chính TP. Vũng Tàu đã được giải phóng hầu như nguyên vẹn, điện nước vẫn đảm bảo.

Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược kéo dài suốt 30 năm đã kết thúc thắng lợi bằng cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975 với đỉnh cao là chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử. Trong 30 năm ấy, với sự lãnh đạo của Trung ương Đảng, của Chủ tịch Hồ Chí Minh, cùng đồng bào và chiến sỹ cả nước, quân và dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu tự hào đã góp phần xứng đáng vào sự nghiệp giải phóng đất nước.

Đại tá ĐINH VĂN HÙNG
Chính ủy Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh

Cu dan Vung Tau bay kinh nghiem chong "chat chem"

Cư dân Vũng Tàu bày kinh nghiệm chống "chặt chém"

TT - Là cư dân của TP biển Vũng Tàu, tôi rất xấu hổ trước việc du khách đến Vũng Tàu bị "chặt chém" vô tội vạ trong các ngày lễ lớn.

Lễ đi đâu để không đông?
10 điểm lặn tuyệt vời không thể quên
Lạc lối ở Venice


Một gia đình ở TP.HCM chuẩn bị bữa ăn mang theo vừa tiết kiệm vừa tránh bị "chặt chém" khi đi du lịch Vũng Tàu - Ảnh: N.C.T.

Từ trải nghiệm của bản thân, người thân và bạn bè, tôi chia sẻ một số kinh nghiệm nhằm góp phần giảm bớt những phiền toái mà du khách có thể gặp phải trong chuyến tham quan Vũng Tàu vào những ngày lễ lớn sắp tới.

Khi đến TP Vũng Tàu, trên đường ra bãi Sau du khách sẽ gặp rất nhiều tài xế xe ôm chạy theo xe đưa những tờ rơi hoặc mời miệng giới thiệu những quán ăn ngon rẻ. Xin đừng tin và đừng bao giờ vào các địa chỉ đó, vì có thể họ là cò mồi cho các quán "chặt chém". Những quán làm ăn đàng hoàng thường không sử dụng dịch vụ này.

Ở bãi tắm, trước khi muốn thuê hay mua vật gì phải hỏi giá cả cho thật kỹ, nếu không sẽ bị "chém" thẳng tay. Ngày thường một chiếc dù và ghế bố giá thuê chỉ khoảng 50.000 đồng, ngày lễ có thể bị "hét" lên đến 200.000 đồng. Tương tự, một ly trà đá có thể được "hét" tới 20.000 đồng... Du khách nên trả giá và chỉ chấp nhận mức giá ngày lễ cao hơn ngày thường ở một mức hợp lý. Du khách cũng cần hạn chế dùng cua, ghẹ của những người gánh hàng rong dọc theo bãi tắm, vì hàng của họ thường không đảm bảo vệ sinh, có khi là hàng ế còn lại từ hôm trước. Người quen của tôi cũng vì ăn ghẹ bán dạo mà bị "Tào Tháo rượt" phải nằm viện hai ngày.

Buổi trưa, muốn dùng cơm ngon và giá cả hợp lý, du khách nên chịu khó tốn một cuốc taxi vào khu chợ cũ (cách bãi Trước khoảng 500m).  Tại đây có những quán ăn nổi tiếng với giá luôn ổn định. Tại các quán ăn đó, một tô canh chua cá 80.000-90.000 đồng, các món mặn và xào hải sản giá cũng chừng đó. Gia đình bốn người kêu cơm và ba món ăn, mỗi người uống vài lon bia chỉ trả khoảng 500.000 đồng (trong khi các quán "chặt chém" thường tính 1-2 triệu đồng). Tại chợ cũ có nhiều quán cơm bình dân giá tương đương TP.HCM như cơm sườn 20.000 đồng/phần, cơm đùi gà 30.000 đồng/phần... Buổi sáng, muốn dùng điểm tâm ngon, quý khách nên ra khu chợ cũ, đến phố Lê Lai - Đồ Chiểu. Tại đây có đủ các món ngon như cơm tấm, phở, hủ tiếu, bún bò Huế, bún mắm, bánh khọt... giá chỉ dao động 25.000-35.000 đồng/phần.

Du khách lưu ý là khi ăn ngoài bãi Sau, sau khi thuận giá nên yêu cầu nhân viên phục vụ ghi giá vào tờ giấy giao cho khách giữ để tránh bị họ lật lọng. Tôi có người quen khi hỏi giá tôm sú thì họ nói 600.000 đồng/kg, lúc tính tiền họ tính 900.000 đồng/kg (đắt gấp ba lần giá ngoài chợ). Bạn tôi cự cãi thì họ bảo hồi nãy anh nghe lộn, tôi nói 900.000 đồng/kg chứ không phải 600.000 đồng/kg. Đã lỡ ăn rồi, lại không có chứng cứ gì để phản bác nên bạn tôi đành phải nuốt cục tức mà trả tiền.

Ban đêm, nếu phòng trọ và khách sạn đã hết chỗ, du khách có thể đến Tịnh xá Ngọc Bích ở bãi Trước (gần bến tàu cánh ngầm) xin ngủ nhờ, nhà chùa chỉ lấy tiền điện nước 10.000 đồng/người. Tịnh xá khá rộng, song muốn đảm bảo còn chỗ nên liên hệ đăng ký trước. Ngủ ở chùa thì không được tiện nghi lắm nhưng còn hơn nằm vật vạ ngoài công viên.

Cuối cùng, khi muốn mua đồ lưu niệm, du khách trả giá càng thấp càng đỡ bị hớ. Nếu chỉ trả giá bằng phân nửa hoặc một phần ba giá đưa ra là kể như "dính chấu". Cháu tôi hỏi mua một xâu chuỗi kết bằng các vỏ ốc, họ nói 70.000 đồng, cháu tôi trả 20.000 đồng thì họ bán. Tưởng mua được giá hời, ngờ đâu một lát gặp người khác cầm xâu chuỗi giống hệt, cháu tôi hỏi mua bao nhiêu thì họ bảo giá chỉ 10.000 đồng.

Du lịch cho người cao tuổi thách thức khủng hoảng
Khám phá Bidoup - Núi Bà
Ảnh: Vẻ đẹp mộc mạc của thiếu nữ Triều Tiên

Wednesday, April 24, 2013

Cu dan Vung Tau bay kinh nghiem chong “chat chem”

Cư dân Vũng Tàu bày kinh nghiệm chống "chặt chém"

Từ trải nghiệm của bản thân, người thân và bạn bè, tôi chia sẻ một số kinh nghiệm nhằm góp phần giảm bớt những phiền toái mà du khách có thể gặp phải trong chuyến tham quan Vũng Tàu vào những ngày lễ lớn sắp tới.

Đề nghị phạt quán Hương Việt "chém" khách 12,5 triệu đồng
 Vũng Tàu: Liên tục kiểm tra quán "chặt chém" trước dịp lễ
 Vũng Tàu: kiểm tra quán bị du khách tố "chặt chém"

Khi đến TP Vũng Tàu, trên đường ra bãi Sau du khách sẽ gặp rất nhiều tài xế xe ôm chạy theo xe đưa những tờ rơi hoặc mời miệng giới thiệu những quán ăn ngon rẻ. Xin đừng tin và đừng bao giờ vào các địa chỉ đó, vì có thể họ là cò mồi cho các quán "chặt chém". Những quán làm ăn đàng hoàng thường không sử dụng dịch vụ này.

Ở bãi tắm, trước khi muốn thuê hay mua vật gì phải hỏi giá cả cho thật kỹ, nếu không sẽ bị "chém" thẳng tay. Ngày thường một chiếc dù và ghế bố giá thuê chỉ khoảng 50.000 đồng, ngày lễ có thể bị "hét" lên đến 200.000 đồng. Tương tự, một ly trà đá có thể được "hét" tới 20.000 đồng... Du khách nên trả giá và chỉ chấp nhận mức giá ngày lễ cao hơn ngày thường ở một mức hợp lý. Du khách cũng cần hạn chế dùng cua, ghẹ của những người gánh hàng rong dọc theo bãi tắm, vì hàng của họ thường không đảm bảo vệ sinh, có khi là hàng ế còn lại từ hôm trước. Người quen của tôi cũng vì ăn ghẹ bán dạo mà bị "Tào Tháo rượt" phải nằm viện hai ngày.

Buổi trưa, muốn dùng cơm ngon và giá cả hợp lý, du khách nên chịu khó tốn một cuốc taxi vào khu chợ cũ (cách bãi Trước khoảng 500m).  Tại đây có những quán ăn nổi tiếng với giá luôn ổn định. Tại các quán ăn đó, một tô canh chua cá 80.000-90.000 đồng, các món mặn và xào hải sản giá cũng chừng đó. Gia đình bốn người kêu cơm và ba món ăn, mỗi người uống vài lon bia chỉ trả khoảng 500.000 đồng (trong khi các quán "chặt chém" thường tính 1-2 triệu đồng). Tại chợ cũ có nhiều quán cơm bình dân giá tương đương TP.HCM như cơm sườn 20.000 đồng/phần, cơm đùi gà 30.000 đồng/phần... Buổi sáng, muốn dùng điểm tâm ngon, quý khách nên ra khu chợ cũ, đến phố Lê Lai - Đồ Chiểu. Tại đây có đủ các món ngon như cơm tấm, phở, hủ tiếu, bún bò Huế, bún mắm, bánh khọt... giá chỉ dao động 25.000-35.000 đồng/phần.

Du khách lưu ý là khi ăn ngoài bãi Sau, sau khi thuận giá nên yêu cầu nhân viên phục vụ ghi giá vào tờ giấy giao cho khách giữ để tránh bị họ lật lọng. Tôi có người quen khi hỏi giá tôm sú thì họ nói 600.000 đồng/kg, lúc tính tiền họ tính 900.000 đồng/kg (đắt gấp ba lần giá ngoài chợ). Bạn tôi cự cãi thì họ bảo hồi nãy anh nghe lộn, tôi nói 900.000 đồng/kg chứ không phải 600.000 đồng/kg. Đã lỡ ăn rồi, lại không có chứng cứ gì để phản bác nên bạn tôi đành phải nuốt cục tức mà trả tiền.

Ban đêm, nếu phòng trọ và khách sạn đã hết chỗ, du khách có thể đến Tịnh xá Ngọc Bích ở bãi Trước (gần bến tàu cánh ngầm) xin ngủ nhờ, nhà chùa chỉ lấy tiền điện nước 10.000 đồng/người. Tịnh xá khá rộng, song muốn đảm bảo còn chỗ nên liên hệ đăng ký trước. Ngủ ở chùa thì không được tiện nghi lắm nhưng còn hơn nằm vật vạ ngoài công viên.

Cuối cùng, khi muốn mua đồ lưu niệm, du khách trả giá càng thấp càng đỡ bị hớ. Nếu chỉ trả giá bằng phân nửa hoặc một phần ba giá đưa ra là kể như "dính chấu". Cháu tôi hỏi mua một xâu chuỗi kết bằng các vỏ ốc, họ nói 70.000 đồng, cháu tôi trả 20.000 đồng thì họ bán. Tưởng mua được giá hời, ngờ đâu một lát gặp người khác cầm xâu chuỗi giống hệt, cháu tôi hỏi mua bao nhiêu thì họ bảo giá chỉ 10.000 đồng.

DUY MINH (Vũng Tàu)

Ba Ria

Bà Rịa


(VEN) - Theo kế hoạch đã được phê duyệt, tổng kinh phí khuyến công của Bà Rịa - Vũng Tàu (BRVT) năm 2013 là khoảng 13,478 tỷ đồng, tăng 109% so với kinh phí thực hiện năm 2012, đây sẽ là nguồn lực đáng kể hỗ trợ cho ngành công nghiệp nông thôn (CNNT) tỉnh.

 

 

 

Bai bien Vung Tau: 2 nam 41 nguoi chet duoi

Bãi biển Vũng Tàu: 2 năm 41 người chết đuối

Theo Công an TP Vũng Tàu, trong hai năm 2011-2012 và mấy tháng đầu năm nay, tại 23 bãi tắm (chủ yếu thuộc khu vực bãi Sau) đã xảy ra 39 vụ đuối nước làm chết 41 người…

Ảnh minh họa

Đã có 41 người chết ở bãi biển Vũng Tàu trong 2 năm

Tình trạng du khách chết đuối khi tắm biển ở khu vực bãi Sau, TP Vũng Tàu đã xảy ra từ nhiều năm nay. Một trong những nguyên nhân dẫn đến thực trạng này là do lực lượng cứu nạn không được trang bị các phương tiện cần thiết và đặc chủng.

Cứu nạn kiêm... bảo vệ, hầu bàn

Theo Công an TP Vũng Tàu, trong hai năm 2011-2012 và mấy tháng đầu năm nay, tại 23 bãi tắm (chủ yếu thuộc khu vực bãi Sau) đã xảy ra 39 vụ đuối nước làm chết 41 người.

Ông Phạm Khắc Tộ - phó giám đốc Ban quản lý các khu du lịch TP Vũng Tàu, cho biết lực lượng cứu nạn chính hiện nay tại khu vực bãi Sau thuộc sự quản lý của ban có 27 người và 3 y sĩ. "So với bờ biển dài gần 10km và hàng chục nghìn du khách đến đây tắm biển trong dịp lễ thì con số 30 người làm công tác cứu nạn là quá mỏng" - ông Tộ thừa nhận. Cũng theo ông Tộ, ngoài lực lượng cứu nạn chuyên nghiệp này, các bãi tắm cũng cử người trực cứu nạn nhưng đây là lực lượng không chuyên và kiêm nhiệm thêm bảo vệ, dọn dẹp... nên hầu như không có tác dụng.

Ngoài chuyện thiếu người, phương tiện phục vụ cứu hộ ở bãi Sau cũng thiếu đủ thứ. Anh Trần Ngọc Sang - một người có thâm niên 21 năm làm nghề cứu nạn - cho biết: "Chúng tôi thiếu tất cả những phương tiện cần thiết để cứu nạn du khách, từ canô, phao đặc chủng đến xe cứu thương lẫn chân vịt để bơi". Để minh chứng sự thiếu thốn, anh Lê Văn Tiền - một đồng nghiệp của anh Sang - giới thiệu với chúng tôi chiếc phao cứu sinh tự chế đang treo ở một cọc cắm trên bãi biển. "Phao" gồm hai thanh xốp vuông, dày và dài như chiếc gối ôm...

Anh Nguyễn Tấn Hùng, một thành viên trong lực lượng cứu nạn ở đây, cho biết phương tiện quan trọng và cần thiết nhất của người cứu nạn là chiếc canô, nhưng cả bốn đài cấp cứu ở đây chỉ có một canô! "Canô dùng để chạy nhanh ra cứu người bị nạn và chạy ở phía ngoài nhắc nhở, giám sát khi du khách tắm tại vị trí nguy hiểm. Không có canô, nhiều khi chúng tôi thổi còi đến hụt cả hơi nhưng du khách không nghe hoặc nghe mà không biết chúng tôi đang nhắc nhở họ. Còn chiếc phao cứu sinh tự chế nói trên chỉ có thể cho một người ôm, trong khi phao đặc chủng có thể cứu được ba, bốn người" - một nhân viên cứu nạn cho biết.

Chân vịt cũng rất quan trọng. Anh Sang cho biết nếu có chân vịt, người cứu nạn sẽ bơi ra xa gấp rưỡi, gấp đôi so với bơi bằng chân không và bơi bằng chân vịt đỡ hao tốn sức lực. Cũng theo anh Sang, trong hơn 20 năm làm nghề cứu nạn, nếu có canô thì anh và đồng nghiệp đã cứu được rất nhiều người. Ông Phạm Khắc Tộ cho hay có trường hợp đã cứu được du khách vào bờ, mở được đường thở... nhưng vì không có xe cứu thương đưa đi bệnh viện kịp thời nên du khách đã chết trên đường đến bệnh viện bằng taxi...

Ngân sách không thiếu, nhưng...

Theo Công an TP Vũng Tàu, du khách chết đuối khi tắm biển ngoài nguyên nhân chủ yếu do chủ quan, thiếu hiểu biết về biển và ỷ lại mình biết bơi, còn có nguyên nhân do lực lượng cứu nạn ít và chỉ làm việc từ 6g-18g, trong khi du khách có sở thích tắm biển vào sáng sớm và chiều tối.

Ông Trần Văn Trường, giám đốc ban quản lý, cho biết trong năm 2012 tại các bãi biển thuộc quyền quản lý của ban có tám trường hợp tử vong, trong đó sáu trường hợp tắm biển lúc sáng sớm, bơi ra xa bờ, lọt hố xoáy rồi đuối sức và bị sóng cuốn chìm. Hai trường hợp còn lại là khách nước ngoài tắm biển vào ban đêm.

Thực tế cho thấy ở một số bãi tắm có dựng panô về quy định tắm biển của UBND TP Vũng Tàu, trong đó có ghi rõ những nơi cắm cờ đen là khu vực nguy hiểm vì có hố xoáy. Thế nhưng, những pano này chữ viết nhỏ và để ở những vị trí khuất tầm nhìn du khách. Anh Sang đề nghị TP và ngành chức năng nên cắm những panô này ngay mặt các con đường như biển báo giao thông, dễ nhìn và đập ngay vào mắt du khách.

Ông Phạm Khắc Tộ cho biết với cơ chế quản lý như hiện nay, chủ các bãi tắm, các khu du lịch luôn ỷ lại vào lực lượng cứu nạn của Nhà nước. "Hiện nay chưa có chế tài xử lý, xử phạt đối với các chủ bãi tắm, khu du lịch để xảy ra chuyện du khách chết đuối vì lý do khách quan nên các cơ sở kinh doanh chưa làm hết sức mình cho công tác cứu nạn" - ông Tộ nói.

Bà Trương Thị Hường - phó chủ tịch UBND TP Vũng Tàu - thừa nhận hiện tại TP mới chỉ trang bị cho lực lượng cứu nạn một canô trượt nước và hiện đang đề nghị mua thêm một canô nữa. Trả lời về việc thiếu trầm trọng các phương tiện cứu nạn, bà Hường cho rằng: "Ngân sách của TP không thiếu. Việc thiếu chân vịt, phao cứu sinh mà nhân viên cứu nạn phản ảnh, Ban quản lý các khu du lịch TP Vũng Tàu phải lên kinh phí dự trù để mua sắm, phải tham mưu cho UBND TP. Tôi đã nhắc nhiều lần nhưng ban này làm rất chậm".

Theo bà Hường, trong các dịp lễ năm nay, TP đặt tiêu chí an toàn cho du khách lên hàng đầu. Theo đó, sẽ cử một người cứu nạn chuyên nghiệp về các bãi tắm, các khu du lịch để hướng dẫn những người làm công tác cứu nạn tại chỗ. Ngoài ra, hiện nay TP Vũng Tàu đang xây dựng mô hình bãi tắm an toàn. Trong đó, có chỉ tiêu về lực lượng và phương tiện cứu nạn, hệ thống loa không dây dùng để thông báo. Khi đủ các tiêu chí, TP sẽ cấp giấy chứng nhận cho các bãi tắm để trở thành địa chỉ tin cậy cho du khách.


(Tuổi trẻ)

Tuesday, April 23, 2013

Vung Tau: "Chem" khach, mot quan an bi phat 12,5 trieu dong

Vũng Tàu: "Chém" khách, một quán ăn bị phạt 12,5 triệu đồng

 

Thanh lap cau lac bo Di san tho luc bat Viet Nam tinh Ba Ria

Thành lập câu lạc bộ Di sản thơ lục bát Việt Nam tỉnh Bà Rịa

CLB di sản thơ lục bát Việt Nam tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có 51 hội viên đến từ các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh. CLB sẽ tổ chức giao lưu, sinh hoạt thơ mỗi tháng một lần tại hội trường khu phố 6 (117 Huyền Trân Công Chúa, TP. Vũng Tàu) để các thành viên trong CLB giới thiệu những bài thơ mới, những vần thơ hay và chọn lọc những bài thơ hay đăng lên website: lucbat.vn, các báo, tạp chí trong và ngoài tỉnh... Đây là sân chơi lành mạnh, bổ ích, bồi đắp tâm hồn yêu thơ lục bát cho các thành viên CLB; đồng thời, nhằm giữ gìn và phát huy thể thơ truyền thống Việt Nam.

THI PHONG

Bai tam Vung Tau, nan nhan chet duoi qua nhieu!

Bãi tắm Vũng Tàu, nạn nhân chết đuối quá nhiều!


Xăng tràn ra đường, quốc lộ 1A tắc nghẽn

Vô cớ bị còng tay và đánh hội đồng
Nghề tay trái của giới văn phòng

Nhân viên cứu hộ chỉ tay về phía chiếc phao cứu sinh tự chế treo trên cọc cắm ở biển bãi Sau, TP Vũng Tàu - Ảnh: Đ.Hà

Tình trạng du khách chết đuối khi tắm biển ở khu vực bãi Sau, TP Vũng Tàu đã xảy ra từ nhiều năm nay. Một trong những nguyên nhân dẫn đến thực trạng này là do lực lượng cứu nạn không được trang bị các phương tiện cần thiết và đặc chủng.

Cứu nạn kiêm... bảo vệ, hầu bàn

Theo Công an TP Vũng Tàu, trong hai năm 2011-2012 và mấy tháng đầu năm nay, tại 23 bãi tắm (chủ yếu thuộc khu vực bãi Sau) đã xảy ra 39 vụ đuối nước làm chết 41 người.

Ông Phạm Khắc Tộ - phó giám đốc Ban quản lý các khu du lịch TP Vũng Tàu, cho biết lực lượng cứu nạn chính hiện nay tại khu vực bãi Sau thuộc sự quản lý của ban có 27 người và 3 y sĩ. "So với bờ biển dài gần 10km và hàng chục nghìn du khách đến đây tắm biển trong dịp lễ thì con số 30 người làm công tác cứu nạn là quá mỏng" - ông Tộ thừa nhận. Cũng theo ông Tộ, ngoài lực lượng cứu nạn chuyên nghiệp này, các bãi tắm cũng cử người trực cứu nạn nhưng đây là lực lượng không chuyên và kiêm nhiệm thêm bảo vệ, dọn dẹp... nên hầu như không có tác dụng.

Ngoài chuyện thiếu người, phương tiện phục vụ cứu hộ ở bãi Sau cũng thiếu đủ thứ. Anh Trần Ngọc Sang - một người có thâm niên 21 năm làm nghề cứu nạn - cho biết: "Chúng tôi thiếu tất cả những phương tiện cần thiết để cứu nạn du khách, từ canô, phao đặc chủng đến xe cứu thương lẫn chân vịt để bơi". Để minh chứng sự thiếu thốn, anh Lê Văn Tiền - một đồng nghiệp của anh Sang - giới thiệu với chúng tôi chiếc phao cứu sinh tự chế đang treo ở một cọc cắm trên bãi biển. "Phao" gồm hai thanh xốp vuông, dày và dài như chiếc gối ôm...

Anh Nguyễn Tấn Hùng, một thành viên trong lực lượng cứu nạn ở đây, cho biết phương tiện quan trọng và cần thiết nhất của người cứu nạn là chiếc canô, nhưng cả bốn đài cấp cứu ở đây chỉ có một canô! "Canô dùng để chạy nhanh ra cứu người bị nạn và chạy ở phía ngoài nhắc nhở, giám sát khi du khách tắm tại vị trí nguy hiểm. Không có canô, nhiều khi chúng tôi thổi còi đến hụt cả hơi nhưng du khách không nghe hoặc nghe mà không biết chúng tôi đang nhắc nhở họ. Còn chiếc phao cứu sinh tự chế nói trên chỉ có thể cho một người ôm, trong khi phao đặc chủng có thể cứu được ba, bốn người" - một nhân viên cứu nạn cho biết.

Chân vịt cũng rất quan trọng. Anh Sang cho biết nếu có chân vịt, người cứu nạn sẽ bơi ra xa gấp rưỡi, gấp đôi so với bơi bằng chân không và bơi bằng chân vịt đỡ hao tốn sức lực. Cũng theo anh Sang, trong hơn 20 năm làm nghề cứu nạn, nếu có canô thì anh và đồng nghiệp đã cứu được rất nhiều người. Ông Phạm Khắc Tộ cho hay có trường hợp đã cứu được du khách vào bờ, mở được đường thở... nhưng vì không có xe cứu thương đưa đi bệnh viện kịp thời nên du khách đã chết trên đường đến bệnh viện bằng taxi...

Ngân sách không thiếu, nhưng...

Theo Công an TP Vũng Tàu, du khách chết đuối khi tắm biển ngoài nguyên nhân chủ yếu do chủ quan, thiếu hiểu biết về biển và ỷ lại mình biết bơi, còn có nguyên nhân do lực lượng cứu nạn ít và chỉ làm việc từ 6g-18g, trong khi du khách có sở thích tắm biển vào sáng sớm và chiều tối.

Ông Trần Văn Trường, giám đốc ban quản lý, cho biết trong năm 2012 tại các bãi biển thuộc quyền quản lý của ban có tám trường hợp tử vong, trong đó sáu trường hợp tắm biển lúc sáng sớm, bơi ra xa bờ, lọt hố xoáy rồi đuối sức và bị sóng cuốn chìm. Hai trường hợp còn lại là khách nước ngoài tắm biển vào ban đêm.

Thực tế cho thấy ở một số bãi tắm có dựng panô về quy định tắm biển của UBND TP Vũng Tàu, trong đó có ghi rõ những nơi cắm cờ đen là khu vực nguy hiểm vì có hố xoáy. Thế nhưng, những pano này chữ viết nhỏ và để ở những vị trí khuất tầm nhìn du khách. Anh Sang đề nghị TP và ngành chức năng nên cắm những panô này ngay mặt các con đường như biển báo giao thông, dễ nhìn và đập ngay vào mắt du khách.

Ông Phạm Khắc Tộ cho biết với cơ chế quản lý như hiện nay, chủ các bãi tắm, các khu du lịch luôn ỷ lại vào lực lượng cứu nạn của Nhà nước. "Hiện nay chưa có chế tài xử lý, xử phạt đối với các chủ bãi tắm, khu du lịch để xảy ra chuyện du khách chết đuối vì lý do khách quan nên các cơ sở kinh doanh chưa làm hết sức mình cho công tác cứu nạn" - ông Tộ nói.

Bà Trương Thị Hường - phó chủ tịch UBND TP Vũng Tàu - thừa nhận hiện tại TP mới chỉ trang bị cho lực lượng cứu nạn một canô trượt nước và hiện đang đề nghị mua thêm một canô nữa. Trả lời về việc thiếu trầm trọng các phương tiện cứu nạn, bà Hường cho rằng: "Ngân sách của TP không thiếu. Việc thiếu chân vịt, phao cứu sinh mà nhân viên cứu nạn phản ảnh, Ban quản lý các khu du lịch TP Vũng Tàu phải lên kinh phí dự trù để mua sắm, phải tham mưu cho UBND TP. Tôi đã nhắc nhiều lần nhưng ban này làm rất chậm".

Theo bà Hường, trong các dịp lễ năm nay, TP đặt tiêu chí an toàn cho du khách lên hàng đầu. Theo đó, sẽ cử một người cứu nạn chuyên nghiệp về các bãi tắm, các khu du lịch để hướng dẫn những người làm công tác cứu nạn tại chỗ. Ngoài ra, hiện nay TP Vũng Tàu đang xây dựng mô hình bãi tắm an toàn. Trong đó, có chỉ tiêu về lực lượng và phương tiện cứu nạn, hệ thống loa không dây dùng để thông báo. Khi đủ các tiêu chí, TP sẽ cấp giấy chứng nhận cho các bãi tắm để trở thành địa chỉ tin cậy cho du khách.

Cấp giấy phép xây dựng nhà ở: Không cần lập quy hoạch chi tiết
Ngân hàng Nhà nước bác tin đồn đổi tiền
Ba cấp "bất lực" với lò gạch phá đê

ĐÔNG HÀ

Nha Trang: lực lượng cứu hộ vừa thiếu vừa yếu

Ông Trưởng Kỉnh - giám đốc Ban quản lý vịnh Nha Trang (Khánh Hòa) - cho biết ông mới tiếp nhận đội cứu hộ dọc bờ biển Nha Trang từ tháng 10-2012 và thấy nhiều vấn đề bất cập. Cụ thể, bờ biển Nha Trang dài gần 10km với nhiều bãi tắm nhưng chỉ có 28 nhân viên cứu hộ, bố trí ở hai trạm gác và đi tuần dọc bãi tắm. Số nhân viên cứu hộ này rất yếu về kỹ năng bơi, lặn và cứu người. Ngoài ra, phương tiện cứu hộ chỉ có một canô công suất 40CV và một canô cao tốc 200CV. Canô 200CV mới chạy được vài ngày thì bị hỏng đang sửa chữa, còn canô 40CV chạy rất chậm.

"Do lực lượng quá mỏng nên tôi mới đề xuất UBND TP Nha Trang tuyển thêm 11 nhân viên cứu hộ, đồng thời phối hợp với Hội Chữ thập đỏ tỉnh đào tạo lại kỹ năng cứu hộ cho nhân viên" - ông Kỉnh nói. Theo ông Kỉnh, từ khi ông quản lý việc cứu hộ đến nay, ở Nha Trang có năm trường hợp chết đuối khi tắm biển. Qua đó, ông Kỉnh rút ra hai nguyên nhân chính dẫn đến tai nạn chết người là do thiếu lực lượng cứu hộ và người tắm biển thiếu kỹ năng bơi.

Cũng theo ông Kỉnh, các khách sạn dọc bờ biển được giao bãi tắm cần đào tạo nhân viên và trang bị phương tiện để có thể chủ động tự cứu lấy khách của mình, chứ không thể trông chờ hoàn toàn vào lực lượng cứu hộ.

VĂN KỲ

Đà Nẵng: mỗi năm cứu khoảng 100 trường hợp đuối nước khi tắm biển

Ông Nguyễn Đức Vũ - trưởng phòng truyền thông Ban quản lý bán đảo Sơn Trà và các bãi tắm du lịch Đà Nẵng - cho biết từ đầu năm 2012 đến nay, đội cứu hộ phục vụ các bãi tắm công cộng đã cứu thành công hơn 120 trường hợp đuối nước. Trung bình mỗi năm các đội cứu hộ cứu khoảng 100 trường hợp bị đuối nước khi tắm biển. Các trường hợp này chủ yếu do bơi không đúng nơi quy định, phớt lờ cảnh báo của đội cứu hộ và uống rượu bia trước khi xuống biển tắm.

Theo ông Vũ, hiện nay Ban quản lý bán đảo Sơn Trà và các bãi tắm du lịch Đà Nẵng có 17 đội cứu hộ, gồm 81 người phục vụ cứu hộ ở 17 khu vực bãi tắm công cộng trải dài trên địa bàn TP. Các đội cứu hộ này chỉ được trang bị 3 canô và 22 thuyền thúng làm phương tiện cứu hộ nên nhân viên cứu hộ chủ yếu làm nhiệm vụ nhắc nhở người tắm biển bơi đúng quy định để phòng tránh tai nạn đuối nước. Ông Vũ cũng cho biết hiện nay TP đang đầu tư xây dựng hai bãi tắm công cộng kiểu mẫu theo tiêu chí "An toàn - văn minh - hấp dẫn", trong đó đảm bảo tuyệt đối an toàn cho người tắm biển. Dự kiến trong hè này sẽ đưa vào sử dụng.

TRƯỜNG TRUNG

Nhân viên cứu hộ trên biển Sầm Sơn (Thanh Hóa) quan sát du khách tắm biển - Ảnh: Hà Đồng

Bãi biển Sầm Sơn: 10-15m nước có một nhân viên cứu hộ

Để bảo vệ du khách đến tắm biển ở Sầm Sơn, đội cứu hộ của thị xã Sầm Sơn (Thanh Hóa) luôn túc trực trên bãi biển, bắt đầu từ ngày 25-4 đến 30-8 hằng năm. Giờ làm việc của 34 người trong đội cứu hộ trên biển Sầm Sơn bắt đầu từ 5g và kết thúc lúc 19g hằng ngày.

Đội cứu hộ trên biển Sầm Sơn (thuộc Công ty cổ phần Môi trường đô thị và dịch vụ du lịch Sầm Sơn) được trang bị các phương tiện như thuyền cứu hộ, phao cứu hộ, thuốc men, bình oxy, cờ báo hiệu. Để quan sát, ứng cứu kịp thời những tình huống cứu hộ, cứu nạn trên biển, đội cứu hộ phân làm bốn tổ: tổ thứ nhất trực ở bãi tắm A, tổ thứ hai trực ở bãi tắm B, tổ thứ ba trực ở bãi tắm C và tổ thứ tư điều khiển tàu cứu hộ luôn đi tuần tra trên biển, thuộc khu vực du khách được phép tắm, bơi phao.

Các nhân viên cứu hộ được bố trí luân phiên trực tại các bãi tắm A, B, C, cách 10-15m nước có một nhân viên cứu hộ đứng quan sát du khách tắm biển để ứng phó kịp thời khi xảy ra sự cố trên bãi biển... Ngoài ra, cứ 30 phút một lần đội cứu hộ lại thông báo trên hệ thống loa truyền thanh công cộng tại khu vực bãi biển các quy định tắm biển; những hôm thời tiết xấu còn thông tin về gió to, sóng lớn và lưu ý du khách không được tắm quá xa, chỉ tắm ở mực nước ngang ngực. Mỗi khi thủy triều xuống, nhân viên cứu hộ kiểm tra khu vực tắm biển có hố sâu nguy hiểm, rồi cắm cột cờ vàng báo hiệu cho du khách biết không được tắm tại đây.

Chiều 22-4, ông Hoàng Văn Truyền - phó chủ tịch UBND thị xã Sầm Sơn - cho biết mùa du lịch hè năm 2012, đội cứu hộ trên biển Sầm Sơn đã kịp thời cứu sống hơn 150 du khách bị đuối nước (do khi tắm bị tuột phao cứu sinh hoặc uống bia rượu trước khi tắm dẫn đến đuối sức).

HÀ ĐỒNG

Bai tam Vung Tau, nan nhan chet duoi qua nhieu!

Bãi tắm Vũng Tàu, nạn nhân chết đuối quá nhiều!

Tình trạng du khách chết đuối khi tắm biển ở khu vực bãi Sau, TP Vũng Tàu đã xảy ra từ nhiều năm nay. Một trong những nguyên nhân dẫn đến thực trạng này là do lực lượng cứu nạn không được trang bị các phương tiện cần thiết và đặc chủng.

Cứu nạn kiêm... bảo vệ, hầu bàn

Theo Công an TP Vũng Tàu, trong hai năm 2011-2012 và mấy tháng đầu năm nay, tại 23 bãi tắm (chủ yếu thuộc khu vực bãi Sau) đã xảy ra 39 vụ đuối nước làm chết 41 người.

Ông Phạm Khắc Tộ - phó giám đốc Ban quản lý các khu du lịch TP Vũng Tàu, cho biết lực lượng cứu nạn chính hiện nay tại khu vực bãi Sau thuộc sự quản lý của ban có 27 người và 3 y sĩ. "So với bờ biển dài gần 10km và hàng chục nghìn du khách đến đây tắm biển trong dịp lễ thì con số 30 người làm công tác cứu nạn là quá mỏng" - ông Tộ thừa nhận. Cũng theo ông Tộ, ngoài lực lượng cứu nạn chuyên nghiệp này, các bãi tắm cũng cử người trực cứu nạn nhưng đây là lực lượng không chuyên và kiêm nhiệm thêm bảo vệ, dọn dẹp... nên hầu như không có tác dụng.

Ngoài chuyện thiếu người, phương tiện phục vụ cứu hộ ở bãi Sau cũng thiếu đủ thứ. Anh Trần Ngọc Sang - một người có thâm niên 21 năm làm nghề cứu nạn - cho biết: "Chúng tôi thiếu tất cả những phương tiện cần thiết để cứu nạn du khách, từ canô, phao đặc chủng đến xe cứu thương lẫn chân vịt để bơi". Để minh chứng sự thiếu thốn, anh Lê Văn Tiền - một đồng nghiệp của anh Sang - giới thiệu với chúng tôi chiếc phao cứu sinh tự chế đang treo ở một cọc cắm trên bãi biển. "Phao" gồm hai thanh xốp vuông, dày và dài như chiếc gối ôm...

Anh Nguyễn Tấn Hùng, một thành viên trong lực lượng cứu nạn ở đây, cho biết phương tiện quan trọng và cần thiết nhất của người cứu nạn là chiếc canô, nhưng cả bốn đài cấp cứu ở đây chỉ có một canô! "Canô dùng để chạy nhanh ra cứu người bị nạn và chạy ở phía ngoài nhắc nhở, giám sát khi du khách tắm tại vị trí nguy hiểm. Không có canô, nhiều khi chúng tôi thổi còi đến hụt cả hơi nhưng du khách không nghe hoặc nghe mà không biết chúng tôi đang nhắc nhở họ. Còn chiếc phao cứu sinh tự chế nói trên chỉ có thể cho một người ôm, trong khi phao đặc chủng có thể cứu được ba, bốn người" - một nhân viên cứu nạn cho biết.

Chân vịt cũng rất quan trọng. Anh Sang cho biết nếu có chân vịt, người cứu nạn sẽ bơi ra xa gấp rưỡi, gấp đôi so với bơi bằng chân không và bơi bằng chân vịt đỡ hao tốn sức lực. Cũng theo anh Sang, trong hơn 20 năm làm nghề cứu nạn, nếu có canô thì anh và đồng nghiệp đã cứu được rất nhiều người. Ông Phạm Khắc Tộ cho hay có trường hợp đã cứu được du khách vào bờ, mở được đường thở... nhưng vì không có xe cứu thương đưa đi bệnh viện kịp thời nên du khách đã chết trên đường đến bệnh viện bằng taxi...

Ngân sách không thiếu, nhưng...

Theo Công an TP Vũng Tàu, du khách chết đuối khi tắm biển ngoài nguyên nhân chủ yếu do chủ quan, thiếu hiểu biết về biển và ỷ lại mình biết bơi, còn có nguyên nhân do lực lượng cứu nạn ít và chỉ làm việc từ 6g-18g, trong khi du khách có sở thích tắm biển vào sáng sớm và chiều tối.

Ông Trần Văn Trường, giám đốc ban quản lý, cho biết trong năm 2012 tại các bãi biển thuộc quyền quản lý của ban có tám trường hợp tử vong, trong đó sáu trường hợp tắm biển lúc sáng sớm, bơi ra xa bờ, lọt hố xoáy rồi đuối sức và bị sóng cuốn chìm. Hai trường hợp còn lại là khách nước ngoài tắm biển vào ban đêm.

Thực tế cho thấy ở một số bãi tắm có dựng panô về quy định tắm biển của UBND TP Vũng Tàu, trong đó có ghi rõ những nơi cắm cờ đen là khu vực nguy hiểm vì có hố xoáy. Thế nhưng, những pano này chữ viết nhỏ và để ở những vị trí khuất tầm nhìn du khách. Anh Sang đề nghị TP và ngành chức năng nên cắm những panô này ngay mặt các con đường như biển báo giao thông, dễ nhìn và đập ngay vào mắt du khách.

Ông Phạm Khắc Tộ cho biết với cơ chế quản lý như hiện nay, chủ các bãi tắm, các khu du lịch luôn ỷ lại vào lực lượng cứu nạn của Nhà nước. "Hiện nay chưa có chế tài xử lý, xử phạt đối với các chủ bãi tắm, khu du lịch để xảy ra chuyện du khách chết đuối vì lý do khách quan nên các cơ sở kinh doanh chưa làm hết sức mình cho công tác cứu nạn" - ông Tộ nói.

Bà Trương Thị Hường - phó chủ tịch UBND TP Vũng Tàu - thừa nhận hiện tại TP mới chỉ trang bị cho lực lượng cứu nạn một canô trượt nước và hiện đang đề nghị mua thêm một canô nữa. Trả lời về việc thiếu trầm trọng các phương tiện cứu nạn, bà Hường cho rằng: "Ngân sách của TP không thiếu. Việc thiếu chân vịt, phao cứu sinh mà nhân viên cứu nạn phản ảnh, Ban quản lý các khu du lịch TP Vũng Tàu phải lên kinh phí dự trù để mua sắm, phải tham mưu cho UBND TP. Tôi đã nhắc nhiều lần nhưng ban này làm rất chậm".

Theo bà Hường, trong các dịp lễ năm nay, TP đặt tiêu chí an toàn cho du khách lên hàng đầu. Theo đó, sẽ cử một người cứu nạn chuyên nghiệp về các bãi tắm, các khu du lịch để hướng dẫn những người làm công tác cứu nạn tại chỗ. Ngoài ra, hiện nay TP Vũng Tàu đang xây dựng mô hình bãi tắm an toàn. Trong đó, có chỉ tiêu về lực lượng và phương tiện cứu nạn, hệ thống loa không dây dùng để thông báo. Khi đủ các tiêu chí, TP sẽ cấp giấy chứng nhận cho các bãi tắm để trở thành địa chỉ tin cậy cho du khách.

ĐÔNG HÀ

Nha Trang: lực lượng cứu hộ vừa thiếu vừa yếu

Ông Trưởng Kỉnh - giám đốc Ban quản lý vịnh Nha Trang (Khánh Hòa) - cho biết ông mới tiếp nhận đội cứu hộ dọc bờ biển Nha Trang từ tháng 10-2012 và thấy nhiều vấn đề bất cập. Cụ thể, bờ biển Nha Trang dài gần 10km với nhiều bãi tắm nhưng chỉ có 28 nhân viên cứu hộ, bố trí ở hai trạm gác và đi tuần dọc bãi tắm. Số nhân viên cứu hộ này rất yếu về kỹ năng bơi, lặn và cứu người. Ngoài ra, phương tiện cứu hộ chỉ có một canô công suất 40CV và một canô cao tốc 200CV. Canô 200CV mới chạy được vài ngày thì bị hỏng đang sửa chữa, còn canô 40CV chạy rất chậm.

"Do lực lượng quá mỏng nên tôi mới đề xuất UBND TP Nha Trang tuyển thêm 11 nhân viên cứu hộ, đồng thời phối hợp với Hội Chữ thập đỏ tỉnh đào tạo lại kỹ năng cứu hộ cho nhân viên" - ông Kỉnh nói. Theo ông Kỉnh, từ khi ông quản lý việc cứu hộ đến nay, ở Nha Trang có năm trường hợp chết đuối khi tắm biển. Qua đó, ông Kỉnh rút ra hai nguyên nhân chính dẫn đến tai nạn chết người là do thiếu lực lượng cứu hộ và người tắm biển thiếu kỹ năng bơi.

Cũng theo ông Kỉnh, các khách sạn dọc bờ biển được giao bãi tắm cần đào tạo nhân viên và trang bị phương tiện để có thể chủ động tự cứu lấy khách của mình, chứ không thể trông chờ hoàn toàn vào lực lượng cứu hộ.

VĂN KỲ

Đà Nẵng: mỗi năm cứu khoảng 100 trường hợp đuối nước khi tắm biển

Ông Nguyễn Đức Vũ - trưởng phòng truyền thông Ban quản lý bán đảo Sơn Trà và các bãi tắm du lịch Đà Nẵng - cho biết từ đầu năm 2012 đến nay, đội cứu hộ phục vụ các bãi tắm công cộng đã cứu thành công hơn 120 trường hợp đuối nước. Trung bình mỗi năm các đội cứu hộ cứu khoảng 100 trường hợp bị đuối nước khi tắm biển. Các trường hợp này chủ yếu do bơi không đúng nơi quy định, phớt lờ cảnh báo của đội cứu hộ và uống rượu bia trước khi xuống biển tắm.

Theo ông Vũ, hiện nay Ban quản lý bán đảo Sơn Trà và các bãi tắm du lịch Đà Nẵng có 17 đội cứu hộ, gồm 81 người phục vụ cứu hộ ở 17 khu vực bãi tắm công cộng trải dài trên địa bàn TP. Các đội cứu hộ này chỉ được trang bị 3 canô và 22 thuyền thúng làm phương tiện cứu hộ nên nhân viên cứu hộ chủ yếu làm nhiệm vụ nhắc nhở người tắm biển bơi đúng quy định để phòng tránh tai nạn đuối nước. Ông Vũ cũng cho biết hiện nay TP đang đầu tư xây dựng hai bãi tắm công cộng kiểu mẫu theo tiêu chí "An toàn - văn minh - hấp dẫn", trong đó đảm bảo tuyệt đối an toàn cho người tắm biển. Dự kiến trong hè này sẽ đưa vào sử dụng.

TRƯỜNG TRUNG

Nhân viên cứu hộ trên biển Sầm Sơn (Thanh Hóa) quan sát du khách tắm biển - Ảnh: Hà Đồng

Bãi biển Sầm Sơn: 10-15m nước có một nhân viên cứu hộ

Để bảo vệ du khách đến tắm biển ở Sầm Sơn, đội cứu hộ của thị xã Sầm Sơn (Thanh Hóa) luôn túc trực trên bãi biển, bắt đầu từ ngày 25-4 đến 30-8 hằng năm. Giờ làm việc của 34 người trong đội cứu hộ trên biển Sầm Sơn bắt đầu từ 5g và kết thúc lúc 19g hằng ngày.

Đội cứu hộ trên biển Sầm Sơn (thuộc Công ty cổ phần Môi trường đô thị và dịch vụ du lịch Sầm Sơn) được trang bị các phương tiện như thuyền cứu hộ, phao cứu hộ, thuốc men, bình oxy, cờ báo hiệu. Để quan sát, ứng cứu kịp thời những tình huống cứu hộ, cứu nạn trên biển, đội cứu hộ phân làm bốn tổ: tổ thứ nhất trực ở bãi tắm A, tổ thứ hai trực ở bãi tắm B, tổ thứ ba trực ở bãi tắm C và tổ thứ tư điều khiển tàu cứu hộ luôn đi tuần tra trên biển, thuộc khu vực du khách được phép tắm, bơi phao.

Các nhân viên cứu hộ được bố trí luân phiên trực tại các bãi tắm A, B, C, cách 10-15m nước có một nhân viên cứu hộ đứng quan sát du khách tắm biển để ứng phó kịp thời khi xảy ra sự cố trên bãi biển... Ngoài ra, cứ 30 phút một lần đội cứu hộ lại thông báo trên hệ thống loa truyền thanh công cộng tại khu vực bãi biển các quy định tắm biển; những hôm thời tiết xấu còn thông tin về gió to, sóng lớn và lưu ý du khách không được tắm quá xa, chỉ tắm ở mực nước ngang ngực. Mỗi khi thủy triều xuống, nhân viên cứu hộ kiểm tra khu vực tắm biển có hố sâu nguy hiểm, rồi cắm cột cờ vàng báo hiệu cho du khách biết không được tắm tại đây.

Chiều 22-4, ông Hoàng Văn Truyền - phó chủ tịch UBND thị xã Sầm Sơn - cho biết mùa du lịch hè năm 2012, đội cứu hộ trên biển Sầm Sơn đã kịp thời cứu sống hơn 150 du khách bị đuối nước (do khi tắm bị tuột phao cứu sinh hoặc uống bia rượu trước khi tắm dẫn đến đuối sức).

HÀ ĐỒNG

Monday, April 22, 2013

Lang be Long Son - Diem den hap dan o Ba Ria - Vung Tau

Làng bè Long Sơn - Điểm đến hấp dẫn ở Bà Rịa - Vũng Tàu

Vượt chặng đường hơn 10km từ quốc lộ 51 vào xã đảo An Sơn, một làng bè nhỏ bồng bềnh trên sóng nước đã dần hiện rõ. Cái nóng oi bức sau một chặng đường dài ngay lập tức được thay thế bằng một bầu không khí trong lành, mát rượi.

Khoảng hơn 10 phút lênh đênh trên tàu, du khách nhanh chóng được cập bến làng bè. Từ đây, phóng tầm nhìn trên con sông Rạng rộng lớn, thật hấp dẫn trước những bè thủy sản dập dìu, nối dài. Khu nhà hàng trên làng bè Long Sơn cũng thật ấn tượng với những lòng cá, tôm, cua… quẩy đuôi tung nước ngay sát chỗ ngồi của du khách. Càng hấp dẫn hơn bởi sau khi gọi món ăn, du khách là người trực tiếp chọn bắt hải sản rồi đưa trực tiếp vào nhà hàng cho đầu bếp chế biến theo sở thích. Ở đây, có đủ món ăn dân dã hoặc đặc sản Nam Bộ như: hàu sống ăn mù tạt, hàu né, cá nâu nướng muối ớt, ghẹ nướng, cua rang me, cua Long Sơn, lẩu canh chua cá dứa, cá tráp hấp hành… Các thôn nữ đậm chất vùng biển dưới làn da rám nắng, thướt tha trong tà áo bà ba phục vụ chu đáo càng làm cho du khách ngon miệng, cảm thấy gần gũi và thân thiện.

Ở đây, không chỉ được thưởng thức các món ăn ngon, ngồi dập dềnh trên mặt sông lộng gió, du khách còn được hóa thân thành những ngư dân bắt cá ở cửa sông Rạng, đó mới chính là cái thú. Việc bắt cá ở cửa sông này không quá khó, chỉ cần thả xuống nước những chiếc lồng sắt, làm chà dụ cá vào ở và chờ đến lúc nước cạn là dùng ròng rọc quay lồng trở lên bắt cá. Cá nâu, cá ngát, cá chẻm, cá dứa, cá lù đù… thường tụ tập cạnh các nhà bè nuôi cá để ăn những thức ăn thừa, do đó đoạn cửa sông này còn là nơi lý tưởng cho dân ghiền câu cá từ các tỉnh, thành về đây vào các ngày cuối tuần. Nếu thích, du khách còn được nhà hàng đưa đi thưởng ngoạn trên sông, được tận mắt chứng kiến, học tập cách nuôi cá, hàu, tôm, cua từ kinh nghiệm thực tế của những ngư dân lão luyện.

Hiện làng bè Long Sơn với diện tích trên 1.000m2 là một điểm du lịch hấp dẫn tại Bà Rịa - Vũng Tàu, hàng tháng, thu hút hàng ngàn lượt du khách đến tham quan, thư giãn. 

Nguồn: Trung tâm thông tin du lịch - Tổng cục Du lịch